Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khoảng Cách Từ Nói Đến Làm

Khoảng Cách Từ Nói Đến Làm

Tại sao lại có quá nhiều khoảng cách giữa những điều mà các công ty biết là họ nên làm với những việc họ thực sự làm? Tại sao lại có quá nhiều các công ty không thể áp dụng những kinh nghiệm và kiến thức mà họ đã phải rất nỗ lực mới tích lũy được? Khoảng cách từ nói đến làm (The Knowing-Doing Gap) là cuốn sách đầu tiên đối mặt với thách thức biến kiến thức về cách nâng cao hiệu suất hoạt động thành hành động thực sự tạo ra những kết quả có thể định lượng được.

Trong cuốn sách này, Jeffrey Pfeffer và Robert Sutton, những tác giả và giảng viên nổi tiếng, đã xác định nguyên nhân của khoảng cách từ biết tới làm và đưa ra cách lấp đầy khoảng cách đó. Thông điệp trong cuốn sách rất rõ ràng – các công ty muốn biến kiến thức thành hành động phải tránh xa “bẫy nói suông”(smart talk trap). Những kế hoạch, phân tích, cuộc họp, buổi trình bày của nhà điều hành để truyền cảm hứng cho công việc không thể thay thế cho hành động.

Những công ty mà hành động dựa trên kiến thức sẽ loại bỏ được nỗi sợ hãi, sự cạnh tranh nội bộ, biết được cái gì quan trọng và củng cố vai trò người lãnh đạo, người vốn hiểu rõ công việc của từng nhân viên trong công ty. Các tác giả lấy ví dụ từ hàng tá công ty để chỉ ra tại sao một số có thể vượt qua khoảng cách từ biết đến làm, một số dù cố nhưng không thể và một số khác tránh được ngay từ đầu. Khoảng cách từ nói đến làm chắc chắn là cuốn sách hữu ích đối với những giám đốc điều hành ở mọi nơi trên thế giới hàng ngày đang phải đấu tranh để giúp công ty của họ vừa biết lại vừa làm được những gì họ biết. Đây là một cẩm nang thực tế, hữu ích trong vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp ngày nay.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Đổi Mới Từ Cốt Lõi
Đổi Mới Từ Cốt LõiNếu như đổi mới là cách duy nhất đánh bật các đối thủ trong thời gian dài, vậy thì điều đó khó có thể được thực hiện trong một mô hình quản lý mà tư duy đổi mới bị cô lập trong một nhóm những người phụ trách sáng tạo hoặc thỉnh thoảng, một hành vi anh hùng của những người có sự nhiệt thành với công việc và trái tim quả cảm. Đổi mới quá quan trọng để có thể trở thành một chức năng, một bộ phận, sáng kiến nhất thời, hoặc là hành vi đặc biệt.Trong thế giới ngày càng nhiều thay đổi, đổi mới là phương thức đảm bảo duy nhất chống lại sự không phù hợp. Trong một môi trường mà rào cản gia nhập ngành ngày càng giảm và có xu hướng biến mất, đổi mới là phương cách duy nhất trong cuộc cạnh tranh gắt gao này. Và trong nền kinh tế toàn cầu khi lợi thế tri thức ngày càng phát triển nhanh chóng, đổi mới là chiếc phanh duy nhất trong quá trình chuyển hóa sản phẩm thành hàng hóa tiêu dùng.Ngày nay nhiều nhà quản trị cũng đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với vấn đề đổi mới. Một công ty thực sự bắt đầu ở đâu khi muốn biến đổi mới thành một năng lực có hệ thống? Thực hiện chuỗi xây dựng năng lực này như thế nào? Nếu muốn những nỗ lực sau này đạt kết quả thì đầu tiên bạn cần làm gì? Làm thế nào bạn có thể xác định và trung hòa những độc tố tiềm ẩn sẽ hủy hoại sự đổi mới? Làm thế nào bạn cấy ‘gen’ đổi mới vào các hoạt động tác nghiệp? Làm thế nào bạn biến một nhân viên ‘bình thường’ thành một nhà đổi mới phi thường? Mở rộng phạm vi đổi mới ra sao để nó có mặt trong toàn mô hình kinh doanh cũng như những sản phẩm và dịch vụ cá nhân? Làm cách nào bạn quản lý được sự căng thẳng giữa nhu cầu cho phép ‘hàng ngàn ý tưởng nở rộ’ và nhu cầu tập trung vào những nguồn lực hiếm. Làm sao để tạo ra được sự nghỉ ngơi và tự do cần thiết cho đổi mới, trong khi không làm nhân viên trệch hướng? Làm sao để theo đuổi những ý tưởng thay đổi cuộc chơi mà không phải gánh những rủi ro ngoài tầm với? Khi là một nhà quản lý, bạn phải làm sao để biết cách quản lý, đo lường, và dẫn dắt sự đổi mới? Nói ngắn gọn là làm thế nào bạn có thể mang đổi mới đến tận gốc, tận cốt lõi của tổ chức mình.Đây là một vài câu hỏi mà rất nhiều người trăn trở suốt nhiều năm qua. Và cuốn sách bạn đang có trong tay là sự cô đọng cho mọi câu trả lời cho họ. Bạn sẽ tìm thấy những ví dụ thực tế, công cụ, và phương pháp nhằm mang đổi mới đến tận cốt lõi của doanh nghiệp, tổ chức, và văn hóa tổ chức của bạn trong cuốn sách tuyệt hảo này.
