Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp

Quy Trình Bán Hàng Chuyên Nghiệp

Quy trình bán hàng là huyết mạch của một doanh nghiệp, và dù cho tổ chức hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, công cuộc tổ chức và phát triển lực lượng bán hàng luôn là trọng tâm được đề cao.

Trong cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp” của tác giả Cory Bray và Hilmon Sorey cung cấp phương hướng để những người có trách nhiệm lập được kế hoạch rõ ràng trong việc huấn luyện đội ngũ kinh doanh, xây dựng văn hóa bán hàng trong toàn tổ chức, gia tăng hiệu quả làm việc và không ngừng cải thiện doanh số.

Tại doanh nghiệp, nhân viên bán hàng luôn gắn kết với nhiều đối tượng liên quan khác nhau, đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng bán hàng không chỉ dừng lại ở phòng ban phụ trách kinh doanh, mà còn là nhiệm vụ của cả tập thể. Cuốn sách trên tay bạn hướng tới mục tiêu tổ chức lực lượng bán hàng chuyên nghiệp ở cấp độ cao hơn, để tất cả các phòng ban trong một tổ chức đều phát triển tư duy lấy khách hàng làm trung tâm. Chỉ khi một nền văn hóa hướng tới khách hàng được thiết lập xuyên suốt, quy trình bán hàng mới được vận hành hiệu quả.

Toàn bộ tổ chức là một hệ sinh thái xoay quanh công việc bán hàng. Để tận dụng tốt nhất cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp”, những người đọc đảm trách vị trí điều hành viên nên chia sẻ những thông tin trong sách với đồng nghiệp để mở ra cơ hội hợp tác, nhằm đạt được mục tiêu bán hàng. CEO có thể dùng cuốn sách để định chuẩn những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, đồng thời củng cố hệ sinh thái và nền văn hóa tổ chức lực lượng bán hàng. Giám đốc kinh doanh có thể sử dụng những chiến lược có trong sách để đảm bảo nhóm bán hàng của mình được trang bị đầy đủ, làm việc hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm và có kỹ năng. Các giám đốc ở các phòng ban khác nhau có thể tìm ra những cách thức để phòng ban của họ hỗ trợ tìm kiếm, giữ chân và phát triển khách hàng.

