Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vua Hàm Nghi (Phan Trần Chúc)

Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Minh. Ông là con thứ năm của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc (Ưng Đăng) và vua Đồng Khánh (Chánh Mông hay Ưng Kỷ).

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyếtnắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này truất ngôi vua khác nhưng lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi triều chính đang rối ren. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.

***

1882-1883 - Về hai năm cuối đời Tự-Đức, lá cờ của triều Nguyễn ủ rũ, vì đã trải qua mấy phen thất-bại ở chiến trường. Tìm mua: Vua Hàm Nghi TiKi Lazada Shopee

Lốt chân người Pháp dẫm lên gần khắp cõi Đông-dương. Bức đồ Việt-nam thoạt tiên bị cắt đứt ba tỉnh Biên-hòa, Gia-định, Định-tường (5 tháng Sáu 1862). Ngày 25 tháng Sáu 1867, Nam-triều mất nốt ba tỉnh Vĩnh-long, Châu-đốc và Hà-tiên. Thế là trọn xứ Nam-kỳ đã về tay người Pháp mà chỉ còn giữ lại có hai trăm mẫu ở hai xã Linh-chung và Tân-mỹ thuộc tỉnh Biên-hòa, làm của hương hỏa để tế họ Đỗ và họ Phạm là họ Từ-Dụ Thái-hậu, mẹ vua Tự-Đức. 1

Trung và Bắc-kỳ tuy vẫn còn là của nhà Nguyễn, nhưng theo điều thứ ba, hiệp ước ngày 15 tháng Ba 1874 « vua An-nam không được phép ký thương-ước với bất cứ một nước nào mà không hợp với thương-ước Pháp-Nam và mỗi lần giao-thiệp với một ngoại-quốc phải trình trước đại-biểu Chánh-phủ Pháp ».

Nước Nam dồn lại chỉ còn có hai xứ là Trung, Bắc-kỳ. Hai xứ ấy lại cũng không được độc-lập hoàn-toàn. Vì ngoại giao của nó đã phải đi theo đuôi ngoại giao nước Pháp.

Trong một nước tạm yên: Những trận đánh ở Bắc-kỳ thoắt đổi làm cuộc giao-thiệp hòa-bình. Nhưng vua Tự-Đức không chịu nổi cái mầm bảo-hộ của người Âu, nên quay về lối ngoại-giao cổ của nước Nam. Ngày 25 tháng Chạp 1880, Nam-triều đệ các đồ tiến cống sang nhà Thanh và gây mối giao-thiệp cũ với Trung-hoa, có ý mượn sức người Tàu để trừ người Pháp.

Việc làm của vua Tự-đức trái với hiệp-ước Pháp-Nam. Ngày 13 tháng Ba 1882, Le Myre de Vilers là Thống-đốc Nam-kỳ có gửi một bức thư ra trách vua Tự-Đức.

Cuộc xung-đột này chưa giải quyết thì lại xẩy ra việc Le Myre de Vilers cử Thiếu-tá Henri Rivière ra Bắc để án ngữ thành Hà-nội.

Le Myre de Vilers hẹn Thiếu-tá Henri Rivière không được động binh. Quân Pháp đóng ở tô giới, quân Nam giữ trong thành. Bản ý Le Myre de Vilers là cho Thiếu-tá Rivière ra thị uy ở Bắc-kỳ để giúp thanh thế cho Rheinart, ngoại giao ủy-viên Pháp trong lúc điều đình với Nam-triều ở Huế.

Nhưng Henri Rivière vốn chủ chiến nên khi viết thư về Sài-gòn, có câu: « Lớp này chúng ta phải cố đứng vững ở Bắc-kỳ » 2. Rồi y bắn vào thành Hà-nội, rồi y cướp thành. Được tin, Nam-triều tức giận. Rheinart, vì thế mà hỏng việc, phải rời Huế vô Sài-gòn.

Hai tháng sau, ngày 19 tháng Năm 1883 thì Henri Rivière bị quân cờ đen giết ở ô Cầu-giấy (Hà-nội).

Sợi giây giao thiệp đứt.

Ngọn lửa chiến tranh vừa tắt, nhân cơ hội này lại bùng lên.

