Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thất Giác Chi (Satta Bojjhanga)

Lời Mở Đầu

Kinh điển Phật Giáo, gồm ba tạng, luôn luôn nhắc đến những yếu tố của sự giác ngộ mà Ðức

Thế Tôn đã nhiều lần giảng giải, trong nhiều trường hợp khác nhà Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) có một phần đề tựa là Bojjhanga Samyutta ghi lại những bài thuyết giảng của Ðức Phật về những Giác Chi (Bojjhanga). Phần này có ba bài Kinh mà từ thời Ðức Phật người Phật tử thường được tụng như một loại kinh để bảo vệ (paritta hay pirit) chống lại sự đau khổ, bịnh hoạn, hay một bất hạnh nào của đời sống.

Danh từ Bojjhanga bao gồm hai phần: bodhi và anga. Bodhi bao hàm ý chứng ngộ, hay nói một cách chính xác, là sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sự chứng ngộ Tứ Diệu Ðế, bốn Chơn Lý Cao Quý, tức là Chơn Lý Cao Quý về sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về nguồn gốc của sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về sự chấm dứt khổ, và Chơn Lý Cao Quý về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ.

Anga có nghĩa là yếu tố, hay tay chơn (chi). Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) là những yếu tố của sự giác ngộ, hay những yếu tố của tuệ minh sát, hay của trí tuệ. Danh từ nầy thường được dịch là Thất Giác Chi. Tìm mua: Thất Giác Chi TiKi Lazada Shopee

"Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch hóa Ðức Thế Tôn, xin Ngài từ bi chỉ dạy, lời dạy nầy có thể được áp dụng đến mức nàỏ" Một thầy tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Phật như vậỵ

"Bhodaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bhojjhanga ti vuccanti".

"Nó dẫn đến giác ngộ, nầy tỳ-khưu, vì lẽ ấy nó được gọi như thế".

Ðó là lời giải đáp vắn tắt của Ðức Bổn Sư ( trong Samyutta Nikaya). Ở một đoạn khác Ðức Phật dạy:

"Nầy chư Tỳ-khưu, cùng trong một cái nhà nóc nhọn, tất cả những cây kèo đều đâm vào góc nhọn, đều nghiêng về góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, và trong tất cả sườn nhà, cái góc nhọn được xem là điểm chánh. Cùng thế ấy, nầy chư Tỳ-khưu, thầy tỳ-khưu trau dồi và chuyên cần phát triển bảy yếu tố của trí tuệ cũng thiên về Niết-Bàn, nghiêng về Niết-Bàn, hướng về Niết-Bàn như vậy".

Bảy yếu tố ấy là:

1. Niệm (Sati)

2. Trạch Pháp (Dhammavicaya)

3. Tấn (Viriya)

4. Hỉ (Piti)

5. An (Passadhi)

6. Ðịnh (Samadhi)

7. Xả (Upekkha)

Ở đây xin ghi lại một trong những bài Kinh về Thất Giác Chi (Bojjhanga). Bài nầy bắt đầu như sau:

"...Ta có nghe như vầy: Một thủa nọ, Ðức Thế Tôn ngự trong thành Vương Xá (Rajagaha), tại Trúc Lâm (Veluvanna), chỗ nuôi sóc. Lúc ấy Ðức Ðại Maha Kassapa lâm bịnh, Ngài lâm trọng bịnh.

Vào lúc hoàng hôn Ðức Phật rời khỏi trạng thái vắng lặng của Ngài, đến thăm Ðại Ðức Maha Kassapa (Ma-ha Ca-diếp), ngồi lại, và ngõ những lời trí tuệ sau đây:

"Nầy Kassapa, hôm nay con đau thế nào? Con có nghe đau đớn quá lắm hay không? Con chịu nổi không? Sự đau đớn có thuyên giảm không, hay vẫn đang tăng thêm? Có dấu hiệu nào cho thấy bớt không, hay vẫn thêm?

-- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, con rất đau đớn. Con không thể nào chịu nổi. Thật là đau đớn vô cùng. Không có dấu hiệu nào thuyên giảm mà càng lúc càng đau thêm.

