Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

40 Ngày Sống Với Đối Phương (Richard Dudman)

Nhà báo Richard Dudman, tác giả tập hồi ký "40 Ngày Sống Với Đối Phương - Câu Chuyện Của Một Nhà Báo Mỹ Bị Du Kích Bắt Giữ Ở Camphuchia" này, cùng hai nhà báo khác lái xe từ Sài Gòn đến Phnom Penh để săn tin về cuộc xâm nhập của Mỹ và lính Sài Gòn vào Campuchia, nhưng đã bị bắt vào sáng sớm ngày 7-5-1970 và được đưa vào vùng giải phóng ở Campuchia. Sau đó, trong 40 ngày, họ đã có dịp nếm trải một kinh nghiệm sống hiếm có, lạ thường, đầy cảm xúc, đầy tình tiết ly kỳ, gian nan và thú vị, cùng với các chiến sĩ du kích. (Hồi ký của một nhà báo Mỹ cho thấy, trong khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, ai giữ được nguyên tắc "tính mạng con người cao nhất", người đó sẽ chiến thắng)​

Khoảng đầu năm 1994, khi đang làm việc tại tòa soạn Saigon Times - tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, tôi nhận được cú điện thoại với giọng nữ rất nhẹ nhàng êm ái, từ Sở Ngoại vụ: “Anh có thể tiếp một nhà báo Mỹ được không?" Ai có thể chối từ với giọng nói như thế. Chỉ một giờ sau, Huỳnh Thị Thanh Hiền, cán bộ ngoại giao, và Richard Dudman, cựu Tổng Biên tập tờ Sant Louis Post - Dispatch, đã có mặt tại phòng khách Saigon Times. Ở tuổi 76, Dudman trông vẫn nhanh nhẹn và dí dỏm trong câu chuyện. Thanh Hiền nói, họ vừa trải qua một chuyến đi thú vị đến Tiền Giang. “Để làm gì?" Tôi hỏi. “Để viết lại một câu chuyện tuyệt vời của chiến tranh." Dudman trả lời. Câu chuyện đời ông đã thu hút tôi đến nỗi, năm 1996, khi thực tập tại báo Boston Globe và Patriot Ledger tôi đã tìm mọi cách để liên lạc và đến thăm nhà ông tại tiểu bang Maine gần đó. Sau đó, tôi viết nhiều về câu chuyện của ông đăng trên các báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao), báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng. Trong khi viết những bài báo này, tôi cũng cố tìm gặp tướng về hưu Trương Văn Cao (Bảy Cao - lúc ấy là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Tiền Giang, sau này về sống tại Bến Tre).​

Tất cả những điều đó đã được tường thuật lại một cách sinh động và tinh tế và được các nhà báo của Saigon Times dịch lại trong cuốn sách này.

***

SAU KHI BỊ "VIỆT CỘNG" BẮT Tìm mua: 40 Ngày Sống Với Đối Phương TiKi Lazada Shopee

(Hồi ký của một nhà báo Mỹ cho thấy, trong khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, ai giữ được nguyên tắc "tính mạng con người cao nhất", người đó sẽ chiến thắng)

Khoảng đầu năm 1994, khi đang làm việc tại tòa soạn Saigon Times - tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, tôi nhận được cú điện thoại với giọng nữ rất nhẹ nhàng êm ái, từ Sở Ngoại vụ: “Anh có thể tiếp một nhà báo Mỹ được không?" Ai có thể chối từ với giọng nói như thế. Chỉ một giờ sau, Huỳnh Thị Thanh Hiền, cán bộ ngoại giao, và Richard Dudman, cựu Tổng Biên tập tờ Sant Louis Post - Dispatch, đã có mặt tại phòng khách Saigon Times. Ở tuổi 76, Dudman trông vẫn nhanh nhẹn và dí dỏm trong câu chuyện. Thanh Hiền nói, họ vừa trải qua một chuyến đi thú vị đến Tiền Giang. “Để làm gì?" Tôi hỏi. “Để viết lại một câu chuyện tuyệt vời của chiến tranh." Dudman trả lời. Câu chuyện đời ông đã thu hút tôi đến nỗi, năm 1996, khi thực tập tại báo Boston Globe và Patriot Ledger tôi đã tìm mọi cách để liên lạc và đến thăm nhà ông tại tiểu bang Maine gần đó. Sau đó, tôi viết nhiều về câu chuyện của ông đăng trên các báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao), báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng. Trong khi viết những bài báo này, tôi cũng cố tìm gặp tướng về hưu Trương Văn Cao (Bảy Cao - lúc ấy là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Tiền Giang, sau này về sống tại Bến Tre).

