Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cô gái đến từ hôm qua

Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh, cái tên không còn xa lại với các bạn trẻ bởi những tác phẩm kể về tuổi học trò ngây thơ trong sáng. Và lần này, ông lại mang đến cho chúng ta một tác phẩm được chuyển thể thành phim đang làm mưa làm gió tại các rạp lớn.

Cô gái đến từ hôm qua là một câu chuyện  hài hước và dí dỏm kể về chàng trai trẻ Anh Thư hồi còn bé và cả lúc bây giờ – khi anh đã trở thành một câu sinh viên.

Anh Thư kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất “tôi”, chính điều này làm cho tác phẩm chân thật và lôi cuốn một cách lạ kì, về những kỉ niêm ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng khi còn là một cậu nhóc, cùng với sự xuất hiện của cô bé rất ư là dễ thương – Tiểu Li.

Và rồi ta lại được nghe câu chuyện về cô gái hoa khôi của lớp mà anh đã phải lòng từ lâu. Việc lồng ghép, đan xen cả hai câu chuyện về nhau tưởng chừng gượng gạo, lộ liễu nhưng không, Nguyễn Nhật Ánh đã biến sự lồng ghép ấy trở nên nhẹ hẫng bằng việc đưa ra những mắc xích kết nối cả hai phần hiện tại và quá khứ rất tài tình.

Xem thêm:

Những bộ truyện hay của Nguyễn Nhật Ánh Mắt Biếc Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay

Tuy ngay từ tựa đề Cô gái đến từ hôm qua – ta có thể đoán được phần nào đó tác phẩm., nhưng chính cách hài hước, dí dỏm thường thấy trong giọng văn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn tạo cho ta cảm giác tò mò, thậm chí là hăm hở khi đọc tác phẩm. “Cô gái đến từ hôm qua” – Cái tên vừa có vẻ trong sáng, dễ thương, vừa có chút gì đó nhớ nhung, lưu luyến.

Kết thúc câu chuyện đúng như mong muốn – hai cô gái đã đi qua tuổi thơ của Thư và để lại những dấu ấn sâu đậm lại chính là một người. Bạn sẽ thực sự rất vui khi đọc đến cái kết. Còn chần chừ gì nữa mà không mua một chiếc vé khứ hồi về tuổi thơ với Cô gái đến từ hôm qua, nhỉ ?

Trích dẫn “Cô gái đến từ hôm qua”:

Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh

Hồi nhỏ tôi khác xa bây giờ.

Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều.

Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái “rụp”, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ.

Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không giấu giếm.

Bây giờ tôi còn nhớ rõ mồn một cái cái ngày tôi cùng gia đình dọn đến chỗ ở mới. Lúc đó tôi còn bé tẹo, khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Căn nhà mới nhiều phòng và xinh xắn hơn căn nhà cũ nhiều. Ngày mới dọn đến, tôi khoái chí chạy nhong nhong khắp chỗ. Lúc này mẹ tôi chưa sinh nhỏ Phương, em kế tôi, nên căn nhà trông thật rộng rãi và vắng vẻ.

Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cộ qua lại.

Chợt tôi nhìn thấy trên đống cát trước sân nhà bên cạnh có một con nhỏ đang chơi trò xây nhà. Con nhỏ trạc tuổi tôi, tóc thắt hai cái bím lúc la lúc lắc.

Khi tôi lò dò lại gần đứng coi, nó vẫn không hay biết, cứ lui cui đào đào đắp đắp.

Đứng một hồi, tôi hắng giọng: – Ê!

Con nhỏ giật mình quay lại. Nó nhìn tôi bằng cặp mắt thao láo. – Nhà mày ở đây hả? – Tôi chỉ tay vào căn nhà có đống cát.

