Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

LAM SƠN THỰC LỤC (1431) - NGUYỄN TRÃI

(Khi sửa lại bộ Lam-sơn thực lục)

Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách "Thực lục". Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản-gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, ... 

Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? 

Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại-nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính-đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén-lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời-đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? 

Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.

Chúng tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ "Lam-sơn thực-lục sửa lại". Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ. Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng!

Công ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa. Khi ấy là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.

Đặc-tiến Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ Dương.

Gia-Tĩnh đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.

Quang-Tiến Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách, Sử-quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.

Triều-Liệt Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam... Sử-quán Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.

Mậu Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công Vọng.

Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an... Sử-quán Phó Toản-tu, tôi là Lê hùng Xưng.

Nội-sai Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh;

Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.

Cùng vâng sắc coi việc sửa sách.

Trị trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức.

Chính tự trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung.

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.

Tự-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh.

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.

Sứ coi sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương;

Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa.

Cùng vâng sắc viết:

Thợ mộc, người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in. 

Tựa của Vua Lê Thái-Tổ

Dịch âm

Trẫm duy: Vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ. Thúy như mộc, thủy, tất hữu căn, nguyên. Thị dĩ tự cổ Đế-vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Nhung; Chu chi thủy ư Hữu Thai... Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu; nguyên thâm tắc lưu trường. Phi Tiên-thế chi nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an-năng nhược thị tai?

Trẫm tao thị đa ạn, khai sáng vưu nan! Hạnh nhi Thiên dữ, Nhân quy, công-nghiệp hữu thành giả, thực do Tổ-tông tích đức lũy nhân chi sở trí dã! Trẫm niệm chi phất dĩ, nãi bút vu thư, mục viết "Lam-sơn thực lục", sở dĩ trong kỳ bản thủy chi nghĩa. Diệc dĩ tự Trẫm gian-nan chi nghiệp, dĩ thùy thị Tử-tôn vân.

Thì

Thuận-thiên tứ niên, trọng Đông-nguyệt, cốc nhật.

Lam-sơn động-chủ, tự.

Dịch nghĩa

Trẫm nghĩ: Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ. Ví như cây và nước, tất có gốc, nguồn. Bởi vậy, từ xưa các dòng Đế-vương nổi lên, như nhà Thương, bắt đầu từ Hữu Nhung; nhà Chu, bắt đầu từ Hữu Thai... Vì rằng: gốc thịnh thì là tốt, nguồn sâu thì dòng dài. Nếu không phải nhờ ở nhân-ân bồi-đắp được dày-dặn, phúc-đức chung-đúc được lớn-lao của các Đời-Trước, thì đâu có được như thế!

Trẫm gặp đời nhiều hoạn-nạn, mở nước, dựng nền, càng thấy khó-khăn! May mà Trời cho, Dân theo, gây nên được công-nghiệpp, ấy thực là nhờ ở các bậc Tổ-tông tích-lũy mãi nhân-đức, mà đi tới cả! Trẫm nghĩ về chuyện đó mãi bèn chép vào sách, gọi là "Lam-sơn thực lục" (Sách ghi chuyện thực núi Lam) cốt là để trọng nghĩa đầu gốc. Và cũng để kể rõ sự-nghiệp gian-nan của Trẫm, truyền-bảo lại cho con-cháu vậy.

Khi ấy là:

Ngày tốt, tháng giữa Đông, năm thứ-tư hiệu Thuận-thiên.

