Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cha Mẹ Là Người Thầy Đầu Tiên Tốt Nhất (Thôi Hoa Phương)

Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều như nhau, nhưng tại sao có trẻ sau này trở thành những bậc anh tài, trong khi có trẻ lại chỉ trở thành những người bình thường, thậm chí còn có kẻ ngu ngốc? Đối với trẻ em, môi trường sống có vai trò tác động rất lớn, điều quan trọng nhất không phải là tài năng thiên phú mà là phương pháp giáo dục mà trẻ được hưởng. Tài năng thiên phú nhiều hay ít không quyết định trẻ sẽ trở thành người thiên tài hay vô dụng, mà phương pháp giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn 6 năm đầu đời mới là nhân tố chính. Đương nhiên, tài năng của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng sự khác nhau đó không nhiều. Vì thế, ngoài những đữa trẻ khi sinh ra đã có tài năng phi phàm, thì chỉ cần là những đứa trẻ có tố chất bình thường, nếu được giáo dục một cách đúng đắn thì đều có thể trở thành những con người phi thường.

Albert Einstein từng nói: "Mọi trẻ em khi sinh ra đều là thiên tài, thế nhưng trong những giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những phương pháp giáo dục sai lầm có thể giết chết cái chất thiên tài sẵn có trong các bé". Đối với các em, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy cuối cùng, cũng là giáo viên mầm non tốt nhất. Chính vì vậy, quan niệm cũng như phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ.

Mỗi bậc cha mẹ đều nên hiểu rằng, trẻ nhỏ đang ở trong giai đoạn hình thành của phẩm chất đạo đức và những thói quen hành vi, chúng rất giỏi bắt chước theo hành động và lời nói của người lớn, đồng thời lấy lời nói và hành động của cha mẹ làm tấm gương để mình học tập. Cho nên, cha mẹ hãy là một tấm gương tốt cho trẻ. Trên thực tế, cha mẹ chính là tấm gương của trẻ nhỏ, những truyền ngôn từ cha mẹ là cách giáo dục hiệu quả và sinh động nhất đối với trẻ nhỏ. Khi đối mặt với muôn vàn những vấn đề của trẻ (nói dối, cẩu thả, ăn cắp, đố kỵ, nhút nhát.), cha mẹ cần có tinh thần lạc quan, tích cực và những đối sách kịp thời, khoa học.

Để giúp các bậc cha mẹ có thể nắm bắt một cách nhanh chóng những phương pháp và quan niệm giáo dục đúng đắn, cuốn sách này tuyển chọn ba quan niệm và phương pháp giáo dục xuất sắc nhất trên thế giới: Phương pháp giáo dục của Karl Weter, Phương pháp giáo dục của Maria Montessori, Phương pháp giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng cho trẻ.

Ba phương pháp giáo dục trên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với trẻ từ 0-6 tuổi, hi vọng có thể giúp các bậc phụ huynh giáo dục con cái mình tốt hơn. Cuốn sách này chia sẻ những tinh hoa trong phương pháp và kinh nghiệm giáo dục thực tiễn, định hướng cho cha mẹ cách giáo dục trẻ một cách khoa học ngay từ thời kì đầu, để bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phát huy tiềm năng trí tuệ, giúp trẻ có những khởi đầu thắng lợi! Tìm mua: Cha Mẹ Là Người Thầy Đầu Tiên Tốt Nhất TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cha Mẹ Là Người Thầy Đầu Tiên Tốt Nhất PDF của tác giả Thôi Hoa Phương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mặc Kệ Nó, Làm Tới Đi (Richard Branson)
