Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hình Hài Yêu Dấu (Alice Sebold)

BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng.

BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau.

BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh.

BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hoán Nhật Tiễn - Tập 1 (Thời Vị Hàn)
Dẫn nhập Một trong những sáng tạo độc đáo có thể được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử toàn nhân loại chính là Thiền học. Sở dĩ có thể nói như thế, là vì trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển, thiền đã và đang mang lại cho nhân loại những giá trị tốt đẹp có ý nghĩa đối với mọi dân tộc và mọi thời đại. Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính... Tất cả chúng ta đều bình đẳng và có cơ hội như nhau khi đến với thiền. Sự phát triển mạnh mẽ của thiền trong những năm gần đây ở các nước phương Tây đã chứng minh điều này. Thiền không chỉ là “tinh hoa văn hóa phương Đông” như đã được thừa nhận từ lâu, mà đang dần dần trở nên quen thuộc và phát triển ngay trong lòng những xã hội công nghiệp hiện đại náo nhiệt nhất, mặc dù điều này có vẻ như một nghịch lý khi so sánh với tính chất tĩnh lặng từ nhiều thế kỷ qua khi thiền phát triển ở các nước phương Đông. Chúng ta đều biết, người đầu tiên khơi mở nguồn thiền cho nhân loại là đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bởi vì thiền vốn dĩ là một trong các pháp môn do ngài truyền dạy. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta biết được hôm nay về thiền học còn có cả sự đóng góp của nhiều thế hệ thiền sư, những người đã trực tiếp truyền nối và phát triển thiền học. Họ không chỉ tiếp nhận những tinh túy của các bậc thầy đi trước truyền lại, mà mỗi người còn đóng góp sự sáng tạo của mình vào tính chất phong phú và độc đáo của thiền. Chính nhờ vào điều này mà trải qua hơn 25 thế kỷ, thiền vẫn luôn giữ được tính chất sinh động, linh hoạt và bắt kịp mọi sự thay đổi chuyển biến của từng thời đại, cũng như nhanh chóng thích nghi với mọi điều kiện phát triển trong từng xã hội khác nhau. Tuy nhiên, tiếp nhận thiền vào cuộc sống của mỗi người và tìm hiểu về thiền là hai việc khác nhau. Tìm mua: Vào Thiền TiKi Lazada Shopee Một số người may mắn có thể bắt tay ngay vào việc thực hành thiền để tự mình có thể đạt được phần lợi ích thiết thực ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Đây cũng có thể xem là mục đích chính của thiền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, việc tìm hiểu thiền được đòi hỏi như một động cơ tích cực ban đầu để giúp cho những người chưa bước chân vào thiền có thể có được những cơ sở xác lập niềm tin trước khi khởi sự thực hành thiền. Thường thì đây là những đối tượng tích chứa nhiều tri thức kiến giải và không thể bước thẳng vào thiền khi chưa được nghe những bài giảng dài và thuyết phục. Tập sách này được viết ra chính là vì nhắm đến những ai còn đứng ngoài cửa thiền, vốn dĩ chỉ biết đến thiền như một môn học giống như bao nhiêu môn học khác. Cho dù sự hiểu biết về thiền hoàn toàn không thể giúp chúng ta cảm nhận được những gì mà thiền có thể thực sự mang đến trong cuộc sống, nhưng chắc chắn đây sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho bất cứ ai quan tâm đến lãnh vực