Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ho’oponopono: Sống Như Người Hawaii - Chấp Nhận, Biết Ơn Và Tha Thứ (Carole Berger)

Từ ngàn xưa, các bậc trưởng lão người Hawaii đã kể những câu chuyện cổ tích về thế giới và Trái đất. Từng câu từng chữ của họ dần ngấm vào tâm trí người dân nơi đây và khắc sâu vào đó những quy luật của vũ trụ. Họ biết cách lắng nghe gió và những ngọn núi lửa. Họ hiểu ngôn ngữ của những tảng đá và của các con thú. Họ sống hòa thuận với vạn vật xung quanh, sống đoàn kết với gia đình cùng thị tộc, họ giúp cả những đứa bé nhỏ tuổi nhất được mở mang tâm trí về thế giới. Họ trao truyền cho nhau những bí quyết để diễn giải và chèo lái con thuyền cuộc sống. Họ nhìn thế giới với tinh thần đoàn kết và hòa hợp.

Họ hiểu rằng năng lượng vũ trụ (hoặc bất kỳ cái tên nào khác mà chúng ta dùng để gọi nó - người Hawaii gọi nó là Ke Akua) tuôn chảy trong mọi thể sống trên Trái đất. Vạn vật đều được kết nối với nhau nhờ năng lượng này, thứ năng lượng cung cấp và duy trì sự sống.

Chính vì vậy, con người không chỉ là phần xác, mà còn hơn thế rất nhiều. Các bậc trưởng lão thường nói rằng những thứ vô hình với đôi mắt ta cũng quan trọng hệt như những thứ hữu hình. Thể xác chỉ là phần “hữu hình” của chúng ta. Thiếu đi sự thần diệu của hơi thở và sự sống tuôn chảy bên trong cơ thể, chúng ta sẽ chẳng là gì ngoài thứ vật chất trơ ì.

Chính thứ năng lượng đang sống bên trong chúng ta - và sẽ rời bỏ ta khi ta nhắm mắt xuôi tay - đã làm nên con người chúng ta hiện tại. Không chỉ là xác thân, kỳ thực chúng ta là năng lượng tinh khiết “được vật chất hóa”. Thể xác chỉ là phần đặc nhất, hữu hình nhất, nhưng ở đâu đó bên ngoài thể xác, cuộc sống vẫn diễn ra trong cõi vô hình, trong thứ năng lượng mang đến sự sống cho chúng ta và vạn vật trên Trái đất. Đây cũng chính là điều được tụng ca trong câu chào “Aloha” truyền thống.

Aloha không chỉ là lời chào hỏi thông thường mà còn mang một sức mạnh to lớn. Nó kết nối chúng ta với một chân lý: chân lý của năng lượng. Ngày nay, đối với nhiều người, nó vẫn mang ý nghĩa: “Tôi chào mừng năng lượng vũ trụ trong bạn; tôi nhận thấy trong bạn nhiều hơn những gì tôi nhìn thấy; tôi nhận thấy những gì trong bạn cũng ở trong tôi, đó là năng lượng vũ trụ đang chảy qua chúng ta và kết nối tất cả.” Sống theo tinh thần Aloha tức là xóa nhòa khoảng cách giữa những thứ tôi nhìn thấy (thể xác) và những thứ tôi không nhìn thấy (năng lượng tạo nên thể xác ấy). Làm theo lời dạy ho‘oponopono tức là sống từng khoảnh khắc trong thế giới năng lượng, tận dụng tối đa những năng lượng này để luôn bình an và để phát triển trên hành trình của cuộc sống; là thấu hiểu và khai thác lợi ích từ những quy luật chi phối thế giới năng lượng; là thể hiện lòng tôn kính đối với sự sống dưới mọi hình thái của nó trong từng lời nói và hành động. Tìm mua: Ho’oponopono: Sống Như Người Hawaii - Chấp Nhận, Biết Ơn Và Tha Thứ TiKi Lazada Shopee

Một khi khám phá ra những lời dạy này và đem áp dụng chúng vào cuộc sống, ta sẽ có được những bí quyết vô giá để học cách giành lại quyền làm chủ cuộc sống cũng như những trải nghiệm của mình trên Trái đất. Tận dụng những quy luật này hay không là quyền lựa chọn của chúng ta.