Nó gật đầu, mắt vẫn nhìn tôi dò xét.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Tuyển Tập Truyện Ngắn Thạch Lam (Thạch Lam)
Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, tại ấp Thái Hà, Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Nǎm 1932, ông tham gia ban biên tập tuần báo "Phong hoá", sau đó tham gia thành lập tổ chức "Tự lực vǎn đoàn", nhưng khác với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, ông có khuynh hướng tiến gần tới chủ nghĩa hiện thực và tình cảm nghiêng hoàn toàn vể người nghèo khổ, thông cảm chân thành với các cảnh ngộ éo le. Nhiều sáng tác của Thạch Lam có xu hướng tiến bộ tiêu biểu cho vǎn xuôi lãng mạn trong thời kỳ mặt trận dân chủ... Tập sách này giới thiệu với bạn đọc các tác phẩm tiêu biểu của ông. - Hoa ngày tết - Bắt đầu - Bên kia sông - Bóng người xưa - Buổi sớm - Cái chân què - Cô áo lụa hồng - Cô hàng xén - Cuốn sách bỏ quên - Đêm trăng sáng - Đói - Đứa con - Đưa con đầu lòng - Dưới bóng hoàng lan - Duyên số - Gió lạnh đầu mùa - Hai đứa trẻ - Hai lần chết - Kẻ bại trận - Một cơn giận - Một đời người - Nắng trong vườn - Người bạn cũ - Người bạn trẻ - Người đầm - Người lính cũ - Nhà mẹ Lê - Những ngày mới - Sợi tóc - Tiếng chim kêu - Tiếng sáo - Tình xưa - Tối ba mươi - Trong bóng tối buổi chiều - Trở về Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Thạch Lam PDF của tác giả Thạch Lam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuyển Tập Truyện Ngắn Thạch Lam (Thạch Lam)
Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, tại ấp Thái Hà, Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Nǎm 1932, ông tham gia ban biên tập tuần báo "Phong hoá", sau đó tham gia thành lập tổ chức "Tự lực vǎn đoàn", nhưng khác với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, ông có khuynh hướng tiến gần tới chủ nghĩa hiện thực và tình cảm nghiêng hoàn toàn vể người nghèo khổ, thông cảm chân thành với các cảnh ngộ éo le. Nhiều sáng tác của Thạch Lam có xu hướng tiến bộ tiêu biểu cho vǎn xuôi lãng mạn trong thời kỳ mặt trận dân chủ... Tập sách này giới thiệu với bạn đọc các tác phẩm tiêu biểu của ông. - Hoa ngày tết - Bắt đầu - Bên kia sông - Bóng người xưa - Buổi sớm - Cái chân què - Cô áo lụa hồng - Cô hàng xén - Cuốn sách bỏ quên - Đêm trăng sáng - Đói - Đứa con - Đưa con đầu lòng - Dưới bóng hoàng lan - Duyên số - Gió lạnh đầu mùa - Hai đứa trẻ - Hai lần chết - Kẻ bại trận - Một cơn giận - Một đời người - Nắng trong vườn - Người bạn cũ - Người bạn trẻ - Người đầm - Người lính cũ - Nhà mẹ Lê - Những ngày mới - Sợi tóc - Tiếng chim kêu - Tiếng sáo - Tình xưa - Tối ba mươi - Trong bóng tối buổi chiều - Trở về Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Thạch Lam PDF của tác giả Thạch Lam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sương Mù Tháng Giêng (Uông Triều)
Xoay quanh những mối quan hệ nhiều bất trắc của vương triều nhà Trần ở giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông, tác giả đã xây dựng nên không khí một thời đại hào hùng của nước Đại Việt. Những nhân vật lịch sử như Trần Khánh Dư, công chúa Thiên Thụy, vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông hay Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo hiện lên với tâm tư, tình cảm của những con người cụ thể, họ mang những nỗi niềm của dòng tộc mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, và thậm chí cả những sân si dục vọng của con người thông thường. Vì nguyên tắc đạo đức và rường mối triều chính, nhà vua phải trừng trị kẻ thông dâm với công chúa, nhưng vì xã tắc, nhà vua vẫn để tướng tài Trần Khánh Dư được sống để sau đó lập công chống giặc. Vì sự hưng vong của quốc gia, Hưng Đạo vương phải bỏ qua hiềm khích đời trước để phụng sự hai vua đánh thắng giặc hai lần. Cuốn tiểu thuyết đan xen giữa giọng điệu hào sảng của sử thi với những trang viết phản ánh nội tâm con người cá nhân, để kể về một thời đại con người vẫn chưa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn khổ Nho giáo cứng nhắc, thời nước Việt vẫn là của những người khảng khái, lẫm liệt mà đầy đam mê, khao khát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sương Mù Tháng Giêng PDF của tác giả Uông Triều nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kẻ Cướp Bến Bỏi (Tô Hoài)