Trong cuốn sách “Quy trình bán hàng chuyên nghiệp” được chia thành nhiều chương sách ngắn gọn để tạo ra lộ trình rõ ràng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ bán hàng.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý tính sáng tạo và đổi mới
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý tính sáng tạo và đổi mớiĐây là bộ sách đúc kết những giải pháp kinh doanh hiệu quả và thực tiễn nhất cùng những kinh nghiệm quý báu, thiết thực cập nhật về mọi mặt trong quản lý, kinh doanh của trường đại học danh tiếng nhất thế giới về bề dày trên 370 năm thành lập. Cuốn sách cung cấp những hướng dẫn cơ bản để một nhà quản lý, biết cách xây dựng cơ cấu hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy đổi mới của mọi nhân viên – yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức : + Tư duy ý tưởng và nhận biết cơ hội sáng tạo + Nguồn gốc và những rào cản của tính sáng tạo và đổi mới + Xác định mức độ ưu tiên khi thực hiện cùng lúc nhiều ý tưởng+ Tạo môi trường phù hợp để phát huy tối ưu năng lực và sự sáng tạo của nhân viên
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý thời gianViệc sử dụng thời gian hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người quản lý. Quyển Quản lý Thời gian sẽ trình này những vấn đề quan trọng và thiết yếu về việc quản lý thời gian: – Xác định và lập mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu công việc– Xây dựng lịch trình làm việc và loại bỏ “những kẻ đánh cắp” thời gian– Giao phó công việc hiệu quả cho nhân viên– Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…Thực hiện tốt việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn tăng tính hiệu quả và năng suất làm việc của bạn cũng như của cả tổ chức. Bạn sẽ biết cách cân bằng những chiến lược, mục tiêu của công việc với những ưu tiên, mong muốn, sở thích của cá nhân để có một cuộc sống hài hòa và trọn vẹn.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếpMặc dù không thể báo trước thời điểm, sự việc và địa điểm thay đổi, song các tổ chức nên dự tính trước và lập kế hoạch thay đổi. Việc thừa nhận sự cần thiết và không thể tránh khỏi cảu quá trình thay đổi có thể giúp các công ty nhìn nhận những lần chuyển tiếp không phải là mối đe dọa mà chính là cơ hội để cơ cấu lại công ty và môi trường văn hóa . Sau đây là những dấu hiệu manh nha của sự thay đổi: Sáp nhập, mua lại, hay bán lại. Sáp nhập và mua lại thường là những cách để công ty phát triển. Bán lại là những nỗ lực chiến lược để phân bố lại tài sản hoặc để quy tụ công ty vào một định hướng cụ thể nào đó. Nhưng thay đổi “cơ cấu lại” như vậy hầu như luôn dẫn đến sự nhân đôi trong chức năng, nhưng phải được điều chỉnh thông qua những thời kỳ ngưng trệ đầy khó khăn.Tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường. Điều này sẽ kết nối công ty với thị trường mới và hiển nhiên kèm theo đối thủ cạnh tranh mới. Trong những trường hợp này, cần thiết phải có sự thích ứng và học hỏi.Thay thế người lãnh đạo: Thay đổi có thể xảy ra khi có sự xuất hiện của một người lãnh đạo mới. Giống như người chủ mới cảu một ngôi nhà cũ, nhà lãnh đạo mới này sẽ cố gắng thay đổi hoặc điều chỉnh lại các quy trình kinh doanh hiện hữu. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến sự thay thế hàng loạt vị trí điều hành cấp cao. Vị lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi hoàn toàn hài lòng với bộ máy và quy trình làm việc mới theo chủ ý của mình.Công nghệ mới: Công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc cảu chúng ta. Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin không chỉ thay đổi cách thức làm việc, mà còn cả thời gian và không gian làm việc. Gần 23% người lao động Mỹ hiện đang có một hình thức “làm việc từ xa” nào đó từ nhà, từ một nơi của khách hàng, hay từ văn phòng về tinh.Việc các công ty phải thay đổi liên tục không có nghĩa là con người thích quá trình này hoặc những trải nghiệm thay đổi là dễ chịu. Trái lại, thay đổi thường gây nản chí và bực dọc, và thường đem lại một số tổn thất. Các nhà quản lý thường than phiền rằng việc thay đổi làm họ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc. Cấp dưới khẳng định cấp trên không làm theo những chủ trương đã đề ra. Cấp trên lại cho rằng cấp dưới đang níu chân họ. Những người ở giữa thì đổi lỗi cho người khác.Quyển “quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp” này tổng hợp những thông tin cần thiết về việc quản lý thay đổi trong các tổ chức. Từ những tình huống kinh doanh và bí quyết thực tế, bạn sẽ biết cách giải quyết những biến động do thay đổi gây ra, cách thực hiện thành công quá trình thay đổi và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, cách động viên và khuyến khích mọi người vượt qua giai đoạn thay đổi…Quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về quản lý sự thay đổi, song chúng đem lại những lời khuyên thiết yếu mà bạn có thể áp dụng để điều khiển “con tàu” của mình đi đúng hướng.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý khủng hoảng
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý khủng hoảngKhủng hoảng làm đau đầu nhiều tổ chức có nguy cơ rủi ro cao. Mọi tổ chức đều chịu khủng hoảng, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không. Hãy xem ví dụ sau: – Các nhà ban hành định chế của Chính phủ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng một số nhân viên của một công ty quản lý quỹ đầu tư tương hỗ hàng đầu đang dính vào những hoạt động thương mại phi pháp làm giảm tiền lãi của các cổ đông. Chỉ trong vòng một vài tuần phát hiện ra điều này, các cá nhân đầu tư và quỹ lương hưu đã bị rút hàng tỷ đô la từ công ty này, đe dọa sự tồn tại tương lai của nó. – Một tàu chở dầu bị mắc cạn, làm đổ hơn 250 ngàn thùng dầu ra vùng cửa sông Alaska. Bao nhiêu chi phí phải đổ vào việc làm sạch và nộp phạt cũng như các vụ kiện tụng và thư từ của các cổ đông và khách hàng bị thiệt hại.– Một nhà quản lý danh mục vốn đầu tư đang cố tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông đã đầu tư vốn thông qua việc sử dụng phát sinh đầu cơ tích trữ; nhưng không thông báo cho bất kỳ ai. Khi vụ việc sụp đổ, các nhà đầu tư – kể cả những nhà từ thiện và các tổ chức nghệ thuật bị mất 25% số tiền của họ. Còn công ty mất đi sự tín nhiệm và niềm tin của công chúng mà họ đã xây dựng hàng thập niên qua.– Hàng triệu người Mỹ xem một bộ phim tài liệu trên truyền hình trong đó có cảnh một chiếc xe đã bùng cháy trong một vụ đâm xe. Nhiều người phẫn nộ và thề không bao giờ mua xe từ hãng xe ô tô đó. Một tháng sau, hãng xe phát hiện được bằng chứng rằng nhà sản xuất phim tư liệu đã dàn dựng vụ đâm xe đó và cố tình để xảy ra vụ cháy.Nhưng sự thật này tác động rất ít đến quan điểm của công chúng, và điều này đã dẫn đến thiệt hại về danh tiếng và doanh thu của hãng xe.