-- Nầy Kassapa, bảy yếu tố của sự giác ngộ ấy mà Như Lai đã giảng giải tường tận, Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi đã được trau dồi và phát triển đầy đủ, bảy giác chi này đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. Bảy yếu tố ấy là gì?

1. Niệm. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.

2. Trạch Pháp...

3. Tinh Tấn...

4. Hỉ...

5. An...

6. Ðịnh...

7. Xả. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.

Bảy giác chi nầy, quả thật vậy, nầy Kassapa, Như Lai đã giảng giải tận tường. Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ thất giác chi nầy đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn.

-- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, bảy yếu tố ấy là Thất Giác Chi! Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, đó là Bảy Yếu Tố Giác Ngộ!"

Ðó là những lời của Ðức Phật và tiếp theo là lời của Ðại Ðức Maha Kassapa đón mừng tiếp nhận những lời vàng ngọc của Ðức Thế Tôn. Liền sau đó Ðại Ðức Maha Kassapa hết bịnh. Lúc bấy giờ bịnh tình của Ðại Ðức Maha Kassapa liền tan biến". (Samyutta Nikaya V, trang 79)

Bài Maha Cunda Bojjhanga Sutta, một trong ba bài kinh đã được nhắc đến ở phần trên, ghi rằng một lần nọ chính Ðức Phật lâm bịnh và Ðại Ðức Maha Cunda đọc Kinh Bojjhanga, Thất Giác Chi. Sau đó bịnh tình của Ðức Phật liền tan biến. (Samyutta Nikaya V, trang 81).

Tâm của con người ảnh hưởng đến thân một cách rất sâu xa và vô cùng kỳ diệu. Nếu ta để tâm buông lung tác hành và duyên theo những tư tưởng ô nhiễm và tồi tệ tâm có thể gây nên tai hại không thể lường được, đến mức độ có thể giết chết một chúng sanh. Tuy nhiên, tâm cũng có thể chữa khỏi một chứng bịnh của thể xác. Nếu ta gom tâm mạnh mẽ vào những tư tưởng chơn chánh, với sự hiểu biết chơn chánh, thì thành quả mà tâm có thể đạt đến thật vô cùng rộng lớn và sâu xa "Tâm không những gây bịnh mà còn có thể chữa bịnh, một bịnh nhơn lạc quan có nhiều hy vọng được chữa trị dễ dàng hơn người luôn luôn lo âu và sầu muộn. Trong những trường hợp đã được ghi nhận, có nơi cho thấy đức tin cũng chữa được hầu như tức khắc những chứng bịnh thuộc cơ hữu" (Aldous Huxley - Ends and Means - London 1946. Trang 259).

Giáo Pháp của Ðức Phật - gọi là Phật Pháp - là những lời dạy sáng suốt, đầy trí tuệ. Những ai có nguyện vọng thành đạt sự giác ngộ, trước tiên nên hiểu rõ ràng những trở ngại đang chặn ngang con đường đưa đến giác ngộ.

Theo sự hiểu biết chơn chánh của Ðức Phật, đời sống là khổ. Và sự khổ nầy nương tựa trên vô minh (avijja). Vô minh là thọ cảm những gì không đang được thọ cảm, tức là điều bất thiện.

Lại nữa, Vô Minh là không nhận thức được bản chất cấu hợp của năm uẩn, là không nhận thức được những căn và những trần (giác quan và đối tượng của giác quan) và bản chất thật sự của chúng, là không nhận thức được tánh cách rỗng không và tương đối của tứ đại (đất, nước, lửa, gió), không nhận thức được bản chất trọng yếu của những khả năng kiểm soát giác quan (ngũ căn), không thể nhận thức tánh cách thực tiễn, không thể sai lầm, của Tứ Diệu Ðế. Và năm pháp triền cái, tức năm chướng ngại tinh thần, là chất dinh dưỡng cho (hay làm duyên tạo nên) cái vô minh ấy. Năm pháp được gọi là triền cái, hay chướng ngại, vì nó hoàn toàn đóng lại, cắt lìa, và chặn ngang. Năm pháp nầy gây trở ngại cho sự hiểu biết con đường giải thoát ra khỏi đau khổ. Ðó là tham dục (kamacchanda), oán ghét (vyapada), dã dượi hôn trầm (thinamiđha), phóng dật lo âu (uddhacca kukkucca), và hoài nghi (vicikicca).

