Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Diệp Gia Kiếm (Mộng Bình Sơn)

Bình Định là cái nôi võ thuật dân tộc, nơi phát xuất những anh hùng áo vải chống ngoại xâm như nhà Tây Sơn, anh hùng Mai Xuân Thưởng, và các võ tướng lừng danh như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dõng, Nguyễn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc, Võ Đình Phú v.v...

Cũng trong cái nôi đó, từ ngàn xưa đã phát xuất không biết bao nhiêu những trang võ dõng, làm việc nghĩa hiệp, lấy của nhà giàu cho nhà nghèo như Dư Đành, chú Lía, thầy Xạng, hoặc những tay chọc trời khuấy nước, dùng võ thuật chống lại các tham quan ô lại của triều đình dưới chế độ mục nát trong thời Mai Thúc Loan.

Do đó trong quá trình tồn tại của võ nghiệp, từ xa xưa đã trải qua những nếp sinh hoạt đặc biệt của địa phương để rồi tự nó nổi lên những phong trào khởi nghĩa như nhà Tây Sơn, phong trào cần vương như Mai Xuân Thưởng.

Trong bộ sách này chúng tôi muốn nhắc lại truyền thống võ thuật dân tộc và quá trình sinh hoạt trong dân gian.

Là một bộ tiểu thuyết về võ thuật tất nhiên có phần hư cấu, nhưng không ngoài mục đích đề cao võ học dân tộc và những phong tục địa phương từ ngàn xưa.“Ai về Bình Định mà coi Tìm mua: Diệp Gia Kiếm TiKi Lazada Shopee

Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”.

Ca dao Việt Nam

***

Diệp gia kiếm không chỉ muốn giới thiệu với độc giả Việt Nam “cội nguồn” chung của võ cổ truyền dân tộc mà còn tự hào, giương cao tinh thần thượng võ, trọng văn ngày càng được bồi đắp và trở thành nét đẹp nhân văn, tinh túy nhất trên vùng đất được lớp người xưa xem là “phiên trấn địa đầu”.

Diệp gia kiếm, Mộng Bình Sơn như muốn tái hiện lại truyền thống võ thuật hào hùng của dân tộc trên vùng đất hội tụ tinh hoa võ học của miền đất Võ - Bình Định. Nơi được biết đến với lợi thế là “cái nôi” của võ thuật và tinh thần thượng võ của một vùng đất gắn liền với những trang sử hào hùng, những chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải chống ngoại xâm như Tây Sơn tam kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Mộng Bình Sơn là một nhà văn, một dịch giả rất quen thuộc đối với các độc giả Việt Nam, bao gồm một số tác phẩm tiêu biểu như “Hán Sở tranh hùng”, “Nhạc Phi Diễn Nghĩa”, “Thuyền về bến ngự”… ***

Mộng Bình Sơn là một chàng trai tài hoa, rất phong lưu và lãng mạn. Người ta biết nhiều về ông với vai trò là một dịch giả (Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa - Tiểu thuyết phiêu lưu Pháp) nhưng ít ai biết, trước khi trở thành nhà văn, ông đã từng là nhà thơ (Không có tác phẩm thơ đăng). Trong sự nghiệp văn chương của mình, với nhiều bút danh: Mộng Bình Sơn, Phan Canh, Phan Cảnh Trung, Phan Hồng Trung, Hồng Trung, Nguyễn Quân, Phan Quân… hầu như ông đã tham gia hầu hết các lĩnh vực sáng tác, văn học nghệ thuật, phê bình, khảo cứu, biên soạn, sưu tầm, dịch thuật…

Đặc biệt, có thể nói ông là người tiên phong khai sinh ra tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam. Thời trẻ, ông còn có tài sử dụng Violon, họa chân dung và… rất đào hoa với giới giai nhân; chính vì thế mà cuộc đời ông luôn lao đao và chôn chân vì những người phụ nữ. Có thể nói rằng: Từ khi vướng vào mối duyên với “Nhị Kiều” năm 1967, cuộc đời ông chỉ có quanh quẩn trong nhà, sáng tác và sáng tác, mọi mối quan hệ bên ngoài hầu như ngưng trệ. Nhất là thời điểm sau năm 1975, đến nổi nhiều tác phẩm của ông bị đổi tên, thay tác giả, xuất bản lậu; ông cũng không hề biết, thậm chí không cần biết.***

Người xưa có kẻ khơi thân làm giặc cướp, sau làm nên danh tướng, chẳng qua vì dám sửa lỗi, dũng cảm làm việc thiện, thấu suốt cái lẽ nên bỏ nên theo, biết chọn điều phải mà làm, vì vậy tên tuổi để lại trong sử sách, công lao được chép ở khoán thư.

Cái gọi là: “Từ hang tối bay lên cây cao” thật không phải là lời nói sai vậy.

Các ngươi hàng chục năm nay, ẩn hiện nơi góc biển, tụ tập bè đảng, lấy việc cướp bóc để sinh nhai, cũng là cái khổ bất đắc dĩ, hoặc vì đói rét bức bách, hoặc vì bạo ngược xua đuổi, mới đến nương thân nơi sóng gió, không có lối thoát ra.

Ôi! Phàm làm người ai chẳng muốn làm điều tốt, chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mới phải làm việc ác để cho lương tâm mòn mỏi, các ngươi có yên tâm được chăng?