Làm tới đi Châm ngôn của tôi là “làm tới đi”. Nếu bạn muốn lái máy bay thì hãy tới sân bay xin một chân pha trà; bạn muốn làm thiết kế thời trang thì xin vào làm nhân viên quét dọn ở công ty thời trang, hãy mở mắt thật to mà học việc. Lúc tôi 16 tuổi, đang học nội trú trường Stowe, tôi có dự án làm tạp chí Student. Nhiều người cười nhạo bảo tôi còn quá nhỏ chưa có kinh nghiệm gì, sự phản đối ấy đã củng cố quyết tâm của tôi, tôi trở nên kiên định hơn. Người bạn cùng trường của tôi là Jonny Gems tham gia cùng tôi vạch kế hoạch. Chúng tôi liệt kê các loại bài viết cần thực hiện, tính toán mọi chi phí, phương cách phát hành, liên hệ công ty đăng quảng cáo, phỏng vấn các nhân vật hoặc ban nhạc nổi tiếng như Tìm mua: Mặc Kệ Nó, Làm Tới Đi TiKi Lazada Shopee James Baldwin, Jean Paul Sartre, ban nhạc The Beatles; The Rolling Stones v.v… qua điện thoại công cộng hoặc gửi thư. Tôi trau dồi kỹ năng truyền đạt, chào hàng và không bao giờ để lộ ra rằng mình là cậu học sinh 16 tuổi. Sau đó, tôi đã nhận được 2.500 bảng tiền quảng cáo đủ để trả cho 30.000 bản in số đầu tiên, tôi vô cùng sung sướng và tờ báo đã được nhiều người biết đến. Tờ Daily Telegraph viết: “Có thể tờ Student, một tạp chí hào nhoáng, thu hút rất nhiều nhà báo nổi tiếng, sẽ trở thành một trong những tạp chí có số lượng phát hành lớn nhất cả nước.” Khi có cơ hội mới tôi đều nắm bắt nó. Chúng tôi liên hệ cửa hàng bán giày ở một vị trí đắc địa của thành phố, thuyết phục người chủ cho thuê phần mặt bằng còn thừa để chúng tôi mở tiệm bán đĩa nhạc, đây cũng là nơi dành cho các bạn trẻ gặp gỡ, nghe nhạc, chọn đĩa. Cửa hàng đĩa nhạc Virgin ra đời. Không lâu sau, cửa hàng phát triển ở tất cả các thành phố lớn, lúc đó tôi mới 20 tuổi. Năm 1984, tôi tài trợ một chiếc tàu để tranh giải Blue Riband cho nước Anh. Lần đầu bị thất bại, tàu bị chìm vì bão tố, tôi suýt chết. Nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm tranh giải vào năm sau, cũng trải qua nhiều gian nan nguy hiểm trên biển, cuối cùng chúng tôi chiến thắng, phá kỷ lục giải Blue Riband, vui sướng trước sự chào đón của mọi người. Sau đó, tôi cùng nhà thám hiểm nổi tiếng Thụy Điển tham gia chuyến vượt Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu, chúng tôi là những người đầu tiên vượt Đại Tây Dương bằng phương tiện này. Từ Mỹ chúng tôi bay đến Ai-len chỉ sau 29 giờ. Sự nguy hiểm gấp nhiều lần so với vượt tàu trên mặt nước. Cả chuyến đi là sự trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bạn thực sự muốn làm gì đó thì cứ làm đi. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không vượt qua được nỗi sợ hãi và bắt tay vào làm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mặc Kệ Nó, Làm Tới Đi PDF của tác giả Richard Branson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Quyết Sáng Tạo (Nguyễn Minh Hoàng)
Bí quyết sáng tạo Mục lục Chương 1: Thế nào là một ý tưởng Chương 2: Vui cái đã Chương 3: Có duyên sáng tạo Tìm mua: Bí Quyết Sáng Tạo TiKi Lazada Shopee Chương 4: Đặt mục tiêu cho trí não Chương 5: Hãy giống trẻ con thêm nữa Chương 6: Nạp thêm dữ liệu Chương 7: Thu hết can đảm Chương 8: Tư duy lại tư duy Chương 9: Học cách phối hợp Chương 10: Định nghĩa vẫn đề Chương 11: Thu nhập thông tin Chương 12: Đi tìm ý tưởng Chương 13: Quên phứt nó đi Chương 14: Biến ý tưởng thành hành động Không điều gì trên thế giới này thay thế được Lòng kiên trì • Tài năng cũng không - Ví dụ về người có tài mà không thành công thì rất nhiều. • Của cải cũng không - Rất nhiều người giàu từ chứng nước nhưng lại chết nghèo. • Thiên tài cũng không - Thiên tài sinh bất phùng thời đông vô kể. • Trình độ văn hoá cũng không - Thế giới này đầy những người có văn hoá nhưng bị bỏ bê. • May mắn cũng không - Thần may mắn trái tính trái nết đã làm suy vong biết bao vương triều… • Chỉ có Lòng kiên trì và Tâm cương quyết mới Toàn năng. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, kể từ khi còn cắp sách đến trường phổ thông cho đến những năm tháng lê la trên ghế giảng đường Đại học rồi bước chân vào đời với biết bao khát khao cháy bỏng về tương lai và những hoài bảo từng ấp ủ… ắt hẳn cũng như bao người khác, bạn luôn nghe nói đến từ Ý TƯỞNG, vậy có bao giờ bạn chợt hỏi: Ý tưởng là gì và làm sao để có ý tưởng? Không chỉ ý tưởng về quảng cáo mà còn là ý tưởng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày; đó là hoạt động của cả một đời người, một công việc bạn không bao giờ ngưng nghĩ, một mục tiêu không bao giờ hoàn mãn. Một cán bộ kế toán, nhà lập kế hoạch truyền thông, một nhà nghiên cứu chứ không chỉ là người soạn thảo các chương trình quảng cáo hay người chỉ đạo nghệ thuật; một người mới vào nghề hay một tay gạo cội chuyên nghiệp và cũng như bao người khác là doanh nhân hay công chức, giáo viên hay nội chợ… tất cả họ đều cần biết cách nảy sinh ý tưởng. Tại sao? • Trước tiên vì ý tưởng mới là bánh xe của sự tiến bộ, khả năng nảy sinh ý tưởng tốt chính là điều kiện sống còn cho thành công của mỗi người. Không có ý tưởng đồng nghĩa với sự trì trệ. • Thứ hai, máy vi tính hiện đang cáng đáng hầu hết những công việc tầm thường mà chúng ta phải làm, do đó (ít ra là trên lý thuyết) chúng ta được tự do và tất nhiên đòi hỏi chúng ta phải thực hiện công việc lao động sáng tạo mà máy vi tính không thể đáp ứng. • Thứ ba, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà nhiều người gọi là Kỷ nguyên của thông tin, một kỷ nguyên luôn yêu cầu dòng chảy liên tục của những ý tưởng mới nếu muốn khai thác hết tiềm năng của con người và thành tựu của vận mệnh nhân loại. Tóm lại, giá trị thật của các thông tin qua Diễn đàn này ngoài việc giúp chúng ta hiểu sự vật thấu đáo hơn, chỉ thực có khi được phối hợp với những thông tin khác đề hình thành ý tưởng mới: ý tưởng giải quyết vấn đề; ý tưởng giúp đỡ người khác; ý tưởng để tiết kiệm, sửa chữa và tạo ra sự vật; ý tưởng làm cho sự vật tốt hơn, rẻ hơn và có ích hơn; những ý tưởng có khả năng soi sáng, động viên, tiếp sức, tạo cảm hứng và làm cho cuộc sống thêm phong phú.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Sáng Tạo PDF của tác giả Nguyễn Minh Hoàng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tư Duy Tích Cực (Trish Summerfield)
TƯ DUYTÍCH CỰC BẠN CHÍNH LÀ NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ! Tác giả: Trish Summerfield, Frederic Labarthe, Anthony Strano Chia sẻ: sachmienphi.org Dịch giả: Thu Vân - Hạnh Nguyên - Quỳnh Tâm Tư duy tích cực là một chủ đề rộng lớn, nên cần phải tiếp cận theo quan điểm tâm lý học nhân văn và phương pháp tâm sinh lý xã hội. Có thể góp một vài khía cạnh khái quát như sau: Tìm mua: Tư Duy Tích Cực TiKi Lazada Shopee 1. Về mặt sinh học, tư duy cũng như tất cả các hoạt động (activities) của con người, đều tiêu hao năng lượng (energy). Đây là dạng năng lượng tâm trí (psychoenergy), nó cũng bắt nguồn từ năng lượng vật chất (calorie) nhưng lại có khả năng tái tạo ra năng lượng. Tư duy tích cực sẽ hoạt hóa các chức năng sinh lý khác như hệ nội tiết, hệ miễn dịch và nhất là hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonine, dopamine (gây hưng phấn) hoặc oxytocin (gây khoái cảm tính dục)... Đến lượt mình, các tác nhân nội tiết, thần kinh nói trên lại hoạt hóa toàn bộ các chức năng khác, kể cả các hoạt động cơ bắp và hoạt động thần kinh trung ương trong đó có hoạt động trí não. Nhờ vậy, con người trở nên vui vẻ hơn, sảng khoái hơn, yêu đời, tự tin, sáng suốt và dễ dàng thực hiện những hành vi tích cực, có lợi cho bản thân và cho mọi người. Trái lại, tư duy tiêu cực chỉ làm tiêu hao năng lượng, gây ức chế các chức năng sinh lý khác như suy giảm các chất nội tiết, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch (dễ bị lây bệnh/ung thư), các chất dẫn truyền bị ách tắc, dẫn tới làm tê liệt đời sống cảm xúc, trí tuệ, vận động. Tư duy tiêu cực (buồn rầu, thất vọng, hụt hẫng, chán đời, mất lòng tin v.v.) thường tạo ra một cái vòng luẩn quẩn, tiêu cực nọ kéo theo tiêu cực kia, cuối cùng dẫn tới trầm cảm (tê liệt mọi dạng cảm xúc, nhất là tê liệt chức năng vận động) và có thể dẫn đến kết cục bi thảm nhất là tự hủy hoại bản thân (tự sát) và làm tổn hại người khác (cuồng sát). 