Cái gì nuôi dưỡng năm triền cái nầy? Thân bất thiện nghiệp, khẩu bất thiện nghiệp, và ý bất thiện nghiệp (tini duccaritani) nuôi dưỡng năm pháp nầỵ Còn ba bất thiện nghiệp nầy lại được nuôi dưỡng bằng giác quan không thu thúc (indriya asamvaro). Không thu thúc và sân thâm nhập vào sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm.

Không thu thúc lục căn vì thiếu giác tỉnh, không niệm, không hay biết đầy đủ (asati asampajjanna). Theo đoạn kinh đề cập đến vấn đề dinh dưỡng; để đối tượng bị lôi cuốn đi mất, để sự hiểu biết về ba đặc tính của kiếp sinh tồn (vô thường, khổ, vô ngã) thoát ra khỏi tâm, lãng quên thực chất của sự vật, là lý do làm cho ta không thu thúc lục căn. Chính trong những lúc không nhận thức bản chất vô thường, khổ, vô ngã của sự vật ta tự buông lơi cho bao nhiêu loại tự do thân, khẩu mặc tình tạo bất thiện nghiệp và để cho trí tưởng tượng mặc tình trôi chảy theo dòng tư tưởng bất thiện. Thiếu hay biết đầy đủ là:

1. Thiếu sự hay biết đầy đủ về mục tiêu (sattha sampajjanna);

2. thiếu sự hay biết về tánh cách thích nghi (sappaya sampajjann);

3. thiếu sự hay biết về phương sách (gocara sampajjanna);

4. thiếu sự hay biết về tánh cách sáng suốt, không si mê (asammoha sampajjanna).

Khi ta làm việc gì mà không có mục tiêu chánh đáng, khi ta nhìn sự vật và có hành động không giúp tăng trưởng điều thiện, khi ta làm điều gì không thuận lợi cho sự cải thiện, khi ta quên Giáo Pháp (Dhamma) tức là quên phương sách chơn chánh mà ta đang cố gắng thành đạt, khi ta bám víu vào những vật một cách si mê, mà ta lầm tưởng là đáng được ưa thích, đẹp đẽ, trường tồn, hữu ngã, khi ta làm như vậy là ta nuôi dưỡng sự không thu thúc lục căn.

Nằm bên dưới lớp thiếu tâm niệm và thiếu sự hiểu biết đầy đủ, có sự suy tư không chơn chánh (ayoniso manasikara, chăm chú không chánh đáng). Kinh điển ghi rằng suy tư không chơn chánh là tư tưởng sai lầm, đi ra ngoài con đường chơn chánh, có nghĩ là xem cái vô thường là thường còn, cái khổ là vui thích, vô ngã là linh hồn trường cửu, thiện xem là bất thiện, cái xấu, trái lại, thấy là tốt. Cuộc lặn hụp kéo dài mãi mãi trong vòng luân hồi bắt nguồn từ suy tư không chơn chánh. Suy tư không chơn chánh càng gia tăng, lớp si mê càng gia tăng, và càng bám chặt hơn vào kiếp sinh tồn. Vô minh đã hiện hữu, toàn khối đau khổ do đó cũng phát sanh. Vậy, người suy tư nông cạn cũng tựa hồ như chiếc thuyền trôi giạt theo chiều gió, như đàn cừu bị cuốn trong giòng nước lũ, như bò mang ách, mãi mãi xuôi ngược trong vòng luân hồi.

