Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vĩnh Sinh - Phần 3 (Mộng Nhập Thần Cơ)

Thân Thể, Thần Thông, trường sinh, Thành tiên, vĩnh sinh, năm cảnh giới. Một sinh linh hèn mọn, làm Thế nào mở ra cánh cửa vĩnh sinh? Trong Thiên Địa, kết cấu Thân Thể, Thần Thông huyền bí, trường sinh tiêu dao, lực lượng Thành tiên, hy vọng vĩnh sinh, đều ở trong đó. Pháp bảo tân kỳ vô cùng vô tận, Thế giới mới, Môn phái tiên đạo, nhân, yêu, Thần, tiên, ma, vương, hoàng, đế, nhân gian cùng yêu hận tình cừu...Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Nhập Thần Cơ":Lâm Vũ Thiên HạVĩnh SinhVĩnh Sinh - Phần 2Vĩnh Sinh - Phần 3Vĩnh Sinh - Phần 4

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vĩnh Sinh - Phần 3 PDF của tác giả Mộng Nhập Thần Cơ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bước Chạy Thanh Xuân (Miura Shion)
ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT CỦA THANH XUÂN LÀ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC! Chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể. Mãi mãi không thể chạm vào vạch đích đó. Như tuổi thanh xuân lỡ mơ mộng và chỉ mơ mộng mà thôi. Không dám thử sức, không dám hết mình. Trong những năm tháng tuổi trẻ ấy, ở khu trọ Chikusei, có 9 chàng trai trẻ tuổi, mang trong mình những trăn trở, những sở thích và tính cách hoàn toàn khác biệt, cùng nhau ngày qua ngày sống một cuộc đời giản đơn, nhạt nhẽo. Ngỡ như tuổi trẻ của họ sẽ trôi qua mà chẳng có gì đáng nhớ. Tìm mua: Bước Chạy Thanh Xuân TiKi Lazada Shopee Cho đến khi chàng trai Kakeru như ngọn lửa sáng xuất hiện khiến đóm tàn trong ý chí của Kiyose - người say mê điền kinh và khao khát trở lại đường đua cháy bừng rực rỡ trong phút chốc. Hai người họ, bằng cách nào đó đã khiến 8 chàng trai khác trong khu trọ Chikusei, những người ban đầu vốn không mấy ưa chuyện vận động và chẳng hề có chút kinh nghiệm nào trong bộ môn điền kinh, bỗng nhiên cũng nuôi mộng Hakone - đường đua được cả Nhật Bản dõi theo và bao người mơ ước được đặt chân đến một lần trong đời. Thanh xuân của họ bắt đầu với ngọn lửa đam mê nhen nhóm rồi rực sáng như thế. Những giờ tập đẫm mồ hôi, những đánh đổi trong thói quen sinh hoạt và sở thích, những tranh cãi nảy lửa, một quá trình đầy rẫy khó khăn và thiếu thốn. Nhưng những chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết ấy chưa bao giờ từ bỏ, ngược lại ngày một khao khát mãnh liệt hơn để chạm đến vạch đích trên đường đua Hakone.*** “Cậu có biết lời khen tặng quý giá nhất đối với một người chạy trên đường đua là gì không? Nhanh. Không phải, là mạnh mẽ.” Phải rồi, tuổi trẻ cũng giống như đường đua. Sự quý giá nhất không phải nhanh hay chậm, giỏi hay tệ mà là sự mạnh mẽ. Mạnh mẽ đối đầu với thử thách, mạnh mẽ theo đuổi những thứ mình đặt ra, mạnh mẽ vươn đến những ranh giới mà mình nghĩ mình không thể chạm vào. Đó chính là điều tuyệt vời nhất của thanh xuân, những bước chạy không ngừng nghỉ để phá vỡ giới hạn của bản thân. Những bước chạy ấy, có thể sẽ không hoàn hảo, có thể sẽ không phải là nhanh nhất, nhưng quan trọng là họ đã dám vượt lên chính bản thân, dám đánh đổi để thành công, dám mơ ước để đạt đến những ranh giới cao hơn, xa hơn và rực rỡ hơn trong tuổi trẻ của mình!