Khi tin Henri Rivière bị giết về đến Paris, Nghị-viện lập tức bàn ngay việc phái viện-binh sang đánh An-nam và có gửi bức điện sau này cho chức Thống-đốc Nam-kỳ: « Toàn-thể nghị-viện bỏ phiếu thuận xuất tiền ra để đánh lấy Bắc-kỳ. Nước Pháp sẽ báo thù cho các thần tử ».

Ngày 10 tháng Bẩy, Challemel Lacour, Tổng-trưởng bộ Ngoại-giao tuyên bố tại Hạ-nghị-viện: « Nếu chịu kiên nhẫn một chút thì quân ta cũng có thể giữ được Hà-nội mà chờ viện binh. Song vì quá can đảm nên quân ta không nhịn được chiến tranh mà chủ-tướng bị hại ».

Kinh thành Huế đón cái chết của Henri Rivière một cách khác hẳn.

Dân chúng và quan quân cùng vui mừng về cuộc thắng trận ở Bắc-hà. Quân và dân cùng tưởng tượng như một trận Cầu-giấy đã trừ cái ách cho nước Nam và sau khi đã giết Henri Rivière thì người Pháp không bao giờ dám bén mảng đến bờ cõi nước mình nữa.

Trong Triều, vua Tự-Đức tuy đang ngọa bệnh nhưng cũng cố gượng ngự triều. Giữa sự hoan-hỉ của triều-đình. Binh-bộ thượng-thư Trần Tiễn-Thành tỏ ra ý bất-bình. Thành phản-đối việc mở yến tiệc để khao cuộc thắng trận ở Bắc-kỳ, nói: « Trận tuy thắng nhưng phỏng có ích gì. Giết Henri Rivière mới là trừ được một người thù. Nhưng rồi đây sẽ có trăm ngàn người Pháp khác thay cho Henri Rivière. Trận ô Cầu-giấy không lợi gì hết mà chỉ hại cho việc giao thiệp của hai nước sau này. Mai mốt quân Pháp lại kéo ra đánh lấy Hà-nội, rồi dần dần, lấy cả thành Huế này nữa thì quân ta chống sao được »…

Tôn-thất-Thuyết tức giận, chê Trần Tiễn-Thành là hèn nhát. Ý Thuyết muốn đánh, đánh đến kỳ cùng. Nếu nước Pháp mang thêm quân sang đánh lấy Bắc-kỳ mà quân ta xét không chống nổi thì xin quân cứu viện của Tàu.

Hai bên không đồng ý, cãi nhau kịch liệt.

Trần Tiễn-Thành: « Tôi là người Tàu, lẽ tự-nhiên là tôi phải nói hay cho nước Tàu. Song cứ xét ở thực-sự thì quân Pháp tuy ít nhưng tinh nhuệ, lại có khí giới chỉnh bị. Quân Tàu và ta tuy đông nhưng không có thao luyện. Quân Tàu tôi dám chắc rằng không thể thắng được quân Pháp ».

Tôn-thất-Thuyết không bàn nữa, phủi áo đứng dậy, nói: « Ông là người Tàu mà ông khinh nước Tàu. Không biết nhục! ». 3

Trần Tiễn-Thành nguyên là giòng giõi người Tàu vì không phục nhà Thanh và muốn mưu đồ khôi phục lại nhà Minh, nên trốn sang Việt-nam. Trần Tiễn-Thành là người có thao-lược nên được triều-đình Huế tin dùng. Hiện Trần đã được phong đến chức Văn-minh-diện Đại-học-sĩ, lĩnh Binh-bộ Thượng-thư. Xét quân mình, mỗi lần đánh là một lần bại, Trần cho việc giao-chiến với nước Pháp là không thích thời nên thường khuyên vua Tự-Đức nên giảng hòa. Nhưng, phần vì quân địch vô cố gây sự, phần vì trong triều số đông chủ chiến, nên vua Tự-Đức trước sau vẫn do dự, không dám quyết là nên chiến hay nên hòa.

Nhà vua lại nhân lúc bệnh nguy nên việc nước đành chịu bỏ cho mấy vị quyền thần. Hai đảng, chiến do Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết chủ trương và hòa, do Trần-tiễn-Thành đứng đầu, nhân sự suy nhược của nhà vua mà kéo vây cánh, chia ra làm hai phái phản đối nhau.

