Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Thông Thiên Học - Tập 1 (H. S. Olcott)

Trong lịch sử những tổ chức công ích và cơ quan tinh thần, phần nói về nguồn gốc và những bước thăng trầm của Hội Thông Thiên Học quả thật là độc đáo. Dù xét theo quan điểm thiện cảm hay thù nghịch, vẫn phải thừa nhận một điều thật lạ lùng là một tổ chức như thế đã có thể xuất hiện và tồn tại, và chẳng những có thể chịu đựng được những đòn va chạm công kích như nó đã tiếp nhận, mà lại càng phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng tỷ lệ thuận với những hành vi bất chính và những đòn hiểm ác của những kẻ đối nghịch. Một số nhà phê bình cho rằng sự kiện ấy chứng tỏ một sự gia tăng lòng tin của con người, và một trạng thái tín ngưỡng bất an mở màn cho sự suy thoái rốt ráo của đức tin theo những đường lối bảo thủ của phương Tây.

Một số người khác nhìn thấy nơi sự tiến bộ của phong trào Thông Thiên Học dấu hiệu của sự chấp nhận trên quy mô rộng lớn toàn cầu những tư tưởng triết học phương Đông, có tác dụng tăng cường và nới rộng lòng ưu ái, thông cảm của nhân loại trên phương diện tinh thần. Một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi là, cho đến cuối năm 1894, sau chỉ có 19 năm hoạt động, Hội đã cấp chứng thư chánh thức cho 394 Phân hội hoạt động ở rất nhiều nước trên thế giới. Theo các tài liệu thống kê chánh thức, sự tấn công liên tục và bất chínhcủa Hội Khảo cứu tâm linh (Society for Psychical Research) và của các nhà truyền giáo Tô Cách Lan nhằm vào Hội trong năm 1884, mà người ta nghĩ là sẽ tiêu diệt Hội Thông Thiên Học, nhưng chỉ đem lại kết quả là làm choHội càng tăng thêm sự thịnh vượng và công dụng hữu ích lên gấp bội phần.

Lý do giản dị là, dù cho những điều sai sót, lầm lỗi của cá nhân các nhà lãnh đạo có thể bị phơi bày, nhưng mục đích tốt lành của Hội vẫn không thể mảy may bị bài bác hay phản đối. Muốn tiêu diệt Hội Thông Thiên Học, trước hết người ta phải chứng minh rằng những mục đích của Hội là có hại cho nền hạnh phúc cộng đồng, hay những giáo lý do các nhà lãnh đạo Hội phổ biến là tai hại và nguy hiểm.

LỜI NÓI ĐẦU

Nhưng vì không thể chứng minh được những điều đó, nên thế giới phải nhìn nhận Hội Thông Thiên Học như một sự kiện lớn, một tổ chức vĩ đại, không thể lên án hay tuyên dương chỉ vì những giá trị hay điều lầm lỗi của cá nhân những người đại diện cho Hội. Những người ngoài Hội đã bắt đầu nhận xét một sự thật. Một trong những ký giả tên tuổi đương thời là ông W. T. Stead có viết trong tạp chí Borderland rằng, bây giờ không ai cần biết những tố giác giả trá lừa bịp của bọn Coulomb và Hội Khảo cứu tâm linh đưa ra chống lại bà Blavatsky cóthật hay không, nhưng những kẻ thù ác hiểm nhất cũng không thể phủ nhậnưu điểm của bà là đã ảnh hưởng đến tư tưởng triết học cận đại đến một mức độ phi thường, bằng cách phổ biến những triết thuyết cao siêu của phương Đông. Điều này cũng đúng với nhiều vị lãnh đạo của Hội, vì họ cũng như bà, đã truyền bá những giáo lý cổ truyền của phương Đông qua sự trung gian của Hội Thông Thiên Học. Tổ chức siêu việt này, được khai sinh từ một cuộc họp mặt thông thường nơi một phòng khách ở New York vào năm 1875, đã tự tạo cho mình một thành tích lớn lao đến mức phải được bao gồm trong mọi sử liệu chân thật của thời đại chúng ta. Sự phát triển của Hội đã được tạo ra bởi một nội lực xuất phát từ bên trong hơn là do kết quả của một khả năng quản trị và tiên kiến khôn ngoan sắc sảo. Và vì nó có liên hệ chặt chẽ với những cố gắng cá nhân của hai nhà sáng lập là bà Blavatsky và tôi, nên tập hồi ký này có thể là một điều hữu ích cho các sử gia tương lai, vì nó ghi lại một cách chính xác và ngắn gọn những sự kiện lịch sử cần thiết cho thế hệ mai sau.“Gulistan” Otacamund, 1895. Tìm mua: Lịch Sử Thông Thiên Học - Tập 1 TiKi Lazada Shopee