Anh Bảy, anh là ai?

Không thể nào quên lần đầu tiên tôi gặp anh Bảy Cao, vào ngày 7 tháng 5 năm 1970, thời gian căng thẳng nhất cuộc đời tôi - Dudman nói.

Khi ấy, Richard Dudman, phóng viên tờ Sant Louis Post - Dispatch được phân công đến Việt Nam để đưa tin chiến trường vào thời điểm Nixon mở rộng chiến tranh, tiến quân vào Campuchia để trả mối hận bị tấn công vào Tết Mậu Thân.

Nước Mỹ thời gian đó như đứng bên bờ vực thẳm. “Tôi gặp Bảy Cao chỉ ba ngày sau khi bốn sinh viên Đại học Kent ở Ohio bị vệ binh quốc gia bắn chết trong một cuộc biểu tình phản chiến." Richard Dudman bồi hồi nhớ lại sự kiện đẫm máu, kéo theo làn sóng cuồng nộ ở khắp các khuôn viên đại học Hoa Kỳ. Nixon muôn tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng ở Campuchia nên hạ lệnh tấn công vào ngày 29-4. Ngay tức khắc, ngày 2-5 dân chúng và sinh viên Mỹ bắt đầu những cuộc biểu tình phản đối. Ngày 4-5 vệ binh quốc gia bắn thẳng vào sinh viên Kent: cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự bắt đầu ngay trong lòng nước Mỹ.

“Tôi bay đến Việt Nam cùng hai đồng nghiệp, mộl nam một nữ. Michael làm cho hãng tin Dispatch News Service (sau này nghe nói có trở lạl và bị chính quyền trục xuất vì vi phạmluật Việt Nam) và cô Elizabeth Pond của tờ Christian Science Monitor, bây giờ đang viết báo nghiệp dư ở Bonn Cộng hòa Liên bang Đức" Richard xúc động, nói trong hơi thở gấp.

Vào sáng sớm 7-5-1970 cả ba nhà báo tự lái xe từ Sài Gòn đến Phnom Penh, dự định theo chân cuộc hành quân của Mỹ và lính Sài Gòn, dọc theo "xa lộ an toàn". Nhưng chỉ mới nửa đường, khi đang vượt qua thị trấn Svai Riêng, thì bị chặn lại: Họ bị bắt và được những khẩu AK-47 “hộ tống" đi sâu vào những cánh rừng già.

“Tôi chợt nhận thấy mình đang rơi vào nguy hiểm chết người. Bao nhiêu tin tức về những người Mỹ khác bị phục kích và mất tích ở khu này đã làm tôi hoảng sợ" Richard Dudman thấp giọng như không còn nghe rõ.

Ông còn là người cao tuổi nhất trong số ba "tù binh" mới. Chính vì vậy, cùng lúc đó, ông cảm thấy có trách nhiệm trấn an hai người đồng nghiệp. “Vâng, nếu còn sống chúng tôi sẽ có một thiên phóng sự tuyệt vời”.

Nhưng, ám ảnh về cái chết vẫn không rời qua những buổi hỏi cung bất chợt do những du kích Khmer đỏ thực hiện dưới “con mắt" đen ngòm của AK. Rồi một ngày, cả ba bị ném lên phía sau một chiếc xe tải.

“Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đi qua những đường mòn rợp bóng cây, vào vùng giải phóngvới những cổng chào sặc sỡ, có cả ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh.” Trí nhớ của Richard Dudman dường như chưa bao giờ có tuổi. Đến giữa làng, họ bị bịt mắt dẫn đi theo lối ngoằn ngoèo, giữa hàng ngàn người phẫn uất với tiếng chửi mắng, và hình như, có người đã nhổ vào mặt họ.

“Bọn chúng là điệp viên CIA " giọng người Việt nói đầy giận dữ.

''Không, chúng tôi là nhà báo quốc tế." Michael cố gắng thanh minh bằng vốn tiếng Việt sẵn có.

Một cú đấm bất ngờ làm Michael khuỵu xuống. Rồi đến lượt Richard.

Cuối cùng, họ nghe một giọng khác, nhẹ nhàng hơn: “Hãy cho họ uống nước” Và nói với hai nhà báo bị nghi ngờ: "Các anh không nên nói láo."

Người này là một trung úy còn rất trẻ. Ông hỏi những câu ngắn gọn, nhưng rõ ràng và hứa sẽ trả tự do nếu cuộc điểu tra chứng minh họ là nhà báo, chứ không phải là gián điệp CIA giả dạng.

