Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bí mật của Phan Thiên Ân (Alan Phan)

Những bài học về tinh thần, tâm linh và trí tuệ đã được chính tiến sĩ Alan Phan chắp bút & phóng tác lại theo nguyên tác của cuốn sách vô giá theo thời gian “Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới” của Og Mandino.

Lối viết dung dị, đơn giản: dùng một câu chuyện với bối cảnh thân thuộc và mười tờ kinh để thắp nên những bài học thay đổi cuộc đời - tất cả sẽ làm nên những sự thay đổi “diệu kì” khi ta áp dụng triệt để.

Trong cuốn sách người đọc sẽ tìm thấy nhiều bất ngờ thú vị về việc khám phá chính bản thân và sức mạnh nội tại của mình qua ngòi bút “không-kinh-tế” và “đầy tính triết lý nhân sinh” của một “triết gia doanh nhân” bậc thầy Alan Phan.

“Con đường để đạt được thành công và giàu có đều có những thử thách. Và để thành công hay giàu có cần phải có kinh nghiệm và bí quyết.

Tất cả những công thức thành công, hạnh phúc, bình an và tiền bạc của những người giàu nhất thế giới sẽ được gói gọn trong cuốn sách này qua 10 tờ kinh. Mỗi tờ kinh là những lời chỉ dạy của tiền nhân, chứa đựng một nguyên lý, một định luật, một sự thực căn bản mà người đọc phải thấu hiểu và ghi khắc vào tiềm thức. Khi bạn đã đưa những nguyên lý này vào tận bản năng, bạn sẽ có quyền lực để thâu lượm tất cả sự giàu sang mà bạn muốn.” Tìm mua: Bí mật của Phan Thiên Ân TiKi Lazada Shopee

***

Đây là một quyển sách có lai lịch vô cùng đặc biệt. Các bạn sinh sống ở vùng Nam California chắc nhiều người còn nhớ khoảng 10-12 năm về trước, cuốn sách này được một người hoặc một tổ chức ẩn mặt gửi tặng miễn phí bất kể số lượng cho bất cứ ai hỏi xin bằng cách viết thư tới một địa chỉ PO Box. Một số lượng lớn ấn bản đã được phân phối đến tay người đọc, tạo nên một tính cách huyền thọai cho câu chuyện.

Tôi không thể nói gì nhiều về quyển sách này ngòai việc giá trị của quyển sách, cả về mặt thực tế lẫn mặt tinh thần đều không phải dễ xác định, và trong số bạn đọc của thư quán có lẽ sẽ có người cảm thấy một tác động nào đó từ sách đến cuộc đời của mình.

Tôi không giữ được bản chính của quyển sách mà chỉ có 1 bản đánh máy lại. Đến khi post lên đọc lại thì thấy người đánh máy quá cẩu thả, đôi chỗ thừa thiếu 1 vài chữ, làm mất đi một ít sự trôi chảy của mạch văn, tuy không có hại nhiều lắm. Tôi đã cố gắng sửa lại theo trí nhớ của mình những chỗ có thể sửa. Hy vọng bạn nào giữ được quyển sách này sẽ giúp tôi phục hồi nguyên bản.

Lời Tựa

Tôi nhớ một buổi tối đàm đạo với một người trẻ tuổi về giá trị của đồng tiền. Giọng cô ta hăng say “Có những thứ mà đồng tiền không thể mua được”, tôi cười đùa “Đồng ý, nhưng đó là những thứ mà tôi không cần”.

Nói vậy nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn thông cảm cái băn khoăn của tuổi mới lớn về tiền bạc. Tôi đã lớn lên với câu kinh thánh như “Người giàu mà lên được Thiên Đường còn khó hơn con Lạc Đà chui qua lỗ kim”, hay những lời nói được ghi là danh ngôn như “Không có tài sản lớn lao nào mà không thu nhập bằng tội ác” rồi những so sánh chế diễu về những tên trọc phú với kẻ thanh bần.