Phái muốn giảng hòa với Pháp, phái định đánh nhau đến kỳ cùng. Hai phái hai chính-kiến. Vậy nếu nói chung cả đoàn thể thì, triều-đình Huế cũng như vua Tự-đức trước khi lâm chung không có chính kiến gì hết. Nước Việt-nam như con thuyền trôi trên giòng nước chẩy mạnh, các thủy thủ vì tranh nhau tay lái nên không biết lái về phương nào.

Giữa lúc bối rối đó, vua Tự-Đức thăng hà: 19 tháng Bẩy 1883.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Hàm Nghi PDF của tác giả Phan Trần Chúc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giữa Trong Xanh (Nguyễn Thành Long)
Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định, con một gia đình viên chức nhỏ. Năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943). Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này. Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều truyện ngắn, trong đó nổi bật là các tập: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Qua câu chuyện về những nhân vật không tên, tác giả muốn giới thiệu với người đọc về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng, ở đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước. Ngoài sáng tác, ông còn là dịch giả hai tác phẩm của Antoine de Saint-Exupéry: Em bé con nhà trời và Quê xứ con người (nguyên tác: Terre des hommes).*** Tìm mua: Giữa Trong Xanh TiKi Lazada Shopee LÂU lắm họ mới lại gặp nhau. Và cùng đi công tác. Chuyến trước ở một vùng trung du. Phùng và Hân quen nhau, có dịp trao qua đổi lại một số ý kiến về những công việc hiện nay, hai người đánh giá thầm nhau kha khá, nhất là ở sự thành thật. Điểm thành thật ấy, mọi người xung quanh không biết, họ chỉ biết hai người có cái gì hợp nhau đấy, và bắt đầu nửa đùa nửa thật cặp ghé đôi bên, như thói thường vẫn thế, khi hai người nữ và nam đều còn đang tự do, cho dù Hân chỉ mới quá hai mươi và Phùng thì đã bốn mươi rồi. Chắc chắn là Phùng và Hân đều có nghe nhưng bỏ qua, cũng chẳng bỏ qua đâu, thật ra cũng có dừng lại ngẫm nghĩ một chút, nhưng việc ấy không ảnh hưởng gì đến cái tình bạn xa xa — xa đến nỗi tưởng không gọi được là tình bạn, nhưng lại có cái vốn quí trọng mà tình bạn hời hợt thường không có.Trong đám đông nhà báo ăn nói rất bạo dạn, Hân nhìn thấy Phùng thì mừng quá. Cô bước tới, xiết tay anh và thấp giọng hỏi dịu dàng:— Anh cũng đi Điện Biên lần đầu ạ?— Lần thứ ba đấy cô ạ — Anh trả lời tươi cười và bất giác nói luôn — lần trước năm nhăm, nhân dịp lập khu tự trị Tây Bắc.— Anh là chiến sĩ Điện Biên ư?Không hiểu sao cô gái lại kêu lên thế. Phùng “vâng” một cách sẽ sàng, và đỏ mặt. Chừng như tiếng “vâng” ấy vẫn còn ồn áo quá, anh xóa bớt đi bằng một câu giảng giải xuề xòa:— Tôi cũng là nhà báo như bây giờ thôi mà.Nói xong, lại như thấy mình nhỡ miệng mà hở hang thêm. Anh nín thinh.Đi thăm chiến trường cũ hôm nay, đoàn nhà báo có ý đi bằng cả một đội xe tải chở hàng lên Tây Bắc. Đây là một đôi xe tiên tiến, chỉ chênh với đội được phong là anh hùng có một tí. Nghe kể cuộc đời của mỗi anh đội trưởng ngẫu nhiên cũng là chiến sĩ Điện Biên cũ, cũng đã loang loáng thấy lóe lên, rền lên biết bao bom đạn, bao hiểm nghèo, bao gan dạ. Các nhà báo từng nhóm hai người chia nhau ngồi trong các lái, Hân và Phùng cùng lên một xe. Lái cho hai người là một người trai trẻ bề ngoài lù khù nhưng đã trải qua sáu năm đánh Giônxơn và Níchxơn thật sôi động, đuôc làm lễ vào Đảng cách đây chỉ nửa tiếng đồng hồ. Chuyện này vừa xảy ra trước mắt các nhà báo, làm cho ai nấy đều kích động lắm. Hân bắt tay anh lái trước rồi mới vòng lại để bước lên xe.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giữa Trong Xanh PDF của tác giả Nguyễn Thành Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Giang Sơn Chiến Đồ (Cao Nguyệt)