2. Về mặt tâm lý, tư duy tích cực là một bộ phận (lòng tự tin) giúp cá nhân tự khám phá ra tất cả những tiềm năng (potential) vô tận vốn ẩn chứa trong sâu thẳm mỗi con người. Nhờ năng lượng được hoạt hóa, được đánh thức (arousal), vô vàn tài năng được bộc lộ và có thể tạo ra vô vàn của cải cho xã hội. Những năng lực, khả năng, tài năng đó ta thường gọi là nội lực (inner resources), là điều kiện cốt lõi (chứ không phải yếu tố khách quan - nhờ vả, ỷ lại, vay mượn, xin xỏ, cầu may...) giúp con người tự vượt lên chính mình, vượt qua mọi thử thách, tự khẳng định và trở thành một nhân cách tự chủ, độc lập. Ngược lại, tư duy tiêu cực gây ức chế, tiến tới triệt tiêu mọi ước muốn, nhu cầu, mọi tiềm năng mà phần lớn không được nhận ra, không dám khám phá, khiến con người tự đánh mất lòng tự tin, lòng tự trọng, biến thành một nhân cách đầy mặc cảm, tự ti, sợ hãi, dồn nén, dao động, không tự quyết đoán, dễ bị áp lực từ mọi phía, trở thành một nhân cách lệ thuộc, một sinh thể ký sinh, tự đánh mất những phẩm chất đích thực của một con người. 3. Về mặt xã hội, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người, là khả năng sáng tạo của mọi cá nhân. Nói cách khác, không có sáng tạo của từng cá nhân thì xã hội sẽ không tiến hóa (une société non évoluée), không phát triển, như đã từng diễn ra ở hầu hết những xã hội có một thể chế hoặc có xu hướng không tôn trọng, thậm chí triệt tiêu những sáng kiến cá nhân. Mặt khác, trong một cộng đồng xã hội, hay trong phạm vi hẹp như gia đình, những thành viên có tư duy tích cực sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh, một xã hội đầy tính nhân văn, giúp xã hội đó tự nó tạo ra sức mạnh đầy quyền lực và lấn át những tư duy tiêu cực, mà có thể sẽ không cần một sự can thiệp nào từ bên ngoài. Suy rộng ra, đó cũng là viễn cảnh (perspective) của cộng đồng thế giới được cả loài người mong ước trong thiên niên kỷ này. Ngược lại, những tư duy tiêu cực nếu cứ tồn tại ở đâu đó trong từng con người - từng cá nhân - không bị loại trừ hoặc hóa giải, sẽ có xu hướng phát triển thành một môi trường bệnh hoạn, làm xói mòn nhiều giá trị, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên năng lượng của loài người. Đặc biệt, tại những nơi mà tư duy tiêu cực chiếm ưu thế và trở thành chính thống như bạo lực, khủng bố, độc tài, dối trá, phân biệt chủng tộc... thì chúng sẽ biến thành nguồn gốc gây ra biết bao thảm họa. Chẳng hạn, trong môi trường gia đình, tư duy tiêu cực sinh ra nạn gia trưởng, bạo hành mà những thành viên dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, việc tư duy tích cực và thực hành tư duy tích cực là điều cần thiết cho tất cả mọi người, mang lại lợi ích cho từng cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng thế giới. Đó là lý do tôi trân trọng giới thiệu đến các bạn cuốn sách quý giá này. Bác sĩ Đặng Phương Kiệt Vào năm 2001, khi lần đầu tiên gặp giáo sư Kiệt, tôi đã rất xúc động trước nghị lực và tình cảm mà ông dành cho cuộc đời, cho công việc giúp đỡ người Việt Nam nói chung và những người đang ở trong hoàn cảnh thử thách nói riêng. Nhiều lần, chúng tôi đã cùng nhau đi thăm các dự án của