***Bước chạy thanh xuân - cuốn sách tràn đầy nhiệt huyết dành cho những người trẻ của Miura Shion, tác giả tiểu thuyết xuất sắc của Nhật Bản. Cuốn sách sẽ khiến bạn nhận ra rằng chẳng có giới hạn nhất định nào cho con người. Chỉ cần chúng ta đủ kiên nhẫn, đủ can đảm và đủ tin tưởng vào chính bản thân mình, mọi chuyện nhất định sẽ thành công.***Đi bộ từ tuyến đường số 8 đến khu vực này mất chừng 20 phút. Không khí ban đêm thật trong lành. Đèn đường trong khu phố đơn điệu chỉ còn sáng vài cây. Xung quanh trở về với vẻ tĩnh lặng. Vừa bước đi trên con đường hẹp một chiều dành cho người đi bộ, Kiyose Haiji vừa ngước nhìn bầu trời đêm. Màn sao ở đây không thể so với quê nhà Shimane của anh được, nhưng rõ ràng Tokyo vẫn có riêng của mình vài đốm sáng yếu ớt. Anh ước gì bây giờ có thể thấy được sao băng. Nhưng nền trời vẫn lẳng lặng chẳng hồi đáp. Gió gợn qua cổ anh. Sắp tới tháng tư rồi mà trời vẫn còn rét căm căm. Làn khói bốc lên từ nhà tắm "Tsurunoyu" bay về phía những mái nhà thấp lè tè. Kiyose không nhìn trời nữa, mà vùi cằm vào cổ chiếc áo khoác kiểu Nhật, chân bước nhanh hơn. Nước nóng của nhà tắm công cộng ở Tokyo nóng thật. Hôm nay kiyose cũng đứng lên ngay sau khi trầm hết cơ thể trong bồn. Bác thợ xây - khách quen của"Tsurunoyu" nhìn thấy cảnh đó liền bật cười: "Vẫn nhát như mọi khi nhỉ, Haiji? Dân Edo chính gốc hồi ấy tắm nước nóng đến nỗi bỏng mông luôn đó." Giọng của bác thợ xây vọng lại từ trần nhà lát gạch men. Chẳng có bóng người nào phía nhà tắm nữ. Có lẽ trong đây chỉ có mỗi kiyose và bác thợ xây. "Cháu lúc nào cũng thắc mắc, không biết có nên hỏi chuyện này không..." "Gì đó?" "Khu này không phải vùng ngoại ô mà là nằm trên đồi bác nhỉ?" Cạo râu xong, kiyose lại bước đến bên bồn. Vừa nhìn vào ánh mắt bác thợ xây anh vừa vặn vòi nước. Nhiệt độ của nước lần này khác với lần trước. Kiyose yên tâm bước chân vào. "Có thể phân biệt đâu là khu ngoại ô đâu là khu trên đồi, xem ra cậu cũng quen với cuộc sống ở đây rồi?" "Cũng được bốn năm rồi mà ạ." "Chikusei thế nào rồi? Năm nay nhắm hết phòng nổi không?" "Còn một người nữa. Cháu cũng chẳng biết phải tính sao." "Thế tức là nổi chứ gì?" "Vâng." Kiyose thật lòng nghĩ thế. Đây là năm cuối cùng rồi. Cơ hội ngàn năm có một sắp sửa cận kề. Chỉ một người nữa thôi. Kiyose theo bác thợ xây bước ra khỏi nhà tắm. Bác dắt xe đạp, còn anh thong dong rảo bước bên cạnh. Nhờ tắm nước nóng nên kiyose hoàn toàn không thấy lạnh. Lúc anh tính cởi áo khoác ra thì đằng sau lưng chợt vang lên tiếng chân chạy, rồi tiếng la hét. Ngoái đầu lại, Kiyose trông thấy con đường hẹp phía trước có hai bóng người. Để thoát khỏi bóng người đàn ông đang hét toáng lên, bóng đen còn lại đang phóng về phía Kiyose và bác thợ xây. Trong chớp mắt, cái bóng ấy đã áp sát hai người bọn họ. Là một thanh niên, vẫn còn quá trẻ, Kiyose vừa nghĩ thế thì cậu ta đã kịp chạy biến. Nhân viên cửa hàng tiện lợi