Thế gian xoay vần, thiên địa chuyển di. Mạt Tuỳ đã điểm, anh hùng chiến tử. Nhất thống giang sơn, tạo uy tế thế. Kiến công lập nghiệp, đáng mặt trượng phu. Ấy chà chà, ấy chà chà... Lỡ tay giết người không phải chuyện đáng quan ngại. Nhưng giết lầm người mới là chuyện lớn. Trương Huyễn là một quân nhân, bản tính lương thiện, có năng lực, có lòng ham mê võ thuật, trong một lần huấn luyện đã biến mất trong một hang sâu không thấy đáy. Sau khi ra khỏi hang động anh ta mới biết được mình đã vượt thời gian đến thời đại nhà Tuỳ khi cuộc tạo phản của Dương Huyền Cảm đang nổ ra. Đó là một thời đại mà anh hùng xuất hiện lớp lớp, kiêu hùng nổi dậy bốn phương, một thời đại có nhiều biến động. Trớ trêu thay khi anh ta vừa vượt thời gian đến thời Mạt Tuỳ đã ra tay giết chết kẻ sau này có thể xưng hùng xưng bá một cõi - Bồ Công Sơn Nguỵ Công Lý Mật. Nhưng biết làm thế nào được bây giờ? Nguy cơ lịch sử có thể thay đổi, có thể làm cho thời đại sau này xảy ra biến đổi lớn lao. Không còn cách nào khác Trương Huyễn đành phải tự mình dấn thân vào hiểm nguy nơi chiến trường sinh tử, ngươi chết ta sống, để lần nữa khiến cho lịch sử quay lại quỹ đạo vốn có của nó. Tìm mua: Giang Sơn Chiến Đồ TiKi Lazada Shopee Từ Lạc Dương đến thảo nguyên xa xôi phía bắc, vượt qua biển cả mênh mông, chiến đấu nơi Cao Câu Ly, sang Sơn Đông trừ loạn giặc cướp, đến nơi đâu Trương Huyễn cũng một lòng ôm chí lớn, quyết giành lấy cho mình vinh quang của một người lính, chiến đấu với kẻ thù hung ác. Những trận chiến tàn khốc, những con người ngã xuống có đánh gục được quyết tâm của người anh hùng? Thế rồi bí mật lớn nhất triều đại nhà Tuỳ sắp được mở ra, khiến người ta trợn mắt há mồm kinh ngạc. Cuộc tranh đấu giữa các thế lực thế gia đại phiệt giành lấy quyền khống chế ngôi thiên tử chí cao khiến bao sinh linh đồ thán. Liệu rằng chàng thanh niên đến từ tương lai này có thể làm nên công lao tế thế giúp đời, giúp nước, hay sẽ bị những kẻ mưu đồ xấu xa trong bóng tối thừa cơ cướp đoạt lấy thành quả? Bóng giai nhân vẫn ấp ủ trong lòng từ lần đầu gặp nàng, bị một hố sâu gọi là hôn ước thế gia cách trở, chàng có thể giữ trọn lời hứa cùng nàng sống đến trọn đời. Nhưng rồi anh hùng khó qua ải mỹ nhân, hay mỹ nhân quyến luyến anh hùng.***Lúc chạng vạng tối, mặt trời đã xuống núi rồi, bầu trời bị ánh nắng chiều nhuộm đỏ đã tối lại, dãy núi uốn lượn phía xa đã biến thành một màu đen sẫm, núi rừng càng thêm an tĩnh, vài con côn trùng không biết tên bắt đầu hưng phấn kêu lên. Ở một con đường hẹp trên núi, xa xa có một người đi tới, bước tiến của hắn mạnh mẽ có lực, nhẹ nhàng tung người nhảy qua một gốc cây ngăn trên đường núi, thân cây này ba người mới có thể ôm xuể. Đây là một người đàn ông trẻ tuổi cao tầm 1m9, thoạt nhìn hơn hai mươi, để trần nửa người trên, lộ ra cơ thể rắn chắc màu đồng cổ, hạ thân mặc một chiếc quần rằn ri của quân đội, chân đi một đôi ủng da của quân đội, sau lưng quần đeo một khẩu súng lục K92, trong ủng da còn cắm một con dao găm. Sở dĩ người đàn ông trẻ tuổi cởi trần nửa người, là bởi vì áo của hắn đã làm thành một cái bao, hai ống tay áo được buộc lại trước ngực, đeo bao phục phía sau lưng, bên trong dường