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Thông Thiên Học - Tập 1 PDF của tác giả H. S. Olcott nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)
Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau: 1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo. 2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau. 3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm. 4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy". Tìm mua: Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 TiKi Lazada Shopee 5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo. 6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này. 7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia. 8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị. 9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc. 10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại. 11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích. 12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm. 13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ. 14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y. 15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài. (Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Tiểu Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Đức Phật (Sīlacāra)
“Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người.” - đó là những lời ca tụng về sự ra đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh A Hàm. Sự xuất hiện của đức Phật trong cõi đời này đã đem lại cho nhân loại một kho tàng minh triết quý giá, những lời dạy của Ngài mở ra một cánh cửa hạnh phúc, bình an cho những ai có nhân duyên thực hành “đến để mà thấy”. Hơn hết, cuộc đời ngài là một bài học vĩ đại về nền tảng đạo đức, tinh thần từ bi và trí tuệ. Vì thể cuộc đời đức Phật luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn học - nghệ thuật, là đề tài hấp dẫn cho những nhà nghiên cứu. Minh chứng cho điều này là sự ra đời của vô số các tác phẩm điêu khắc, hội họa, điện ảnh, âm nhạc,…cũng như những đầu sách lịch sử, nghiên cứu có giá trị về cuộc đời của một bậc hiền triết vĩ đại. “Cuộc đời Đức Phật” của Ohta Hisashi là một trong những tác phẩm như thế. Với cách thể hiện đổi mới, cuộc đời đức Phật được kể lại bằng hình thức truyện tranh khiến người đọc dễ dàng hình dung được bối cảnh, không gian, hình ảnh của câu chuyện. Đồng thời, chính hình ảnh sẽ là một yếu tố góp phần khiến nội dung được khắc sâu trong tâm trí bạn đọc hơn so với những kênh chữ đơn thuần. Ngôn từ trong sách được sử dụng đơn giản, dễ hiểu không quá nhiều những thuật ngữ Phật giáo sẽ rất phù hợp cho những ai chưa có nhiều sự tìm hiểu về đức Phật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Đức Phật PDF của tác giả Sīlacāra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Đức Phật (Sīlacāra)
“Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người.” - đó là những lời ca tụng về sự ra đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong kinh A Hàm. Sự xuất hiện của đức Phật trong cõi đời này đã đem lại cho nhân loại một kho tàng minh triết quý giá, những lời dạy của Ngài mở ra một cánh cửa hạnh phúc, bình an cho những ai có nhân duyên thực hành “đến để mà thấy”. Hơn hết, cuộc đời ngài là một bài học vĩ đại về nền tảng đạo đức, tinh thần từ bi và trí tuệ. Vì thể cuộc đời đức Phật luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn học - nghệ thuật, là đề tài hấp dẫn cho những nhà nghiên cứu. Minh chứng cho điều này là sự ra đời của vô số các tác phẩm điêu khắc, hội họa, điện ảnh, âm nhạc,…cũng như những đầu sách lịch sử, nghiên cứu có giá trị về cuộc đời của một bậc hiền triết vĩ đại. “Cuộc đời Đức Phật” của Ohta Hisashi là một trong những tác phẩm như thế. Với cách thể hiện đổi mới, cuộc đời đức Phật được kể lại bằng hình thức truyện tranh khiến người đọc dễ dàng hình dung được bối cảnh, không gian, hình ảnh của câu chuyện. Đồng thời, chính hình ảnh sẽ là một yếu tố góp phần khiến nội dung được khắc sâu trong tâm trí bạn đọc hơn so với những kênh chữ đơn thuần. Ngôn từ trong sách được sử dụng đơn giản, dễ hiểu không quá nhiều những thuật ngữ Phật giáo sẽ rất phù hợp cho những ai chưa có nhiều sự tìm hiểu về đức Phật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Đức Phật PDF của tác giả Sīlacāra nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Chuyện Đương Thời Đức Phật (Sưu Tầm)