ông ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tình yêu thương và mối quan tâm của ông dành cho con người ở những làng quê ấy thật dễ dàng nhận ra. Ông dành nhiều thời gian chú tâm lắng nghe những khó khăn và động viên sự nỗ lực của họ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau lần gặp gỡ đó, giáo sư Kiệt đã nhiệt tình hỗ trợ cho những chương trình mà chúng tôi tập huấn tại Việt Nam, và ông trở thành người hướng dẫn, người cố vấn tuyệt vời cho công việc của chúng tôi. Vào cuối năm 2001, ông đã giúp chúng tôi tổ chức hội thảo lớn đầu tiên tại Việt Nam và đưa ra dự đoán rằng tất cả các quyển sách của chúng tôi sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt để dễ dàng đến được với người dân Việt Nam. Mặc dù giáo sư Kiệt đã ra đi trước khi điều này xảy ra, nhưng tôi chắc chắn là ông sẽ hài lòng khi biết rằng những điều ông tiên đoán đã trở thành sự thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tư Duy Tích Cực PDF của tác giả Trish Summerfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tư Duy Tích Cực (Trish Summerfield)
TƯ DUYTÍCH CỰC BẠN CHÍNH LÀ NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ! Tác giả: Trish Summerfield, Frederic Labarthe, Anthony Strano Chia sẻ: sachmienphi.org Dịch giả: Thu Vân - Hạnh Nguyên - Quỳnh Tâm Tư duy tích cực là một chủ đề rộng lớn, nên cần phải tiếp cận theo quan điểm tâm lý học nhân văn và phương pháp tâm sinh lý xã hội. Có thể góp một vài khía cạnh khái quát như sau: Tìm mua: Tư Duy Tích Cực TiKi Lazada Shopee 1. Về mặt sinh học, tư duy cũng như tất cả các hoạt động (activities) của con người, đều tiêu hao năng lượng (energy). Đây là dạng năng lượng tâm trí (psychoenergy), nó cũng bắt nguồn từ năng lượng vật chất (calorie) nhưng lại có khả năng tái tạo ra năng lượng. Tư duy tích cực sẽ hoạt hóa các chức năng sinh lý khác như hệ nội tiết, hệ miễn dịch và nhất là hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonine, dopamine (gây hưng phấn) hoặc oxytocin (gây khoái cảm tính dục)... Đến lượt mình, các tác nhân nội tiết, thần kinh nói trên lại hoạt hóa toàn bộ các chức năng khác, kể cả các hoạt động cơ bắp và hoạt động thần kinh trung ương trong đó có hoạt động trí não. Nhờ vậy, con người trở nên vui vẻ hơn, sảng khoái hơn, yêu đời, tự tin, sáng suốt và dễ dàng thực hiện những hành vi tích cực, có lợi cho bản thân và cho mọi người. Trái lại, tư duy tiêu cực chỉ làm tiêu hao năng lượng, gây ức chế các chức năng sinh lý khác như suy giảm các chất nội tiết, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch (dễ bị lây bệnh/ung thư), các chất dẫn truyền bị ách tắc, dẫn tới làm tê liệt đời sống cảm xúc, trí tuệ, vận động. Tư duy tiêu cực (buồn rầu, thất vọng, hụt hẫng, chán đời, mất lòng tin v.v.) thường tạo ra một cái vòng luẩn quẩn, tiêu cực nọ kéo theo tiêu cực kia, cuối cùng dẫn tới trầm cảm (tê liệt mọi dạng cảm xúc, nhất là tê liệt chức năng vận động) và có thể dẫn đến kết cục bi thảm nhất là tự hủy hoại bản thân (tự sát) và làm tổn hại người khác (cuồng sát). 2. Về mặt tâm lý, tư duy tích cực là một bộ phận (lòng tự tin) giúp cá nhân tự khám phá ra tất cả những tiềm năng (potential) vô tận vốn ẩn chứa trong sâu thẳm mỗi con người. Nhờ năng lượng được hoạt hóa, được đánh thức (arousal), vô vàn tài năng được bộc lộ và có thể tạo ra vô vàn của cải cho xã hội. Những năng lực, khả năng, tài năng đó ta thường gọi là nội lực (inner resources), là điều kiện cốt lõi (chứ không phải yếu tố khách quan - nhờ vả, ỷ lại, vay mượn, xin xỏ, cầu may...) giúp con người tự vượt lên chính mình, vượt qua mọi thử thách, tự khẳng định và trở thành một nhân cách tự chủ, độc lập. Ngược lại, tư duy tiêu cực gây ức chế, tiến tới triệt tiêu mọi ước muốn, nhu cầu, mọi tiềm năng mà phần lớn không được nhận ra, không dám khám phá, khiến con người tự đánh mất lòng tự tin, lòng tự trọng, biến thành một nhân cách đầy mặc cảm, tự ti, sợ hãi, dồn nén, dao động, không tự quyết đoán, dễ bị áp lực từ mọi phía, trở thành một nhân cách lệ thuộc, một sinh thể ký sinh, tự đánh mất những phẩm chất đích thực của một con người. 