Những hồi tưởng vẫn tiếp diễn bởi những khám phá bất ngờ. ''Chúng tôi di chuyển vào ban đêm, khi thì bằng xe hơi, khi thì xe đạp và phần lớn là cuốc bộ. Ban ngày dừng lại ngủ trong lều của nông dân” Richard nói.

Những người đồng hành đã trở thành thân thiện từ lúc nào không hay. Đến ngày thứ 40 - Richard đếm từng ngày như một cách giết thời gian, bỗng người sĩ quan cao to hôm nào xuất hiện với đôi mắt và nụ cười nhân hậu. Ông nói: ''Tôi đã được lệnh thả các anh.”

Đó là ngày 15-6-1970.

Nhiệm vụ hoàn thành

Vào năm 1972, chính nhà báo Dudman được chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời đến Hà Nội. Sau đó, ông đã viết nhiều bài tường thuật trực tiếp từ Hà Nội kêu gọi dân chúng Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tàn bạo mà Mỹ gây ra tại Việt Nam.

Và từ ấy, ông ước mong được biết tên tuổi của người đã trả tự do cho ông và viết lại "thiên phóng sự tuyệt vời" như một phần thưởng vô giá của tình người mà ông từng nhận được.

Ánh sáng hy vọng lóe lên vào tháng 12-1993, 18 năm sau, có người bạn của Richard Dudman là Tim Kinh gọi điện cho vợ ông báo tin: trên tờ Newsweek có bài báo nhắc tới ông. Chính ký giả David Hackworth của Newsweek đã pha đèn vào sương mù ký ức, khi ông trích lời một tướng Việt Cộng về hưu rằng, vào năm 1970, ông và các đồng chí của ông đã thả ba nhà báo Mỹ bị tình nghi là gián điệp vì "Họ ăn quá nhiều. Một trong ba người đã ăn gấp 10 lần khẩu phần của chúng tôi " Tướng về hưu Bảy Cao nói với Hackworth. Nhưng nỗ lực tiếp theo từ Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giúp Richard tìm ra địa chỉ tướng Bảy Cao, giúp ông làm xong công việc mà, nói như người Việt Nam, ông đã có thể an lòng nhắm mắt. Còn với Richard: “Chưa nói được tiếng cám ơn đó thì vẫn chưa trọn đạo làm người".

Khi Richard thăm nhà Bảy Cao, có lần giữa câu chuyện hàn huyên, ông hỏi phòng vệ sinh, tướng Bảy Cao tự nhiên dẫn ông ra con kênh nghiêng bóng dừa trước căn nhà lộng gió. "Ồ, có lẽ, phòng vệ sinh nhà anh lớn nhất thế giới” Richard cười. Anh Bảy tỉnh bơ: “Anh đùa cũng như tôi, khi nói với Hackworth rằng các anh ăn quá nhiều, không chịu nổi, phải thả”.

Bảy Cao cho biết cú đấm mà Richard nhận là vi phạm chính sách, nên người tung ra cú đấm phải bị kỷ luật: anh ấy đã bị giáng chức từ trung úy xuống trung sĩ. Bảy Cao ngậm ngùi: “Tôi bắt anh ấy đến xin lỗi các anh, nhưng không may anh ấy đã hy sinh vài ngày sau đó khi quân ngụy tấn công vào ngôi nhà nơi đã giữ các anh.” Richard nghĩ rằng cách mà Bảy Cao lý giải chiến thắng của Việt Nam cũng đơn giản: "Lúc đầu người ta nghĩ các anh là điệp viên, là kẻ thù, nên họ manh động. Nhiều ngườì trong số du kích có gia đình hoặc thân nhân bị lính ngụy hay Mỹ tàn sát. Hãy hiểu sự phẫn nộ của họ".

Từ lâu, Richard vẫn mơ hồ rằng việc thả ông là do sự can thiệp quốc tế nào đó, nhưng tướng Bảy Cao đã tiết lộ: "Chúng tôi phải điện cho Hà Nội xin phép được trả tự do cho các anh. Tất nhiên Hà Nội đồng ý vì nhà báo không phải kẻ thù. Chính sách đó cũng sáng ngời như chính nghĩa của chúng tôi” Bảy Cao nói, giọng vẫn khỏe khoắn như ngày nào.