này. Nhưng riêng về điểm này, cũng có không ít ý kiến cho rằng việc “học nhiều biết rộng” chẳng qua chỉ làm trở ngại thêm cho việc thực hành thiền mà thôi. Trên cơ sở cho rằng thiền vốn là “bất lập văn tự”, nhiều người tin rằng mọi sự nghiên cứu tìm hiểu chỉ là công việc của những ai vốn chẳng hiểu chút gì về thiền cả! Việc nhấn mạnh vào khía cạnh thực nghiệm của thiền là hoàn toàn chính xác. Nhưng “dị ứng” với việc tìm hiểu về thiền là một thái độ cực đoan. Hiểu theo cách cực đoan này thì ngay cả cái tôn chỉ “bất lập văn tự” cũng đã không thể nêu lên, vì vừa nhắc đến vốn đã là văn tự. Và nếu quả thật không văn tự thì hậu thế chúng ta dựa vào đâu mà biết được những gì tổ sư ngày xưa truyền dạy? Chỉ riêng một chỗ này, nếu hiểu không thấu đáo tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn không sao giải quyết được. Tập sách này không có tham vọng trình bày tất cả những gì có liên quan đến thiền, nhưng hy vọng sẽ có thể mang đến cho bạn đọc một cái nhìn khái quát tạm đủ để thấy được đôi nét đặc trưng của thiền, cũng như góp phần làm thay đổi một vài định kiến sai lệch về mối quan hệ giữa thiền với ngôn ngữ văn tự. Trong bối cảnh phát triển ngày càng rộng khắp của thiền học, hy vọng là tập sách sẽ có thể góp phần nhỏ nhoi trong việc tạo ra một cái nhìn thích hợp về thiền cho những ai lần đầu tiên quan tâm tìm đến lãnh vực này, cũng như trong một chừng mực nào đó có thể xem là một phương thức sử dụng tri thức để xóa bỏ tri thức, giúp cho một số người có thể bước chân vào thiền. Mặc dù đã hết sức thận trọng trong suốt quá trình hình thành tập sách, nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ, chắc hẳn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Kính mong các bậc cao minh rộng lòng chỉ giáo và quý độc giả gần xa niệm tình lượng thứ. Tháng 12 năm 2004 Nguyên MinhDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyên Minh":Vào ThiềnAi Vào Địa Ngục?Vì Sao Tôi KhổChắp Tay Lạy NgườiNhững Tâm Tình Cô ĐơnSống ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vào Thiền PDF của tác giả Nguyên Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoán Nhật Tiễn - Tập 2 (Thời Vị Hàn)
Đỉnh lễ Tôi biết bạn, tôi đã có một linh ảnh về bạn ở sâu thẳm trong thiền định, và tôi đã chạm tới bạn, tôi đã gieo một hạt giống, và giờ đây tôi có một nhân duyên tốt lành để có thể nói với bạn, thông qua cuốn sách này. Mong ước sâu thẳm nhất của tôi là được chia sẻ với bạn sự thiện lành lạ thường được truyền xuống qua tôi bởi tất cả các Đức Thầy thiêng liêng mà tôi đã được thọ nhận. Tôi thật sự rất may mắn. Tôi đã có điều tốt nhất ở các Đức Thầy hướng dẫn tôi từ ngày đầu tiên. Hãy để tôi được dành một khoảnh khắc ở đây, để được trào dâng lên lòng biết ơn sâu sa tới họ, và rồi trao cho bạn một hình ảnh nhỏ của người đang nói thông qua tôi. Đầu tiên và trước hết là Vị Thầy và Người Hướng Đạo của trái tim tôi, Geshe Michael Roach (Geshe: bằng cấp cao học của Phật học Tây Tạng), Bậc Linh Ngộ Tính Không, người nắm giữ chân lý, người bạn đồng hành trọn đời, cuộc sống tuyệt đỉnh của tôi, không có Người mọi thứ đều trở thành không thể, với bất kì sự kết tinh tinh túy nào mà tôi có, chính là Người đã lan tỏa và trút nguồn ân sủng vào tôi. Đức Thầy tôn kính, con xin được tựa đầu, vầng trán này của