Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Điện Biên Phủ- Một Góc Địa Ngục (Bernard B. Fall)

Nhiều trận vây hãm đã kéo đài lâu hơn trận vây hãm ngôi làng ấy ở miền tây bắc Bắc Kỳ, ngôi làng có cái tên ít gợi cảm là “quận lị hành chính biên giới” - tiếng Việt Nam là Điện Biên Phủ.

Quân Pháp tái chiếm thung lũng này trong khoảng thời gian hai trăm linh chín ngày và cuộc vây hãm chính thức thì kéo dài năm mươi sáu ngày. Quân Đức đã cầm cự bảy mươi sáu ngày ở Stalingrad; quân Mỹ cầm cự sáu mươi sáu ngày ở Bataan và hai mươi sáu ngày ở Corregidor. Quân Anh đã chống cự hai trăm bốn mươi mất ngày ở Tobrouk. Nhưng kỷ lục trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai có lẽ thuộc về quân Đức đã giữ vững được Lorient trong hai trăm bảy mươi ngày, từ ngày giải phóng Bretagne đến ngày đế quốc Đức đầu hàng. Ở thời đại chúng ta, vô số những trận vây hãm đã đặt đối đầu nhau những lực lương quan trọng: 330000 quân Đức bị vây ở Stalingrad; quân Xô-viết bao vây tấn công họ thì gồm tới hơn một triệu người. Ở Điện Biên Phủ, lực lượng trấn giữ cứ điểm chưa bao giờ vượt quá con số 13000 người còn bên tấn công thì có 49500 chiến binh và 55000 dân công không được trang bị vũ khí.

Tuy vậy đó là một trận đánh có tính chất quyết định ngang với trận la Marne đầu tiên, trận Stalingrad và trận Midway. Xung đột có thể kéo dài - có khi trong nhiều năm - nhưng đáng dấp của cuộc xung đột đã hoàn toàn thay đổi. Một trong hai bên tham chiến đã mất mọi cơ may đạt tới mục tiêu chiến tranh của mình. Đó là chuyện đã xảy đến với quân Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ. Trước tình hình chiến tranh Đông Dương kéo dài trong thế giằng co từ 19 tháng Chạp năm 1946, người Pháp đã thỏa thuận - một cách quá miễn cưỡng để có thể rút ra được từ cử chỉ ấy dù chỉ một chút lợi thế chính trị hoặc tăm lý nào đó - giành cho chế độ không cộng sản của cựu Hoàng đế Bảo Đại vài đặc quyền nhưng hầu như không có chút chủ quyền thực tế nào. Mặt khác, chiến tranh càng mở ra những lỗ hơng lớn trong hàng ngũ đội quân nhà nghề, càng làm ngân quỹ nước Pháp mắc nợ (cuối cùng thì chiến tranh đã tiêu tốn của nước Pháp khoảng 5000 tỉ franc cũ, chưa kể 477 tỉ tiền viện trợ của Mỹ thực tế đổ vào Đông Dương trước tháng bảy 1954) thì càng hiển nhiên là nước Pháp không còn mục tiêu chiến tranh được xác định một cách rõ ràng nữa. Vị tổng chỉ huy khốn khổ ở Đông Dương vào thời kỳ Điện Biên Phủ, tướng Navarre, đã tuyên bố mấy năm sau, trong cuốn Đông Dương hấp hối của mình, rằng có thể có hai mục tiêu chiến tranh nhưng mâu thuẫn nhau. Mục tiêu thứ nhất có thể là giải phóng các Quốc gia Liên kết khỏi sự thống trị của Việt minh và trao độc lập cho họ. Như vậy thì người ta chỉ có thể chờ đợi nước Pháp dốc toàn sức ra một mình tiến hành cuộc chiến tranh nếu ba nước Đông Dương chấp nhận những “mối liên hệ đặc biệt” với nước Pháp, những mỗi liên hệ xứng đáng với máu và tiền của đổ vào cuộc chiến tranh, và nếu họ đem hết khả năng tối đa của mình giúp nước Pháp trong cuộc chiến tranh ấy. Mục tiêu thứ” hai có thể là tham gia một cách đơn giản vào chính sách của Mỹ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam á. Thế thì tất cả các quốc gia liên quan đén cuộc chiến tranh ấy chí ít cũng có nhiệm vụ tham gia vào đó ngang bằng với nước Pháp.

Chính vì Hoa Kỳ sau đó đã chấp nhận quan điểm ấy mà bộ trưởng Dean Rusk và bộ trưởng quốc phòng Mac Namara đã đến Paris vào tháng Chạp năm 1965 để yêu cầu các thành viên khác của khối Bắc Đại Tây Dương ủng hộ Hoa Kỳ một cách trực tiếp hơn và đầy đủ hơn trong cuộc đấu tranh mà họ tiến hành hầu như một mình - nếu không kể quân đội Nam Việt Nam và một vài đơn vị nhỏ của một vài nước nhỏ gưi tới. Kết quả đạt được xem ra là không đáng kể.

Khác với Hoa Kỳ, nước Pháp không bao giờ có đủ những phương tỉện để làm một mình cái việc mình phải làm. Và nước Pháp biết rằng dư luận”ở chính quốc, sự mệt mỏi của dân chúng tại địa bàn mình tiến hành chiến tranh - một yếu tố ngày nay hay bị quên - đòi hỏi phải tìm” ra được một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột. Hoặc là, nếu không giành được chiến thắng thì cũng tạo ra được một tình thế cho phép quân đội quốc gia các nưồc liên kết Tiệt Nam, Cao Miên, Lào) thanh toán được với chiến tranh du kích một khi quân đội chính quy Pháp đã tiêu diệt được đội quân chủ lực của địch sau một loạt những trận giao chiến lớn. ” Một sự khác nhau nữa so với Hoa Kỳ là nước mà Tổng thống có quyền đưa một con sốkhông hạn chế binh lính Mỹ vào những cuộc chiến tranh không tuyên bố ở hải ngoại: ở Pháp, một điều bổ sung vào luật tài chính năm 1950 cấm chính phủ đem binh lính thuộc biên chế trong nước sử dụng ở ngoài lãnh thổ chính quốc - nước Pháp và Algérie - và những vùng chiếm đóng tại Đức và áo, do đó đã giới hạn khá nhiều quân số có thể đưa vào chiến trường Đông Dương. Các chính phủ của nền Cộng hoà thứ tư bị co kéo gíữa những cam kết và nhũng ưu tiên không thể dung hợp được với nhau - tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dư”jng tức là bảo vệ Châu âu chống lại chủ nghĩa cộng sản, và chống lại chính cái chủ nghĩa cộng sản ấy tại một vùng Châu Á xa xôi - cho nên họ phải bủn xỉn cắt xén trong cả hai việc. Bị lấy mất phần lớn những sĩ quan và hạ sĩ quan thường trực của nó, các đơn vị quân đội Pháp đóng ở Châu âu chắc là sẽ chẳng phát huy tác dụng gì đáng kể trong trường hợp xảy ra chiến tranh, còn những đơn vị thường trực gửi sang Đông Dương thì chỉ là những đơn vị khung cần được bổ sung một cách vội vàng bằng binh lính tuyển mộ tại chỗ. Tháng Năm năm 1953, khi nhận 1 nhiệm vụ chỉ huy, tướng Navarre đã yêu cầu gửi 1 tới cho ông 12 tiểu đoàn bộ binh, một đội pháo binh 1 có thể thả dù được, một tiểu đoàn công binh, cùng 1 với 750 quan và 2550 hạ sĩ quan để tăng cường 1 bộ khung cho một số đơn vị. Rốt cuộc ông chỉ nhận 1 được 8 tiểu đoàn, 330 sĩ quan, 200 hạ sĩ quan và 1 được báo trước rằng những quân tiếp viện đó chỉ đơn thuần là một sự “tạm ứng trước”, nghĩa là ho được trích ra từ kế hoạch dự kiến cho năm 1954. Tìm mua: Điện Biên Phủ- Một Góc Địa Ngục TiKi Lazada Shopee

Trong khi đó, đối phương không ngừng được tăng cường, đặc biệt là bằng những đại đoàn chính quy được huấn luyện tốt và có khả nặng chống chọi với những gì tốt đẹp nhất mà nước Pháp có thể đưa ra để đối đầu với họ. Mười hai năm sau, quân Bắc Tiệt Nam cũng chẳng hề do dự đọ sức với những đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ. Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc vào cuối tháng Bảy năm 1953 bằng một thoả hiệp, Trung Quốc bắt đầu ồ ạt gửi sang bắc Việt Nam huấn luyện viên và binh khí kỹ thuật do Nga và Mỹ sản xuất. Việt Minh lúc đó có bảy đại đoàn cơ động và một đại đoàn pháo binh được trang bị đầy đủ. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ còn nhận được nhiều hơn từ những trại huấn luyện Trung Quốc ở Ching Sai và Nan Ning. Do đó, một việc khẩn cấp cho người Pháp là phải tiêu diệt được bộ phận lớn đội quân chủ lực địch. Nhưng muốn được như vậy thì phải buộc được nó giao chiến với mình trong một trận đánh dàn trận chính quy, nghĩa là bày ra một mục tiêu đủ hấp dẫn để nó muốn tấn công, và đủ mạnh để chống lại được nó. Đó là một canh bạc đầy bất trắc bởi vì cái được đem ra đặt cược không phải chỉ là số phận của quân đội Phápại Đông Dương và vai trò của nước Pháp ở Đông Nam á, màcòn là sự duy trì được nước Việt Nam, và trên một chừng mực nào đó cả nước Lào và Cao Miên trong phe những nước không cộng sản; và thậm chí cứ như lời những người lo ngại hiện tượng vết dầu loang, thì đó còn là việc duy trì được một sự. có mặt nào đó của phương Tây trên cái lục địa mênh mông trải ra từ Calcutta đến Hong-kong, qua Singapore.