như có không ít đồ vật, nói chính xác, trong bao của hắn là lương thực. Người con trai cắt đầu đinh, lộ rõ khuôn mặt hình chữ nhật, mũi cao thẳng, dưới đôi lông mày đen dày là một đôi mắt thâm thúy lợi hại, giống như mũi tên lợi hại đang ngắm vào một mục tiêu không thấy rõ trong rừng cây xa xa, nhưng lại có năng lực chuyển tới chỗ gần tảng đá trong phút chốc. Tuy rằng ánh mắt kiên nghị sắc bén, nhưng lại mơ hồ lộ ra một tia hoang mang. Thỉnh thoảng hắn dừng bước lại nhìn xung quanh, dường như muốn biết rốt cuộc mình đã đến nơi nào? Hắn tên là Trương Huyễn, vốn là một lính đặc chủng, hai năm trước thi đậu vào Học Viện Lục Quân học quân sự chiến lược. Năm ngày trước Trương Huyễn và ba mươi học viên cùng nhau tham gia huấn luyện dã ngoại sinh tồn, trong khi hắn đang tìm kiếm nguồn nước, vô ý đi vào một tòa sơn động sâu không thấy đáy. Khi hắn đi ra khỏi đầu bên kia sơn động, quay đầu lại thì phát hiện không thấy cửa sơn động nữa, ngay cả cái túi đang đeo trên lưng của hắn cũng cùng hắn biến mất trong núi lớn rậm rạp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giang Sơn Chiến Đồ PDF của tác giả Cao Nguyệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gắng Sống Đến Bình Minh (Vasil Bykau)
Gắng sống đến bình minh là một truyện vừa khai thác đề tài cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) của nhà văn Vasil Bykaŭ, ra đời năm 1973. Tác phẩm là một câu chuyện sinh động và nhiều cảm xúc về những suy nghĩ, hành động của một sĩ quan trẻ trước gian nguy thử thách, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả. Bối cảnh truyện diễn ra vào mùa thu năm 1941. Anh chiến sĩ 22 tuổi Igor Ivanovsky mới tốt nghiệp trường sĩ quan, chàng trai trẻ đã trải qua một mối tình tuyệt đẹp với một nữ sinh. Và tình yêu đã gắn kết họ vào lúc bình minh. Trong một trận đánh, Igor bị thương tới mức gần như kiệt sức. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ lúc bình minh thức giấc, chờ quân thù đi qua để tiêu diệt và họa may ra mới hoàn thành nhiệm vụ. Chàng Trung úy trẻ chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Nhiều nhất là mối tình với một người, một bạn học, một đồng chí, một điệp viên Hồng quân - Yaninka. Anh bỗng nuối tiếc vì không thể nói ra tình cảm của mình khi chia tay.*** Tìm mua: Gắng Sống Đến Bình Minh TiKi Lazada Shopee “Gắng Sống Đến Bình Minh" là một truyện vừa đầy sinh động và cảm động về hành động của một sĩ quan trẻ, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả - một sĩ quan trẻ đã tham chiến và chứng kiến các sự việc được kể ra trong truyện. Cùng với truyện “Đài tưởng niệm”, hai truyện “Gắng Sống Đến Bình Minh" và “Đài tưởng niệm" đã đưa tác giả tới bục vinh quang: được tặng giải thưởng cao quý - Giải thưởng văn học Quốc gia Liên Xô (cũ). Như một tiền định, chàng sĩ quan trẻ Ivanôpxki 22 tuổi, mới tốt nghiệp trường sĩ quan ra cầm quân, gặp gỡ một tình yêu bất ngờ với cô học sinh chuyên nghiệp con một họa sĩ. Và tình yêu gắn kết họ vào lúc bình minh. “Ra tới bờ sông, chỗ này hoàn toàn yên tĩnh, chỉ thấy hơi oi bức. Ianinca chạy theo những hòn đá nhăn xuống tận mép nước. - Xuống đi anh, trong lúc bố còn đang ngủ; em sẽ chỉ cho anh xem vườn cảnh của em. Hoa rồng rồng bắt đầu nở đấy. Anh biết hoa rồng rồng không? Nó chỉ toả hương vào lúc bình minh, hương bay ngào ngạt”. Và trước một trận đánh đơn độc chỉ còn một mình trung úy chỉ huy 22 tuổi là anh, anh chờ đợi nổ tung cả bản thân mình. Nhưng muốn làm công việc vĩ đại đó vì lòng dũng cảm hi sinh cho đất nước, anh cần chờ đến bình minh. Vì sao vậy? Anh đã bị thương kiệt quệ sức lực, không còn có thể tiến đánh hoặc nấp chờ giặc lúc đêm tối. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ bình minh thức dậy, lúc đó kẻ địch sẽ đi trên đường và hi vọng tiêu diệt kẻ thù họa may ra mới thực hiện được. “Khoảng thời gian đó băng giá và buốt lạnh cứ thấm dần vào nội tạng, anh cảm thấy rất rõ. Tuy đang ở trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh, nhưng anh vẫn tri giác được cái lạnh giá đột nhập vào cơ thể kiệt quệ của anh. Anh cần cố phải sống, chờ đến bình minh”. Tình yêu mở đầu vào lúc bình minh và cố sống - không cho phép mình được chết dù cơ thể đã cạn kiệt - tới bình minh để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình: hi sinh cho tổ quốc vĩ đại. Toàn bộ truyện toát lên khí thế anh hùng của lớp trẻ được rèn luyện và giáo dục, trung thành vì tổ quốc. Đất nước cần và mãi mãi cần những con người anh hùng như thế, như trung úy 22 tuổi Ivanôpxki trong truyện này. Tác giả Vasil Bykaŭ đã từng có nhiều truyện được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam, như các truyện vừa đầy xúc động: Bài ca núi Anpơ, Phát tên lửa thứ ba, Xôtnhicôp... “ Gắng Sống Đến Bình Minh" cũng là một loại truyện đầy bút lực của nhà văn. Tất cả những tình huống đầy kịch tính, hiểm nghèo xảy ra với người chiến sĩ Xô Viết, tưởng chừng có thể đánh quỵ ý chí của họ. Nhưng không, bằng sức mạnh tinh thần, bằng đạo đức chân chính của người chiến sĩ vì tổ quốc - như Ivanôpxki - họ vượt khỏi sự gục ngã, không tuyệt vọng buông xuôi mà cố tìm một con đường, một cách để chiến thắng anh dũng vì tổ quốc. Truyện làm chúng ta thật sự cảm động và tin tưởng vào con người - những con người bắt nguồn từ một nền giáo dục trong sáng, rèn luyện ý chí mạnh mẽ với đạo đức của người anh hùng. “Gắng Sống Đến Bình Minh" luôn mang tới những cảm giác mới cho mọi người chúng ta và vì vậy, truyện luôn luôn là cần thiết và có ích. Cũng cần phải nói tới nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kết cấu tác phẩm giúp ta có cái nhìn đầy đủ, không nhàm chán. Nhà xuất bản xin được giới thiệu “Gắng Sống Đến Bình Minh” từ bản dịch của PGS. TS. Nguyễn Trọng Báu và Thành Châu tới các bạn đọc.Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin***Bị cóng lạnh vì rét buốt, nhưng dù sao Ivanôpxki vẫn tỉnh lại được, anh nhớ ra ngay: anh đang ở đâu và cần phải làm gì. Mục đích cuối cùng của anh vẫn sống trong anh ngay cả khi anh bất tỉnh, anh chỉ không biết rằng anh đã bị ngất bao lâu và không biết mình có còn khả năng nữa không. Phút đầu tiên tỉnh lại anh lo sợ mình đã bị chậm: trên đường im ắng, không có một tiếng động nào vọng tới. Gió rít từng cơn trên cánh đồng và bỗng một trận gió tuyết thốc tới phủ kín đến tận vai anh, đôi cánh tay tê dại đến nỗi những ngón không sao cử động nổi. Nhưng anh vẫn nhớ phải bò cho được tới đường cái, chỉ đến tận đấy cuộc hành trình của anh mới được coi là kết thúc. Một cuộc giao tranh tuyệt vọng với tuyết lại bắt đầu, Ivanôpxki bò chậm, chỉ mong mỗi phút được một mét, không hơn. Sức đã kiệt lắm rồi, anh không còn tựa được lên bằng khuỷu tay, mạng sườn ngập sâu vào tuyết và sức tựa chủ yếu bằng chân. Anh cũng không hiểu sao chân bị thương lúc này không cảm thấy đau. Nhưng ở ngực tất cả lại như đang bị thiêu đốt, mọi đau đớn bây giờ như tập trung cả ở đây. Anh rất sợ, một lần