đuổi theo sau với tốc độ chậm hơn nhiều. Cậu thanh niên vừa này tông qua vai Kiyose không có lấy một nhịp thở dốc. Kiyose theo phản xạ định đuổi theo, nhưng bác thợ xây đã lên tiếng càm ràm. "Mấy thằng ăn cắp dạo này kinh thật." Nói mới nhớ, người nhân viên khi nãy cũng có kêu lên "Ăn cắp" thì phải. Nhưng Kiyose lại chẳng để ý đến chuyện đó vì trong phút chốc, anh đã bị thu hút bởi sức lực và đôi chân linh hoạt của cậu thanh niên kia. Kiyose vớ lấy chiếc xe đạp của bác thợ xây rồi leo lên. "Cho cháu mượn." Bỏ lại bác thợ xây với gương mặt ngơ ngác, Kiyose dốc toàn lực đạp xe đuổi theo vết tích cậu thanh niên đã biến mất vào đêm tối. Chính là cậu ta. Mình phải tìm cậu ta cho bằng được. Con tim Kiyose như bị nuốt chửng bởi dòng dung nham đặc quánh. Không có lý nào anh lại để mất dấu cậu ta. Trên con đường hẹp tối tăm này, thứ toả sáng duy nhất chỉ có hình dáng cậu thanh niên nọ. Áo khoác của Kiyose no gió. Cuối cùng thì xe đạp cuối cùng cũng chiếu đến cậu thanh niên kia. Thăng bằng tốt lắm. Kiyose cố gắng nén sự phấn khích để quan sát bước chạy của cậu ta. Lưng thẳng theo trục. Chân từ đầu gối trở xuống duỗi thẳng. Bờ vai thả lỏng, cổ chân nhịp nhàng nhận lấy sung động mỗi lần bàn chân chạm đất. Bước chạy vừa mềm mại vừa đầy uy lực. Có vẻ cậu ta đã phát hiện ra có người đang đuổi theo nên đến chỗ có ánh đèn đường liền ngoảnh đầu lại. Trông thấy khuân mặt nhìn nghiêng ấy, Kiyose không khỏi à lên một tiếng. Là cậu sao? Lòng anh dâng lên một cảm xúc, chẳng biết là niềm vui hay nỗi sợ hãi. Kiyose có linh cảm rằng đây nhất định là khởi đầu cho điều gì đó. Anh tăng tốc, lao lên chạy song song với cậu thanh niên. Như thể bị ai đó xui khiển, Kiyose vuột miệng hỏi: "Cậu thích chạy bộ à?" Cậu thanh niên đột ngột dừng lại rồi nhìn Kiyose với vẻ mặt không phải bối rối, cũng chẳng phải tức giận. Con ngươi đen láy ẩn chứa nhiệt huyết mãnh liệt soi ngược vào anh. Khoảnh khắc đó chính là lúc Kiyose nhận ra: Hạnh phúc và những điều tốt đẹp có lẽ tồn tại trên thế gian này thật. Đối với mình, tất cả những thứ ấy chính là chàng trai này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chạy Thanh Xuân PDF của tác giả Miura Shion nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bùn Lầy Nước Đọng (Hoàng Đạo)
Bùn lầy nước đọng là một trong những tác phẩm của Hoàng Đạo trong Tự lực văn đoàn. Tháng chín năm 1938, Hoàng Đạo cho xuất bản cuốn Bùn lầy nước đọng, vừa bày bán thì bị chính quyền thuộc địa Pháp ra lệnh tịch thu và cấm lưu hành. Đây là một tiểu luận chính trị nhằm mổ xẻ phân tích thảm trạng của nông thôn Việt Nam.***LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nhật báo TỰ DO tục bản đến nay đã được hơn hai năm. Nhờ sự đóng góp thiết thực về mặt vật chất và cao quý về phương diện tinh thần của bạn đọc thân mến, cơ sở mỗi ngày một tương đối vững vàng hơn. Để đền đáp phần nào sự chiếu cố ân cần của đồng bào các giới, chúng tôi quyết định từ nay sẽ hoạt động thêm về ngành xuất bản. Ngành xuất bản này sẽ cung cấp những món ăn tinh thần mà một tờ báo hàng ngày, dù muốn, cũng