Kẻ cướp bến Bỏi lấy bối cảnh cuộc nổi dậy của Cao Bá Quát và các nghĩa quân chống triều đình nhà Nguyễn vào năm 1854 bị thất bại, Tự Đức đã tiến hành cuộc trả thù hết sức dã man đối với tộc họ Cao, để là nền cho tác phẩm này, Tô Hoài đã kể cho chúng ta cuộc sống thật của vùng nông thôn Việt Nam dưới thời phong kiến. Những người dân chài ven sông tuy nghèo khó, đói khát trăm bề nhưng đầy nghĩa khí và thắm tình nghĩa thầy trò, tình bạn thủy chung trong lúc khó khăn. Sau khi không còn chủ tướng Cao Bá Quát, một số nghĩa quân tập họp lại để tìm kế trả thù cho thầy, một số người khác tổ chức các vụ trộm cướp.Tuy nhiên, họ chỉ cướp của các phú hộ, của bọn quan lại giàu có lại để chia cho người nghèo. Điển hình trong số này là Cõi-kẻ cướp vùng bến Bỏi trong lốt người bán đầu, người “có tài bơi lội như con dái cá, leo tường chẳng khác gì con nhái bén, khóa nào cũng móc được, mở êm ru…”. Tuy nhiên, sức dân nghèo cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc làm sao chống lại được súng gươm triều đình, lực lượng nghĩa quân ngày một sút giảm, người bị bắt, người bị chết thảm thương như Trắc-bạn nối khố của Cõi. Một ngày, Cõi bị quân của lãnh Quang bắt vì vi phạm lệnh cấm bán dầu nhưng Cõi lại được bác Cả và anh em bến Bỏi cứu thóat. Trở về chùa Xiển trong tình trạng hai chân mất gân do bị lãnh Quang tra tấn, Cõi không còn sức để tiếp tục làm “quân cướp tốt bụng” vùng sông nước, nhưng đứa con trai đã đủ sức thay cha làm việc nghĩa, còn Cõi ở lại làm ông sãi chùa Xiển … “Phải khi mùa hanh hao, gió bấc thổi đêm ngày liên hồi kỳ trận, trời đất mù mịt trên sông Cái, thoạt trông sang chẳng thấy Bà Móc, chợ Cầu Cháy đâu, cả đất Kẻ Chợ vùi vào làn cát đỏ rực. Song để ý kỹ, dần dần nhìn ra những cái nan, cái thúng, người với gồng gánh sang ngang và đôi chốc, một cái mảng, một chiếc thuyền đại tạt vào ăn bến chợ Ống Nước, bọn người neo lái phải vừa chèo vừa hò ơi ới để lấy đường nước giữa làn cát mờ mờ táp vào mặt. Tưởng như gió cát triền miên, đò giang cách trở thế, chẳng mấy ai qua lại, thế nhưng mọi đồn thổi thì chỉ một nhát, bên này sông, bên kia sông đã dậy lên. Cái tin ông giáo thụ Cao bị hại ở Kệ đưa về đến Dâu Chùa hầu như ai cũng biết. Dĩ nhiên bởi có người ở các xóm trong bãi dâu này bấy lâu đã đi theo ông. Ai cũng còn mong ngóng tin tức người khác nữa. Nhưng cái hung tin ông giáo thụ bị chém chết, lại nói rõ bị đội Quang đã khét tiếng ác ở Sơn Tây chém ngã ngựa giữa trận thì đích rồi. Có người làng khi vỡ trận chạy từ trên ấy về đã kể được mắt thấy rõ ràng.Có một người bụng nóng như lửa đốt, ấy là cái nhà Cõi ở làng bên. Cõi đã cắp sách cắp tráp hầu thày từ hồi ông giáo thụ còn ngồi bảo học ở làng nhà. Rồi thày vào Kinh làm quan, chẳng biết phạm thượng phải tù tội thế nào, đến khi thày về phủ Quốc làm giáo thụ, nhưng làng nước cứ gọi tôn lên chức huấn đạo. Thày về làng ai cũng một điều thưa bẩm quan huấn. Thày lại gọi Cõi lên theo. Tháng ba ngày tám, rồi những khi chưa đến kỳ hạn tải dầu xuôi, Cõi lại lên phủ Quốc. Thôi thì cắp sách hay cắp tráp, mài mực hay cầm cờ, cầm súng vẫn một dạ vậy. Một ngày nên nghĩa, vả chăng, Cõi cũng được đứng hàng môn sinh, đồng môn học trò thày. Hàng năm, đồng môn thuộc ngày kỵ hai cố sinh ra thày, hay khi cơm mới và tết nhất, thày ở nhà trong làng, thày ra ngoài đình Ngang hay trên hồ Tây, Cõi cũng được dự. Gia cảnh thày thanh bạch, nhưng một nhà có đông đủ học trò bố, học trò con, đồng môn đơn đồng môn kép, thật phúc đức hiếm thấy. Tìm mua: Kẻ Cướp Bến Bỏi TiKi Lazada Shopee Ngày thày Cao về phủ Quốc rồi nổi quân, Cõi theo ngay. Cái gánh dầu kiếm ăn độ nhật để nhà cho mụ Cõi. Ra đi, chỉ nói: “Này nhà nó, thày nhắn việc nước như lửa cháy, ta phải đi đây”. Mụ vợ vùng vằng, lẩm bẩm: cháy thiên hạ chứ cháy đâu nhà mình mà mua việc. Chẳng biết Cõi có nghe tường câu than vãn ấy không, nhưng Cõi đã đi buột ra ngoài cổng rồi. Vợ Cõi gánh dầu đi bán các xóm, hết lại sang đong bên bến Bà Móc. Bần cùng mới phải lấy xỉ thế, chẳng được mấy lời lãi…”.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kẻ Cướp Bến Bỏi PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.