Sống theo tinh thần pono tức là sống thuận theo những quy luật ấy. Nó là sống từng khoảnh khắc với ý thức về những quy luật chi phối cõi vô hình - những quy luật bao trùm ta, nuôi dưỡng ta và sau hết, cho phép ta lấp đầy sự trống rỗng bên trong vốn gây cho ta quá nhiều đau khổ.

Luật chấp nhận giúp chúng ta nhận ra và chấp nhận rằng chúng ta không có “bức tranh toàn cảnh”, thế nên không thể nào hiểu hết và kiểm soát mọi thứ. Sở dĩ chúng ta thường ngày cảm thấy bực bội là vì không chịu chấp nhận những tình huống mà mình không lựa chọn: hàng xóm ồn ào, công việc khó nhằn, người tìnhkhông được như mong đợi, đường xá ùn tắc, Sở dĩ chúng ta ốm đau bệnh tật là vì thường ngày chúng ta buộc phải làm những điều trái với ý muốn của bản thân. Ta thấy mình bị cuốn vào một guồng quay chẳng lấy gì làm dễ chịu với những năng lượng tiêu cực và những cơn bực dọc. Người khác áp đặt chúng ta, và chúng ta phản kháng. Căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền và giận dữ trở thành một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Luật chấp nhận đem đến một giải pháp để thoát khỏi guồng quay đau khổ ấy bằng cách trao cho chúng ta quyền lựa chọn - trong từng khoảnh khắc và theo đúng lương tâm - hoặc là tiếp tục giữ lấy tâm trạng chán nản tiêu cực khi đối mặt với một tình huống khó khăn, hoặc là chấp nhận hoàn toàn thực tại bằng cách thay đổi thái độ.

Luật biết ơn sẽ mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tươi đẹp, sự phong phú của tự nhiên và phép màu của cuộc sống. Nó cho phép chúng ta kết nối trực tiếp với Cội nguồn và giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc thực sự nhận ra chúng ta đang có những gì, chúng ta là ai và tất cả những món quà không ngờ mà cuộc sống đang ban tặng cho chúng ta - cũng như thấy rõ tầm quan trọng của thái độ biết ơn đối với tất cả những điều đó.

Mỗi chúng ta đều có sức mạnh để kết nối trực tiếp với Cội nguồn - năng lượng vũ trụ thuần khiết - và nuôi dưỡng bản thân từ bên trong bằng cách sử dụng sức mạnh của luật biết ơn. Tuy nhiên, chúng ta cần chấp thuận nhìn ngắm thế giới bằng đôi mắt của trẻ thơ và nhận biết những điều khiến ta cảm thấy dễ chịu - đó có thể là vẻ đẹp của một đóa hoa, nụ cười của một người bạn, hoặc cử chỉ giúp đỡ ấm lòng từ một người thân. Mỗi ngày đều có những điều để chúng ta vận dụng luật biết ơn vào cuộc sống của mình. Việc hằng ngày bày tỏ thái độ biết ơn đối với hàng ngàn điều “nhỏ bé” và nỗ lực nhìn thế giới bằng con mắt yêu thương sẽ giúp chúng ta tự nạp cho mình một nguồn năng lượng dồi dào, yếu tố chủ chốt để có được một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Nếu như công cuộc biến đổi thế giới phải bắt đầu từ chính cách nhìn của chúng ta về nó thì sao? Chúng ta lựa chọn cách nhìn thế giới này trong từng khoảnh khắc.

Thấu hiểu luật tha thứ và vận dụng nó vào cuộc sống hằng ngày sẽ cho chúng ta những giải pháp để xử lý nhiều mâu thuẫn nội tâm. Đó là một phương thuốc đặc trị cảm giác tội lỗi. Luật tha thứ xoa dịu những vết thương trong quá khứ và giúp chúng ta tiến bước trên đường đời với đôi vai đã được trút bỏ gánh nặng tinh thần.