Lớn lên, ra đời, sau bao nhiêu bài học về tủi nhục, nghèo hèn, thua kém và thất bại, tôi bắt đầu biết kính trọng giá trị của đồng tiền. Tôi không biết cái nghèo có mang lại hạnh phúc hay nhân cách cho ta không? Nhưng tôi thấy người ta đã nhân danh cái nghèo để bào chữa cho bao nhiêu tội ác, từ đấu tranh giai cấp cho đến trộm cướp lường gạt.

Nhưng từ kính trọng đồng tiền đến thờ phượng nó lại là một thái cực bao người đã lầm lỗi. Chính tôi cũng đã bỏ mất bao thì giờ để tìm cách làm giàu theo kiểu gia tốc của Mỹ, kiểu fast food, (something for nothing, get rich quick). Lại thêm một lô những bài học. Các triết lý nhân quả của nhà Phật mà tôi đã bỏ quên luôn luôn hiện diện.

Muốn có trái ăn, phải biết trồng cây. Đồng tiền chỉ là những trái quả tạo thành từ hạt giống, công sức và thời gian cùa mình. Không chịu bỏ gỗ vào lò sưởi mà ngồi đợi hơi nóng, thì cái đợi chờ phải là thiên thu.

Sau những bước vấp đó, tôi bắt đầu đi trong vững vàng. Xã hội và sở thuế bắt đầu sắp tôi vào danh sách những người giàu có. Có tiền, tôi thấy mình rộng lượng hơn, thương và kính trọng tha nhân hơn, nhưng trên hết, tôi thương và kính trọng tôi hơn. Những mặc cảm với những người dân đã đô hộ chúng ta như người Mỹ, người Nhật, người Tàu, người Pháp đã biến mất.

Tôi viết cuốn sách này để kỷ niệm ngày tôi thoát xác, bay cao với thế giới. Tôi viết cho tôi, hơn là cho bất cứ ai. Cuốn sách như cuốn nhật ký, giữ kín ở một góc tối nào trong đống sách vở tài liệu thu gom từ bao năm đi và sống.

Nhưng một buổi tối ở khách sạn Metropole ở Hà Nội làm tôi thay đổi ý định. Tôi đến Việt Nam với một phái đoàn đầu tư của một công ty lớn của Mỹ. Tên chủ tịch chiếm một phòng lớn nhất gọi là Presidential suite. Tôi chỉ ở một Junitor Suite, tiền phòng chỉ có 420 Đô la mỗi ngày, nhưng cũng bằng tiền lương nguyên năm của một kỹ sư trẻ ở xứ mình.

Tối đó, sau một ngày họp hành mệt nghỉ, tên chủ tịch Mỹ kéo tôi xuống Bar, ngồi uống rượu nghe hắn đánh đàn dương cầm nghêu ngao bài “ My way”. Chung quanh cả bọn điếu đóm lăng xăng hát theo, kể cả những tên không ở trong phái đoàn. Tôi nhìn quanh tất cả đều là ngoại quốc, trừ những anh bồi bàn.

Tôi chợt thấy thật cô đơn trong cái ồn ào và trong cái tráng lệ tuyệt mỹ của một khách sạn năm sao. Tôi thèm muốn bóng dáng của người Việt, mong có thêm những bạn đồng hành cùng quê hương cho tôi khỏi thấy mình vong thân ngay trên xứ sở của mình.

Tôi cho in lại cuốn sách này để mong những người Việt đi sau tránh những lỗi lầm và thu ngắn cuộc hành trình để gia nhập cộng đồng thế giới với niềm hãnh diện và trong sự kính nể của những người ngoại quốc. Tôi nghĩ là người đọc không cần biết tên tuổi tôi làm gì nên xin được ghi là “VÔ DANH”. Tôi không định kiếm tiền bằng cuốn sách này, nên xin gửi cho các cơ quan thiện nguyện bán và lấy tiền gây quỹ cho họ.

Ai không có phương tiện mua, thư về cho nhà xuất bản, chúng tôi sẽ gửi tặng. Tôi cũng không giữ bản quyền. Ai nghĩ là điều gì trong cuốn sách có lợi, xin tự cho trích dịch hay xuất bản lại. Nếu có lòng, xin mua thêm nhiều cuốn gửi tặng bạn bè. Vả lại, sau năm ngàn năm văn hiến của nhân loại, không có tư tưởng ý kiến nào là mới lạ. Mọi dòng chữ trong cuốn sách này chỉ là một góp nhặt bắt chước từ nhiều nơi.