con tới bông hoa sen ngự dưới đôi chân thần thánh của Người. Tìm mua: Thiền Thư Tây Tạng TiKi Lazada Shopee Và rồi, trong lời chỉ dẫn xuất hiện… Mẹ yêu dấu của con, tình yêu của con, người đã dạy con làm thế nào để nghe tiếng bước chân của một ai đó, và người hết lần này qua lần khác đã chỉ cho con bài thực hành cao vợi về việc trao đi cuộc sống của mình vì lợi ích của kẻ khác. Cha của con, trái tim thật lớn lao, người đang chỉ cho con niềm kiêu hãnh tột bậc trong việc phụng sự mọi người không ngưng nghỉ với niềm hoan hỷ phúc lạc. Greg Linington, vị hoàng tử quý phái, người đã mở ra cánh cửa đến với con đường tối thượng. Mark Neack, người đã dẫn tôi đến một thế giới khác biệt, người đã dạy tôi làm thế nào để sáng tạo. Shri Sharon Gannon, Bậc Vô Úy (không ngăn ngại, không sở hữu), và David Life Ji, linh hồn nhẹ nhàng quyền quý, người đã hút tôi tới Ấn Độ - Mảnh Đất của Các Bậc Tĩnh lặng. Tu sĩ chính thức được biết đến là Guy Rom, một vị Phật trẻ trung, người đã tỏa ra nguồn động viên khi tôi thực hành ngồi những bài thiền định đầu tiên của mình. Karen Valham tôn kính, Bậc nhẫn nhục, Vị minh sư ẩn dật, Đức Thầy Đạo Pháp chính thức đầu tiên của tôi trong đời này. Khen Rinpoche Geshe Lobsang Tharchin, Đấng Chinh Phục Tự Ngã, người tiếp nối không gián đoạn dòng truyền thừa vĩ đại này tới chúng tôi, những người phương Tây điên rồ. Robina Courtin kính yêu, mạnh mẽ và tốt tính, người đã đến và nắm lấy tay tôi. Sermey Geshe Thubten Rinchen, bậc có tâm trí mênh mông như một bầu trời tự ngã, người đã đẩy bật những luận điểm của tôi vượt lên khả năng thông thường của nó, và chính Người đã chỉ cho tôi những con đường. Gyume Khensur Rinpoche, vị sứ giả hòa bình, người đã ban cho tôi bí mật. Lama Zopa Rinpoche, người bạn tinh thần mến yêu nhất, người đã mang đến những lời khuyên tối thượng và là người luôn luôn ở đó mỗi khi tôi cần. Geshe Lobsang Thardo, người mẹ, vị minh sư của pháp môn Yoga Guru, bậc đạo sư vĩ đại, người đã gõ đầu tôi một cách tuyệt vời khi cần thiết. Bậc Thông Thái và trọn lành Gene Smith, vị Yogi bí mật, người đi vào sâu thẳm bên trong cảnh giới của tâm trí. Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đôi Mắt Yêu Thương, người đã trao cho chúng ta món quà vô giá của việc mở ra những lời dạy này tới thế giới, và cũng chính Người đã mang đến cho tôi câu trả lời cho những lời nguyện cầu của mình. Pandiji Kanheya Sharma, Vị Chúa Tể của Vũ Điệu, ô cửa đi vào Kashi của tôi, người đã tặng cho tôi nước và lửa. Swami Swaroopananda Ji, nhà hiền triết cổ xưa, người dạy cho tôi về nguồn gốc của phúc lạc. Tất cả các bậc thầy truyền thừa Ấn Độ, những vị đã chỉ cho tôi một cái nhìn khác của cùng một lối mòn, có thể kể một vài tên tuổi như: Dharma Mittra Ji, Shri Pattabhi Jois, và Quý bà Ruth Lauer… Trace Murphy, biên tập viên xuất sắc đã đặt niềm tin vào tôi, và Jon Sheer, người đã xuất hiện đúng lúc để giúp đỡ tôi. Cuối cùng là những sinh viên thiên thần ngọt ngào ở Trường Đại Học Núi Kim Cương của tôi, mục đích của đời tôi, những người đã không ngừng chỉ cho tôi định hướng đúng đắn, và không ngừng đẩy tôi lên cao hơn nữa. Đặc biệt là Rob Ruisinger, bậc thầy về thiết kế của tôi; và Alistair Holmes, James Connor cùng Ian Thorson, những cộng sự đã giúp tôi viết nên cuốn sách