Và tiếp theo là luật biểu hiện - thứ giúp ta phát triển sức mạnh cá nhân và cho phép ta thay đổi thực tại của mình. Chúng ta biểu hiện cái thực tại mà mình đang chú tâm vào - những thứ giống nhau sẽ hút nhau. Suy nghĩ tích cực sẽ thu hút các kết quả tích cực, cũng như suy nghĩ tiêu cực sẽ làm xuất hiện các kết quả tiêu cực.

Trong thế giới hiện đại, chúng ta đã chọn lờ đi những quy luật này để đề cao thế giới vật chất. Chúng ta quyết định rằng vật chất là thứ thực tại duy nhất. Tuy nhiên, theo những con người thông thái ở Hawaii, nguyên nhân dẫn tới bất ổn nội tâm là do chúng ta đã lãng quên và không chú ý đến bản chất thực sự của mình. Họ cho rằng chúng ta là những thực thể năng lượng. Nếu họ đúng thì sao? Nếu chỉ đơn giản là chúng ta đã quên không nuôi dưỡng bản thể bên trong của mình, vốn được tạo thành từ một thứ gì đó không phải là vật chất thì sao? Mải nuôi dưỡng những tham vọng vật chất cũng như mưu cầu tích luỹ ngày càng nhiều tiền bạc và của cải hơn, chúng ta đã quên mất một hình thái sung túc cũng quan trọng không kém: sự hạnh phúc và khoẻ mạnh bên trong. Vật chất vốn không thể lấp đầy khoảng trống trong lòng, điều này chắc ai cũng từng trải qua. Ta thường nghĩ rằng nếu có nhiều tiền hơn thì rồi ta sẽ hạnh phúc. Điều này có thể đúng, song cũng có thẻ mặc dù tiền bạc dư dả nhưng cảm giác bất ổn và sự trống rỗng thường trực trong lòng kia vẫn không biến mất. Bởi để lấp đầy khoảng trống ấy, mọi thứ vật chất đều không có tác dụng.

Người Hawaii hiểu rõ điều này: để có thể sống hòa hợp với bản thân và với thế giới, chúng ta cần nhiều hơn là thức ăn, không khí và tiện nghi vật chất. Xã hội hiện đại đã khiến chúng ta tin rằng tiện nghi vật chất có thể mang lại hạnh phúc, rằng sự tiêu thụ vô tội vạ sẽ đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Các bậc thông thái từ lâu đã hiểu rằng nỗi bất mãn thường trực mà họ quan sát thấy ở quanh mình, cuộc mưu cầu vật chất không có hồi kết, thực ra chỉ là “chiếc mặt nạ” nhằm che giấu một sự thật: chúng ta đang bỏ bê - thậm chí, tồi tệ hơn, chúng ta đang áp chế - phần vô hình bên trong mình. Chỉ khi chấp nhận rằng chúng ta không chỉ là những thứ mắt thường nhìn thấy được, chúng ta mới có thể tiến bước trên con đường hướng tới hạnh phúc.

Sống theo tinh thần pono - sống hòa hợp - tức là lựa chọn chăm sóc phần vô hình của bản thân, thứ vốn không phải là thể xác, cũng không phải là suy nghĩ hay bản ngã. Nó là năng lượng tinh khiết, và giống như thể xác, nó cũng cần dinh dưỡng, nhưng đây là một loại dinh dưỡng đặc biệt chỉ có được nếu bạn tôn trọng và thực hành các quy luật của năng lượng vũ trụ.

Hành trình tìm kiếm bắt đầu từ việc truy tầm và khám phá con đường dẫn đến một nhận thức khác về thế giới, vượt ngoài năm giác quan của chúng ta.

Các bậc trưởng lão người Hawaii hiểu rằng để có thể chèo lái thành công con thuyền cuộc đời, nhất thiết chúng ta phải nắm trong tay những công cụ cho phép nhìn thấy toàn bộ thực tại chứ không chỉ một phần nhỏ hữu hình của nó. Họ hiểu rõ các quy luật của thế giới năng lượng - thứ có thể giải phóng ta khỏi những gánh nặng và câu thúc mà ta đang phải chịu đựng. Họ hiểu rõ sự trí trá của tâm trí, và hiểu rằng thực tại là điều chúng ta không dễ gì chấp nhận. Họ ưa sử dụng ngôn ngữ của trực giác và hiểu rõ sức mạnh của việc giải thoát bản thân khỏi những ký ức xưa cũ cùng những thứ cản trở sự thay đổi.

