Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)

Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay.

Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy?

Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”.

“Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp.

Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee

“Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này.

Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”.

Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”.

Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”.

Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”.

Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”.

“Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?".

Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”.

Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”.

Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt.

“Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”.

Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được.

Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy.

“Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Lý Học Tội Phạm - Tập 1,2
Tâm Lý Học Tội Phạm – Tập 1,2“Tâm lý học tội phạm” là bộ sách gồm 2 tập đề cập đến quyền lựa chọn, ý chí tự do, cái thiện và cái ác, phản ứng trước cám dỗ và sự thể hiện lòng dũng cảm hay hèn nhát khi đối mặt với nghịch cảnh của con người. Những cuốn sách thiêng liêng của các tôn giáo đều khuyên loài người không nên lừa dối, giận dữ và kiêu ngạo. Chúng ta nghĩ bản thân thế nào thì sẽ là như thế. Chúng ta không thể giúp một người từ bỏ tội ác và sống có trách nhiệm nếu không thể khiến anh ta thay đổi nhân tính, đó chính là “suy nghĩ”.Ấn bản đầu tiên của cuốn sách “Tâm lý học tội phạm” được xuất bản năm 1984, và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, và đã đến lúc bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này, bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội, bất kể lý lịch hay tội ác của chúng. Giờ đây, với cái nhìn sâu sắc hơn tác giả Stanton E.Samenow đã cung cấp cho độc giả một ấn bản cập nhật hoàn toàn về tác phẩm kinh điển của mình, bao gồm những sự nhận thức mới mẻ về tội ác đang được chú ý ngày nay, từ sự rình rập và bạo lực gia đình đến tội phạm cổ cồn và chính trị khủng bố. Ông đã từng có ba thập kỷ làm việc với tội phạm khẳng định lại lập luận của mình rằng các yếu tố như nghèo đói, ly hôn và bạo lực trên phương tiện truyền thông không gây ra tội phạm. Đúng hơn, như các tài liệu của Samenow ở đây, tất cả tội phạm đều có chung một suy nghĩ đặc biệt – thường thấy rõ trong thời thơ ấu – khác hẳn với suy nghĩ của một công dân có trách nhiệm.Trong khi các loại tội phạm mới ngày càng phổ biến hơn, hoặc ít nhất là dễ nhìn thấy hơn với công chúng – từ lạm dụng vợ chồng đến các vụ xả súng ở trường học – có rất ít thay đổi về cách tiếp cận của chúng ta đối với tội phạm. Các chương trình phục hồi dựa trên giả định rằng xã hội đổ lỗi cho tội phạm nhiều hơn là tội phạm, một giả định mà mối liên hệ nhân quả vẫn chưa được thiết lập, đã được chứng minh là không đầy đủ. Tội phạm tiếp tục xâm chiếm mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, các tòa án hình sự và nhà tù luôn quá tải, và tỷ lệ tái phạm tiếp tục leo thang.Tiến sĩ Samenow, một nhà tâm lý học lâm sàng đã bác bỏ một cách hợp pháp những lời giải thích về hành vi tội phạm đổ lỗi cho hoàn cảnh, môi trường (xã hội, gia đình, truyền hình bạo lực,). Ông thường xuyên đưa ra những lời khái quát sâu rộng và không cung cấp gì khác ngoài những trường hợp có thật ủng hộ quan điểm của ông rằng tất cả tội phạm đều vi phạm pháp luật một cách có ý thức và cố ý.Hiểu biết thông thường về nguyên nhân phạm tội hiện vẫn là kim chỉ nam cho nhiều người vạch ra các chính sách phòng chống tội phạm. Các nhà hoạch định chính sách lãng phí hàng tỷ đô la khi họ ngây thơ tìm cách chống lại hành vi tội phạm bằng cách loại bỏ cái gọi là “nguyên nhân gốc rễ” về môi trường xung quanh.Điều quan trọng là chúng ta phải biết kẻ phạm tội là ai và làm thế nào và tại sao hắn lại hành động khác với những công dân có trách nhiệm. Từ sự hiểu biết đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý, nhân ái và hiệu quả.