này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Đức Thầy Thiêng Liêng trong hiện tại và quá khứ, tới những hạt giống mà chính tôi cũng không thể tưởng tượng ra được mình đã gieo trồng. Nhưng có lẽ đó chưa phải là tất cả để thúc giục tôi viết nên cuốn sách này, tôi phải trở thành vị Thầy của chính mình - điều thúc đẩy tôi lên một bước xa hơn trên con đường vươn tới mục đích tối hậu. Tôi vô cùng biết ơn và xin đỉnh lễ trước bạn vì điều đó…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Thư Tây Tạng PDF của tác giả Lama Christie Mcnally nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàn Thành Mọi Việc Không Hề Khó (David Allen)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN 1 - BỐI CẢNH VÀ LỊCH SỬ Chương 1 - Triết lý về Đạo Chương 2 - Khởi nguyên của Phật giáo Tìm mua: Thiền Đạo - Alan Watts TiKi Lazada Shopee Chương 3 - Phật giáo Đại thừa Chương 4 - Sự trỗi dậy và phát triển của Thiền PHẦN 2- NGUYÊN LÝ VÀ HÀNH TRÌ Chương 1 - “Không mà diệu” Chương 2 - “Ngồi yên lặng, vô sự” Chương 3 - Tọa thiền và công án Chương 4 - Thiền trong nghệ thuật THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU Suốt hai mươi năm qua, mối lưu tâm dành cho Phật giáo Thiền đặc biệt gia tăng. Từ sau Thế chiến II, sự lưu tâm này tăng cao đến mức dường như nó đang trở thành một sức mạnh đáng kể trong giới trí thức và nghệ sĩ phương Tây. Điều này hiển nhiên liên quan đến sự hào hứng chung đối với nền văn hóa Nhật Bản - một trong những kết quả tích cực của cuộc chiến tranh vừa qua - nhưng đó có thể chẳng là gì hơn một trào lưu thời thượng thoáng qua. Lý do sâu xa hơn của sự lưu tâm này là thế giới quan Thiền rất gần gũi với đường biên đang dãn rộng của tư tưởng phương Tây. Bất chấp những khía cạnh hủy hoại và đáng báo động hơn của nền văn minh phương Tây, chúng ta hẳn vẫn nhận ra thực tế rằng ngay thời điểm này, nó đang ở vào một trong những thời kỳ sáng tạo nhất. Trong một số lĩnh vực mới của khoa học phương Tây, như tâm lý học và tâm lý trị liệu, luận lý và triết học về khoa học, ngữ nghĩa học và lý thuyết truyền thông, đang xuất hiện những tư tưởng và nội kiến đặc biệt hấp dẫn. Có thể một số trong những thành tựu phát triển này chịu ảnh hưởng của triết học Á Đông, nhưng nhìn chung, tôi nghiêng về cảm giác rằng đây chủ yếu là sự phát triển song song mang nhiều tương đồng hơn là do ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, chúng ta đang dần nhận thức được sự tương đồng ấy, và điều này hứa hẹn những trao đổi quan kiến hẳn vô cùng hấp dẫn. Ở thế kỷ này, tư tưởng phương Tây đã thay đổi nhanh đến nỗi chúng ta rơi vào trạng thái khá bối rối. Không chỉ có những lệch pha nghiêm trọng về giao tiếp giữa giới trí thức và quần chúng, mà chiều hướng tư duy và chính chiều hướng lịch sử của chúng ta đã làm xói mòn nghiêm trọng những mặc định theo lẽ thường, vốn là cội rễ của các quy ước và thể chế xã hội. Những khái niệm quen thuộc về không gian, thời gian và vận động, về tự nhiên và quy luật tự nhiên, về lịch sử và biến đổi xã hội, và về chính nhân cách con người đã mất dần; chúng ta thấy mình trôi dạt vô định trong một vũ trụ ngày càng giống nguyên lý “Đại Không” của Phật giáo. Những truyền thống minh triết khác nhau của phương Tây, dù là tôn giáo, triết học hay khoa học, cũng không cung