Những con người thông thái ở Hawaii tin rằng những quy luật vô hình này cũng chi phối thế giới hệt như các quy luật kinh tế và điều kiện thời tiết. Bằng cách đưa chúng vào những dự định mới cho cuộc sống, chúng ta sẽ chuyển dịch từ thế giới vật chất sang một thế giới nơi mọi thứ đều có thể thành sự thật, nơi “sức mạnh cá nhân” và sự tự do sáng tạo của ta có thể phát triển, từ đó ta sẽ biết dùng trí tuệ của các bậc trưởng lão để đương đầu với cuộc sống. Họ chỉ cho ta cách để thay đổi những thói quen đang khiến ta bất hạnh.

ĐÚNG, chúng ta cần hít một hơi trong lành bởi chúng ta đã chán ngấy cuộc sống ngột ngạt hiện thời.

ĐÚNG, chúng ta có thể giành lại quyền kiểm soát đời mình, chữa lành những đau khổ và rồi sống hòa hợp với bản thân và với thế giới.

Mỗi chúng ta đều cần chữa lành thứ gì đó bên trong mình để có thể sống hòa hợp với bản thân và với những người xung quanh.

Ngày nay, những lời dạy từ các bậc trưởng lão người Hawaii của “quần đảo cầu vồng” - như cách họ vẫn gọi quần đảo của mình - vang vọng ngày càng lớn trong tâm trí chúng ta, vốn đã kiệt quệ vì cuộc truy tầm ý nghĩa cuộc sống. Những thông điệp của họ cần được lắng nghe nhiều lần, bởi chúng chứa đựng ngôn ngữ của trí tuệ, thứ có thể cho chúng ta một cuộc sống mà mọi khổ đau đều được hàn gắn.

Lời nói của họ chạm đến trái trái tim chúng ta và kết nối chúng ta với nhân dạng thực sự của mình - một thứ vốn vô hình và ẩn khuất.

Ngay tại đây và ngay ở khoảnh khắc này, việc nhận thức về nhân dạng thực sự của bản thân, việc “chữa lành” đời mình để thứ niềm vui màu nhiệm bên trong cuối cùng cũng hiển hiện tùy thuộc hoàn toàn vào mỗi chúng ta.

Các bậc trưởng lão của quần đảo cầu vồng đem đến một cái nhìn khác về thế giới và chỉ cho chúng ta cách có được nó. Hãy đi theo họ nào!

Malama pono! (Sống theo tinh thần pono!)

Hãy tận hưởng cuộc hành trì

Trích đoạn sách:

CHẤP NHẬN VIỆC KHÔNG THỂ NHÌN THẤY BỨC TRANH TOÀN CẢNH

Đối với bộ não của chúng ta, một trong những điều khó chấp nhận nhất là sự thật rằng ta không kiểm soát được mọi thứ và nhiều thứ dường như “được áp đặt” lên ta. Thường thì chúng ta không hiểu những điều đang diễn ra trong cuộc sống. Chúng ta có thể tìm kiếm nguyên nhân, đưa ra những lời giải thích và tùy ý phát triển các giả định, nhưng trong đa số các trường hợp, chúng ta sẽ không có được lời giải đáp cho các câu hỏi của mình. Tất nhiên, thật lý tưởng nếu có được câu trả lời cho mọi câu hỏi. Hình dung xem mọi chuyện sẽ thế nào nếu mỗi lần bạn gặp một điều phiền muộn hoặc dễ chịu là lại có ai đó xuất hiện để giải thích cho bạn nguyên do và tiến trình của toàn bộ những sự ấy, chẳng hạn: tiềm thức bạn đã vận hành ra sao để dẫn bạn tới một quyết định, rồi quyết định đó lại dẫn đến một hệ quả, và hệ quả này lại tạo ra một kết quả khác.