Lời chót tôi xin thưa với những người bạn trẻ là đừng bao giờ nghĩ rằng: “Đồng tiền sẽ giải quyết được mọi việc”. Tuy không quên những lợi ích do đồng tiền mang lại, nhưng tôi cũng không bao giờ quên những phúc lộc không cần đến tiền. Tôi có một bộ áo vét rất đẹp để trong tủ.

Chiếc áo này hơi lạ là không có túi, tôi đã lấy dao cạo hết áo túi ra rồi. Đây là bộ áo cuối cùng tôi sẽ mặc khi chết. Nó nhắc nhở tôi rằng khi nằm xuống, tôi không cần bất cứ một túi đựng cho bất cứ một đồ vật gì.

Cho nên khi có người hỏi tôi tại sao trong công việc làm ăn, tôi cứ thích cho FREE nhiều thứ sản phẩm, nhiều dịch vụ. Tại sao tôi không có vẻ gắn bó gì lắm với tiền bạc. Tôi đã cười nói “ Khi bạn không cần phải hỏi điều đó, bạn sẽ có câu trả lời."

Mong bạn lên đường. Khi đi là sẽ đến.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Alan Phan":Bí mật của Phan Thiên ÂnDành Tặng Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn CầuĐừng Hoang Tưởng Về Biển LớnKhông Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí mật của Phan Thiên Ân PDF của tác giả Alan Phan nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi (Huyền Chip)
“Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình của châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” - “Châu Á là nhà. Đừng khóc!” có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã. Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn đến cùng cực, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền. Với “Đừng chết ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.” --- Viết cho Bim, Hy vọng một ngày nào đó khi lớn lên, em sẽ hiểu điều chị muốn gửi gắm đến em qua quyển sách này. Tìm mua: Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi PDF của tác giả Huyền Chip nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi (Huyền Chip)
“Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình của châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” - “Châu Á là nhà. Đừng khóc!” có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã. Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn đến cùng cực, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền. Với “Đừng chết ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.” --- Viết cho Bim, Hy vọng một ngày nào đó khi lớn lên, em sẽ hiểu điều chị muốn gửi gắm đến em qua quyển sách này. Tìm mua: Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi PDF của tác giả Huyền Chip nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc (Huyền Chip)
Cảm nhận: " Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm" - Tiền Phong "'Ta ba lô' không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền" - CAND "Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt." - Yahoo! News "Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng." - Thanh Niên Tìm mua: Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc TiKi Lazada Shopee "Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip." - Radio Australia Trích đoạn: Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi "vòng quanh thế giới" như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi "vòng quanh thế giới" chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ "lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ". Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó. Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia. Khi còn “la liếm” với dân công nghệ, tôi có quen Preetam Rai - nổi tiếng trong giới vì ở đâu cũng có mặt. Sinh ra ở Ấn Độ, sống và làm việc ở Singapore, Preetam đi khắp các nước châu Á tham gia đủ các thể loại hội thảo công nghệ. Anh thỉnh thoảng hay bảo tôi: "Này, tổ chức cái gì ở Việt Nam đi để anh có cớ qua." Khi nghe tôi kể lể tình hình, anh tặc lưỡi: "Đi đi, không đắt lắm đâu. Dùng CouchSurfing thì khỏi mất tiền ở khách sạn." CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba-lô. Nếu nhà có phòng trống, ghế sofa (couch) hay bất cứ chỗ nào ngủ được, bạn có thể đăng lên CouchSurfing với tư cách host (chủ nhà). Dân du lịch ba-lô đến một thành phố nào đó không có chỗ ở thì lên CouchSurfing gửi yêu cầu cho host xin ở nhờ. Những ngày ở Malaysia buồn, tôi cũng hay tham gia mấy buổi gặp mặt CouchSurfer (từ dành chỉ những người dùng CouchSurfing). Couchsurfer là dân lang thang nên tính tình đều khá cởi mở, thân thiện, tôi thích. Nhưng tôi chưa bao giờ ở nhờ cả. Thứ nhất là vì tôi cũng không cần, thứ hai là vì tôi cũng hơi sợ. Lần này thì là cơ hội tuyệt vời để thử. Brunei là một đất nước đắt đỏ, nổi tiếng. Đọc trên mạng tôi được biết cả nước chỉ có một Youth Hostel giá khoảng 10$/đêm, còn lại các khách sạn khác đều khoảng 200$. Youth Hostel thì hên xui, khách sạn thì tôi không có tiền, CouchSurfing là lựa chọn duy nhất. CouchSurfing hoạt động dựa vào mức độ tin tưởng đánh giá qua những lời giới thiệu mà người khác để lại trên profile của bạn. Lúc đó, hồ sơ tôi trống trơn vì không có lời giới thiệu nào, nhưng may mà tôi có cái blog khá tử tế, nên gửi yêu cầu ở nhờ nào cũng tương cái blog mình vào đó. Tôi gửi yêu cầu tới 3 người thì 2 người đồng ý là Phillips và Rudy. Cả 2 đều bảo tôi gửi họ thông tin chuyến bay xem họ có ra đón tôi được không. Taxi từ sân bay về Bandar Seri Begawan rất đắt, khoảng $20. Xe buýt thì khó đoán. Tôi gửi thông tin cho cả hai, định bụng ai trả lời trước thì sẽ ở cùng người đấy. Nhưng đến hôm trước khi ra sân bay tôi vẫn chẳng thấy ai trả lời. Tôi lúng túng không biết làm thế nào, nhưng quyết tâm đi rồi thì cứ phải đi chứ biết làm sao. Tôi đi ra sân bay lúc 6h sáng, trời còn tối âm ỉ. Tôi không đánh thức bạn ở cùng nhà dậy mà chỉ để chìa khóa lại trên bàn. Đi ra đến cổng, bác bảo vệ đang ngái ngủ thấy tôi thì vui vẻ hẳn lên. "Chip, đi đâu mà sớm vậy?" "Cháu ra sân bay đi Brunei ạ." "Thích ha, thế bao giờ quay lại đây dẫn bác sang Việt Nam?" Tự nhiên tôi không biết trả lời thế nào. Đến lúc đấy tôi mới phần nào nhận ra rằng có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại bác. Cổ họng tôi nghẹn cứng lại. Tôi cười cầu tài rồi đi vội ra bến metro. Tàu sớm trống trơn, tôi ngồi một mình một toa mà lòng buồn xo. Tôi đi vội vã quá. Tôi quyết định đi ngày 9/5, bay ngày 13/5. 4 ngày vừa qua tôi cắm đầu vào lo đủ mọi chuyện mà không hề nghĩ đến khả năng nếu tôi thành công, tôi sẽ phải chia tay với Kuala Lumpur. Bao nhiêu người tôi yêu quý ở đây mà tôi chưa có dịp chào tạm biệt. Không biết mọi người có trách mình không nhỉ? Tôi thở dài, ngủ quên lúc nào không biết. Đến sân bay, tôi thấy mình có tin nhắn từ Phillips. Tôi nhắn tin cho Rudy bảo đừng đến đón tôi nữa rồi tắt vội điện thoại. Brunei, here I come! (trích Đi bừa đi)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc PDF của tác giả Huyền Chip nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc (Huyền Chip)
Cảm nhận: " Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm" - Tiền Phong "'Ta ba lô' không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền" - CAND "Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt." - Yahoo! News "Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng." - Thanh Niên Tìm mua: Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc TiKi Lazada Shopee "Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip." - Radio Australia Trích đoạn: Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi "vòng quanh thế giới" như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi "vòng quanh thế giới" chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ "lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ". Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó. Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia. Khi còn “la liếm” với dân công nghệ, tôi có quen Preetam Rai - nổi tiếng trong giới vì ở đâu cũng có mặt. Sinh ra ở Ấn Độ, sống và làm việc ở Singapore, Preetam đi khắp các nước châu Á tham gia đủ các thể loại hội thảo công nghệ. Anh thỉnh thoảng hay bảo tôi: "Này, tổ chức cái gì ở Việt Nam đi để anh có cớ qua." Khi nghe tôi kể lể tình hình, anh tặc lưỡi: "Đi đi, không đắt lắm đâu. Dùng CouchSurfing thì khỏi mất tiền ở khách sạn." CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba-lô. Nếu nhà có phòng trống, ghế sofa (couch) hay bất cứ chỗ nào ngủ được, bạn có thể đăng lên CouchSurfing với tư cách host (chủ nhà). Dân du lịch ba-lô đến một thành phố nào đó không có chỗ ở thì lên CouchSurfing gửi yêu cầu cho host xin ở nhờ. Những ngày ở Malaysia buồn, tôi cũng hay tham gia mấy buổi gặp mặt CouchSurfer (từ dành chỉ những người dùng CouchSurfing). Couchsurfer là dân lang thang nên tính tình đều khá cởi mở, thân thiện, tôi thích. Nhưng tôi chưa bao giờ ở nhờ cả. Thứ nhất là vì tôi cũng không cần, thứ hai là vì tôi cũng hơi sợ. Lần này thì là cơ hội tuyệt vời để thử. Brunei là một đất nước đắt đỏ, nổi tiếng. Đọc trên mạng tôi được biết cả nước chỉ có một Youth Hostel giá khoảng 10$/đêm, còn lại các khách sạn khác đều khoảng 200$. Youth Hostel thì hên xui, khách sạn thì tôi không có tiền, CouchSurfing là lựa chọn duy nhất. CouchSurfing hoạt động dựa vào mức độ tin tưởng đánh giá qua những lời giới thiệu mà người khác để lại trên profile của bạn. Lúc đó, hồ sơ tôi trống trơn vì không có lời giới thiệu nào, nhưng may mà tôi có cái blog khá tử tế, nên gửi yêu cầu ở nhờ nào cũng tương cái blog mình vào đó. Tôi gửi yêu cầu tới 3 người thì 2 người đồng ý là Phillips và Rudy. Cả 2 đều bảo tôi gửi họ thông tin chuyến bay xem họ có ra đón tôi được không. Taxi từ sân bay về Bandar Seri Begawan rất đắt, khoảng $20. Xe buýt thì khó đoán. Tôi gửi thông tin cho cả hai, định bụng ai trả lời trước thì sẽ ở cùng người đấy. Nhưng đến hôm trước khi ra sân bay tôi vẫn chẳng thấy ai trả lời. Tôi lúng túng không biết làm thế nào, nhưng quyết tâm đi rồi thì cứ phải đi chứ biết làm sao. Tôi đi ra sân bay lúc 6h sáng, trời còn tối âm ỉ. Tôi không đánh thức bạn ở cùng nhà dậy mà chỉ để chìa khóa lại trên bàn. Đi ra đến cổng, bác bảo vệ đang ngái ngủ thấy tôi thì vui vẻ hẳn lên. "Chip, đi đâu mà sớm vậy?" "Cháu ra sân bay đi Brunei ạ." "Thích ha, thế bao giờ quay lại đây dẫn bác sang Việt Nam?" Tự nhiên tôi không biết trả lời thế nào. Đến lúc đấy tôi mới phần nào nhận ra rằng có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại bác. Cổ họng tôi nghẹn cứng lại. Tôi cười cầu tài rồi đi vội ra bến metro. Tàu sớm trống trơn, tôi ngồi một mình một toa mà lòng buồn xo. Tôi đi vội vã quá. Tôi quyết định đi ngày 9/5, bay ngày 13/5. 4 ngày vừa qua tôi cắm đầu vào lo đủ mọi chuyện mà không hề nghĩ đến khả năng nếu tôi thành công, tôi sẽ phải chia tay với Kuala Lumpur. Bao nhiêu người tôi yêu quý ở đây mà tôi chưa có dịp chào tạm biệt. Không biết mọi người có trách mình không nhỉ? Tôi thở dài, ngủ quên lúc nào không biết. Đến sân bay, tôi thấy mình có tin nhắn từ Phillips. Tôi nhắn tin cho Rudy bảo đừng đến đón tôi nữa rồi tắt vội điện thoại. Brunei, here I come! (trích Đi bừa đi)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1: Châu Á Là Nhà, Đừng Khóc PDF của tác giả Huyền Chip nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.