3. Về mặt xã hội, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người, là khả năng sáng tạo của mọi cá nhân. Nói cách khác, không có sáng tạo của từng cá nhân thì xã hội sẽ không tiến hóa (une société non évoluée), không phát triển, như đã từng diễn ra ở hầu hết những xã hội có một thể chế hoặc có xu hướng không tôn trọng, thậm chí triệt tiêu những sáng kiến cá nhân. Mặt khác, trong một cộng đồng xã hội, hay trong phạm vi hẹp như gia đình, những thành viên có tư duy tích cực sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh, một xã hội đầy tính nhân văn, giúp xã hội đó tự nó tạo ra sức mạnh đầy quyền lực và lấn át những tư duy tiêu cực, mà có thể sẽ không cần một sự can thiệp nào từ bên ngoài. Suy rộng ra, đó cũng là viễn cảnh (perspective) của cộng đồng thế giới được cả loài người mong ước trong thiên niên kỷ này. Ngược lại, những tư duy tiêu cực nếu cứ tồn tại ở đâu đó trong từng con người - từng cá nhân - không bị loại trừ hoặc hóa giải, sẽ có xu hướng phát triển thành một môi trường bệnh hoạn, làm xói mòn nhiều giá trị, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên năng lượng của loài người. Đặc biệt, tại những nơi mà tư duy tiêu cực chiếm ưu thế và trở thành chính thống như bạo lực, khủng bố, độc tài, dối trá, phân biệt chủng tộc... thì chúng sẽ biến thành nguồn gốc gây ra biết bao thảm họa. Chẳng hạn, trong môi trường gia đình, tư duy tiêu cực sinh ra nạn gia trưởng, bạo hành mà những thành viên dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, việc tư duy tích cực và thực hành tư duy tích cực là điều cần thiết cho tất cả mọi người, mang lại lợi ích cho từng cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng thế giới. Đó là lý do tôi trân trọng giới thiệu đến các bạn cuốn sách quý giá này. Bác sĩ Đặng Phương Kiệt Vào năm 2001, khi lần đầu tiên gặp giáo sư Kiệt, tôi đã rất xúc động trước nghị lực và tình cảm mà ông dành cho cuộc đời, cho công việc giúp đỡ người Việt Nam nói chung và những người đang ở trong hoàn cảnh thử thách nói riêng. Nhiều lần, chúng tôi đã cùng nhau đi thăm các dự án của ông ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tình yêu thương và mối quan tâm của ông dành cho con người ở những làng quê ấy thật dễ dàng nhận ra. Ông dành nhiều thời gian chú tâm lắng nghe những khó khăn và động viên sự nỗ lực của họ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau lần gặp gỡ đó, giáo sư Kiệt đã nhiệt tình hỗ trợ cho những chương trình mà chúng tôi tập huấn tại Việt Nam, và ông trở thành người hướng dẫn, người cố vấn tuyệt vời cho công việc của chúng tôi. Vào cuối năm 2001, ông đã giúp chúng tôi tổ chức hội thảo lớn đầu tiên tại Việt Nam và đưa ra dự đoán rằng tất cả các quyển sách của chúng tôi sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt để dễ dàng đến được với người dân Việt Nam. Mặc dù giáo sư Kiệt đã ra đi trước khi điều này xảy ra, nhưng tôi chắc chắn là ông sẽ hài lòng khi biết rằng những điều ông tiên đoán đã trở thành sự thật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tư Duy Tích Cực PDF của tác giả Trish Summerfield nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.