Kinh sách cũng dạy rằng một niềm tin không trọn vẹn (assaddhiyam) nơi Phật, Pháp, Tăng là điều kiện phát triển suy tư không chơn chánh. Và không có niềm tin trọn vẹn vì không nghe Chơn Lý, Giáo Pháp (Dhamma). Cuối cùng không được nghe Chơn Lý vì không đến gần bậc thiện trí, không kết hợp với người tốt (asappurisa samsevo).

Rốt cùng, sự thiếu bạn lành (kalyana mittata) là lý do căn bản sanh ra những tệ hại trên thế gian. Và ngược lại, nền tảng và chất dinh dưỡng của điều tốt là tình bằng hữu trong sạch, kết bạn với người lành, người cho ta thức ăn làm bằng chất liệu của Giáo Pháp cao thượng, những gì tạo cho ta niềm tin nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Khi ta có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo ta sẽ có suy tư sâu xa và chơn chánh, có tâm niệm và sự hay biết đầy đủ, có thu thúc lục căn, có thân, khẩu, ý thiện nghiệp, có tứ niệm xứ, có bảy yếu tố của sự giác ngộ và có trí tuệ đưa đến giải thoát, tuần tự điều nầy kế tiếp điều kia.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thất Giác Chi PDF của tác giả Satta Bojjhanga nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại (Thích Tâm Quang)
LỜI GIỚI THIỆU Nói đến luân hồi, nhiều người quan niệm đó như là chuyện xưa tích có, nhưng thật ra vô cùng mật thiết với đời sống thăng trầm của kiếp người mà chẳng mấy ai lưu tâm. Cũng như không khí hít thở hằng ngày rất thiết yếu cho đời sống, nhưng phần đông không mấy người để ý đến. Từ đó cho ta thấy rằng, không khí trong không gian quan trọng đối với sức khoẻ sanh tử đời sống nhân sanh như thế nào, thì luân hồi cũng tương quan mật thiết trọng yếu đối với kiếp sống thăng hoa hay đọa lạc của con người cũng như thế ấy. Chỉ khác ở chỗ là, không khí thuộc về thể khí mắt phàm và dụng cụ khoa học có thể thực nghiệm. Còn tâm linh con người thuộc về tinh thần, quanh quẩn trong luân hồi nổi chìm trong sáu nẻo, mắt phàm khó mà thấy biết. Tuy nhiên những hiện tượng nhất là về tâm linh tinh thần mắt phàm không thể thấy biết và khoa học không thể chứng nghiệm mà bảo rằng không có luân hồi là nông nổi thiếu suy tư. Ðối tượng của trí thức khoa học là chứng minh sự hình thành của vật thể. Ðối tượng của tuệ giác Phật học là thuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học. Trước đây hơn 2500 năm, Ðức Phật Thích Ca đã thuyết minh về đạo lý luân hồi nhân quả, ngày nay các nhà trí thức nhân loại mới bắt đầu vén màn huyền bí luân hồi. Ðối với vấn đề luân hồi, vào hạ bán thế kỷ 20, những nhà khoa học, triết học, tâm lý học v.v… đã nhiều năm để tâm cố gắng nghiên tầm thực nghiệm qua những hiện tượng và đã gặt hái được những thành quả đáng kể, điều đó được ghi nhận trình bầy qua các bản báo cáo, sách báo bằng phương pháp khoa học thực nghiệm, làm cho vấn đề luân hồi trở nên sáng tỏ. Ðể cống hiến cho những ai yêu thích tìm hiểu đời sống tâm linh sinh động thăng trầm chuyển hóa qua các dạng thức, Tỳ Kheo Thích Tâm Quang đã dầy công nghiên đọc các tác phẩm Âu Mỹ nổi tiếng thực nghiệm về luân hồi và dịch thành tập “Những Chuyện Luân Hồi Hiện Ðại”. Tìm mua: Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại TiKi Lazada Shopee Nay xin giới thiệu đến độc giả bốn phương cùng thưởng thức. Hoa Kỳ, Xuân Giáp Tuất 1994 Tỳ Kheo Thích Ðức Niệm LỜI NGƯỜI DỊCH Luân Hồi, Ðạo Lý căn bản của Phật Giáo là một sự thực có thể chứng nghiệm được. Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo mang lại an lạc hạnh phúc cho con người nói riêng và công bằng xã hội cho nhân loại nói chung. Tin tưởng Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo là hướng thiện đi đến Chân, Thiện, Mỹ; ngược lại không tin tưởng Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo thì tự mình sẽ rơi vào hố sâu, vực thẳm, đau khổ triền miên. Khi còn tại thế, Ðức Phật đã nói: “Ngu Si là tối tăm nhất, không tin tưởng Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo là nguồn gốc sinh ra tội lỗi nhất.” Ngày nay có các quốc gia bất hạnh cầm đầu bởi những người không tin tưởng Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo đã gây ra bao tội lỗi và đưa dân tộc đến chỗ tối tăm, thoái hóa, đau khổ, tan rã. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 20, các nước trên thế giới nhất là các nước Âu Mỹ văn minh tiền tiến, các Học Giả, các Khoa Học Gia, đã tiến sâu vào lãnh vực nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm vấn đề Luân Hồi. Nhận thấy các Học Giả, Bác Học, các Giáo Sư như các Tiến Sĩ Y Khoa Ian Stevenson, Raymond A. Moody, các Tiến Sĩ Giáo Sư Robert Almeder, Hans Holzer, Sylvia Cranston, Carey Williams, H.N. Banerjee, John Van Auken, đã xuất bản các cuốn sách nổi tiếng về các chuyện luân hồi điển hình, trung thực đã được kiểm chứng nên chúng tôi mạo muội trích dịch một số các bài trong các cuốn sách để cống hiến cho độc giả bốn phương. Dù đã hết sức cố gắng nhưng không khỏi có nhiều khiếm khuyết, vậy nên chúng tôi rất hoan hỷ đón nhận các ý kiến quý báu của các vị cao minh, độc giả bốn phương để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Cũng trong dịp nầy chúng tôi xin thành kính tri ân Chư Tôn Ðức, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức, Tăng, Ni, đã khích lệ tinh thần và các Quý Ðạo Hữu Viên Minh Phạm Ðình Khoát, Quảng Lâm Châu Ngọc Tòng, Minh Hỷ Phan Duyệt, Quảng Hải Ngô Thanh Hùng, Diệu Chân Lương Thị Mai và Diệu Hỷ Nguyễn Cung Thị Hỷ đã góp phần công đức trong việc ấn hành dịch phẩm này. Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên ngôi Tam Bảo và nguyện cầu Hồng Ân Chư Phật thùy từ gia hộ Quý Vị cùng Bửu Quyến thân tâm thường an lạc và hạnh phúc. Xuân Giáp Tuất 1994, Phật Lịch 2537 Tỳ Kheo Thích Tâm QuangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại PDF của tác giả Thích Tâm Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Câu Chuyện Tâm Linh (Gary Zukav)
Lời giới thiệu Đây là một quyển sách tập hợp những câu chuyện có thật về hành trình khám phá nội tâm của tôi. Trong đó, đôi khi tôi dùng tên thật của những nhân vật, đôi khi tôi thay bằng những tên gọi khác. Có lúc tôi kể chuyện theo đúng như những gì đã xảy ra trong thực tế, và đôi khi tôi kết hợp nhiều câu chuyện lại làm một. Thi thoảng các câu chuyện không kể lại những sự việc đúng y như chúng xảy ra, nhưng các câu chuyện đó cũng là có thật. Người Lakota, một tộc người thổ dân châu Mỹ, truyền lưu câu chuyện về một phụ nữ cưỡi con nghé màu trắng. Bà là người đã cho