Nhưng tất nhiên, mọi sự đâu có vận hành theo cách đó. Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện không thể được lý giải rõ ràng. Người Hawaii nói thế này: “Chúng ta không có bức tranh toàn cảnh”; chúng ta không nhìn thấy những thứ đang diễn ra ở bên rìa “bức tranh cuộc sống” mà ta đang vẽ mỗi ngày. Chúng ta cần chấp nhận thực tế này, bởi việc chống lại nó sẽ gây cho ta nhiều bối rối và ngăn ta thực hiện những điều đúng đắn để hồi đáp lại những gì đang xảy đến với ta.

Điều này có thể vô cùng khó khăn bởi chúng ta cảm thấy bất lực trước lực này của năng lượng vũ trụ. Một cảm xúc chẳng hề dễ chịu chút nào sẽ xâm nhập tâm trí ta: vì sao điều này lại xảy đến với tôi? Tôi có làm gì đâu mà phải chịu sự đối xử như vậy. Nhiều người trong chúng ta luôn mang trong mình cảm giác bất bình.

Thế nhưng, sự thật vẫn vậy: “cái đang diễn ra” là thứ duy nhất tồn tại. Dù cho chúng ta không hiểu vì đâu một điều nào đó lại xảy ra, chúng ta vẫn cần phải bắt đầu học cách chấp nhận. Chấp nhận hoàn cảnh là cách duy nhất giúp chúng ta có được sự bình an bên trong. Thái độ chấp nhận này không ngăn chúng ta làm điều đúng đắn, nhưng nó cho phép ta từ bỏ một cuộc chiến mà ta nắm chắc phần thua để tập trung vào những hành động cần thực hiện.

Lựa chọn chấp nhận tức là đủ sáng suốt để nhận ra rằng bạn không thể quay ngược thời gian: “Tôi không có khả năng kiểm soát quá khứ nhưng tôi có thể đưa ra những lựa chọn trong hiện tại.” “Tôi lựa chọn xuôi theo bất kỳ phương hướng nào mà dòng đời đưa đẩy trong tâm thế hoàn toàn tự tin.”

Năng lượng vũ trụ vẫn luôn là một bí ẩn vĩ đại và chúng ta không có công cụ để hiểu được tất cả những gì liên quan đến nó.

Lòng tin (Hilina’i) là một trong những nền tảng của triết lý Hawaii và là một phương thức giúp tất cả chúng ta học cách buông bỏ. Đó cũng là một màu sắc mà bạn nên bổ sung vào bức tranh cuộc sống mới của mình.

Lòng tin cho phép chúng ta hiểu và chấp nhận một sự thật rằng chúng ta không hề cô đơn trong cuộc đời này. Lòng tin lớn mạnh giúp chúng ta phát triển trực giác để cảm nhận được rằng mọi sự đều nhằm phục vụ cho mục đích của trí tuệ vũ trụ và giúp chúng ta mở rộng nhận thức về lòng tôn kính sắt son mà chúng ta nên dành cho sự sống và mọi hình thái của nó. Dì Mahealani thường nói thế này: “Đúng thời điểm ấy, đúng không gian ấy, đúng sinh mệnh ấy.”

Bạn phản ứng hay hành động?

Bấy lâu nay bạn đã hi vọng được thăng chức và bạn biết cơ hội đang mỉm cười với mình. Bạn đã liệu trước nhiệm vụ mới và chắc mẩm mình sẽ được chọn. Thế nhưng bẽ bàng làm sao, tên của ứng viên được đề bạt trong thông báo lại không phải là bạn! Và ngay lúc đó, hàng loạt cảm xúc ùa đến: chán nản, thất vọng, giận dữ. Đầu bạn ong ong lên: Tại sao? Bạn đã làm gì sai cơ chứ? Họ có thực sự đánh giá đúng bạn không vậy?