Chúa động Lam-sơn đề tựa. 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Hội kín xứ An Nam
Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa. Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín. Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín: “Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa.Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng. Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam ” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam. Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.
Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam
Sự dị biệt giữa các nền văn học có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất sự dị-biệt về ngôn ngữ từ khi loài người xây dựng Tháp Babel trong tội-lỗi (Sáng thế, XI, 7). Nhờ mầu-nhiệm Cứu thế, sự thống nhất ngôn ngữ nguyên thủy bắt đầu phục hồi khi Chúa Thánh- Thần Hiện Xuống (Công vụ Tông-đồ, II, 4-6) nhưng chỉ thể hiện toàn vẹn khi mạt thế trong cảnh toàn thể loài người đồng thanh ngợi-khen Thiên-Chúa (Khải-huyền- thư, VII, 9). Giáo-hội Công-giáo là bi-tích, là dấu-hiệu khả-kiến của sự phục-hồi thống-nhất nguyên thủy đang thành hình. Đó là một sự thống-nhất trong dị-biệt, thống nhất trong Tình Yêu Thiên Chúa, dị-biệt trong thề-cách diễn đạt với đặc điểm của từng dân-tộc, trong « y-phục rực-rỡ muôn màu » như lời Thành-Vịnh nói về Giáo hội (Thánh Vịnh 104).Bộ sách này có kỳ-vọng trình bày những màu sắc Việt-Nam của y-phục rực-rỡ ấy. Tôi muốn dùng hình ảnh này để nói đến văn học Công giáo Việt-Nam, một nền văn học dung hợp dân tộc tinh và công-giáo-tính, một thành phần bất-khả-phân của toàn thể văn học quốc-gia.
Lịch sử giáo hội Công giáo
Hầu hết những gì xảy ra trong Kitô Giáo ở thế kỷ thứ nhất thì quen thuộc với chúng ta, nhờ kinh thánh Tân Ước. Trong sách Tông Ðồ Công Vụ, chúng ta biết công cuộc truyền giáo đã nới rộng giáo hội của Ðức Giêsu Kitô từ nguyên thủy ở Giêrusalem, gồm những người Do Thái tòng giáo theo Ðức Kitô, đến những người Dân Ngoại ở nhiều nơi trong Ðế Quốc La Mã và cho đến tận Rôma. Sự bình an tương đối trong thế kỷ này, cũng như hệ thống đường bộ và đường thủy của người La Mã, đã giúp Kitô Giáo có thể phát triển nhanh chóng. Nền văn hóa chung và một ngôn ngữ chung cũng giúp cho sự bành trướng. Tuy nhiên, động lực chính của sự phát triển Kitô Giáo là Chúa Thánh Thần, Ðấng đã làm nên các tông đồ vĩ đại như Thánh Phaolô và các vị tử đạo như Stêphanô, là vị tử đạo đầu tiên. Khi Phúc Âm được loan truyền cho đến tận cùng trái đất bởi những nhà thừa sai Công Giáo vào nửa đầu thế kỷ mười bảy, Âu Châu đã đắm chìm trong các cuộc chiến tôn giáo cay đắng giữa người Công Giáo và Tin Lành và giữa các quốc gia theo Tin Lành. Cuộc chiến sau cùng xảy ra ở nước Ðức. Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648) được chấm dứt bằng Thỏa Ước Westphalia (1648), nó đã đem lại cho người Công Giáo, Luther và Calvin ở Ðức sự bình đẳng trước pháp luật. Trên thực tế, mỗi quốc gia hay mỗi vùng trong nước đều có một Giáo hội Kitô giáo riêng và tín đồ của các giáo phái khác sống tại lãnh thổ đó thường bị bách hại trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, trong mỗi vùng của Giáo Hội phân ly, vẫn có nhiều nơi mà Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô bừng cháy một cách chói lọi. Chắc chắn rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn mong tìm ra cách củng cố đời sống Công Giáo ở Âu Châu, cũng như để lan tràn đức tin Công Giáo trên toàn thế giới. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã vượt qua được những thử thách lớn lao và tồn tại với một sinh lực được đổi mới.
Chính Trị Hồ Quý Ly - (NXB Đại La 1945) - Chu Thiên
Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407), lấy tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi vị Hoàng đế từ năm 1400 đến năm 1401, sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến năm 1407. Thời niên thiếu, Hồ Quý Ly theo học võ, gia nhập chốn quan trường triều Trần sau khi đỗ thi Hương, khoa Hoành từ. Hồ Quý Ly có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông còn người kia sinh ra Trần Duệ Tông, do đó ông được sự tín nhiệm khi Trần Nghệ Tông lên làm vua. Năm 1372, ông được phong làm Tham mưu quân sự. Năm 1377, vua Trần Duệ Tông đánh Chiêm Thành bị tử trận, Hồ Quý Ly sợ hãi, bỏ chạy về trước, nhưng vẫn được tha tội. Năm 1380, Hồ Quý Ly làm Thống lĩnh quân Đại Việt để chống lại các đợt tấn công của Chiêm Thành. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng. Từ đó, ông có quyền lực gần như tuyệt đối trong triều, các tông tộc, quan lại trung thành với họ Trần đã có 2 lần chính biến nhằm lật đổ sự thống trị của Quý Ly nhưng ông đều giành chiến thắng và đã có nhiều người bị hành quyết sau đó. Chính Trị Hồ Quý LyNXB Đại La 1945Chu Thiên125 TrangFile PDF-SCAN