Cuốn sách của tôi là câu chuyện về canh bạc đó Năm 1962, khi ông giám đốc tủ sách “Những trậnđánh lớn trong lịch sử”, nhà sử học nổi tiếng và nhà văn quân đội Mỹ Hanson W. Baldwin, đề nghị tôi viết quyển sách này, tôi đã bắt tay vào íàm không phải không có e ngại. Sau khi tiến hành khảo cứu về những khía cạnh còn thiếu tế nhị hơn nhiều của chiến tranh Đông Dương, tôi đã nhận thấy rằng nếu không được tiếp cận những hồ sơ lưu trữ quân sự thì sẽ cực kỳ khó để viết ra được với một sự chính xác nào đó những gì đă diễn ra ở Điện Biên Phủ. Đpc qua những tác phẩm viết về trận đánh, với tất cả những mâu thuẫn và sai sót của nó, tôi chỉ càng thêm lo ngại. Trong khi yêu cầu các nhà chức trách Pháp cho phép tôi được tham khảo những tài liệu chính thống, tôi không quên nói với họ rằng chuyện kể lại chính xác một cách khoa học những gì đã diễn ra ở Điện Biên Phủ sẽ không là sự ca ngợi các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Pháp ở Viễn Đông. Nhưng tôi đã nói thêm rằng điều đáng lo ngại là những điều thêu dệt và những điều dối trá trong bao năm qua thay vì sự thật sẽ xuyên tạc lịch sử một cách không cứu vãn được và ngăn cản những ai ngày nay còn quan tâm đến Việt Nam hiểu được những sự kiện hiện tại về một số mặt. nào đó chúng là sự phát triển của những sự kiện xảy ra trong mùa xuân 1954.

Trong khi chờ đợi được sự cho phép đó, tôi bắt tay vào công việc tiếp xúc với những người còn sống sót. Người Pháp thì còn vô khối. V họ nắm tất cả những cương vị chỉ huy về phía ta cho nên việc thu thập được những lời kể của họ có một tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng lời kể của họ - như thường xảy ra khi những người sống sót kể lại cuộc phiêu lưu của họ vào những lúc khác nhau và cho những người khác nhau - bao hàm những chỗ sai sót và không tránh khỏi những định kiến, ở một số người là do muốn tranh công. Quân nhảy dù cho rằng họ đã phải gánh phần lớn các cuộc chiến đấu. Quân lê dương thì dứt khoát rằng họ là những trụ cột của cuộc kháng cự. Các sĩ quan trước kia thuộc những đơn vị bị coi là chiến đấu không tất khẳng định rằng những lời buộc tội đó là không có cơ sở. Thêm nữa không một câu chuyện kể lại nào về Điện Biên Phủ - bắt đầu từ câu chuyện của tôi đây - có thể thoát khỏi bị ảnh hưởng bởi cuộc khẩu chiến quyết liệt diễn ra - ngay cả trước một phiên toà ở Paris - giữa tướng Navarre, tổng chỉ huy ở Đông Dương, và trung tướng René Cogny, hạ cấp trực tiếp của ông ta ở Bắc Việt Nam hầu như tất cả những người còn sống sót đều đứng về một phe trong cuộc tranh chấp ấy, cuộc tranh chấp được phản ảnh trên một chừng mực nào đó trong các hồ sơ lưu trữ.

Chẳng bao lâu sau, tôi hết sức ngạc nhiên nhận thấy rằng xem ra không ai quan tâm thu lượm lời kể của những thành phần không phải là người Pháp: lính lê dương, lính Bắc Phi và lính Việt Nam, những người hợp thành 70% của đội quân trấn giữ Điện Biên Phủ. Mặc dầu có đôi chút khó khăn, tới gặp họ tôi cũng được đón tiếp với một thái độ thân tình và thông cảm đặc biệt. Chưa đến một năm sau khi giành giật được độc lập cho nước mình từ tay người Pháp, chính phủ nước Cộng hòa Algérie đã cho phép tôi được tiếp xúc với những cán bộ quân đội của họ đã từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ và nhiều người sau đó đã cầm vũ khí chống lại nước Pháp ở Algérie. Năm 1962, tại Bắc Việt Nam, tôi không gặp một khó khăn nào để tiếp xúc được với những con người kiêu hãnh kể lại chiến thắng của họ. Dễ dàng nhận ra họ ở huy hiệu mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn cho họ: cái huy hiệu ấy họ đeo cả khi ăn mặc thường dân. Thành thử té ra người lái xe cho tôi đã từng là xạ thủ đại liên ở Điện Biên Phủ. Ở Nam Việt Nam và ở Pháp, một số người sống sót đã đáp ứng những lời nhắn tin của tôi đăng trên các báo. Một viên chức nhà đoan ở sân bay Tahiti đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Một người được gắn Bắc đẩu Bội tinh được phát hiện ra trong toán những người canh gác mộ Napoléon và tên một người khác nữa đã được tìm ra nhờ một bài báo của New York Times nói về du lịch ở Sahara.

Năm 1963, khi nhận được giấy của bộ trưởng bộ các lực lượng vũ trang, ngài Pierre Messmer, cho phép tôi được tiếp cận các hồ sơ lưu trữ, tôi bị mắc một cơn bệnh thập tử nhất sinh. Năm 1964 - 1965, nhờ một món trợ cấp nghiên cứu của đại học Howard, tôi dẫu sao cũng đã hoàn thành được công việc sưu tầm tài liệu. Cần nói ngay rằng hầu hết những tài liệu có ở Điện Biên Phủ - nhật ký hành quân, văn bản những bức điện trao đổi giữa các đơn vị, v v - đã bị thiêu huỷ trước khi tập đoàn cứ điểm thấtthủ, hoặc đã rơi vào tay quân cộng sản. Thêm nữa, duy chỉ có quân đội nhân dân Việt Nam - quân đội Bắc Việt mà đến năm 1954 người ta còn gọi là quân Việt Minh - là có tiến hành một cách quy củ việc nghe những người còn sống sót báo cáo lại ngay sau trận đánh. Nói đúng ra thì chỉ có tướng Võ Nguyên Giáp là có đủ thẩm quyền để viết cuốn sách này. Nhưng do bận nhiều công việc, cho tới nay ông chỉ công bố được vài bài nghiên cứu về đề tài này.

Những hồ sơ lưu trữ của Pháp hiện đang được đem ra nghiên cứu - biên chể của ban lịch sử quân đội gồm những. người rất có năng lực nhưng quân số rất hạn chế và xét về chương trình làm việc thì vai trò của nó là rất có hạn, do có quy định rằng chỉ sau năm mươi năm thì các tư liệu mới được công bố in extenso (toàn bộ). Nhưng những tư liệu ấy rất đầy đủ, nhất là những báo cáo về những cố gắng để ứng cứu o tập đoàn cứ. điểm và việc tiếp tế cho nó trong thời gian trước ngày 24 tháng Ba năm 1954, là ngày tập đoàn cứ điểm bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Phần lớn những tư liệu ” sau thời điểm đó là những bản sao các bức điện trao đổi giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ. Một số tư liệu - nghe nói là không nhiều lắm - hiện còn đang trong tay ủy ban điều tra về thảm họa. Một số tư liệu không thể nào tìm thấy trong các tủ hồ sơ lưu trữ mặc dầu chúng có tính chất là giấy tờ chính thức. Có lẽ chúng đang ở trong tay những diễn viên chính của bi kịch, bởi vì chúng đã được công bố trong một số những tác phẩm Pháp mà tác giả đã tham gia vào cuộc khẩu chiến giữa Navarre và Cogny. Cuối cùng cơ quan hồ sơ lưu trữ của hải quân và không quân đã cung cấp cho tôi một số lượng lớn những tài liệu rất quý về mặt hàng không - mặt chủ yếu - của trận đánh.

Vớì khối tư liệu đó trong tay, các cuộc tiếp xú( của tôi với phần lớn những người chỉ huy chiến thuật, trong nhiều trường hợp có kèm theo trao đổi thư từ, đã tỏ ra là hết sức quý báu. Tiếc thay, chỉ hiếm khi tôi mới tập hợp họ lại được trong một cuộc trao đổi tập thể, vì lý do đơn giản là những người sống sót từ Điện Biên Phủ ngày nay ở phân tán khắp nơi. Cái hình thức họp trao đổi chung ấy, mà nhà sử học Mỹ nổi tiếng, tướng S.L.A. Marshall, thường hay thực hiện, là đặc.biệt có ích khi người ta muốn dựng lại những gì đã diễn ra trong những lúc rối ren khi tình hình thay đổi từng lúc. Những lúc rối ren ấy thì có nhiều ở Điện Biên Phủ. Trong một trường hợp đặc biệt, tôi đã ghi chép được những chi tiết cụ thể mà nhiều sĩ quan đã cung cấp cho tôi, ìiên quan đến một cứ điểm được ghi sai tlên các bản đồ được quân đội Pháp phác họa ra sau trận đánh.

Như thế không có nghĩa là trong cuốn sách này tôi đã có thể giải đáp được tất cả những câu hỏi mà người ta vẫn còn đặt ra về trận đánh. Quá nhiều người đã mang theo những bí mật của họ xuống mồ và có quá nhiều những câu chuyện huyền thoại được đơm đặt ra thay vì sự thật. Những ghi chép của tôi và những băng ghi âm về những cuộc tiếp xúc điều này có cần nói lên không, đã không được một ai duyệt và chứng nhận cả. Tất cả những lời đối thoại, tất cả những tuyên bố mà bạn đọc đọc thấy sau đây là sao lại những lời kể trực tiếp chứ không phải là dựng lại các sự kiện sau khi nó xảy ra. Và nếu cái câu công thức mọi người đều biết “Tôi xin thề nói lên sự thật, toàn bộ sự thật, không sợ hãi và không thù hằn ” có một ý nghĩa thì tôi cho rằng người ta có thể nói một cách hoàn toàn công bằng rằng đó chmh là cái tôi đang làm ở đây.

Việc nhắc đến tất cả những người đã có đóng góp với tôi có thể làm cho nhiều người lúng túng do những chức vụ họ đang đảm nhiệm. Ngoài ra điều đó còn có nghĩa là làm họ phải chia sẻ trách nhiệm về những điều tôi nêu lên, trong khi tôi lại muốn chỉ một mình mình hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên tôi muốn ngỏ lời cảm ơn các thủ trưởng và nhân viên các ban sử của lục quân, hải quân và không quân Pháp đã vui lòng chia sẻ với một kẻ cha vơ chú váo những nguồn tài liệu khiêm tốn của họ với một thái độ lịch thiệp không thể chê trách: thiếu tá Jean Pouget, tác giả cuốn sách tuyệt vời Chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ, đã đồng ý cho tôi sử dụng một số bản ghi chép riêng của ông; đại tá Jules Roy, tác giả cuốn Trận Điện Biên Phủ - cuốn sách đã xem xét vấn đề theo một cách mới và rất có ích cho tôi trong việc xác định cụ thể các sự kiện; ông Hanson W. Baldwin đã làm công việc hiệu đính một cách tỉ mỉ và khéo léo; và cảm ơn Dorothy vì đã chăm sóc tôi, đem sức khỏe trở lại cho tôi và đã chịu đựng một người chồng suốt ba năm ròng hầu như lúc nào đầu óc cũng để ở một vùng thung lũng nhỏ xanh rờn tại miền Bắc Việt Nam.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ- Một Góc Địa Ngục PDF của tác giả Bernard B. Fall nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê)
Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1912 tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ, bác ruột tham gia phong trào Duy tân ở Trường Đông Kinh nghĩa thục, người bị mất tích ở nước ngoài, người bị thực dân truy nã, người lẻn vào Sài Gòn rồi ẩn mình ở Đồng Tháp Mười. Từ đó, bác Ba ông sống lập nghiệp luôn ở miền Tây Nam Việt. Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công Chánh (Hà Nội). Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, kể từ đó ông công tác và định cư luôn ở miền Nam cho đến ngày qua đời. Năm 1935 bắt đầu viết du kí, kí sự, tiểu luận, dịch tác phẩm văn chương, đến năm 1945 có đến hàng chục tác phẩm, nhưng đã thất lạc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thuỷ lợi (Hydraulique) thường được đi các tỉnh miền Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc khu vực này. Sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) ông bỏ đời sống công chức, tản cư về Đồng Tháp, Long Xuyên, đi dạy học. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút và chuyên tâm vào công tác văn hoá. Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn du kí khoa học có tên: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, sách tuy mỏng mà tác giả bỏ ra nhiều công sức. Nguyên sách được viết nhân một chuyến về Hà Nội thi lấy bằng kĩ sư do đề nghị của bạn học hiện là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hoè). Tác phẩm viết xong, nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Tháp Mười, năm 1954 ông viết lại, xuất bản trong năm đó và được tái bản nhiều lần. Từ đó, hàng năm ông có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng độc giả. Tìm mua: Sử Trung Quốc TiKi Lazada Shopee Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về các đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới mà không thiếu tính nghệ thuật. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều chủ đề, như: Ngôn ngữ họcGương danh nhânTự luyện đức tríGiáo dụcCảo luậnDu kíDịch thuậtTriết học: Gồm Đại cương triết học Trung Quốc (2 cuốn - 1996), Nho giáo một triết lí chính trị (1958), Liệt tử và Dương tử (1972), Một lương tâm nổi loạn (1970), Bertrand Russell (1971), Mạnh tử (1974)…Văn học: Gồm một số tác phẩm đặc sắc và công phu như: Hương sắc trong vườn văn (2 cuốn, 1962), Luyện văn (3 cuốn, 1953), Tô Đông Pha (1970), Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 cuốn, 1955), Văn học Trung Quốc hiện đại (2 cuốn, 1968)… giới thiệu được những tinh hoa của văn học nói chung và văn chương Việt Nam, Trung Hoa nói riêng.Sử học: Gồm một số tác phẩm về lịch sử và văn minh thế giới như: Lịch sử thế giới (4 cuốn, 1955), Bài học Israël (1968), Bán đảo Ả Rập (1969), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Lịch sử văn minh Ấn Độ (1974), Bài học của lịch sử (1972), Nguồn gốc văn minh (1971), Lịch sử văn minh Ả Rập (1969), Sử kí Tư Mã Thiên (1970), và bộ sử này (Sử Trung Quốc 3 cuốn) là những cái nhìn xuyên suốt về lịch sử văn minh và sử thế giới.Sử Trung Quốc là một “tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại (1982). Đây là tác phẩm lớn và tương đối đầy đủ nhất trong chương trình của ông về “Trung Hoa học”. Trong thư tịch Việt Nam, trước thế chiến chúng ta đã có Trung Hoa sử cương[1] của Đào Duy Anh và những năm 50 có Trung Quốc sử lược[2] của Phan Khoang. Thật ra hai tác phẩm này được Đào Duy Anh (1904-1988), Phan Khoang (1906-1971) viết cho chương trình Trung học và có tính cách phổ biến kiến thức phổ thông nhằm giúp độc giả thiếu điều kiện ngoại ngữ (nhất là chữ Hán) có cái nhìn tổng quan về lịch sử Trung Quốc. Tuy vậy, hai cuốn trên đã giúp ích được rất nhiều cho đa số bạn đọc Việt Nam trên nửa thế kỉ nay. Lần này với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói đây là một tác phẩm lớn cuối đời ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này. Như trên đã nói, đây là một “tập đại thành” sử học của tác giả. Suốt mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động, được ông tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Nói về lượng thì 1000 trang này không thể nào vẽ được toàn diện một tổng quan lịch sử Trung Hoa hơn mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc… rồi “Hoa hoá” (Hán hoá) các dân tộc khác, nhất là các rợ phương Bắc, một thời bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu Á. Nhưng với dung lượng khiêm nhường này, tác giả đã phác thảo được diện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm này không những được tác giả trình bày cặn kẻ các sự kiện lịch sử suốt cả không gian và thời gian với đầy đủ sử liệu và chứng cứ khoa học mà còn đào sâu được bề dày lịch sử, một nền văn minh cổ nhất và lâu dài nhất của nhân loại. Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới (lúc đó - xem thư mục ở cuối sách); đặc biệt là tham khảo các tác phẩm của các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc. Ông đã phác họa được toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982. Tác giả chia lịch sử Trung Quốc ra làm 3 thời kì. Điều này khác hẳn các sử gia khác khi nghiên cứu sử Trung Quốc. Đa số các học giả phương Tây chia (mà một số sử gia Trung Hoa theo) lịch sử thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc thành: thời thượng cổ, Trung cổ, Cận cổ, Cận đại, Hiện tại. Theo tác giả, các danh từ trên chúng ta mượn của phương Tây và những khái niệm ấy cũng không thể áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được vì lịch sử Trung Hoa từ đời Hán đến cuối đời Thanh, diễn tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương Tây, không làm sao phân biệt được tới đâu là hết thời Trung cổ, tới đâu là hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao? Có lẽ quan niệm như vậy, tác giả chia sử Trung Quốc ra làm ba thời kì: Thời Nguyên thuỷ và thời Phong kiến gom làm một (gọi là phần 1) vì theo ông ngày nay chúng ta không biết được chắc chắn tới đâu bắt đầu thời phong kiến.Thời Quân chủ từ Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Đây là thời kì dài nhất trên 21 thế kỉ, thời này ông tách làm hai:Từ Hán tới Nam Tống (phần II)Từ Nguyên tới cuối Thanh (phần III)Thời Dân chủ từ cách mạng Tân Hợi (1911) tới ngày nay (1982) (phần IV).Một điểm độc đáo của bộ sách này như trên đã nói, tác giả không những vẽ được dung mạo sử Trung Quốc mà đào sâu được bản chất của nền văn minh sử ấy. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment original). Tuy ra đời sau một vài nền văn minh khác nhưng tồn tại lâu dài nhất (cho tới ngày nay). Khoảng 3000 năm trước, họ đã có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội… nhất là có một lối chữ viết tượng hình và chính nhờ lối chữ viết này (chữ Hán) mà họ thống nhất được một đất nước bao la với hàng trăm dân tộc khác nhau. Và cũng chính nền văn minh ấy họ đã “Hoa hoá” được các nền văn minh khác, các tôn giáo khác, các học thuyết khác trở thành màu sắc Trung Hoa mà các nền văn minh khác không có được. Chính ở khía cạnh này, tác giả đã làm nổi bật được văn minh sử Trung Quốc trong cộng đồng văn hóa, có ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa đậm nét Nho - Phật ở Á Đông. Điều đó được thấy rõ qua cách phân tích, đánh giá của tác giả đối với lịch sử Trung Quốc. Âu đó cũng là điều nổi bất trong gần 1000 trang in mà các bộ sử khác chưa nêu được. Và có lẽ nặng về khía cạnh “nhân văn” này mà tác giả phần nào làm loãng đi những chiến công của sử Trung Quốc. Độc giả khó tính chắc sẽ phiền sử gia họ Nguyễn thiên vị? Có lẽ theo quan điểm nhân văn ấy ông kết luận về khía cạnh trên như sau: “Đọc sử thời quân chủ của Trung Hoa, tôi buồn cho dân tộc đó thông minh, giỏi tổ chức mà không diệt được cái họa ngoại thích và hoạn quan gây biết bao thống khổ cho dân chúng đời này qua đời khác. Nhưng tôi rất trọng họ, mến họ vì triều đại nào cũng có hằng ngàn hằng vạn người coi cái chết nhẹ như lông hồng, tuẫn tiết vì nước chứ không chịu nhục, và những thời triều đình “vô đạo” thì vô số kẻ sĩ coi công danh, phú quý như dép cỏ, kiếm nơi non xanh nước biếc dắt vợ con theo, cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống, sống một đời thanh khiết, làm thơ, vẽ để tiêu khiển, hoặc trứ tác về triết, sử, tuồng, tiểu thuyết để lưu lại hậu thế. Đọc đời các vị đó tôi luôn luôn thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Chưa có một bộ sử nào của Tây phương cho tôi được cảm tưởng đó”. (Sđd trang 294) Các nhận xét đó bàng bạc suốt tác phẩm. Tính đến năm 1975 ông xuất bản đúng Một trăm tác phẩm (100) với các thể loại vừa kể. Từ năm 1975 cho đến khi qua đời, ông còn viết hơn 20 tác phẩm khác như: Tourguéniev, Gogol, Tchékhov, Đời nghệ sĩ, Để tôi đọc lại, Tuân tử, Hàn Phi tử, Trang tử - Nam Hoa kinh, Lão tử - Đạo đức kinh, Khổng tử - Luận ngữ, Đời viết văn của tôi (1966), Hồi kí (1992), nhất là bộ sử Trung Hoa mà chúng tôi vừa nhắc ở trên. Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong một vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Đó là thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được đa số quần chúng độc giả trân trọng kể cả học sinh, sinh viên. Những năm 60, 70 chính phủ Sài Gòn đã trân tặng ông (cùng Giản Chi) Giải thưởng văn chương toàn quốc (1966) và Giải tuyên dương sự nghiệp văn hóa (1973) với danh hiệu cao quí đương thời, cùng với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lí do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả không dự giải. Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là những đóng góp lớn cho học thuật Việt Nam thời hiện đại. Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang) đến ngày 22 tháng 12 năm 1984, ông bệnh mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 72 tuổi, thi hài được hoả táng ở Thủ Đức, để lại sự thương tiếc trong lòng nhiều làm văn hóa và bạn đọc thương mến trong và ngoài nước. Nguyễn Q. Thắng(12-1966) Ghi chú: Bài viết ở trên và phụ lục III (Sách tham khảo) ở cuối eBook là do tôi chép từ bản in của Nhà xuất bản Tổng hợp Hồ Chí Minh, năm 2006 (trọn bộ 3 cuốn - 812 trang). Ngoài ra tôi còn dùng bản này sửa lỗi và bổ sung các hình ảnh, các đoạn mà bản nguồn (tức bản đăng trên Việt Nam Thư Quán) chép thiếu, trong đó có đoạn thiếu đến 27 trang, mà bản của nhà Tổng hợp Hồ Chí Minh cũng có nhiều chỗ sai sót. Trong eBook này, để khỏi rườm, nhiều chỗ tôi sửa sai mà không chú thích. (Goldfish).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Trung Quốc PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh (Antony Beevor)
"Stalingrad - Trận chiến định mệnh" khắc họa chân thực, thảm khốc về chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời đặt vấn đề nghiêm túc về hòa bình nhân loại.Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng đồng minh và phe kia là Hồng quân Liên Xô. Hai bên quyết đấu để giành quyền kiểm soát thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Trận đánh diễn ra từ ngày 17/7/1942 đến ngày 2/2/1943, thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới vào thế kỷ XX. Trong 200 ngày sinh tử của trận Stalingrad, nhiều cuộc không kích trực tiếp vào dân thường đã diễn ra. Gần 2.2 triệu người trực tiếp tham gia trận chiến, trong đó 1.8-2 triệu người bị thương, bị bắt hoặc bị giết. Stalingrad kết thúc với chiến thắng oanh liệt của quân dân Liên Xô và là thất bại toàn diện của quân xâm lược Đức. Đã có nhiều cuốn sách viết về trận chiến vĩ đại này, nhưng Stalingrad - Trận chiến định mệnh của Antony Beevor thiên về khía cạnh con người trong cuộc chiến. Cuốn sách do Trịnh Huy Ninh chuyển ngữ, mới được xuất bản tại Việt Nam. Tìm mua: Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh TiKi Lazada Shopee So với các sử gia và các tác giả sách khác, Antony Beevor có lợi thế khi tiếp cận được kho tư liệu mật của Liên Xô cũ. Tác giả hóa thân thành một phóng viên chiến trường và thuật lại hành xử của con người ở cả hai phe. Trong cuốn Stalingrad - Trận chiến định mệnh, tác giả đã khắc họa sự khốc liệt nơi chiến trường Stalingrad. Mỗi chương, mỗi phần là những miêu tả, thông tin chân thực đến rợn người: Cảnh đổ nát hoang tàn sau một trận đánh; những xác chết chất đống thối rữa; cái chết của những người lính trẻ ở cả hai chiến tuyến, những cái chết dần trong đau đớn thể xác vì đói rét, chấy rận và bệnh tật, vì tê liệt do bị đối phương tra tấn tinh thần... Nhà thơ Tyuchev đã viết: "Nước Nga, không thể hiểu bằng lý trí". Và trận Stalingrad cũng không thể hiểu theo cách lý giải thông thường. Bởi vậy trong cuốn sách, giữa khung cảnh tàn nhẫn chiến tranh, vẫn có những câu chuyện cảm động. Tác giả nói về nỗi nhớ quê nhà da diết của những người lính hai chiến tuyến khi đối diện với cái chết; những bức thư không giấu được nỗi tuyệt vọng đắng cay. Cuốn sách không mô tả trận