cấp nhiều chỉ dẫn về nghệ thuật sống trong một vũ trụ như vậy, và chúng ta đứng trước viễn cảnh phải tự mở con đường của mình trong một đại dương mông lung khá đáng sợ của tính tương đối. Chúng ta thường quen với những gì tuyệt đối, với những nguyên lý và quy luật chính xác mà mình có thể nắm lấy để được an toàn về tâm lý và tinh thần. Theo tôi, đây là lý do tại sao lại có nhiều lưu tâm đến vậy đối với một lối sống hữu ích về văn hóa khiến qua suốt một thiên niên kỷ rưỡi người ta cảm thấy hoàn toàn an nhiên trong cái “Không”, và không những không cảm thấy sợ cái “Không” ấy, mà còn an lạc tích cực. Nói theo ngôn ngữ đặc thù của Thiền thì Thiền luôn là: Trên không miếng ngói che, Dưới không đất cắm dùi. (1) Loại ngôn ngữ này hẳn không quá xa lạ với chúng ta, một khi chúng ta thực sự sẵn sàng chấp nhận ý nghĩa của “con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (2). Nhìn chung, tôi không ủng hộ “nhập khẩu” Thiền từ Viễn Đông, vì Thiền gắn kết sâu sắc với các định chế văn hóa khá xa lạ với chúng ta. Nhưng rõ ràng Thiền có những thứ chúng ta có thể học hỏi, hay loại trừ, và áp dụng theo cách riêng của mình. Giá trị đặc biệt của Thiền là nó có cách tự biểu đạt dễ hiểu - hoặc có thể gây bối rối - cho giới học thức cũng như người bình thường, cung cấp những khả năng truyền đạt mà chúng ta chưa từng trải nghiệm. Thiền có tính trực tiếp, nên thơ và hài hước, một cảm giác vừa đẹp đẽ vừa vô nghĩa, do vậy vừa gây bực tức vừa làm say mê. Và trên hết, Thiền có một khả năng lột trần tâm trí người ta, khiến những vấn đề dường như bức bách nhất của con người tan rã vào những câu hỏi như “Vì sao là một con chuột khi nó xoay?” (3) Ở cốt lõi của Thiền là lòng từ bi mãnh liệt nhưng hoàn toàn không ủy mị đối với chúng sinh đang đau khổ và rã rượi vì chính những nỗ lực tự cứu mình của họĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Đạo - Alan Watts PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Cung Tư Truyện (Selene Lee)
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN 1 - BỐI CẢNH VÀ LỊCH SỬ Chương 1 - Triết lý về Đạo Chương 2 - Khởi nguyên của Phật giáo Tìm mua: Thiền Đạo - Alan Watts TiKi Lazada Shopee Chương 3 - Phật giáo Đại thừa Chương 4 - Sự trỗi dậy và phát triển của Thiền PHẦN 2- NGUYÊN LÝ VÀ HÀNH TRÌ Chương 1 - “Không mà diệu” Chương 2 - “Ngồi yên lặng, vô sự” Chương 3 - Tọa thiền và công án Chương 4 - Thiền trong nghệ thuật THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU Suốt hai mươi năm qua, mối lưu tâm dành cho Phật giáo Thiền đặc biệt gia tăng. Từ sau Thế chiến II, sự lưu tâm này tăng cao đến mức dường như nó đang trở thành một sức mạnh đáng kể trong giới trí thức và nghệ sĩ phương Tây. Điều này hiển nhiên liên quan đến sự hào hứng chung đối với nền văn hóa Nhật Bản - một trong những kết quả tích cực của cuộc chiến tranh vừa qua - nhưng đó có thể chẳng là gì hơn một trào lưu thời thượng thoáng qua. Lý do sâu xa hơn của sự lưu tâm này là thế giới quan Thiền rất gần gũi với đường biên đang dãn rộng của tư tưởng phương Tây. Bất chấp những khía cạnh hủy hoại và đáng báo động hơn của nền văn minh phương Tây, chúng ta hẳn vẫn nhận ra thực tế rằng ngay thời điểm này, nó đang ở vào một trong những thời kỳ sáng tạo nhất. Trong một số lĩnh vực mới của khoa học