không thể làm được. Những sách sẽ ấn hành có thể thuộc về đủ các loại như sáng tác (truyện ngắn, truyện dài, kịch, thơ, tùy bút), biên khảo (về văn học, triết học, xã hội, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị), dịch thuật (cổ ngữ hoặc sinh ngữ)… Tìm mua: Bùn Lầy Nước Đọng TiKi Lazada Shopee Nội dung và hình thức của các sách ấy tùy thuộc hoàn toàn ở các nhà trước tác, kể từ văn hữu vẫn đã nhiều ít cộng tác với nhật báo Tự-do cho đến những tài năng mà xưa rày chúng tôi chưa từng có hân hạnh được nhận sự đóng góp trực tiếp. Riêng phần nhà xuất bản, chúng tôi chỉ làm công việc lựa chọn theo chủ trương « tự do » của Cơ Sở chúng tôi và theo các nhu cầu thiết yếu nhất của mọi tầng lớp công chúng. Kể từ đầu năm dương lịch 1959 này, ngành xuất bản của Tự Do sẽ ấn hành mỗi tháng ít nhất là một cuốn sách. Chúng tôi sẽ cố gắng để làm cho sách in ra mỗi ngày một hay hơn về nội dung, mỗi ngày một đẹp hơn về hình thức và nhất là mỗi ngày một hạ hơn về giá bán. Khẩu hiệu trên đây không phải là dễ có thể thực hiện. Nhưng chúng tôi nhất định sẽ dần dần thực hiện, vì tin tưởng ở sự gom công, góp sức của các tác giả, của các nhà sách, nhất là của những chủ nhân tinh thần của chúng tôi tức là chúng độc giả và toàn thể đồng bào các giới. Xin mời các bạn cùng viết, cùng làm, cùng phổ biến và cùng thưởng thức những món ăn tinh thần mà chúng tôi có hân hạnh trình bày. Saigon, một ngày cuối năm 1958***NĂM 1932, sau khi đã hoàn toàn dẹp xong cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân đảng, thống trị Pháp mở một cuộc thuyên chuyển lớn trong hàng ngũ viên chức bổn xứ nhằm gián đoạn liên lạc giữa những người trí thức Việt Nam yêu nước. Nhưng đối vời Nguyễn Tường Long, việc đổi từ Sàigòn ra Hà-Nội lại là một dịp may để ông cùng với anh em hoạt động. Nghiên cứu những kinh nghiệm mang lại do cuộc khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Thái Học và tổ chức V.N.Q.D.Đ, ông cùng với anh ruột là ông Nguyễn Tường Tam và một người bạn là ông Trần Khánh Giư tức Khái Hưng tự vạch ra một con đường chiến đấu trường kỳ đi tới giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Đó là con đường huấn luyện quần chúng bằng báo chí. Năm 1933 bộ ba này nhận lại một tờ báo đang sắp chết là tờ Phong Hóa của một người bạn là ông Phạm Hữu Ninh. Bằng một kỹ thuật học được của báo chí tiến bộ Âu Châu, bằng một lối hành văn mới và nhất là bằng giọng hài hước, họ đã làm cho tờ Phong Hóa sống lại và truyền bá rất mau. Chủ trương của bộ ba này lúc đầu là dùng nghệ thuật, văn chương để thu hút quần chúng, dùng cái cười làm khí giới để chen vào cuộc xung đột giữa hai khuynh hướng « theo mới » và « tồn cổ » mà họ đứng hẳn vào khuynh hướng triệt để theo mới. Khi đã thu hút được quần chúng rồi, họ bắt đầu chuyển sang việc truyền bá những tư tưởng cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội nhịp theo trào lưu tiến hóa của thế giới. Thanh thế của tờ báo càng lớn thì những người có tâm huyết có tài năng tìm đến hợp tác mỗi ngày một đông, và nổi bật nhất là Tú Mỡ tức Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ tức Nguyễn Thứ Lễ… Trong báo Phong Hóa, Nguyễn Tường Long lấy bút hiệu là Tứ Ly. Sở dĩ ông chọn bút hiệu này là vì muốn đả phá thói mê tín bốc phệ, ông đã chọn giờ xấu nhất trong ngày là giờ Tứ Ly làm tên hiệu. Thời kỳ này Tứ Ly rất ít khi viết những bài nghị luận chính trị, kinh tế hoặc xã hội mà chỉ chuyên về mặt đả kích. Bằng một lối văn hài hước khi thì nhẹ nhàng thâm thúy kiểu nhà nho, khi thì sâu cay độc địa kiểu những cây bút đả kich Tây phương, Tứ Ly đả kích tất cả những người và những việc mà ông cho là tiêu cực, là hủ bại, là cản đường tiến của xã hội. Bất cứ một chuyện nhỏ hay một chuyện lớn, ảnh hưởng quan trọng hay thoảng qua, tất cả đều có thể là những đầu đề cho Tứ Ly đả kích để đưa chủ trương « theo mới » những tư tưởng tiến bộ của mình ra: một vụ kiện tranh ngôi thứ, mọi biện pháp hành chính mới của thống trị Pháp, một thay đổi chức vị trong Triều đình Huế, một viên quan bị tố cáo ăn hối lộ, một câu văn viết không rõ ý của một tờ báo-khác, một tư tưởng nhai lại, thậm chí một nét mặt, một kiểu phục sức như cái mũi đỏ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, cái búi tóc củ hành của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố… tất cả đều bị Tứ Ly đưa lên mặt báo, bóc trần, mổ xẻ để đả kích bằng cả lý luận lẫn giọng cười. Báo Phong Hóa càng ngày có ảnh hưởng càng lớn. Mật thám Pháp dò biết Tứ Ly là linh hồn của cơ quan này nên đã ra lịnh đổi viên tham tá lục sự Nguyễn Tường Long từ Hà Nội vào Đà Nẵng nhằm tách rời ông khỏi bộ tham mưu. Nhưng trở lại miền Trung là Tứ Ly lại có thêm một dịp để đả kích chế độ cai trị cực kỳ khắc nghiệt của thực dân với những tay sai đắc lực của chúng trong hàng ngũ quan-lại Nam Triều. Vì thế, thực dân Pháp không còn cách nào khác là hạ lệnh đóng cửa tuần báo Phong Hóa. Lúc đó vào năm 1937. Nhưng báo Phong Hóa chết, nhóm của ông đã có sẵn nhà Xuất Bản Đời Nay để làm cầu liên lạc với người đọc qua những tác phẩm văn nghệ đã đăng trong báo đó. Thời kỳ này Tứ Ly không có một văn phẩm nào để xuất bản. Ít lâu sau, người anh thứ hai của ông là Nguyễn Tường Cẩm xin được ra một tờ báo khác là tuần báo Ngày Nay. Trong 18 số đầu, tờ Ngày Nay chuyên về hình ảnh và phóng sự với mục đích là tránh sự rình rập của thực dân Pháp. Từ số 19, tờ Ngày Nay bắt đầu đổi thể tài, chuyên về văn nghệ và Tứ Ly đổi tên là Hoàng Đạo để thỉnh thoảng viết một vài bài đả kích nhẹ nhàng. Ngược lại với bút hiệu chọn lần trước, với tờ Ngày Nay, Nguyễn Tường Long lấy giờ Hoàng Đạo là giờ tốt nhất trong ngày để thay cho tên Tứ Ly. Chính trong thời gian bắt đầu xây dựng tờ Ngày Nay, tác giả đã ghi chép một số những vụ xử án điển hình tại tòa Tiểu binh Hà Nội trong khi ông ngồi ghế lục sự tại tòa này và đăng trong mục « TRƯỚC VÀNH MÓNG NGỰA ». Dụng ý của ông khi viết mục này là vẽ lại cảnh sống cơ cực, trình độ thấp kém của người dân Việt Nam dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp qua sự xét định của tòa án của Pháp, theo luật lệ của Pháp, thứ luật lệ mà người Pháp vẫn tự hào