chiến như một bản hùng ca, không tập trung vào những khía cạnh bề nổi của trận chiến. Đối tượng chính trong sách không phải phe Đức Quốc xã, cũng không phải Hồng quân Liên Xô. Nhân vật chính trong sách là con người. Nội dung của sách là tái hiện bức tranh lịch sử về trận đánh vĩ đại bậc nhất với âm hưởng chủ đạo là tính nhân văn chạm tới góc sâu nhất của con người. ***LỜI TỰA CHO ẤN BẢN MỚI“Chúng tôi có một nguyên tắc đơn giản về việc lưu trữ”, một đại tá cho tôi hay tại Bộ Quốc phòng Nga, khi tôi tới đó tìm kiếm cuốn sách này vào năm 1994. “Anh cứ nói chủ đề, chúng tôi sẽ tìm hồ sơ.” Tôi biết ngay dẫu có phản đối cũng chẳng ích gì. Dù Cục Lưu trữ nhà nước Nga mở cửa cho các nhà nghiên cứu nước ngoài từ năm 1991, song quân đội thì phản đối việc này. Cuối cùng, sau áp lực từ chính quyền Yeltsin, TsAMO, Cục Lưu trữ Bộ Quốc phòng tại Podolsk, phải tuân chỉ. Tôi thấy khá may mắn khi là một trong những người ngoại quốc đầu tiên được tiếp cận hệ thống lưu trữ này theo các quy định mới. “Vâng, các anh ạ, tôi đang viết về Trận Stalingrad”, tôi trả lời. “Để cho anh hình dung được loại tài liệu mà tôi quan tâm, tôi thấy là những báo cáo thú vị nhất trong các hồ sơ lưu trữ quân sự của Đức tại Freiburg là được viết bởi người ngoài cuộc, các bác sĩ, cha tuyên úy.” “Không có mục sư nào trong Hồng quân cả”, vị đại tá cười sảng khoái, huơ huơ ngón tay trước mặt tôi. “Vâng dĩ nhiên, nhưng còn các sĩ quan chính trị thì sao? Tôi đang tìm kiếm những tư liệu kiểu như lột tả hiện thực đời lính trong chiến trận.” “Vậy thì các báo cáo của Cục Chính trị”, ông nói, và ngẫm nghĩ. “Chúng ta phải thử xem.” Năm tháng sau, khi người phiên dịch cho tôi, tiến sĩ Lyuba Vinogradova, và tôi rốt cuộc cũng được cho tiếp cận kho lưu trữ trung tâm cùa Bộ Quốc phòng Nga tại Podolsk, những báo cáo đồ sộ này vượt xa mọi kỳ vọng của tôi. Gần như mỗi đêm trên chiến trường từ cuối tháng 8 năm 1942 đến cuối năm 1942, đều đặn, Cục Chính trị của Phương diện quân Stalingrad gửi đường không về Moskva một câu chuyện chi tiết đến khó tưởng tượng mà chưa được tìm thấy trong bất kỳ nhật ký chiến tranh thường thấy nào. Địa chỉ được gửi tới là Aleksandr Shcherbakov, Chính ủy của Hồng quân. Báo cáo hằng ngày có độ dày từ hơn một chục cho đến hơn hai chục trang. Trong đó không có một chút tuyên truyền đánh bóng dưới bất kỳ hình thức nào, một điều hiếm có khó tìm trong biển lưu trữ Soviet. Đó là vì Stalin do quá lo lắng về kết quả trận chiến cho nên muốn một sự thật tròn trịa. Những hồ sơ này đúng là những gì tôi hằng tìm kiếm. Tôi vô cùng may mắn với việc tính toán thời gian của mình. Thật buồn, ô cửa sổ vẫn mở hé lúc này đã gần như đóng lại. Năm 2001, không bao lâu sau khi tôi hoàn thành việc nghiên cứu cho cuốn tiếp theo, Berlin: The Downfall (Berlin: Sự sụp đổ), nhà sử học Lennart Samuelson gọi cho tôi nói rằng Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga FSB (tên mới thay cho KGB) đã bắt đầu kiểm tra danh sách khách truy cập hồ sơ lưu trữ để xem hồ sơ nào đã được các sử gia phương Tây dò tìm. Mấy tháng sau, Catherine Merridale, một chuyên gia khác về lịch sử cận đại Nga, khi ấy đang ở Moskva để làm cuốn sách tiếp theo của cô, bảo với tôi, thậm chí người ta còn không cho cô vào Podolsk, và thông tin về các nhà nghiên cứu nước ngoài nhất định là tập trung trong tay nhà cầm quyền. Thực tế bây giờ có máy tính để sao lưu thông tin về các nhà nghiên cứu nước ngoài, song không có nguồn tài chính để số hóa được chúng thành một kho catalog lưu trữ duy nhất, và sự thể này nói lên nhiều điều về tình thế này. Stalingrad như một tấm gương về chủ nghĩa anh hùng ca Soviet là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Điều này càng đúng ngày nay khi Kremli và thực tế là hầu như mọi phe chính trị đều muốn lấy Zhukov và Hồng quân làm biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và sự vĩ đại của nước Nga. Tôi nhanh chóng học được khi nào thì phỏng vấn cựu binh để tránh được việc sa đà vào những tranh luận chính trị với họ. Chỉ cần bóng gió chỉ trích Stalin, thì thậm chí một người kỳ thị chủ nghĩa Stalin gay gắt nhất trong số họ sẽ ra sức bảo vệ chủ nghĩa này. Việc chỉ trích Stalin, vị lãnh tụ chiến tranh vĩ đại, dường như chỉ trích chính vào lòng tự hào của họ. Việc nghiên cứu tại Đức thì dễ dàng minh bạch hơn, nhưng mang đến những bất ngờ đến không ngờ. Đến Bundesarchiv-Militararchiv tại Freiburg-im-Breisgau, tôi những chỉ hy vọng lấy được vài số liệu thống kê hay hồ sơ khô khan về những sự kiện từ nhật ký chiến tranh và hồ sơ chiến tranh còn được lưu lại. Những tài liệu này đã được thả xuống trước khi các sân bay của Tập đoàn quân số 6 của Paulus bị người Nga chiếm lĩnh. Nhưng ngay cả những thống kê của cục quân nhu - danh sách nhận suất ăn - cung cấp một khía cạnh ít người biết đến hơn về trận chiến: một số lượng đông đảo công dân Soviet phục vụ trong Wehrmacht. Cũng trong kho lưu trữ Freiburg, tôi bất ngờ thấy một kho báu tài liệu về nhuệ khí chiến đấu và điều kiện chiến đấu, có thể là báo cáo từ bác sĩ, thường là những người quan sát sắc sảo về nỗi thống khổ cùa con người, hoặc từ các cha tuyên úy quân đội Đức. Còn có một hồ sơ dày đặc các bản chép lại cùa hơn một trăm lá thư của các anh lính gửi cho vợ, cha mẹ vào trung tuần tháng 1 năm 1943 khi họ biết đó sẽ là những dòng cuối cùng gửi về cho gia đình khi Hồng quân bao vây sân bay Pitomnik. Những cánh thư này bị chặn lại và tịch thu theo lệnh của Goebbels vì ông muốn sau này chúng được dùng làm tư liệu để kể thiên anh hùng ca về sự hy sinh của Đức — một dự án sau nhanh chóng bị vứt bỏ. Tài liệu này, như một sự phản chiếu thú vị những dòng cảm xúc khác nhau — sự đối chọi nổi bật giữa cái khiêm nhường và cái khoe mẽ — vẫn được sử gia Đức sử dụng ít ỏi tới mức đáng ngạc nhiên, trừ phi có khi chỉ để thể hiện một điều, những lá thư được trích đưa vào cuốn bestseller của thập niên 1950 Last Letters from Stalingrad (Những lá thư cuối từ Stalingrad) gần như chắc chắn là giả mạo. Trong một khu khác của trung tâm lưu trữ, tôi tìm thấy những báo cáo mà sĩ quan và lính được giải phóng ra khỏi Kessel (cái vạc hay cuộc bao vây) bằng máy bay đã được yêu cầu viết ra. Những người này, thường mỗi sư đoàn hai người, chủ yếu được lựa chọn cho con thuyền Noah của Hitler. Ý tưởng của ông là ông có thể xóa đi thảm họa Stalingrad với việc tạo ra một Tập đoàn quân số 6 mới với những hạt giống tượng trưng từ Tập đoàn quân số 6 cũ. Câu chuyện cá nhân, viết ngay sau khi họ đặt chân đến nơi, khiến tôi thấy đặc biệt có giá trị xét trong bối cảnh chúng được viết ra. Họ không có cấp trên ở trên đầu để phải sợ sệt gì. Họ biết rằng các bậc sĩ quan yêu cầu họ viết báo cáo đang khao khát những thông tin đáng tin cậy về những gì đã diễn ra, và ngay bản thân họ cũng cảm thấy rõ rệt nhu cầu phải tuyên ra sự thật vì họ nợ điều đó với tất cả những đồng đội đã bị bỏ lại. Đặc biệt ấn tượng là cảm xúc lẫn lộn đan xen giữa nhẹ nhõm và tội lỗi của người sống sót trong số những người được cho bay thoát thân. Đúng ra, tôi thấy thú vị khi thấy các sĩ quan được cho bay thoát thân khỏi cái vòng vây địa ngục đó để về với tự do không lên án các tướng lĩnh bị bắt như von Scydlitz- Kurzbach chẳng hạn khi họ về phe người Nga trong một nỗ lực vô vọng để phát động một cuộc cách mạng chống lại Hitler. Họ có thể đọc được sự phẫn nộ của những sĩ quan cấp cao bị bắt với cảm giác bị Hitler phản bội và mặc cảm tội lỗi khi chính họ lại thuyết phục cấp dưới của mình tiếp