bộ tộc của họ cái tẩu thiêng. Một ngày kia, có phóng viên hỏi một cụ già Lakota rằng cụ có tin câu chuyện về người phụ nữ kỳ lạ này là thật hay không. Cụ trả lời: - Tôi không biết nó có thật sự xảy ra đúng theo cách mọi người truyền tụng hay không, nhưng tự bản thân anh có thể hiểu là chuyện đó có thật. Và bạn cũng có thể nhận thấy tất cả những câu chuyện trong quyển sách này đều là thật. Bạn cần nhìn sâu vào bên trong tâm hồn mình để chứng thực điều đó. Mọi câu chuyện về linh hồn, từ quyển sách này hay bạn nghe được ở đâu đó, đều đòi hỏi bạn phải nhìn vào nội tâm mình để biết xem nó có thật hay không. Điều này có thể thật với người này, nhưng lại không thật đối với người khác. Đó là cách tiếp cận của quyển sách về Những câu chuyện tâm linh. Chẳng hạn, có người cho rằng Vũ Trụ ở trạng thái chết, “trơ ỳ” và mọi sự việc trong cuộc sống đều xảy ra tình cờ, ngẫu nhiên. Nhưng người khác, trong đó có tôi, lại nghĩ Vũ Trụ rất sống động, thông thái và đầy lòng trắc ẩn. Nhìn nhận Vũ Trụ chết là một câu chuyện. Nhìn nhận Vũ Trụ sống động lại là một câu chuyện khác. Tìm mua: Những Câu Chuyện Tâm Linh TiKi Lazada Shopee Vậy thì theo bạn, câu chuyện nào là có thật? Chính bạn phải quyết định điều đó. Mỗi câu chuyện trong quyển sách này đều mang đến cho bạn cơ hội để quyết định xem nó có là thật đối với bạn hay không. Cụ già người Lakota nói rằng chính bản thân bạn có thể tự suy xét xem khi nào một câu chuyện là thật, nhưng trước khi suy xét, bạn phải biết về câu chuyện đó trước đã. Có nghĩa là bạn phải suy nghĩ về nó và, thậm chí quan trọng hơn, khám phá xem bạn cảm nhận gì về nó. Bạn có thể đọc tất cả những câu chuyện này trong vài ngày, theo thứ tự, hoặc chọn đọc từng câu chuyện riêng rẽ tùy thích. Vì có tới năm mươi hai câu chuyện, cho nên bạn có thể đọc mỗi tuần một câu chuyện và dành ra thời gian để ngẫm nghĩ về nó. Ngay cả nếu bạn đọc hết tất cả chỉ trong một ngày, bạn vẫn có thể đọc lại chúng, mỗi tuần một câu chuyện chẳng hạn, để có thêm thời gian suy ngẫm về từng câu chuyện. Tôi yêu thích Những câu chuyện tâm linh. Đối với tôi, bất kỳ câu chuyện nào khiến tôi hiểu rõ giá trị bản thân và giá trị của bạn, cũng như khiến tôi hạnh phúc khi biết rằng tất cả chúng ta cùng tồn tại bên nhau kể cả khi mọi việc trở nên khó khăn, thì tất thảy đều là Những câu chuyện tâm linh. Bất kỳ câu chuyện nào giúp tôi quý trọng Trái Đất và nhìn nhận Trái Đất như một Người Bạn Lớn, cũng là Những câu chuyện tâm linh. Tôi hạnh phúc khi chia sẻ Những câu chuyện tâm linh này với các bạn. Thương mến, Gary ZukavĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Câu Chuyện Tâm Linh PDF của tác giả Gary Zukav nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luyện Khí Công Cao Cấp - Giác Ngộ Chân Lý Tối Thượng (Trung Phương Thiên Tôn)