phương Tây, như tâm lý học và tâm lý trị liệu, luận lý và triết học về khoa học, ngữ nghĩa học và lý thuyết truyền thông, đang xuất hiện những tư tưởng và nội kiến đặc biệt hấp dẫn. Có thể một số trong những thành tựu phát triển này chịu ảnh hưởng của triết học Á Đông, nhưng nhìn chung, tôi nghiêng về cảm giác rằng đây chủ yếu là sự phát triển song song mang nhiều tương đồng hơn là do ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, chúng ta đang dần nhận thức được sự tương đồng ấy, và điều này hứa hẹn những trao đổi quan kiến hẳn vô cùng hấp dẫn. Ở thế kỷ này, tư tưởng phương Tây đã thay đổi nhanh đến nỗi chúng ta rơi vào trạng thái khá bối rối. Không chỉ có những lệch pha nghiêm trọng về giao tiếp giữa giới trí thức và quần chúng, mà chiều hướng tư duy và chính chiều hướng lịch sử của chúng ta đã làm xói mòn nghiêm trọng những mặc định theo lẽ thường, vốn là cội rễ của các quy ước và thể chế xã hội. Những khái niệm quen thuộc về không gian, thời gian và vận động, về tự nhiên và quy luật tự nhiên, về lịch sử và biến đổi xã hội, và về chính nhân cách con người đã mất dần; chúng ta thấy mình trôi dạt vô định trong một vũ trụ ngày càng giống nguyên lý “Đại Không” của Phật giáo. Những truyền thống minh triết khác nhau của phương Tây, dù là tôn giáo, triết học hay khoa học, cũng không cung cấp nhiều chỉ dẫn về nghệ thuật sống trong một vũ trụ như vậy, và chúng ta đứng trước viễn cảnh phải tự mở con đường của mình trong một đại dương mông lung khá đáng sợ của tính tương đối. Chúng ta thường quen với những gì tuyệt đối, với những nguyên lý và quy luật chính xác mà mình có thể nắm lấy để được an toàn về tâm lý và tinh thần. Theo tôi, đây là lý do tại sao lại có nhiều lưu tâm đến vậy đối với một lối sống hữu ích về văn hóa khiến qua suốt một thiên niên kỷ rưỡi người ta cảm thấy hoàn toàn an nhiên trong cái “Không”, và không những không cảm thấy sợ cái “Không” ấy, mà còn an lạc tích cực. Nói theo ngôn ngữ đặc thù của Thiền thì Thiền luôn là: Trên không miếng ngói che, Dưới không đất cắm dùi. (1) Loại ngôn ngữ này hẳn không quá xa lạ với chúng ta, một khi chúng ta thực sự sẵn sàng chấp nhận ý nghĩa của “con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (2). Nhìn chung, tôi không ủng hộ “nhập khẩu” Thiền từ Viễn Đông, vì Thiền gắn kết sâu sắc với các định chế văn hóa khá xa lạ với chúng ta. Nhưng rõ ràng Thiền có những thứ chúng ta có thể học hỏi, hay loại trừ, và áp dụng theo cách riêng của mình. Giá trị đặc biệt của Thiền là nó có cách tự biểu đạt dễ hiểu - hoặc có thể gây bối rối - cho giới học thức cũng như người bình thường, cung cấp những khả năng truyền đạt mà chúng ta chưa từng trải nghiệm. Thiền có tính trực tiếp, nên thơ và hài hước, một cảm giác vừa đẹp đẽ vừa vô nghĩa, do vậy vừa gây bực tức vừa làm say mê. Và trên hết, Thiền có một khả năng lột trần tâm trí người ta, khiến những vấn đề dường như bức bách nhất của con người tan rã vào những câu hỏi như “Vì sao là một con chuột khi nó xoay?” (3) Ở cốt lõi của Thiền là lòng từ bi mãnh liệt nhưng hoàn toàn không ủy mị đối với chúng sinh đang đau khổ và rã rượi vì chính những nỗ lực tự cứu mình của họĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Đạo - Alan Watts PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.