Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh

9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh

Cuốn sách này là bản tổng kết của nghiên cứu về 14 công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới. Tác giả đã trực tiếp thực địa và phỏng vấn, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về nền móng công ty, quan sát và sử dụng dịch vụ mà họ cung cấp bất cứ khi nào có thể, đồng thời phát triển một khung khái niệm cho cuốn sách từ những nghiên cứu thực tế và những bài học chắt lọc, đan xen từ những công ty qua nghiên cứu thứ cấp và từ chính nền tảng kiến thức của tác giả như một kinh nghiệm quý báu.

Những công ty được tìm hiểu trong cuốn sách này đã dạy chúng ta những bài học quan trọng về quản lý dịch vụ, về lãnh đạo, về thành công bền vững và về cuộc đời. Họ không phải là những công ty bách chiến bách thắng, cũng có lúc họ gặp khó khăn, thách thức và cả thất bại. Nhưng họ thực sự là những tổ chức đặc biệt đã biết khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người để đóng góp lợi ích đáng kể cho xã hội. Họ đã thành công, rất thành công trên cả phương diện tài chính và phương diện con người. Và họ ngày càng thành công hơn nữa khi “trưởng thành” và “già dặn” hơn. Họ không thể bảo đảm chắc chắn tương lai sẽ như ra sao nhưng chắc chắn đó là một tương lai đầy hứa hẹn và triển vọng.

Độc giả sẽ học được những bài học cụ thể và hấp dẫn về những công ty dịch vụ được coi là thành công nhất mọi thời đại. *** Tác giả:

Leonard L. Berry là người sáng lập Texas A & M thuộc Trung tâm Nghiên cứu bán lẻ và phục vụ . Ông là cựu chủ tịch của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Berry là người đóng góp thường xuyên nhất với các dịch vụ tài liệu tiếp thị bằng tiếng Anh trên thế giới. Ông đã hai lần nhận được giải thưởng cao nhất trao cho A & M Texas với cương vị một giảng viên: giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong giảng dạy và giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Ông cũng nhận được giải thưởng Paul D. Converse năm 2008 của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, năm 2007 AMA/McGraw-Hill/Irwin Distinguished Marketing đã trao giải thưởng giáo dục cho ông nhờ những đóng góp của ông cho sự nghiệp tại Hiệp hội Marketing của Mỹ. v.v…

Tiến sĩ Berry là một thành viên Ban giám đốc của một số công ty công lớn và các tổ chức phi lợi nhuận quốc gia. *** Cách đây vài hôm, trên một trang báo mạng có một bài thú vị với nhan đề “Bún ‘mắng’, cháo ‘chửi’, phở xếp hàng vẫn đắt khách”. Là người Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng không quá xa lạ với những hàng ăn kiểu này. Thức ăn ở đây rất ngon nhưng dịch vụ khách hàng thì dường như hoàn toàn ngược lại, nếu không muốn nói là không hề tồn tại khái niệm này tại đây. Tuy nhiên, nếu nghĩ bạn có thể bỏ qua dịch vụ khách hàng mà chỉ tập trung vào sản phẩm để phát triển công ty thì thật sai lầm hay nói đúng hơn, bạn đã không hiểu được bản chất của dịch vụ khách hàng.

Ai chắc cũng biết câu nói nổi tiếng “Khách hàng là Thượng đế”, tuy nhiên, khi phục vụ các “thượng đế”, chúng ta phục vụ bằng sự sợ hãi, nịnh bợ hay cứng nhắc đều không mang lại hiệu quả. Đó là điều không nên mà cũng không thể duy trì lâu dài. Khách hàng nên được phục vụ bằng cái tâm của người nhân viên, những người coi họ như gia đình hoặc bạn bè. Ở một góc độ nhất định, các quán ăn được nói đến ở trên đã vô tình làm được điều đó khi tạo nên hình ảnh một người chủ quán như những người bà, người mẹ, thường mắng mỏ con cháu khi con cháu mắc lỗi. Tuy không phải tất cả nhưng chắc chắn không ít khách hàng khi đến đây sẽ liên tưởng về những người phụ nữ quý giá nhất trong cuộc đời mình.