tục chiến đấu một cách vô vọng. Nhưng khi phỏng vấn những sĩ quan cấp thấp hơn, bị bắt làm tù binh sau khi hàng, mà bằng cách nào đó đã sống sót qua những năm trong trại cải tạo Soviet, tôi thấy họ vẫn không thể dung thứ cho những vị tướng bắt tay với những kẻ bắt giam họ. Những cuộc phỏng vấn với cựu binh và nhân chứng, nhất là các cuộc diễn ra tận hơn 50 năm sau cuộc chiến, vẫn có tiếng là không đáng tin cậy, nhưng khi tư liệu ấy được sử dụng phối hợp với những nguồn tin xác thực, chúng có thể vô cùng sáng tỏ. Tôi nằm trong số hiếm hoi người may mắn được tiếp cận với một vài sĩ quan Tập đoàn quân số 6 đã được cho bay thoát theo mệnh lệnh của Paulus trước khi trận chiến kết thúc. Tướng Freytag von Loringhoven, người tôi phỏng vấn tại Munich, cũng là một chỉ huy xe tăng, đặt chân đến Volga ở bờ bắc Stalingrad lần đầu tiên hồi tháng 8 năm 1942. Thậm chí quan trọng hơn là Winrich Behr, muốn đính chính mọi thứ. Ông thuật tôi nghe sứ mạng của ông vào tháng 1 năm 1943, khi được Paulus và Thống chế von Manstein cử tới gặp Hitler với sứ mạng thuyết phục vị trùm phát xít cho phép Tập đoàn quân số 6 đầu hàng. Câu chuyện của Behr về cuộc gặp với Hitler, ngồi xung quanh là nhóm sĩ quan trong boong ke sở chỉ huy tại Rastenburg, mang đến một buổi sáng thú vị nhất trong cuộc đời tôi. Thách thức lớn nhất không hồ nghi trong việc viết về Stalingrad là cung cấp câu trả lời nào đó cho câu hỏi cơ bản là khó ấy: Có phải Hồng quân gắng gượng được so với những gì người ta kỳ vọng nhờ sự quả cảm và hy sinh thực sự hay bởi vì NKVD và các nhóm ngăn chặn Komsomol đang đuổi phía sau, và mối đe dọa chình ình của việc bị các phân đội đặc biệt hành hình? Chúng tôi không thể nói chắc là một thiểu hay một đa số binh sĩ đã bị hoang mang trong thời kỳ đầu của cuộc chiến vì thành phố hồi cuối tháng 8 và tháng 9. Trong thời kỳ sơ khởi này, trước khi Tổng Cục Chính trị Phương diện quân Stalingrad cảm thấy đã đủ chín muồi vào ngày 8 tháng 10 để đưa ra tuyên bố: “tâm trạng bại trận gần như đã tiêu tan và số các mưu phản đang giảm dần”, thì con số này có thể là nhiều hơn một thiểu số. Nhưng tương tự, không phải hồ nghi về sự kiên gan của rất nhiều người, nếu không nói là cả đám đông. Lính Hồng quân bám trụ với bàn đạp đang thu hẹp dần trên bờ tây sông Volga. Chưa một quân đội phương Tây nào thực hiện một chiến công tương tự trong thời kỳ đầu của Thế chiến II; thực tế chỉ tổn thất về người là có thể sánh với tổn thất kinh khiếp của Pháp tại Verdun. Bất luận thế nào, tranh luận này càng có ý nghĩa quan trọng hơn so với bề ngoài. Thanh niên Nga ngày nay không thể hiểu được những tổn thất của Thế chiến II, như ông đại tá trên chuyến tàu đi Volgograd đã hùng hồn nhận định. Nhưng nếu đến cả bọn họ còn không hiểu điều đó, thì lớp sử gia Âu - Mỹ trẻ sau này làm sao có thể hiểu được những điều như vậy? Có phải họ sẽ phân tích số lượng đảng viên hay số lượng đoàn viên Komsomol, tỷ lệ cán bộ, trí thức, công nhân nhà máy hay nông dân, chia họ theo nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, rồi đưa ra những kết luận hầu như chỉ dựa vào các số liệu lưu trữ? Không, không trả lời là họ sẽ không thể làm được điều đó. Hệ thống Soviet, không như hệ thống Wehrmacht quan liêu, đơn giản là không quan tâm đến những chi tiết cá nhân của binh sĩ. Chỉ khi NKVD bắt đầu nghi ngờ một cá nhân “phản quốc” thì thông tin kiểu đó mới bắt đầu được lưu lại. Ngay sau khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu năm 1998, một tranh luận lớn nảy ra xoay quanh cuốn ZJiukov’s Greatest Defeat (Thất bại lớn nhất của ZJiukov) của David Glantz. Glantz tiết lộ thực tế là Hồng quân tung Chiến dịch Sao Hỏa, một cuộc tấn công khổng lổ nhưng thất bại chống lại khu địa bàn trọng yếu của Đức quanh vùng lồi Rzhev hồi tháng 11 năm 1942 xảy ra đồng thời với đợt phản công lớn, Chiến dịch Sao Thiên Vương, vây hãm Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad. Glantz rõ ràng đã có đóng góp lớn lao cho công trình chép sử về chiến tranh trên Mặt trận phía Đông với việc tập trung vào cuộc chiến khốc liệt này vốn vẫn được chính quyền Hồng quân ghi chép qua loa làm người đọc càng thêm tò mò. Luận điểm của ông dấy lên những vấn đề mấu chốt xoay quanh trận Stalingrad. Chiến dịch Sao Hỏa tại miền bắc có phải chỉ là một chiến thuật nghi binh cho cuộc tổng tấn công Stalingrad? Hay mục tiêu của nó là một chiến dịch thay thế có tầm vóc tương tự chiến dịch Sao Thiên Vương vây Stalingrad ở miền nam? Nếu vậy, việc này đòi hỏi phải có sự đánh giá toàn diện lại toàn bộ chiến dịch Stalingrad. Glantz, có lẽ bị cuốn theo tính chất quan trọng của phát hiện này, trở nên tin rằng Tướng Zhukov đứng ra gánh vác toàn bộ trách nhiệm cho Chiến dịch Sao Hỏa, còn thì để cho Tướng Vasilevsky lên kế hoạch cho cuộc vây hãm lớn đối với Stalingrad. Tôi bắt đầu có những nghi ngờ nghiêm túc về luận điểm của Glantz sau khi tham khảo hai nhà chức trách cao nhất về chủ đề này, cố giáo sư John Erickson và giáo sư Oleg Rzheshevsky của Viện Hàn lâm Khoa học (là người mà, trước khi giận sôi với cuốn của tôi về Berlin, khi ấy cực kỳ ủng hộ tác phẩm viết về Stalingrad của tôi). Rzheshevsky dường như không đồng tình ngay cả với đánh giá cơ bản của Glantz khi nhận định Chiến dịch Sao Hỏa là một thảm họa hoàn toàn. Trong phát biểu tại hội thảo Stalingrad tại London vào 9 tháng 5 năm 2000, ông tuyên bố: “Nhiệm vụ chính của chiến dịch [Sao Hỏa] đã hoàn tất là vì không có sư đoàn [Đức] nào được điều động từ trung tâm mặt trận lên phía bắc mặt trận.” Trong các cuộc đàm đạo sau này, Giáo sư Rzheshevsky nhấn mạnh hùng hồn rằng Vasilevsky không bao giờ có thể được xem là chỉ huy chiến dịch Sao Thiên Vương vì mỗi quyết định đều phải được trình Bộ Tổng tham mưu Soviet, Stavka, nghĩa là về cơ bản chính là Stalin. John Erickson cũng đồng quan điểm; ông nói “Cả Vasilevsky lẫn Zhukov đều không có thẩm quyền chỉ huy”, và với vai trò đại diện Stavka, họ chỉ là “những đặc vụ chuyên báo cáo cho Stalin”. Việc Vasilevsky không có ban bệ và tổng hành dinh dường như càng khẳng định vai trò phụ tá của ông. Tôi cũng xác minh lại bài viết ban đầu nêu chi tiết về những động thái của Zhukov trong thời kỳ trước khi diễn ra hai chiến dịch. Nhật ký của Zhukov cho thấy một cách thuyết phục, ông đã dành quá nhiều thời gian tính kế cho Chiến dịch Sao Thiên Vương xung quanh Stalingrad hơn là cho Chiến dịch Sao Hỏa ở mặt trận Kalinin. Chỉ riêng từ 1 tháng 9 đến 19 tháng 11 năm 1942, Zhukov đã ở Moskva 19 ngày, trong đó chỉ tám ngày rưỡi ở mặt trận Kalinin và không dưới 52 ngày rưỡi ở trục Stalingrad[1]. Sự chênh lệch khá lớn này chắc chắn chứng minh cho luận điểm rằng Zhukov “ám ảnh” với Chiến dịch Sao Hỏa còn Vasilevsky thì như kiểu dạng một viên chỉ huy tối cao độc lập của Chiến dịch Sao Thiên Vương ở miền nam. Nó cũng nói rất nhiều về việc kế hoạch chiến lược ưu tiên Sao Thiên Vương hơn là Sao Hỏa. Giáo sư Rzheshevsky sau đó có gửi tôi một bản sao những tính toán của Hiệp hội các Nhà Sử học Nga về Thế chiến II về toàn bộ vấn đề. Trong khi ca ngợi Glantz vì toàn bộ những nỗ lực của ông trong việc vén lên quá nhiều chi tiết về Chiến dịch Sao Hỏa, kết luận chung của họ vẫn là Sao Thiên Vương vẫn luôn được nhắm đến như là chiến dịch chủ đạo còn Sao Hỏa chỉ là một đòn nghi binh. Theo quan điểm của họ, dấu hiệu chủ đạo là cách bố trí đạn dược bộ binh tương ứng cho từng nơi: lượng đạn phân phối cho từng khẩu pháo ở chiến dịch vây hãm Stalingrad cao hơn tới 80% so với mỗi khẩu ở Chiến dịch Sao Hỏa. Họ cảm thấy chỉ nguyên dữ liệu này đã có thể đi đến kết luận. Rõ ràng còn phải xác minh lại nhiều thứ trong đề tài này, nhưng tôi sợ rằng việc không được tiếp cận với những hồ sơ có liên quan tại Podolsk rồi đây sẽ càng làm cho nhiệm vụ trở nên vô cùng khó khăn. Stalingrad không chỉ quan trọng bởi nó là biểu tượng vĩ đại của chủ nghĩa anh hùng Soviet trong Thế chiến II. Đó cũng là bước ngoặt tâm lý của cuộc chiến. (Bước ngoặt địa chính trị đến sớm hơn, vào tháng 12 năm 1941, với việc lực lượng của Hitler bị đẩy lùi khỏi Moskva và việc Mỹ nhảy vào cuộc chiến). Cho nên tin tức về việc Paulus đầu hàng được phát đi trên khắp thế giới, cuối cùng đã thuyết phục người dân khắp nơi rằng Quốc xã sẽ không bao giờ có thể chiến thắng. Người Đức cũng vậy; họ đột nhiên bị buộc phải đối diện với hiện thực của tương lai. Chiến tranh sẽ kết thúc với việc Hồng quân tràn vào Berlin. Và cho đến hôm nay, ta có thể nhìn thấy những graffiti vẽ bằng Cyrillic của các binh lính của họ vẫn còn lưu lại trên tòa nhà quốc hội Reichstag: ‘Stalingrad-Berlin’.