nữa máu lại ộc ra khỏi họng, đến lúc đó đối với anh, mọi cái sẽ kết thúc, vì thế anh tránh thở sâu, anh không cho phép mình khạc nhổ ra. Anh giữ gìn lá phổi đã bị bắn thủng như giữ một thứ cần nhất, vì những giây phút cuối cùng của đời anh hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Thể lực của Ivanôpxki đã giảm sút tới mức quá tồi tệ và anh rất hiểu điều đó. Còn tri giác của anh, giống như một diễn viên đi trên dây, luôn luôn đung đưa giữa cái đang tồn tại và cái mê man bất tỉnh, bát cứ lúc nào cũng sẵn sàng rơi vào cái chết, anh cố sức chịu đựng cái đau đớn quá lớn đang choán hết tâm trí. Anh không cho phép mình bị mê man bất tỉnh chừng nào chưa tới đường.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gắng Sống Đến Bình Minh PDF của tác giả Vasil Bykau nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii (Charles Messenger)
Trung úy Heinz Wernher Schmidt, một cựu binh từ chiến dịch Ba Lan năm 1939, đến trình diện sở chỉ huy Quân đoàn châu Phi (Deutsches Afrika Korps) của Thống chế Erwin Rommel tại Tripoli vào đầu tháng Ba năm 1941. Ấn tượng đầu tiên của ông về người đàn ông đã hai lần là huyền thoại, khi là chỉ huy trong Alpenkorps, hay đạo quân miền núi ưu tú trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 và khi là tư lệnh một sư đoàn xe tăng tại Pháp trong chiến dịch năm 1940 như sau:“Thống chế đứng trước mặt tôi. Thân hình ông rắn chắc và thấp. Tôi có được một chút tự tin khi nhận ra rằng, mặc dù tôi chỉ có chiều cao trung bình, nhưng thống chế còn thấp hơn cả tôi. Ông bắt tay tôi nhanh gọn và mạnh mẽ. Đôi mắt xanh xám nhìn chăm chú vào mắt tôi. Tôi nhận thấy ông có những nếp nhăn hài hước lạ thường chạy xiên từ khóe mắt xuống cạnh ngoài gò má xương xẩu. Miệng và cằm ông cân đối, mạnh mẽ, củng cố ấn tượng của tôi về một tính cách đầy nghị lực và sống động”.Schmidt chỉ vừa rời Eritrea đến đây, và Rommel hỏi ông ta về tình hình ở đó. Khi được biết tình hình ở đó là vô vọng, Rommel vặn lại: “Thế anh biết gì về nó nào, trung úy? Chúng ta sẽ tới Nile, tạo ra một bước ngoặt, và giành lại mọi thứ”. Đây là Rommel đang ở đỉnh cao phong độ: năng động, tích cực, hoàn toàn rõ ràng và ngắn gọn về những gì ông muốn đạt được. Schmidt cũng đã phát hiện một chút thiếu kiên nhẫn. Đây không phải là người đàn ông sẵn sàng đứng yên để chờ đợi những người khác. Trong một vài ngày, ông sẽ tiếp tục hành động chống lại quân đội Anh tại Cyrenaica, miền đông Libya, và có những hoạt động mà ông khao khát.Tất nhiên, chính Bắc Phi là nơi Rommel thực sự làm nên tên tuổi của mình. Cuộc chiến giáp lá cà ở sa mạc cung cấp môi trường lý tưởng để thực hành những phẩm chất chỉ huy của ông. Nó biến ông thành cái tên quen thuộc, không chĩ ở Đức, mà còn trong các đối thủ của ông nữa. Tuy nhiên, phải chỉ ra rằng, theo những quan tâm của người Đức, thì Bắc Phi chỉ là một sự kiện phụ, một chiến dịch nhỏ so với Mặt trận phía Đông, nơi phần lớn quân đội Đức đang tham chiến từ tháng Sáu năm 1941 trở đi. Điều đó nói rằng, phong cách chỉ huy của Rommel trong sa mạc minh họa cách làm thế nào để tiến hành một cuộc vận động chiến nhanh chóng, và những bài học của nó có âm hưởng trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003. Tương tự như vậy, kinh nghiệm của ông ở vùng núi Romania và miền bắc nước Ý trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, trong đó ông đã mài giũa các kỹ năng của một người lính chiến, cung cấp những bài học cho cuộc xung đột sau này ở Afghanistan.