là nhất thế giới. Qua nhiều lần thay đổi thể tài, phần văn nghệ dần dần được giới hạn và đưa từ trang đầu vào trang giữa rồi chuyển về những trang cuối của tờ báo, phần nghị luận chính trị kinh tế xã hội được tăng cường tùy theo tình hình chính trị và sự canh chừng của thực dân lúc đó. Cây bút nghị luận Hoàng-Đạo càng ngày viết càng nhiều và không ngừng đưa ra những tư tưởng tiến bộ, giới thiệu những khuynh hướng chính trị và cách mạng trên thế giới, khảo cứu thực trạng của xã hội Việt-Nam để dẫn dắt người đọc đi tới con đường cách mạng. Ông đã viết từng loạt bài nối tiếp từ Mười Điều Tâm Niệm mà ông coi như kim chỉ nam cho thanh niên thời ấy, đến Công Dân Giáo Dục để giới thiệu các chế độ chính trị, khuynh hướng dân chủ ở nước ngoài, cùng các chủ nghĩa chính trị, các đảng phái, từ chủ nghĩa vô chính phủ, đến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Cộng-sản. Các vấn đề xã hội trong nước được ông khảo xét một cách minh bạch từ đời sống nông dân sau lũy tre xanh đến những cảnh vật lộn cực khổ của lao động thợ thuyền ở thành thị với những loạt bài « Bùn Lầy Nước Đọng » và « Vấn đề Cần Lao ». Trong thời kỳ Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, ông đã có hoàn cảnh lên án cực kỳ nghiêm khắc chủ nghĩa thực dân xâm chiếm thuộc địa với loạt bài khảo cứu nhan đề « Thuộc địa Ký Ước ». Trong báo Ngày Nay ông cũng có viết một truyện dài nhan đề: Con Đường Sáng và một số truyện ngắn, nhưng ông chưa tìm ra được một lối viết truyện thích hợp. Sau này ông có để riêng một thời gian để nghiên cứu kỹ thuật về tiểu thuyết và ông đã xây dựng một số tác phẩm lớn nhưng đều phải bỏ giở vì những hoạt động cách mạng. Có thể nói rằng sự nghiệp văn chương của Hoàng-Đạo ngừng lại cùng lúc với tuần báo Ngày-Nay bị đóng cửa năm 1940 sau khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Và từ đó ông chuyên về các hoạt động cách mạng. Cuối năm 1910 vì tổ chức đảng Đại Việt Dân Chính chủ trương xây dựng lực lượng lợi dụng các biến cố quốc-tế để đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ triều đình Huế xây dựng một nước Việt-Nam độc lập và dân chủ mà ông cùng các đồng chí bị Pháp bắt giam và đưa đi đày tại trại an trí Vụ-Bản thuộc châu Lạc-Sơn tỉnh Hòa-Bình. Năm 1943 thực dân Pháp giải ông về quản thúc tại Hà-nội. Tháng 6 năm 1946 sau khi lực lượng cách mạng dân tộc bị kiệt quê trong cuộc nội chiến chống Việt-Minh cộng sản, ông cùng các chiến sĩ Quốc Dân Quân rút sang Trung-Quốc. Trú ở Côn Minh rồi sang Quảng Châu, ông bị bệnh đau tim và mất tại đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bùn Lầy Nước Đọng PDF của tác giả Hoàng Đạo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
BÙM (Mark Haddon)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook BÙM PDF của tác giả Mark Haddon nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bụi Cay Mắt Người (Nguyễn Văn Học)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bụi Cay Mắt Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Học nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.