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Stalingrad - Trận Chiến Định Mệnh PDF của tác giả Antony Beevor nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phía Tây Không Có Gì Lạ (Erich Maria Remarque)
Erich Maria Remarque (1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị thương tất cả năm lần. Những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến trong giao thông hào đã để lại những vết sẹo không phai mờ trong tâm trí Remarque nên ông cố xua đuổi những bóng ma đó qua các sáng tác văn học. “Phía Tây không có gì lạ” là tác phẩm hay nhất của ông dù chín tác phẩm khác ông cũng viết về những đau đớn, khổ cực trong chiến tranh. “Phía Tây không có gì lạ" là câu chuyện về Pôn Baomơ, một người lính Đức trẻ, xung phong vào quân đội vì Căntôrec, vị giáo sư của anh, đã thuyết phục cả lớp tham gia quân đội để làm cho nước Đức được vẻ vang. Sau một thời kỳ huấn luyện gian khổ dưới quyền của Himmenxtôt, một phu trạm, Baomơ và các bạn ra tiền tuyến. Dù được vẽ vời trong nhà trường với những hình ảnh huy hoàng của các anh hùng, Baomơ nhanh chóng nhận thức được rằng những chiến hào đầy máu của Mặt trận phía Tây là một sa lầy của những khổ đau và chết chóc. Ngay khi những quả đạn pháo đầu tiên nổ tung trong bùn lầy, Baomơ và các bạn thấy rằng tất cả những người ở lại nhà đều dối trá: chiến tranh không phải là một thay đổi vinh quang, chiến tranh không làm cho các cậu con trai trưởng thành mà nó hủy diệt một cách có hệ thống tất cả những ai khỏe mạnh và lịch sự. Tất cả các bạn của Baomơ đều chết, bị thương, hoặc đào ngũ. Pôn Baomơ bắt đầu tự vấn về cuộc đời mình và băn khoăn không biết mình có sống sót được sau cuộc chiến hay thậm chí có sống được trong một thế giới không có chiến tranh hay không. Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội - cái quý nhất mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có. “Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết.” *** húng tôi nằm sau chiến tuyến chín cây số. Đại đội vừa được thay phiên hôm qua; lúc này cả bọn vừa ăn căng rốn món đậu trắng hầm thịt bò, no nê và hài lòng. Thậm chí mỗi thằng còn được thêm một cà mèn đầy dành cho bữa tối; đã vậy còn lĩnh cả khẩu phần kép xúc xích và bánh mì - thật là quá đã. Lâu lắm rồi chẳng có bữa nào thỏa thuê như thế này: gã đầu bếp với tấm thân bò mộng và cái đầu cà chua đỏ lựng đích thân đem đồ ăn ra mời anh em; ai đi ngang qua gã cũng vẫy vẫy cái muỗng gọi lại và úp cho một muỗng đầy tú hụ. Gã đang tuyệt vọng lắm, vì không biết làm cách nào trút cho hết cái nồi quân dụng to vật này. Tjaden và Müller lôi đâu đến mấy cái chậu và để gã múc cho đầy phè đến tận miệng chậu. Tjaden làm thế vì háu ăn, còn Müller vì lo xa. Mọi người chịu không hiểu Tjaden tọng rõ lắm mà chả biết thức ăn chui đằng nào hết. Trước nay lúc nào cậu ta cũng gầy đét như con cá mắm. Nhưng quan trọng nhất là có cả khẩu phần kép thuốc hút. Mỗi người được mười điếu xì gà, hai mươi điếu thuốc lá và hai miếng thuốc lá nhai, quả là rất đàng hoàng lịch sự! Tôi đổi chỗ thuốc nhai của mình lấy thuốc lá của Katczinsky, thế là tôi có bốn mươi điếu. Đủ xài cho cả ngày. Tìm mua: Phía Tây Không Có Gì Lạ TiKi Lazada Shopee Thật ra thì tất cả những món quà bất ngờ này không dành cho chúng tôi. Người Phổ đâu có hào phóng thế. Chúng tôi vớ bở chỉ nhờ một sự nhầm lẫn. Mười bốn ngày trước chúng tôi phải lên tuyến đầu vì đến phiên giữ chốt. Khu vực chúng tôi cắm quân khá yên tĩnh, và vì vậy để chuẩn bị cho ngày chúng tôi trở về viên quản lý đã lĩnh khẩu phần ăn thông thường đủ cho cả một trăm năm mươi lính toàn đại đội. Nhưng đúng vào ngày cuối cùng, với số lượng pháo nòng dài và pháo hạng nặng nhiều đến kinh ngạc, quân Anh đã liên tục nã đạn vào vị trí của chúng tôi, khiến chúng tôi chịu tổn thất nặng nề tới mức chỉ còn tám chục mống quay về. Chúng tôi rút quân vào ban đêm và lập tức lăn ra đánh một giấc cho đã đời; vì Katczinsky nói đúng: chỉ cần lính tráng được ngủ nhiều hơn thì chiến tranh cũng chẳng đến nỗi nào. Thế nhưng ở tiền tuyến có bao giờ được ngủ cho ra giấc đâu, và mỗi phiên chốt mười lăm ngày lại quá là lâu. Khi những thằng đầu tiên trong chúng tôi bò ra khỏi các lán trú quân thì trời đã trưa. Nửa giờ sau, mọi người đều vớ lấy cà mèn, kéo nhau đến tụ trước nồi thịt hầm vừa chín tới đang tỏa mùi béo ngậy. Đứng đầu tiên cố nhiên là những thằng háu đói nhất: Albert Kropp nhỏ thó, suy nghĩ sáng suốt nhất bọn nên vừa mới được lên binh nhất; Müller V, vẫn tha theo những cuốn sách giáo khoa bên mình và mơ tới kỳ thi tranh thủ ngày về phép, dưới màn đạn lửa vẫn cày các định luật vật lý; Leer, râu quai nón, rất thích các cô gái trong nhà thổ dành cho sĩ quan thề sống thề chết rằng theo lệnh nhà binh thì các cô có nghĩa vụ phải mặc áo sơ mi lụa và phải tắm trước nếu tiếp khách từ cấp đại úy trở lên; và người thứ tư là tôi, Paul Bäumer. Cả bốn thằng cùng mười chín tuổi, cả bốn thằng cùng từ một lớp học đi thẳng vào cuộc chiến. Ngay sau lưng bọn tôi là đám bạn thân, Tjaden, một thợ khóa gầy gò, trạc tuổi bọn tôi, chén khỏe nhất đại đội. Cậu ta ngồi xuống bàn ăn người mảnh như que tăm, nhưng khi đứng dậy thì bụng kệnh như con rệp chửa; Haie Westhus, bằng tuổi, thợ than bùn, có thể dễ dàng nắm gọn một ổ bánh mì lính trong lòng bàn tay mà đố: “Đoán xem, trong tay tớ có gì?”; Detering, nông dân, chỉ nghĩ đến nông trại và vợ của mình; và cuối cùng là Stanislaus Katczinsky, thủ lĩnh của nhóm chúng tôi, gan lì, láu lỉnh, dày dạn, tuổi đã tứ tuần, mặt nâu như đất thó, mắt xanh lơ, vai xuôi thõng và có khứu giác kỳ diệu, ngửi ra ngay những mối nguy hiểm, những món ăn ngon, những chỗ nấp tốt. Nhóm chúng tôi đứng đầu đội quân xếp hàng rồng rắn trước quầy bếp lưu động. Chúng tôi bắt đầu sốt ruột, vì gã đầu bếp thẫn thờ vẫn còn đứng ì ra đấy mà đợi. Cuối cùng Katczinsky réo về phía gã: “Mở thùng súp của cậu ra đi chứ, Heinrich! Ai cũng thấy là đậu nhừ rồi kìa.” Gã kia lắc đầu như ngái ngủ. “Các cậu phải có mặt đông đủ đã.” Tjaden nhe răng cười. “Bọn tôi đến đủ rồi.” Gã hạ sĩ quan anh nuôi vẫn chưa mảy may biết gì. “Các cậu đừng có tưởng bở! Thế còn những người khác đâu cả?” “Hôm nay họ không xơi cơm của cậu! Họ đang nằm ở quân y viện và dưới mồ chung rồi.” Con bò nấu bếp như bị một đòn chí mạng khi biết được sự thật. Gã lảo đảo. “Thế mà tôi lại nấu cho những một trăm năm mươi người.” Kropp huých vào sườn gã. “Vậy thì