7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt
7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt được biên dịch từ tác phẩm nổi tiếng The 7 Habits of Highly Effective Teens của tác giả Sean Covey theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với Tập đoàn Xuất bản Franklin Covey (Hoa Kỳ). Cuốn sách nhấn mạnh những gì chúng ta có được trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những thói quen của chính mình. Ai cũng có những thói quen tốt và những thói quen xấu, và mỗi chúng ta phải rèn luyện những thói quen tốt và biết điều chỉnh, loại bỏ những thói quen xấu. Tuổi thiếu niên và trưởng thành là tuổi đẹp nhất và quan trọng nhất của đời người. Đây cũng là lứa tuổi mà các bạn trẻ bắt đầu khám phá cuộc sống với những ước mơ, khát vọng. Phía trước các bạn là những con đường bằng phẳng, êm ái; nhưng cũng có con đường quanh co, khúc khuỷu. Có con đường ngập tràn ánh sáng, cũng có con đường u ám, đầy cạm bẫy, nguy cơ. Nhưng làm cách nào để chọn được con đường đến đích thành công, hạnh phúc mà không lãng phí nhiều thời gian, công sức? Tất cả đều phụ thuộc vào tính cách và thói quen của các bạn. Có những thói quen đem đến sự thành công, hạnh phúc; nhưng cũng có những thói quen cản trở, phá hỏng sự phát triển của bạn.Cuốn sách phân tích tác động lớn lao của 7 thói quen quan trọng nhất của những bạn trẻ cần có. Đó là: Có thái độ sống tích cực; Biết định hướng tương lai; Việc hôm nay không để ngày mai; Tư duy cùng thắng; Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu; Có tinh thần hợp tác; Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng. Đây là những thói quen để các bạn tự rèn luyện bản thân và xây dựng các mối quan hệ của mình. Các thói quen này bổ sung và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau, tạo một mắt xích bền vững giúp các bạn chọn lựa được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Với phong cách ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh họa sinh động và dễ thương, 7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt của Sean Covey đã được bạn đọc hoan nghênh và đón nhận nhiệt tình trên khắp thế giới. Đây là một trong những cuốn sách được các đọc giả trẻ yêu thích và đọc nhiều nhất, với số lượng phát hành lên đến hàng triệu bản trong một thời gian ngắn.Quả thật, 7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt chính là chiếc la bàn, là kim chỉ nam giúp ta tránh được những thói quen tai hại nhằm xây dựng những thói quen tốt, hướng đến thành công. Đây không chỉ là một cuốn sách để đọc mà còn là một cẩm nang quý giá đưa bạn đến thành công, đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội. Báo chí nói gì về cuốn sách này:“Khác nhiều cuốn sách lý thuyết khô khan, tác phẩm The Seven Habits of Highly Effective Teens của Sean Covey với lối viết tươi vui, dí dỏm, ngắn gọn, dễ hiểu, rất nhiều mẩu chuyện thực tế và ý nghĩa, các bài thơ thú vị, hình ảnh minh họa dễ thương, sinh động vẫn đúc kết được bài học từ 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt.”