Nhưng Richard hiểu rằng ông may mắn biết bao, bởi vì làm sao có thể trách được sự ngộ nhận của chiến tranh. Năm 2000, nhân kỷ niệm 25 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Richard Dudman đã thực hiện được ước mơ cao hơn: đưa bà Helen Dudman - vợ ông đến Việt Nam để cùng nói lời cám ơn, bởi chính bà mới là người “thọ ơn" nhiều nhất. Hạnh phúc lớn nhất của bà là người chồng mất tích trong vùng chiến sự, bỗng trở về nhà.

Năm nay, 2005, kỷ niệm ba mươi năm giải phóng, chúng tôi muốn giới thiệu cuốn sách của Richard Dudman, sau khi được trả tự do. Tất nhiên, dưới mắt một nhà báo Mỹ đang bị bắt giữ, những nhận xét lúc đó "không dễ dàng", nhưng cuối cùng, tính nhân bản và vị tha giữa người với người luôn được chiếu sáng, không phải từ một phía, mà từ nhiều phía khác nhau, thậm chí phía đối địch.

Trần Ngọc Châu

Mời các bạn đón đọc 40 Ngày Sống Với Đối Phương của tác giả Richard Dudman.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 40 Ngày Sống Với Đối Phương PDF của tác giả Richard Dudman nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Biển Xanh Màu Lá (Nguyễn Xuân Thủy)
Tiểu thuyết "Biển xanh màu lá" viết về số phận của cán bộ, chiến sĩ, quân dân đang sinh sống, làm việc và bảo vệ vùng đất thiêng Trường Sa, Hoàng Sa. Chúng ta gọi những con người bình dị, quả cảm ấy bằng cái tên chung: quân dân. Bởi ngoài những người lính biển, còn có cả những người dân đảo. Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy đã nhiều năm là lính Trường Sa. Có thể xem cuốn tiểu thuyết này như những trang nhật ký của chính cuộc đời anh. Câu chuyện bắt đầu từ khi Phương, một chiến sĩ tân binh ra đảo nhận nhiệm vụ và kết thúc khi Phương trở lại đất liền. Thời gian gói gọn trong hai năm, là một khóa nghĩa vụ quân sự. Tác giả không dùng bất cứ một mẹo mực kỹ xảo nào của nghệ thuật tiểu thuyết. Câu chuyện cũng chẳng có gì éo le, gay cấn, mà rất bình dị. Bình dị như chính đời sống hàng ngày ở trên đảo. Cảm giác như Nguyễn Xuân Thủy cứ xắn từng mảng đời sống vật lên trang giấy mà không cần phải chọn lọc, hư cấu. Vì thế cuốn sách lại có sức hấp dẫn riêng. Đó chính là vẻ đẹp của sự chân thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biển Xanh Màu Lá PDF của tác giả Nguyễn Xuân Thủy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hoàng Hà Nhớ - Hồng Hà Thương (Trần Kiếm Qua)
"Tôi rất vui mừng được chị Trần Kiếm Qua, vợ anh Nguyễn Sơn nhờ viết lời tựa cho cuốn sách Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương. Cuốn sách Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương ghi chép lại những hồi ức của chị, nó bất giác gợi cho tôi nhớ lại những ngày tháng sống và chiến đấu cùng anh Nguyễn Sơn. Anh Nguyễn Sơn từ nhỏ đã tham gia phong trào thanh niên và được vinh hạnh học tập tại trường quân sự nổi tiếng của Trung Quốc - Trường Quân sự Hoàng Phố. Khi anh Nguyễn Sơn về nước, thì quân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nước ta cũng bước vào thời kỳ kháng chiến lâu dài. Trong cuộc họp của thường vụ, Bác Hồ, anh Trường Chinh và tôi yêu cầu anh Nguyễn Sơn vào miền Nam, nơi chiến sự ác liệt. Khi tôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quân sự toàn quốc (sau này đổi tên thành Ủy ban Kháng chiến toàn quốc), anh Nguyễn Sơn được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Đây là một chức vụ cực kỳ quan trọng, thể hiện lòng tin của Đảng và Chính phủ đối với anh."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoàng Hà Nhớ - Hồng Hà Thương PDF của tác giả Trần Kiếm Qua nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Phạm Duy (Phạm Duy)