bọn này cuối cùng cũng được một bữa no. Thôi, bắt đầu đi!” Nhưng trong đầu Tjaden chợt lóe lên một ý nghĩ. Cái mặt chuột nhọn hoắt của cậu ta sáng rỡ lên, cặp mắt nheo lại đầy vẻ láu cá, hai gò má giật giật, cậu ta sán đến gần gã đầu bếp hơn: “Này nhóc, vậy là cậu cũng đã lĩnh cả phần bánh mì cho một trăm năm mươi người, hả?” Gã kia gật đầu trong lúc còn chưa hết choáng váng và hồn vía vẫn ở trên mây. Tjaden túm lấy áo gã. “Cả xúc xích à?” Cái đầu cà chua lại gật. Xương quai hàm Tjaden run lên. “Cả thuốc lá nữa chứ?” “Phải, tất tần tật.” Tjaden mặt mày sáng rỡ ngó ra xung quanh. “Mẹ kiếp, thế này gọi là đỏ hơn son đây! Vậy là tất cả dành cho anh em ta! Mỗi thằng sẽ được… xem nào… đúng rồi, chính xác là gấp đôi khẩu phần!” Nhưng lúc này gã cà chua đã hoàn hồn, gã tuyên bố: “Thế không được.” Giờ thì cả bọn chúng tôi cũng phấn chấn hẳn lên, xô nhau sấn gần lại. “Sao lại không được, cái đồ óc bã đậu kia?” Katczinsky vặn. “Tiêu chuẩn cho một trăm năm mươi người, không thể chia cho tám mươi người được.” “Rồi chúng tao sẽ cho mày biết,” Müller gầm gừ. “Thức ăn thì còn được, chứ những thứ khác tôi chỉ có thể phát đủ tám mươi suất,” gã cà chua khăng khăng một mực. Katczinsky nổi cáu: “Xem chừng phải thuyên chuyển mày khỏi đây, hả? Mày đã lĩnh khẩu phần không phải cho tám mươi lính, mà cho đại đội hai, vậy thôi. Giờ bỏ cả ra đây! Đại đội hai là chúng tao đây này!” Chúng tôi áp sát gã đầu bếp. Chẳng ai chịu nổi gã, đã nhiều phen do lỗi của gã mà ở ngoài chiến hào chúng tôi phải nhận bữa ăn vừa quá muộn vừa nguội ngắt, vì đạn pháo chỉ mới đùng đoàng một tí là gã đã không dám bê nồi thức ăn lại gần hơn, cho nên anh em đại đội chúng tôi đi lấy đồ ăn phải đánh đường xa hơn anh em các đại đội khác rất nhiều. Bulcke ở đại đội một chẳng hạn là một đầu bếp khá hơn hẳn. Tuy béo như con chuột đồng, nhưng khi cần, anh ta vẫn tự tay lễ mễ tha thức ăn lên tận tuyến đầu. Chúng tôi đang bức xúc ghê gớm, và nếu viên chỉ huy đại đội không xuất hiện đúng lúc thì thế nào cũng có thằng bị chẻ nhỏ như chẻ củi. Ông ta hỏi lý do cuộc cãi vã và chỉ nói: “Phải, ngày hôm qua chúng ta đã có những tổn thất nặng nề…” Rồi ông ta ngó vào chiếc nồi lớn. “Món đậu này trông có vẻ ngon đây.” Gã cà chua gật đầu. “Hầm với mỡ và thịt đấy ạ.” Viên trung úy nhìn chúng tôi. Ông ta biết chúng tôi đang nghĩ gì. Ông ta cũng biết nhiều chuyện khác nữa, vì ông ta đã trưởng thành giữa chúng tôi, khi đến đại đội ông ta mới chỉ là hạ sĩ quan. Ông ta lại nhấc vung nồi lên một lần nữa và hít hít. Trước khi bỏ đi, ông ta bảo: “Nhớ mang cả cho tôi một đĩa đầy nhé. Và chia tất cả các khẩu phần đi. Chúng ta có thể cần đến chúng.” Gã cà chua thộn mặt ra. Tjaden nhảy nhót quanh gã. “Cậu có thiệt gì đâu kia chứ! Cứ làm như cả kho lương thực là của mình không bằng… Nào thôi bắt đầu đi, đồ săn mỡ già đời, và đừng có đếm nhầm đấy…” “Treo cổ mày lên!” gã cà chua gầm gừ. Gã tức nổ mắt, chuyện như thế này đi ngược với lý trí của gã. Gã không còn hiểu cái thế giới này nữa. Và để tỏ ra giờ đây gã cũng bất cần tất cả, gã còn tự động chia thêm cho mỗi người hai lạng rưỡi mật ong nhân tạo. Hôm nay quả là một ngày đẹp. Lại có cả quà của quân bưu, hầu như ai cũng nhận được vài lá thư và báo. Lúc này chúng tôi thong thả đi về phía đồng cỏ sau lán trú quân. Kropp cắp dưới nách cái nắp tròn của thùng bơ thực vật. Người ta đã xây bên rìa phải đồng cỏ một chuồng xí công cộng to đoành - một ngôi nhà chắc chắn, lợp mái đàng hoàng. Nhưng chỗ ấy chỉ dành cho bọn lính mới tò te chưa học được cách rút tỉa những điều hay ho từ mỗi việc dù nhỏ nhất. Bọn tôi tìm cái gì khác thú vị hơn kia. Số là nơi đây rải rác những cái thùng nho nhỏ với cùng một mục đích sử dụng - hình vuông, sạch sẽ, đóng toàn bằng gỗ, bốn bề bịt kín, bên trên là bệ ngồi thuận tiện, không chê vào đâu được. Hai bên thùng gắn quai xách, nên có thể dịch chuyển thoải mái. Bọn tôi kê ba cái thùng châu vào nhau và khoan khoái ngồi xuống. Bét ra phải hai tiếng nữa cả bọn mới chịu đứng lên. Tôi vẫn nhớ hồi còn là tân binh vừa chân ướt chân ráo đến doanh trại, cả bọn đã xấu hổ như thế nào khi lần đầu tiên phải dùng chuồng xí công cộng. Chẳng có cửa nẻo gì cả, hai chục thằng ngồi kề bên nhau như trong toa tàu. Chỉ lướt mắt một phát là bao quát cả lũ… thì lính tráng cần được giám sát thường xuyên mà. Từ bấy đến nay chúng tôi đã học được cách vượt qua nhiều thứ hơn là vượt qua chỉ một nỗi xấu hổ cỏn con đó. Thời gian trôi đi, chúng tôi đã quen với những điều còn đáng xấu hổ hơn. Nhưng làm chuyện này giữa trời đất quả thật là quá sướng. Tôi không còn nhớ tại sao trước kia lúc nào bọn tôi cũng ngại ngùng khi đi ngang qua những cái thùng này, vì chúng cũng tự nhiên như ăn uống thôi mà. Và có lẽ cũng không cần phải nhiều lời về chúng, nếu như chúng không đóng một vai trò quan trọng với bọn tôi, và nếu chúng chẳng mới lạ ngay với chính bọn tôi như thế… vì thực ra từ lâu chúng đã quá đương nhiên. Tiêu hóa và bài tiết là những vấn đề thiết thân với người lính hơn với bất cứ người nào khác. Ba phần tư từ vựng của người lính từ đó mà ra, và khi thể hiện niềm vui sướng cực độ hay nỗi căm giận sâu sắc nhất thì từ ngữ anh ta dùng đều bắt nguồn từ chỗ này. Quả là không có cách nào khác để biểu lộ cảm xúc một cách ngắn gọn và rõ ràng đến thế. Cha mẹ và các thầy cô giáo hẳn sẽ lạ lùng lắm khi chúng tôi trở về nhà với lời ăn tiếng nói như vậy, nhưng ở ngoài mặt trận thì nó quá là quen tai. Đối với chúng tôi, toàn bộ những tiến trình này đã lấy lại được đặc tính ngây thơ, vì chúng bắt buộc phải diễn ra giữa chốn công cộng. Hơn thế nữa: chúng tôi xem chúng đương nhiên đến nỗi việc hoàn thành chúng cũng khoan khoái ngang với thắng một ván bài ở mức đặt cược cao nhất. Không phải tự nhiên lại sinh ra cái từ “khẩu ngữ cầu tiêu” để chỉ đủ loại chuyện tán nhảm. Những chỗ giải quyết “nỗi buồn” là góc buôn chuyện, là nơi tụ bạ quen thuộc của lính. Khoảnh khắc này đây bọn tôi đang cảm thấy thoải mái hơn là ngồi trong buồng vệ sinh sang trọng lát gạch men trắng. Nơi đó chỉ có thể sạch sẽ, chứ ở đây mới khoan khoái dễ chịu. Đó là những thời khắc vô tư lự tuyệt vời. Bên trên chúng tôi bầu trời xanh biếc. Xa xa phía chân trời lơ lửng những quả khinh khí cầu màu vàng rực sáng trong nắng và những vệt khói nhỏ màu trắng của những viên đạn cao xạ. Đôi khi chúng vọt lên thành chùm để rượt theo một phi cơ. Tiếng gầm của đạn pháo vẳng về đây chỉ ì ầm tựa một cơn dông từ nơi xa lắm. Những con ong đất vo ve bay ngang cũng đủ át hết cả. Và bao quanh chúng tôi là cánh đồng cỏ đầy hoa. Những ngọn cỏ non đu đưa, những cánh bướm trắng rập rờn đến gần, chúng chao liệng trong làn gió êm ái, ấm áp cuối hạ; còn chúng tôi đọc thư, đọc báo và hút thuốc, chúng tôi bỏ mũ ca lô đặt xuống bên cạnh mình, làn gió đùa trên mái tóc chúng tôi, đùa với những lời nói, những ý nghĩ của chúng tôi. Ba cái thùng của ba thằng đứng giữa đám hoa anh túc đỏ rực…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Erich Maria Remarque":Ba Người BạnBia Mộ ĐenKhải Hoàn MônLửa Yêu Thương Lửa Ngục TùPhía Tây Không Có Gì LạThời Gian Để Sống Và Thời Gian Để ChếtTuyển Tập Erich Maria RemarqueĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phía Tây Không Có Gì Lạ PDF của tác giả Erich Maria Remarque nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Pháo Đài Cấm (Jason Rekulak)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Pháo Đài Cấm PDF của tác giả Jason Rekulak nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.