Trong cuốn 9=10, tác giả đã đề cập đến 14 công ty như vậy. Họ coi khách hàng như người thân của mình để phục vụ một chân thành, do đó họ đã đạt được thành công bền vững và trở thành những công ty dịch vụ vĩ đại. Bí quyết nằm ở 9 yếu tố: tập trung chiến lược, thực thi hoàn hảo, nắm bắt số phận, mối quan hệ dựa trên lòng tin, sự hào phóng, đầu tư vào thành công của nhân viên, khiêm tốn, khai thác thương hiệu để dẫn dắt sự thỏa mãn của khách hàng, đổi mới và phát triển, mà bạn sẽ được biết đến trong cuốn sách này. Ngoài ra, dù những công ty này đều hoạt động trong các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, như bán lẻ (Ukrop’s Super Markets), đồ ăn nhanh (Chick-fil-A), đội bóng chày (St. Paul Saints), hàng không (Midwest Express Airlines), bảo hiểm (USAA), du lịch (Special Expeditions), khách sạn (Bergstrom Hotels), cho thuê xe (Enterprise Rent-A-Car), bán đệm qua điện thoại (Dial-A-Mattress), nhưng họ đều áp dụng những yếu tố “kỳ diệu” này vào các hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tìm được hình mẫu của mình trong đó.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý thời gianViệc sử dụng thời gian hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người quản lý. Quyển Quản lý Thời gian sẽ trình này những vấn đề quan trọng và thiết yếu về việc quản lý thời gian: – Xác định và lập mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu công việc– Xây dựng lịch trình làm việc và loại bỏ “những kẻ đánh cắp” thời gian– Giao phó công việc hiệu quả cho nhân viên– Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…Thực hiện tốt việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn tăng tính hiệu quả và năng suất làm việc của bạn cũng như của cả tổ chức. Bạn sẽ biết cách cân bằng những chiến lược, mục tiêu của công việc với những ưu tiên, mong muốn, sở thích của cá nhân để có một cuộc sống hài hòa và trọn vẹn.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếpMặc dù không thể báo trước thời điểm, sự việc và địa điểm thay đổi, song các tổ chức nên dự tính trước và lập kế hoạch thay đổi. Việc thừa nhận sự cần thiết và không thể tránh khỏi cảu quá trình thay đổi có thể giúp các công ty nhìn nhận những lần chuyển tiếp không phải là mối đe dọa mà chính là cơ hội để cơ cấu lại công ty và môi trường văn hóa . Sau đây là những dấu hiệu manh nha của sự thay đổi: Sáp nhập, mua lại, hay bán lại. Sáp nhập và mua lại thường là những cách để công ty phát triển. Bán lại là những nỗ lực chiến lược để phân bố lại tài sản hoặc để quy tụ công ty vào một định hướng cụ thể nào đó. Nhưng thay đổi “cơ cấu lại” như vậy hầu như luôn dẫn đến sự nhân đôi trong chức năng, nhưng phải được điều chỉnh thông qua những thời kỳ ngưng trệ đầy khó khăn.Tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường. Điều này sẽ kết nối công ty với thị trường mới và hiển nhiên kèm theo đối thủ cạnh tranh mới. Trong những trường hợp này, cần thiết phải có sự thích ứng và học hỏi.Thay thế người lãnh đạo: Thay đổi có thể xảy ra khi có sự xuất hiện của một người lãnh đạo mới. Giống như người chủ mới cảu một ngôi nhà cũ, nhà lãnh đạo mới này sẽ cố gắng thay đổi hoặc điều chỉnh lại các quy trình kinh doanh hiện hữu. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến sự thay thế hàng loạt vị trí điều hành cấp cao. Vị lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi hoàn toàn hài lòng với bộ máy và quy trình làm việc mới theo chủ ý của mình.Công nghệ mới: Công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc cảu chúng ta. Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin không chỉ thay đổi cách thức làm việc, mà còn cả thời gian và không gian làm việc. Gần 23% người lao động Mỹ hiện đang có một hình thức “làm việc từ xa” nào đó từ nhà, từ một nơi của khách hàng, hay từ văn phòng về tinh.Việc các công ty phải thay đổi liên tục không có nghĩa là con người thích quá trình này hoặc những trải nghiệm thay đổi là dễ chịu. Trái lại, thay đổi thường gây nản chí và bực dọc, và thường đem lại một số tổn thất. Các nhà quản lý thường than phiền rằng việc thay đổi làm họ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc. Cấp dưới khẳng định cấp trên không làm theo những chủ trương đã đề ra. Cấp trên lại cho rằng cấp dưới đang níu chân họ. Những người ở giữa thì đổi lỗi cho người khác.Quyển “quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp” này tổng hợp những thông tin cần thiết về việc quản lý thay đổi trong các tổ chức. Từ những tình huống kinh doanh và bí quyết thực tế, bạn sẽ biết cách giải quyết những biến động do thay đổi gây ra, cách thực hiện thành công quá trình thay đổi và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, cách động viên và khuyến khích mọi người vượt qua giai đoạn thay đổi…Quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về quản lý sự thay đổi, song chúng đem lại những lời khuyên thiết yếu mà bạn có thể áp dụng để điều khiển “con tàu” của mình đi đúng hướng.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý khủng hoảng
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý khủng hoảngKhủng hoảng làm đau đầu nhiều tổ chức có nguy cơ rủi ro cao. Mọi tổ chức đều chịu khủng hoảng, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không. Hãy xem ví dụ sau: – Các nhà ban hành định chế của Chính phủ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng một số nhân viên của một công ty quản lý quỹ đầu tư tương hỗ hàng đầu đang dính vào những hoạt động thương mại phi pháp làm giảm tiền lãi của các cổ đông. Chỉ trong vòng một vài tuần phát hiện ra điều này, các cá nhân đầu tư và quỹ lương hưu đã bị rút hàng tỷ đô la từ công ty này, đe dọa sự tồn tại tương lai của nó. – Một tàu chở dầu bị mắc cạn, làm đổ hơn 250 ngàn thùng dầu ra vùng cửa sông Alaska. Bao nhiêu chi phí phải đổ vào việc làm sạch và nộp phạt cũng như các vụ kiện tụng và thư từ của các cổ đông và khách hàng bị thiệt hại.– Một nhà quản lý danh mục vốn đầu tư đang cố tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông đã đầu tư vốn thông qua việc sử dụng phát sinh đầu cơ tích trữ; nhưng không thông báo cho bất kỳ ai. Khi vụ việc sụp đổ, các nhà đầu tư – kể cả những nhà từ thiện và các tổ chức nghệ thuật bị mất 25% số tiền của họ. Còn công ty mất đi sự tín nhiệm và niềm tin của công chúng mà họ đã xây dựng hàng thập niên qua.– Hàng triệu người Mỹ xem một bộ phim tài liệu trên truyền hình trong đó có cảnh một chiếc xe đã bùng cháy trong một vụ đâm xe. Nhiều người phẫn nộ và thề không bao giờ mua xe từ hãng xe ô tô đó. Một tháng sau, hãng xe phát hiện được bằng chứng rằng nhà sản xuất phim tư liệu đã dàn dựng vụ đâm xe đó và cố tình để xảy ra vụ cháy.Nhưng sự thật này tác động rất ít đến quan điểm của công chúng, và điều này đã dẫn đến thiệt hại về danh tiếng và doanh thu của hãng xe.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý các dự án lớn và nhỏ
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý các dự án lớn và nhỏ“Quản lý các dự án lớn và nhỏ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại, là hoạt động chủ chốt giúp công ty duy trì và phát triển. Cuốn sách cung cấp cho ta những thông tin hữu ích, những bước làm cụ thể chi tiết, những khía cạnh khác nhau liên quan đến dự án cũng như việc quản lý dự án giúp cho tổ chức: xúc tiến thực hiện công việc đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách cho phép; rút ngắn thời gian phát triển bằng cách đáp ứng mục tiêu đề ra trong phạm vi hợp lý, việc quản lý dự án sẽ giảm thiểu rủi ro; sử dụng các nguồn lực hiệu quả, không lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân viên. Hữu ích.”