Trẫm thường xem việc ngày trước, viên Thống binh Hà Tiên, một người tên Cao, một người tên Trung, vì trốn tội ở Bắc triều, kéo sang đầu hàng họ Nguyễn, tìm nơi yên lành nương náu, đến nay người đời còn khen cho là một việc làm tốt.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Mộng Bình Sơn":Diệp Gia KiếmNhạc Phi Diễn NghĩaThuyền Về Bến NgựHán Sở Diễn Nghĩa

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Diệp Gia Kiếm PDF của tác giả Mộng Bình Sơn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm (Hồ Mộ La)
Chí sĩ yêu nước Hồ Học Lãm sinh năm 1884 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An. Những năm đầu thế kỷ XX, ông cùng một số người trẻ tuổi sớm đi theo tiếng gọi Đông Du của cụ Phan Bội Châu, xuất dương tìm đường cứu nước. Tuy không phải là một Đảng viên Cộng sản nhưng chí sĩ Hồ Học Lãm đã sống như người Cộng sản chân chính. Suốt đời chiến đấu, dâng hiến tất cả cho lý tưởng cao quý mà mình đã lựa chọn là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Tuy ra đi khi nghiệp lớn chưa thành nhưng Hồ Học Lãm vẫn mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước mà mỗi thế hệ hôm nay cần soi vào, học tập. “Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm” là những dòng hồi ức chân thực và xúc động của bà Hồ Mộ La về người cha kính yêu của mình - chí sĩ Hồ Học Lãm. Thông qua những câu chuyện nhỏ, bạn đọc sẽ có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về chí sĩ Hồ Học Lãm. Đồng thời các bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin thú vị về những thanh niên Việt Nam yêu nước đã đi theo lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du. *** Từ nhiều chục năm nay, tôi rất muốn tự tay viết một cái gì đó về cha mình - Chí sĩ Hồ Học Lãm - người đã cùng một số người trẻ tuổi sớm theo tiếng gọi Đông Du của cụ Phan Bội Châu xuất dương tìm đường cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX. Nay đã quá tuổi "cổ lai hy" (tôi sinh năm 1930), với đôi mắt mờ lòa, ước nguyện đó của tôi mới thành hiện thực. Cuốn sách nhỏ này là những hồi tưởng của tôi về người cha kính yêu đã quá cố, những hồi tưởng không hoàn chỉnh và có phần lộn xộn. Ở tuổi ngoài bảy mươi, tôi cố gắng để không giấu diếm những cảm xúc và những suy nghĩ thật của mình. Biết có ai đó chăng thương cảm với kẻ ra đi tìm đường cứu nước những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ Tổ quốc ta lầm than, thời kỳ đế quốc thực dân đang hoành hành trên những miền đất hoang sơ lạc hậu ở Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam... Kẻ ra đi, và suốt 37 năm trời ở quê người đất khách, ông sống giữa những người xa lạ "Đồng sàng dị mộng"; chỉ muốn tung hoành mà lực bất tòng tâm. Cuối cùng cha tôi phải nằm bỏ xương quê người, phải ngậm ngùi đau khổ vì mình chưa làm được gì nhiều cho công cuộc cứu nước, cứu nòi và không được gặp lại người mẹ mà ông vô cùng yêu thương và kính trọng - Bà đã là ngọn đuốc soi đường, là tấm gương sáng cho cha tôi noi theo và cố gắng làm những việc có ích cho đời, cho nhân dân và cách mạng hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Tìm mua: Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm TiKi Lazada Shopee Cha tôi không phải là đảng viên cộng sản, nhưng ông sống như người cộng sản chân chính theo tiêu chí của chủ nghĩa Mác. Suốt cuộc đời ông đã chiến đấu, dâng hiến tất cả cho lý tưởng cao quý mà ông đã lựa chọn. Tôi rất tự hào và cảm phục cha mình. Những dòng cuối của "Hồi tưởng" này tôi phải viết bằng bút dạ ngòi to với sự trợ giúp của kính phóng đại. Sau gần ba năm, giờ khi đã 80 tuổi mụ tôi mới hoàn thành ý nguyện. Một sự hồi tưởng ít vui sướng, nhiều đau đớn, dường như cả cảm xúc nữa cũng đã quá sức chịu đựng của tôi. Tôi biết ngày tôi ra đi đã rất gần, ngày đó tôi sẽ tìm thấy cha, sẽ gặp chị và mẹ ở thế giới bên kia, thế giới của Tâm linh - Siêu vật chất "... Sắc bất dị không, không bất dị sắc...". Tất cả tôi xin dâng tặng hương hồn cha tôi - Chí sĩ Hồ Học Lãm. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn hồi tưởng này. Nguyên Tiêu Kỷ Sửu HỒ MỘ LA Mời các bạn đón đọc Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm của tác giả Hồ Mộ La.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Tưởng Về Cha Tôi Hồ Học Lãm PDF của tác giả Hồ Mộ La nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF của tác giả Đặng Thuỳ Trâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thuỳ Trâm)
Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhật Ký Đặng Thùy Trâm PDF của tác giả Đặng Thuỳ Trâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện (Anh Đức)
Cách đây hơn 40 năm, trong một lần nằm điều trị tại Bệnh viện Việt-Xô, Hà Nội, nhà văn Bùi Đức Ái đã gặp một người phụ nữ miền Nam là bệnh nhân nặng với nhiều di chứng do hậu quả của những năm tháng hoạt động gian khổ ở chiến trường. Nhà văn đã viết tập bút ký "Một chuyện chép ở bệnh viện" và sau đó chính ông chuyển thể thành kịch bản phim Chị Tư Hậu để Đạo diễn Phạm Kỳ Nam dựng thành phim. Mặc dù bối cảnh trong phim chỉ mới thể hiện được một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má Nguyễn Thị Huỳnh, nhưng chị Tư Hậu đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ miền Nam nói riêng, và phụ nữ Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập cho dân tộc: trung hậu, đảm đang, anh dũng, kiên cường.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện PDF của tác giả Anh Đức nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.