Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng (Nguyễn Huy Tưởng)

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô... Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957) và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996).

"Lá cờ thêu sáu chữ vàng xoay quanh nhân vật trung tâm là người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Là nhà văn làm văn nghệ về đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng còn làm luôn cả công việc của nhà nghiên cứu sử học. Tác phẩm của ông vỗ cánh trên cái nền vững chắc của sử học, để lấp lánh, tỏa sáng bằng một thứ ánh sáng rạng rỡ bởi sự trung thực, khả tín. Ở Lá cờ thêu sáu chữ vàng, không chỉ nhân vật chính là Trần Quốc Toản, mà cả những nhân vật phụ, không phải chỉ cốt truyện chung chung, mà cả những tình tiết, chi tiết, đều có những hiệu quả kèm độ tin cậy như thế."

(Lê Văn Lan, Nguồn sáng của một nhà văn đi trước). Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho biết, thuở nhỏ từng say mê đọc các truyện Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi, mà ấn tượng nhất là Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại “Trẻ con hàng phố ngày ấy, chuyền tay nhau đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, say sưa đến nỗi, còn đóng vai Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, rồi cả Ô Mã Nhi, Thoát Hoan... chia phe ra tỷ thí bên bãi cỏ rộng ở vườn hoa đền Bà Kiệu”...

(Hồng Minh, Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội ) Tìm mua: Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng TiKi Lazada Shopee

Và thông tin thêm từ wikipedia.org:

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚, 1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết. Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2-2 âm lịch.

Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:

Quốc Toản là trẻ có tài,

Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,

Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung

Thật là một đấng anh hùng,

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng PDF của tác giả Nguyễn Huy Tưởng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đại Thắng Mùa Xuân (Văn Tiến Dũng)
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ của dân tộc Việt Nam ta đến thắng lợi huy hoàng, trọn vẹn: non sông thu về một mối, đất nước sạch bóng quân xâm lược.Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một dấu son chói lọi, một võ công hiển hách nhất, đồng thời đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng, có tầm vóc và ý nghĩa to lớn trong lịch sử thế giới thế kỷ 20.Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử vô cùng quý giá đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Thắng Mùa Xuân PDF của tác giả Văn Tiến Dũng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Binh Thư Yếu Lược (Trần Hưng Đạo)
Ngô Tiên Chúa cả phá quân Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô-mã-nhi, đều là ở sông Bạch Đằng và đều là những chiến công lừng lẫy nhất của nước ta. Danh tiếng các vị hào kiệt ấy đời đời còn mãi với ngàn thu sông núi. Binh Thư Yếu Lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự. Binh Thư Yếu Lược gồm có 4 quyển, với các chương như sau: - Quyển I gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh. - Quyển II gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối. Tìm mua: Binh Thư Yếu Lược TiKi Lazada Shopee - Quyển III gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến. - Quyển IV gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng. Mục Lục: Lời giới thiệu Tiểu sử Trần Quốc Tuấn Tiểu sử Đào Duy Từ Thuyết minh về bản dịch Binh thư yếu lược Quyển I Quyển II Quyển III Quyển IV Phụ: Hổ trướng khu cơ Quyển 1: Tập Thiên Quyển 2: Tập Địa Quyển 3: Tập NhânĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Binh Thư Yếu Lược PDF của tác giả Trần Hưng Đạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bàn Về Trung Quốc (Henry Kissinger)
Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những ảnh hưởng nhất định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà còn quan tâm nghiên cứu, tham khảo chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc.Tuy nhiên, quan hệ quốc tế châu Á - Thái Bình Dương hiện tại đang rất “nóng” với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc - cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ - cường quốc truyền thống. Và Việt Nam - với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết.Cuốn sách tham khảo Bàn về Trung Quốc (On China) của Tiến sĩ Henry A. Kissinger, nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford (1968 -1975); thể hiện chính sách ngoại giao với nước lớn của Mỹ và Trung Quốc. Để bạn đọc dễ tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, sách đã giữ nguyên một số nhận định, đánh giá của ông Henry Kissinger có thể trái chiều với nhiều học giả khác và chúng ta.Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo cho cán bộ, chiến sĩ Công an và độc giả hiểu được những quan điểm trái chiều về cân bằng quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XXI, về một Trung Quốc từ truyền thống đến hiện đại…; từ đó góp phần nâng cao nhận thức, góp phần đấu tranh chống những quan điểm tư tưởng sai trái với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm làm thất bại âm mưu và thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Về Trung Quốc PDF của tác giả Henry Kissinger nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
An Nam Chí Lược (Lê Tắc)
An Nam chí lược là 1 bộ sử Việt Nam, do soạn giả Lê Tắc biên soạn năm 1335. Sách chủ yếu ghi chép về các văn bản, thư từ ngoại giao trao đổi giữa nhà Nguyên với nhà Trần cũng như phong tục, tập quán của người dân Giao Chỉ. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook An Nam Chí Lược PDF của tác giả Lê Tắc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.