Lãnh Đạo Đúng Cách – Đừng Quàng Quạc Vào Mặt Nhân Viên
Lãnh Đạo Đúng Cách – Đừng Quàng Quạc Vào Mặt Nhân ViênCharlie là chú chim hải âu đầu đàn rất tốt bụng. Trước đó, cậu từng lãnh đạo thành công đàn hải âu của mình. Nhưng khi đối mặt với những thử thách phát sinh, cậu đã không hiểu rằng kiểu quản lý của mình đã làm ức chế, kìm hãm chứ không hề thúc đẩy mọi người trong đàn. Hãy nhìn vào toàn cảnh những chú chim thân cận bên Charlie: một Scott quá tự tin, một Maya ít nói, một Yufan thực tế, một Alfred gầy gò nhút nhát; chúng ta sẽ thấy rằng chúng và tất cả những thành viên còn lại vừa phải gồng mình lên để giải quyết khó khăn, vừa phải cố học tập, áp dụng ba thói quen của một người lãnh đạo và nhân viên tuyệt vời.Câu chuyện ngụ ngôn vừa hài hước vừa sâu sắc này sẽ giúp chúng ta làm việc năng suất hơn, không khiến mọi việc rối tung lên và có thể làm việc hiệu quả với đồng nghiệp hơn ngay cả khi họ là những người luôn miệng kêu ca ầm ĩ suốt cả ngày.
Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới
Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi MớiLàm thế nào một doanh nhân có thể tìm thấy cơ hội đổi mới? Điều gì nên hay không nên khi phát triển một ý tưởng thành một doanh nghiệp hay một dịch vụ khả thi? Đâu là những cái bẫy, rào cản, và các sai lầm thường gặp? Tất cả các câu hỏi hóc búa trên sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ trong cuốn “Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới” của Peter F. Drucker.Tất cả các câu hỏi hóc búa trên sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ trong cuốn Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới của Peter F. Drucker. Cuốn sách này thiên về thực hành chứ không chỉ đơn thuần hướng dẫn theo kiểu lý thuyết suông thường thấy của giới học thuật. Nó trả lời những câu hỏi cái gì, khi nào và tại sao – được đặt ra đối với các khái niệm hữu hình như các chính sách và quyết định; cơ hội và rủi ro; cấu trúc và chiến lược; vấn đề tuyển dụng, tiền thưởng và tiền bồi thường. Bạn sẽ rút ra nhiều điều bổ ích và thú vị khi đọc tác phẩm kinh điển này nếu muốn tạo dựng một doanh nghiệp cho riêng mình.Các chuyên gia kinh tế và giới học thuật coi Peter Drucker là cha đẻ của ngành Quản trị Kinh doanh hiện đại. Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times đã bình chọn ông là một trong bốn ‘nhà quản lý bậc thầy của mọi thời đại’ (cùng với Jack Welch, Phillip Kotler và Bill Gates). Drucker là nhà văn, nhà tư vấn quản lý và giáo sư đại học, ông đã viết 35 cuốn sách trong đó có 15 cuốn về quản lý, 16 cuốn về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, 2 cuốn tiểu thuyết và 1 cuốn tự truyện.Tác phẩm kinh điển của Drucker được coi là bước ngoặt quan trọng cho các chuyên gia điều hành quản lý. -Harvard Business SchoolCuốn sách là cẩm nang phân tích hàng đầu về thực hành quản lý cũng như cấu trúc của các tổ chức kinh tế. -Bussiness Week
Thuật Đấu Trí Châu Á
Thuật Đấu Trí Châu ÁĐây là quyển sách mà bất cứ người phương Tây nào thuộc giới doanh nhân, chính trị gia hoặc học giả đang hoặc sẽ đàm phán ở phương Đông đều phải đọc.Là quyển sách đầu tiên tiết lộ với người phương Tây những bí mật sâu kín nhất trong tâm linh châu Á, vốn ảnh hưởng đến hành vi của họ trong kinh doanh, chính trị, xử thế, và chiến đấu.Tác giả đã chỉ ra rằng qua hàng thế kỷ, thuật đấu trí của người châu Á đã trở nên sắc bén đến nỗi người Mỹ hiếm khi nhận ra rằng người châu Á xem thương trường (và rộng hơn, cả thế giới) là chiến trường, và hành động đúng như vậy.Tác giả đã rút ra các nguyên lý thương lượng thành công từ sách Trung Hoa cổ vốn ảnh hưởng cả châu Á, và cung cấp cho độc giả các thí dụ ứng dụng chúng vào thế giới hiện đại.