Bạn có thể thu mình và tiếp tục lún sâu vào tâm trạng đó nhiều ngày trời hoặc thậm chí là nhiều tháng trời, để rồi gây ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân, gia đình và đồng nghiệp. Hoặc bạn có thể quyết định chấp nhận tình huống này với thái độ bình tĩnh. Bạn đã không được đề bạt: đó là một thực tế và bạn không thể quay ngược thời gian. Bạn có thất vọng không? Có! Cảm xúc thất vọng này có giúp bạn tiến lên phía trước không? Không! Bằng cách chấp nhận tình huống này, kể cả bạn không hiểu tại sao lại như vậy, và bằng cách nhẹ nhàng trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, cuối cùng bạn sẽ có thể nhìn ra những hành động mà bạn cần thực hiện. Thái độ chấp nhận sẽ cho phép bạn đưa cuộc sống của mình trở lại quỹ đạo và quyết định được những việc cần làm.

Bạn có muốn tiếp tục làm ở vị trí hiện tại không? Có thể đây là lúc thích hợp để thay đổi công việc. Hãy quyết định làm hết khả năng của mình và sau đó để cho vũ trụ mang đến cho bạn một số cơ hội khả thi. Tất cả những câu hỏi và hành động ấy của bạn rồi sẽ có lời giải đáp, đến khi đó, bạn có thể đi theo lời mách bảo của bản năng và tin rằng con đường bạn lựa chọn là con đường đúng đắn dành cho bạn.

Có lẽ không quá khó để thực hiện những điều trên trong những tình huống thường ngày, nhưng còn với những tình huống khó khăn hơn thì sao? “Nhiệm vụ” của chúng ta khi ấy vẫn vậy, nhưng thường thì chúng ta sẽ cần một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều bởi cảm xúc của ta dai dẳng và sâu rộng hơn, vết thương lòng của ta nhức nhối hơn. Tuy nhiên, để bước tiếp hành trình của đời mình, điều cốt yếu là chúng ta phải nhẫn nại và trút bỏ mọi cảm giác ân hận, nuối tiếc hoặc giận dữ đang đè nặng trong lòng. Ở đây chúng ta lại đứng trước một lựa chọn: ta sẽ chọn tiến lên trước và chấp nhận, hay ta chọn giậm chân tại chỗ, đóng sập mọi cánh cửa trước dòng chảy của cuộc sống và cứ mãi trốn tránh trong những chốn tăm tối của nội tâm, nơi ánh sáng không bao giờ chạm tới?

Giả sử bạn phát hiện mình bị bệnh và tương lai phía trước trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Tất nhiên, bạn có thể lập tức phát sinh những cảm xúc bất bình, chán ghét hoặc tuyệt vọng. Những cảm xúc ấy cũng hữu ích bởi chúng hỗ trợ bạn xử lý tình huống mới này. Nhưng chúng sẽ mất tác dụng nếu tiếp tục tồn tại dai dẳng, vì chúng sẽ khiến bạn kiệt quệ và rút cạn năng lượng sống của bạn. Vì vậy, hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian ngắn để tất cả những cảm xúc ấy đi qua tâm trí bạn, nhưng lựa chọn không cho chúng yên vị ở đó.

Sau giai đoạn đầu tiên này, và nhờ có trí tuệ của tinh thần pono, bạn có thể lựa chọn nỗ lực một cách kiên định để chấp nhận tình huống ấy, chấp nhận rằng có thể bạn sẽ không tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao điều này lại xảy đến với tôi?”