Kể lại chuyện mình xẩy ra từ sáu, bẩy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu ký ức để tìm về quá khứ thì tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, quá ư hỗn độn. Tôi lại không còn ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đã được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... Do đó Hồi Ký Thời Thơ Â'u Vào Đời này có những khuyết điểm tuy không quan trọng nhưng tác giả cũng xin một sự độ lượng nào đó của người đọc. Là con mồ côi cha quá sớm, tôi muốn dâng cuốn Hồi Ký này lên người bố mà tôi không được gần gũi, vì tôi tin ở huyết thống. Tôi mường tượng bố tôi sinh ra đã có người Pháp cai trị dân Việt Nam rồi. Bên cạnh những hành động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cùng với các bạn "đồng chí hướng" như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim... bố tôi đem uẩn ức của dân nô lệ vào đời và hoạt động trong nhiều địa hạt, khi làm công tác trong một Nghĩa Thục, khi dùng ngòi bút tả chân trong văn chương và báo chí, khi tranh thương với Hoa Kiều v.v... Tất cả cho mục đích thay đổi xã hội, thay đổi cuộc đời. Nói như vậy vì tôi thèm được thấy bạn đọc nhìn nhận Hồi Ký này không khởi sự từ những năm 20 khi tôi vừa ra đời mà còn ôm đồm thêm những dữ kiện về thế hệ cha ông trong những năm đầu của thế kỷ. Nếu được như vậy, toàn bộ Hồi Ký của tôi sẽ bao trùm được đủ 100 năm của thế kỷ mà 50 năm đầu là sự đoàn kết của tất cả "người Việt nô lệ" -- trong đó có bố con tôi -- trong việc giành Độc Lập và Tự Do. Muốn biết rõ hơn cuộc đời của một "người Việt tự do" -- là tôi -- trong 50 năm sau của thế kỷ thứ 20, xin mời bạn đọc tiếp những cuốn Hồi Ký tiếp theo. Thế hệ ông cha ta, với các phong trào Văn Thân, Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, thành công hay thất bại, ai cũng đều biết. Riêng tôi biết rõ bố tôi chết đi mà chưa thực hiện được những giấc mơ của mình. Những đứa con là nơi để bố trút bầu tâm sự. Bốn người con lớn không thừa hưởng vẹn toàn thông điệp của bố, có lẽ tại vì các anh các chị chưa phải là thứ "tinh trùng bất mãn" được bố cấy vào trong mẹ. Thằng con út, khởi sự là bào thai đã được bố gửi gấm những hoài bão vào lúc bố biết mình đã thất bại và sắp chết. Nó lớn lên, vì sự linh thiêng của huyết thống, nó thực hiện giấc mộng không thành của người cha?! Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại Học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi. Thuật sống của tôi học được ở mọi tầng lớp nhân dân mà tôi sớm được tiếp xúc. Lẽ dĩ nhiên sự giáo dục về cuộc đời cũng đến với tôi từ mẹ ruột, từ vú nuôi, từ mẹ nuôi, từ thầy giáo, từ bạn bè... đến cả từ những khắc nghiệt của người anh cũng như từ những ân sủng của người tình. Xin được tri ân tất cả! Tìm mua: Hồi Ký Phạm Duy TiKi Lazada Shopee Tôi cũng cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất tập HỒI KÝ này: Bạn cùng học tại những ngôi trường cũ như Bác Sĩ Nguyễn Đình Thi (Trường Hàng Vôi), Cao Trung (Trường Bách Nghệ), Tạ Tỵ, Võ Lăng (Trường Mỹ Thuật). Bạn tâm giao cũ hay bạn mới làm quen là những người ở từng địa phương như Phạm Thanh Liêm, Lê Ninh (Hưng Yên), chị Lê Tôn Hy (YênThế-Bắc Giang), Nguyễn Sĩ Hưng (Thanh Hoá), Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Đình Khuê (Nghệ An), Nguyễn Cúc (Huế), Hàn Vĩ, Lê Trọng Nguyễn (Hội An), Nguyễn Văn Sang (Quảng Ngãi), Lữ Liên (Dalat), Trần Văn Khê (Vĩnh Long). Bạn văn nghệ như Lê Văn-Vũ Bắc Tiến, Nguyễn Hiền. Tất cả đã nhắc lại tên các rạp hát và các điạ danh của tỉnh mình, hoặc kể lại vài mẩu chuyện cũ để cho cuốn Hồi Ký của tôi thêm mầu sắc và thêm xác thực. Lẽ ra có hai tập: Hồi Ký Thời Thơ Â'u và Hồi Ký Thời Vào Đời. Nhưng để tiết kiệm thời giờ và tiền mua sách của bạn đọc, tôi thu gọn hai tập vào một cuốn sách. Do đó toàn bộ Hồi Ký chỉ còn 4 tập thay vì 5 tập như tôi đã rao. Vậy tôi xin rao lại, và xin trân trọng mời bạn đọc cùng tôi đi về dĩ vãng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Phạm Duy PDF của tác giả Phạm Duy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.