– Bài học từ ‘7 thói quen của bạn trẻ thành đạt’ (Zing News)“Đến với 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, bạn sẽ được học để tạo lập được 7 thói quen tốt, khắc phục những thói quen xấu. Bạn sẽ được làm quen với những khái niệm như tài khoản cá nhân, tài khoản quan hệ, những việc làm và hành động ảnh hưởng như thế nào tới tài khoản của mình.” – “7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt”: Sức Mạnh Của Thói Quen (Ybox)Người nổi tiếng nhận xét về cuốn sách này:“Cách tốt nhất để biến ước mơ thành hiện thực là có được sự lựa chọn những thói quen đúng đắn ngay từ thời niên thiếu. “7 Thói quen của Bạn trẻ Thành đạt” sẽ giúp mọi người hiểu được rằng chính những thói quen, suy nghĩ và tầm nhìn chính là nền tảng chủ yếu tạo nên thành công cho cuộc sống cho dù quá khứ hay hiện tại như thế nào đi nữa.” – Stedman Graham – tác giả cuốn sách “You Can Make It Happen”“Sean trò chuyện với các bạn trẻ bằng một giọng văn vừa thú vị, vừa kích thích khả năng tư duy sáng tạo của họ. Thông điệp của ông gợi mở những con đường đi đến thành công. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này tới mọi người, đến tất cả những ai đang ấp ủ một ước mơ.” – John Gray“7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt chứa đụng những chỉ dẫn rất thực tế và hữu ích cho bất kỳ ai, không chỉ với các bạn trẻ. Đó là đề ra những mục tiêu, ghi tạc vào trí nhớ của bạn đồng thời tập trung, phát triển khả năng chịu dựng để vượt qua những chặng đường khó khăn phía trước. Nếu làm nhưu thế, bạn sẽ đạt được bất cứ mục tiêu nào.” – Tara Lipinski, vô địch trượt băng nghệ thuật, huy chương Vàng Olympic 1998 Về tác giả:Sean Covey (sinh ngày 17 tháng 9 năm 1964 ) là một tác giả người Mỹ. Ông được biết đến với các sách viết về động lực cho trẻ em và thanh thiếu niên. Covey tốt nghiệp Đại học Brigham Young với bằng tiếng Anh và sau đó tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard.Ông đam mê bóng đá nhưng sau đó bị chấn thương ở đầu gối, và từ đó ông theo đuổi nghề viết sách. Các sách của ông viết về động lực cho trẻ em và thanh thiếu niên.Cuốn sách bán chạy nhất quốc tế của ông “7 Thói Quen Của Người Trẻ Thành Đạt” dựa trên các nguyên tắc của “7 Thói Quen Của Người Thành Đạt” được viết bởi cha ông – Stephen Covey . Cuốn sách tiếp theo của ông “7 Thói Quen Để Trẻ Trưởng Thành” đã trở thành một cuốn sách New York Times bán chạy nhất .
Sức Mạnh Của Sự Tử Tế
Sức Mạnh Của Sự Tử TếHai tác giả là những người thành công trong lĩnh vực quảng cáo chỉ nhờ vào một triết lý đơn giản nhưng đầy quyền lực: tử tế. Trong khi rất nhiều công ty hoạt động theo phương châm lấn át, tiêu diệt lẫn nhau thì Kaplan Thaler Group thành công nhờ vào chocolate và hoa hồng. Trong quyển sách này, bằng những kinh nghiệm của chính mình, và câu chuyện của những người khác, những doanh nghiệp khác, họ giải thích lý do vì sao những người tử tế không chỉ sống lâu hơn, sống khỏe hơn mà còn thành công hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. “Sức Mạnh Của Sự Tử tế là cuốn sách nhỏ nhưng nội công lớn, giúp người đọc khai phá tiềm lực nội tại ở bản thân bằng cách đánh thức bản chất lương thiện của con người. Lời văn dịch dí dỏm, tác giả kể lại những câu chuyện đã trải nghiệm, những cái “hay không bằng hên” mà “hên” là nhờ mình đã tử tế với với những người dưng, mà sau đó những người tưởng chừng như là người dưng này đã trở thành quý nhân, đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời tác giả. Với tiêu chí nhiều cố gắng nhỏ liên tục sẽ tạo nên một thay đổi lớn ,sách kèm theo những bài thực hành rất thiết thực và dễ làm như là cười với mọi người, và ấn tượng nhất là bài thực hành tập đóng phim, nhưng vào vai phụ – một cách diễn đạt rất hay mà tôi chưa từng thấy ở bất cứ quyển sách nào, rất đáng để học hỏi.”
Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài
Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài“Mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá, đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương. Người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế.”Bằng những lời chia sẻ thật ngắn gọn, dễ hiểu về những trải nghiệm và suy ngẫm trong đời, Robin Sharma tiếp tục phong cách viết của ông từ cuốn sách Điều vĩ đại đời thường để mang đến cho độc giả những bài viết như lời tâm sự, vừa chân thành vừa sâu sắc.