LỜI PHÁP CHỦ 1. Thiên Đạo Đại pháp Tâm Công: Còn gọi là Thiên Pháp. Là môn học và phương pháp tu tập kết hợp thiền, với luyện khí công và tâm linh pháp, y học dưỡng sinh của pháp môn, do bản tôn được các vị Thượng linh, Cha dạy, và tìm hiểu thêm qua tinh hoa kiến thức của các pháp môn khác. 2. Là phương hành pháp tu tập chính thức của pháp môn. 3. Kế thừa tinh hoa văn hoá, khí công truyền thống, y học của nhân loại, kết hợp với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tâm linh cao cấp mới của pháp môn. Tìm mua: Luyện Khí Công Cao Cấp - Giác Ngộ Chân Lý Tối Thượng TiKi Lazada Shopee 4. Kết quả: tu tập tốt sẽ: Nâng cao sức khoẻ, tinh-khí-thần; cả tư tưởng, tâm hồn và thể xác, đạt ngộ-phúc-đạo, chân-thiện-mỹ; hướng về nhận thức khoa học mới, về Thượng đế, tuổi thọ tăng. Đến đẳng cao cấp, sẽ biết các phương thuật, thông linh...khi rời trần giới đã tự siêu thoát thành các bậc chính giác cao cấp. Ngày 9 tháng 9 năm 2008 TPTTĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luyện Khí Công Cao Cấp - Giác Ngộ Chân Lý Tối Thượng PDF của tác giả Trung Phương Thiên Tôn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lửa Trong Cái Trí (Jiddu Krishnamurti)
Được tổ chức từ cuối những năm 1960 đến ngày 28 tháng 12 năm 1985, bảy tuần trước khi ông chết vào ngày 17 tháng 2 năm 1986, những đối th oại này bao gồm vô vàn những quan tâm của con người - sợ hãi, đau khổ, chết, thời gian, lão hóa và sự mới mẻ lại của bộ não. Chúng cũng thâm nhập những chủ đề trọng điểm đối với sự nghiên cứu khoa học ngày nay, như những nghi vấn của sự sinh tồn thuộc sinh học, bản chất của ý thức, sự thông minh nhân tạo, những máy tính và cái trí máy móc. Không cần sự giới thiệu nào về J. Krishnamurti. Một thánh nhân, một người thấy, một người cách mạng tôn giáo và một người thầy có từ bi thăm thẳm, Krishnamurti phủ nhận tất cả sự uy quyền thuộc tinh thần. Ông tìm kiếm sự tự do khỏi Đạo sư, những quyển sách, truyền thống và sự thể hiện uy quyền của một người khác. ‘Sự thật ở bên trong bạn’, ông đã nói, và khám phá sự thật đó trong ánh sáng rõ ràng của sự nhận biết là thay đổi chính bản chất của sự suy nghĩ và ý thức. Nó sẽ thức dậy sự thông minh, sự thấu triệt và một từ bi vô hạn. Trách nhiệm tổng thể đặt vào cá thể. Không người nào có thể giải thoát một người khác khỏi ngục tù. Những đối thoại này phơi bày sự tiếp cận của Krishnamurti về sự hiểu rõ về chính mình và phương cách thâm nhập vào bộ não, cái trí, và ý thức. Trong một thế giới bị đưa đến bờ mép của vực thẳm bởi sự bạo lực gia tăng, sự tin tưởng vào tôn giáo có tổ chức, sự hủy diệt thiên nhiên và một phá hoại nghiêm trọng vào sự hợp nhất của nhân loại, những đối thoại này trao tặng một phương hướng mới mẻ cho những người đang tìm kiếm một cách sống thay thế. NỘI DUNG Lời tựa Tìm mua: Lửa Trong Cái Trí TiKi Lazada Shopee PHẦN I Khai mở Lời giảng 23 Ý thức là gì? 42 Cái trí của Krishnamurti 68 Năng lượng và Chú ý 92 Gốc rễ trung tâm của Sợ hãi 106 Một Đối thoại về Chết 119 Bản chất của Thượng đế 133 Liệu Bộ não có thể tự làm mới mẻ lại? 152 Kết thúc sự Sợ hãi 172 Quyển sách của Nhân loại 187 Phơi bày Cái nguồn 206 Bộ não, Cái trí, Trống không 237 Văn hóa là gì? 260 Tôi Bắt đầu ở đâu? 288 Liệu có một Thời gian của Không-Chuyển động? 308 PHẦN II Sinh tồn thuộc Sinh học và Thông minh 327 Cái trí và Quả tim 348 Từ bi như Năng lượng vô hạn 365 Liệu Bộ não có thể được tự do khỏi sự Giới hạn riêng của nó 387 Thông minh, Máy tính và Cái trí máy móc 405Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lửa Trong Cái Trí PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.