Tinh thần pono sẽ đưa bạn đến chỗ tin rằng trải nghiệm này là hữu ích cho sự phát triển của bạn, cho bản thể bên trong của bạn, và nó sẽ giúp bạn thức tỉnh để có thể lựa chọn chấp nhận tình huống dù tâm trí bạn có lẽ vẫn liên tục kháng cự lại tình huống ấy. Bạn có thể quyết định hành động để thay đổi thực tại này, chẳng hạn như uống thuốc (trong lĩnh vực này bạn vẫn làm chủ mọi lựa chọn trị liệu của mình), thiền định, thực hành tha thứ, xoa bóp, dinh dưỡng, gặp gỡ mọi người. Sau đó, bạn có thể tự vấn xem trước khi thực hiện tất cả những điều này thì cuộc sống và những lựa chọn của bạn đã từng ra sao. Nhờ những lựa chọn mới này, cuộc sống của bạn có thể thay đổi. Bạn đã tạo ra một con đường hanh thông để đón nhận những phản hồi và suy nghĩ đúng đắn, hay những phản hồi và suy nghĩ theo tinh thần pono. Còn đối với căn bệnh nọ, nó là một bạn đồng hành mới của bạn - sẽ lưu lại hoặc rời đi. Cả tương lai lẫn những câu hỏi “tại sao?” đều không thuộc về bạn. Bạn chỉ cần quan tâm tới những nhu cầu hiện tại, quan tâm tới sự lựa chọn mà bạn sẽ thực hiện để sống theo tinh thần pono, để khơi thông dòng chảy cuộc sống của bạn, để chấp nhận, xử trí và khai thác tối đa lợi ích từ những tình huống mà vũ trụ đã đem đến cho bạn. Tất cả những thứ còn lại đều không liên quan đến bạn và bạn cần phải chấp nhận điều đó.

Thường thì những phép thử của cuộc sống dù lớn hay nhỏ đều lái chúng ta tới chỗ đánh giá lại cách chúng ta đang vận hành cuộc đời mình, cách tư duy, những thói quen và lựa chọn của ta. Chúng thôi thúc ta quay trở lại con đường và dấn thân vào những hướng đi mới, và chúng khuyến khích ta phát triển nhận thức của bản thân. Dẫu cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, song tất thảy mọi sự diễn ra đều nhằm phục vụ một mục đích nào đó. Mục đích ấy có lẽ sẽ mãi là một bí ẩn cho đến khi chúng ta đi sang phía bên kia của cầu vồng.