Trong bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới cũng đều có sự hiện diện từ rất sớm của những câu chuyện cổ, mà phần lớn là dưới hình thức truyền khẩu, được những người thuộc tầng lớp bình dân kể cho nhau nghe qua từng thế hệ tiếp nối nhau. Đặc điểm chung của những câu chuyện kể dân gian này là sự bình dị nhưng không kém phần sâu sắc, bởi chúng luôn là sự đúc kết từ vô vàn những kinh nghiệm sống thực tiễn và những nhận thức chân xác của nhiều thế hệ, được đưa vào từng câu chuyện kể một cách tự do thoải mái mà không cần quan tâm dến bất cứ một sự vi phạm bản quyền nào như trong văn học viết. Từ chuyện kể đến những truyện được ghi chép luôn có một khoảng cách nhất định, bởi người kể chuyện luôn có quyền sáng tạo bằng cách tùy tiện thêm thắt những chi tiết nhất định, trong khi truyện được ghi chép lại với tính chất cố định hơn và luôn có yếu tố thẩm định chủ quan của người ghi chép. Vì thế, có thể nói việc xem một tuyển tập truyện cổ so với nghe kể chuyện cũng giống như được ăn một món ăn chế biến công phu so với những món ăn dân dã. Tuy thực tế là mỗi loại đều có những hương vị đặc thù không thể thay thế cho nhau, nhưng nếu chỉ xét riêng về yếu tố tâm lý giáo dục thì có lẽ việc ghi chép và lưu hành những câu truyện cổ sẽ dễ dàng mang lại một hiệu quả tích cực hơn, và đồng thời cũng giúp cho những câu chuyện này không phải mai một với thời gian. Khi chuyển dịch sang Việt ngữ tập sách “Phật giáo cố sự đại toàn”, đạo hữu Diệu Hạnh Giao Trinh (hiện cư ngụ tại Paris, Pháp quốc) đã góp phần giới thiệu với độc giả Việt Nam những câu truyện cổ hết sức hấp dẫn, lý thú và bổ ích. Phần lớn những câu chuyện này tuy đã được những người Phật tử Việt Nam kể cho nhau nghe từ rất lâu rồi, nhưng sự tiếp cận với một tuyển tập truyện cổ như thế này chắc chắn sẽ giúp điều chỉnh lại nhiều chi tiết sai lệch, cũng như giúp độc giả có một cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về truyện cổ Phật giáo. Truyện cổ Phật giáo là một bông hoa trong những bông hoa truyện cổ trên khắp thế giới, và là một bông hoa vô cùng độc đáo. Tính cách độc đáo này có được là do sự hình thành của chúng, không chỉ hoàn toàn dựa vào những điều tai nghe mắt thấy của con người và được kể lại qua sự phóng đại cũng như sáng tạo của trí tưởng tượng như các loại truyện cổ nói chung, mà phần lớn truyện cổ Phật giáo đều có xuất xứ từ những kinh điển cũng như được đặt trên nền tảng của những giáo pháp do chính Đức Phật đã truyền dạy. Đặc biệt là giáo lý nhân quả. Đặc điểm này khiến cho tất cả những câu truyện cổ trong Phật giáo vừa duy trì được tính chất bình dị và hấp dẫn vốn có của thể loại truyện cổ, lại vừa hàm chứa những bài học đạo đức luân lý, những triết lý sống sâu xa, và trên tất cả là những chân lý về cuộc sống do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khám phá và truyền dạy lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại từ cách đây hơn 25 thế kỷ. Qua hơn một trăm câu truyện cổ bao gồm từ những truyện đã xảy ra hoặc được kể vào thời Đức Phật còn tại thế, cho đến những truyền tiền thân Đức Phật vốn được rất nhiều người biết đến qua Kinh Bản sanh (Jãtaka), cũng như những truyện có nguồn gốc dân gian được kể lại bằng nhận thức của người Phật tử… tập sách này sẽ dẫn dắt độc giả vào một thế giới lý tưởng và tươi đẹp, nơi ĐIỀU THIỆN luôn được tôn vinh và ĐIỀU ÁC luôn bị chê bai, trừng trị. Xét cho cùng, đó chẳng phải là niềm mơ ước khát khao và mục tiêu hướng đến từ muôn đời của nhân loại đó sao? Tìm mua: Những Chuyện Đương Thời Đức Phật TiKi Lazada Shopee Với những nhận xét trên, xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Truyện cổ Phật giáo này cùng bạn đọc gần xa. Mong rằng tập sách sẽ mang lại cho quý độc giả không chỉ là những phút giây thư giãn thoải mái, mà còn là những chiêm nghiệm sâu xa có thể làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Nếu được như thế, đó sẽ là niềm hạnh phúc vô biên dành cho những người đã tham gia thực hiện. Mùa Xuân, 2009 Trân trọng Nguyễn Minh TiếnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Chuyện Đương Thời Đức Phật PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.