Ông cũng là một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn. Ông tin vào việc chỉ huy từ tiền tuyến, và truyền sự tự tin cho các sĩ quan cũng như binh lính. Thật vậy, ông sẽ không mong đợi binh sĩ của mình làm bất cứ điều gì mà ông không thể tự mình làm được. Nhưng có cuộc tranh luận về việc liệu một sĩ quan chỉ huy từ tuyến đầu có nhất thiết là phương cách đúng đắn khi chỉ huy một sư đoàn hay những đơn vị lớn hơn không. Ngoài ra, không nghi ngờ gì rằng ông tự thúc ép mình quá nhiều, gây hại cho sức khỏe. Điều này chắc chắn đã xảy ra trong chiến dịch năm 1942 ở Libya và Ai Cập. Tìm mua: Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii TiKi Lazada Shopee Cũng có những câu hỏi nảy sinh về quan hệ của Rommel với các chỉ huy khác. Có bằng chứng trong thời kỳ đầu sự nghiệp của ông cho thấy ông đã làm ngơ các chỉ thị của cấp trên, khá giống với Đô đốc Horatio Nelson vờ không nhìn thấy các tín hiệu từ kỳ hạm của Hạm đội Anh trong trận Hải chiến Copenhagen năm 1801. Giống như Nelson, ông có một ý tưởng rõ ràng hơn nhiều về tình huống, vì ông gần gũi hơn với nó và có thể nhìn thấy những cơ hội mà các cấp trên của ông không thể thấy. Thái độ này khiến cho các tướng lĩnh cao cấp khác của Đức bực bội, và hình thành nhận xét rằng ông là một kẻ mới nổi không có kinh nghiệm của cuộc chiến tranh thực sự trên Mặt trận phía Đông và được thăng lên cấp bậc cao nhất chỉ đơn giản vì là người theo Quốc xã. Tại Bắc Phi, ông cũng trải qua những vấn đề về chiến tranh liên quân khi xử lý với các đồng minh Ý. Tài ngoại giao và xử lý khéo léo thường là cần thiết để khuyến khích người Ý đồng ý với kế hoạch của mình tương tự như Tướng Norman Schwarzkopf đã phải kết hợp các đơn vị khác nhau để tạo thành liên quân Đồng minh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.Câu chuyện của Rommel cũng phản ánh một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà những người lính luôn phải đối mặt trong lịch sử. Điều này xảy ra khi ngày càng rõ ràng rằng chế độ mà ông phục vụ đang dẫn đất nước đến thảm họa. Rommel, giống như tất cả các chỉ huy Đức đồng nghiệp, đã thề trung thành với Hitler, một lời thề mà không một sĩ quan Đức tự trọng nào có thể hủy bỏ. Đúng là Rommel trở nên thân thiết với Hitler trong thời gian cuối những năm 1930, nhưng đến giữa cuộc chiến tranh, sự vỡ mộng đã hình thành đối với việc chỉ đạo chiến tranh của Hitler. Tình trạng nguy hiểm tăng lên sau khi quân Đồng minh đổ bộ vào Normandy vào tháng Sáu năm 1944 và thất bại dường như không tránh khỏi. Ông có nên tham gia với những người ông biết đang âm mưu loại bỏ Hitler và cố gắng kết thúc chiến tranh hay không? Ngoài ra, làm thế nào ông có thể bỏ mặc quân đội của mình khi họ đang tham gia vào một cuộc chiến tuyệt vọng nhằm ngăn chặn quân Đồng minh đột phá ra khỏi vùng Normandy? Như đã xảy ra, nỗ lực ám sát Hitler vào tháng tiếp theo thất bại và cuối cùng đã đóng dấu cho số phận của Rommel.Thống chế Erwin Rommel là một nhân vật luôn gây mê hoặc và chắc chắn vẫn sẽ là như vậy. Nhìn lại cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 sẽ là thích hợp để đem lại bức chân dung sáng tỏ về con người có sức lôi cuốn này và xác định xem chúng ta có thể học được những gì cho tương lai từ sự nghiệp phi thường của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii PDF của tác giả Charles Messenger nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.