TRÍ TUỆ CỦA CÁC BẬC TRƯỞNG LÃO

Các bậc trưởng lão dạy rằng mỗi người chúng ta, ở khoảnh khắc hiện tại, đều là một sinh mệnh hoàn hảo, được đặt vào đúng nơi chốn tại đúng thời điểm. Chúng ta đang ở đúng nơi mà chúng ta cần phải có mặt. Vai trò của ta là nỗ lực hết sức để sống từng giây phút hiện tại theo tinh thần pono và hành động để thay đổi thực tại của ta nếu ta đang thiếu thốn niềm vui và các cảm xúc tích cực khác.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ho’oponopono: Sống Như Người Hawaii - Chấp Nhận, Biết Ơn Và Tha Thứ PDF của tác giả Carole Berger nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai (Leil Lowndes)
Bất kỳ ai ư? Đúng vậy, thực sự là bất kỳ ai “Tôi không hiểu nổi. Tôi hấp dẫn, thông minh, nhạy cảm, hoàn hảo. Vậy tại sao anh/cô ấy không để ý đến tôi chút nào? Tại sao tôi không thể tìm được tình yêu?” Đã bao lần bạn đấm tay lên gối và tự hỏi mình như vậy? Bạn nghi ngờ mở cuốn sách này, nhưng cũng đôi chút hi vọng sẽ tìm ra giải pháp. Bạn đọc tiêu đề của nó: Tán tỉnh bất kỳ ai. “Đó quả là lời hứa hẹn quá đáng giá”, bạn nghĩ. Thực sự là vậy. Nhưng lời hứa hẹn của cuốn sách này là của bạn nếu bạn thực sự sẵn sàng theo đuổi kế hoạch nắm giữ trái tim của đối tượng tiềm năng. Tại sao khi lịch sử đầy rẫy những trái tim tan vỡ vì yêu, chúng tôi lại tuyên bố có một phương thức khiến bất cứ ai đó sẽ phải lòng mình? Bởi lẽ, sau nhiều thế kỷ đương đầu, rốt cuộc khoa học cũng đã phát hiện ra tình yêu lãng mạn thực sự là thế nào. Cái gì làm phát sinh nó. Cái gì giết chết nó. Và cái gì duy trì nó. Tìm mua: Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai TiKi Lazada Shopee Cũng hệt như những người thổ dân châu Phi khi thấy nhật thực đã nghĩ rằng đó là một thứ ma thuật đen, chúng ta ngắm nhìn tình yêu và cho rằng nó đầy mê hoặc. (Đôi khi, nhất là trong những khoảnh khắc bối rối đầu tiên khi chúng ta chặn những người lạ trên phố rồi la lớn: “Tôi đang yêu!”, nó có thể giống như bị bùa mê vậy). Nhưng khi bước vào thế kỷ 21, chúng ta cũng phát hiện ra, tình yêu là một dạng thức hóa học, sinh học và tâm lý học có thể tính toán và xác định rõ ràng. (Và, có lẽ, cũng có một chút ma thuật đen được ném vào trong đó). Khi khoa học bắt đầu “giương buồm” vào những vùng biển chưa từng được khám phá trước đó, thì chúng ta cũng bắt đầu hiểu được những điều gọi là “thiêng liêng nhất, tuyệt vời nhất và tha thiết nhất của những đam mê”, như cách George Bernard Shaw miêu tả tình yêu. Câu hỏi và sự hoang mang về chuyện “Chính xác tình yêu là gì?” không còn mới nữa. Đó là chuyện đã nhận được rất nhiều quan tâm qua bao thời đại của các triết gia nổi tiếng như Plato, Sigmund Freud và Charlie Brown. Trong nhà hát Broadway buổi tối năm 1950, các khán giả xem vở South Pacific đã hoàn toàn đồng tình với Ezio Pinza khi anh này bảo rằng: “Ai có thể giải thích được nó? Ai có thể nói cho bạn vì sao? Những kẻ ngốc đưa cho bạn các lý do. Những người khôn ngoan chẳng bao giờ thử nó”. Dẫu thế thì gần đây, rất nhiều người đàn ông và phụ nữ thông minh đều đã thử. Và thành công. Đừng kết tội Rodgers và Hammerstein. Khi họ soạn ra những bản nhạc trữ tình, cộng đồng khoa học đã tỏ ra bối rối trước tình yêu khi Nellie và Emile de Becque ngân nga nỗi hoang mang về một buổi tối mê muội nào đó. Các nghiên cứu được thực hiện ra sao? Nghiên cứu đầu tiên của tôi, mặc dù ít táo bạo, nhưng cũng không kém mạnh mẽ. Trong hơn 10 năm trời, trước khi trở thành nhà đào tạo truyền thông, tôi là giám đốc một nhóm nghiên cứu do tôi thành lập có tên là “Dự án”. Dự án là một công ty phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố New York, nó được thành lập nhằm tìm hiểu vấn đề tình dục và các mối quan hệ. Trong thời gian làm việc với Dự án, tôi đã phỏng vấn và lên danh sách hàng ngàn vấn đề mà người ta muốn tìm kiếm ở một đối tác. Tôi tập hợp thông tin từ các sinh viên thuộc vô số các trường đại học nơi tôi được mời tới nói chuyện về nghiên cứu của mình. Dự án đã được nhiều người quan tâm và được biết tới ở tầm quốc gia. Một phóng viên của tạp chí Time đã tham dự một trong các buổi nói chuyện của tôi và viết hẳn một trang tuyên bố: “Tưởng tượng tình dục tới sân khấu Broadway”. Điều đó thực sự đã diễn ra. Một nhánh của Dự án có các tình nguyện viên đã diễn các vở kịch về tình yêu thực sự trên sân khấu. Vì không có cảnh khỏa thân và ngôn ngữ tình dục, các vở kịch “thanh khiết” như vậy rất hiếm hoi và giành được sự quan tâm của ba mạng lưới chính. Họ đã diễn các trích đoạn của vở kịch trên kênh truyền hình quốc gia. Điều này dẫn tới hàng chục bài báo trong các ấn phẩm chủ đạo ở Mỹ và châu Âu. Kết quả là, mọi người ở khắp nơi trên thế giới đã gửi cho chúng tôi những câu chuyện của họ, những tưởng tượng và cả những khao khát của họ về tình yêu. Họ gọi điện hoặc viết thư cho Dự án và miêu tả chính xác những gì họ tìm kiếm ở người bạn tình. Hầu hết các bức thư và những cuộc điện thoại chúng tôi nhận được đều có phần mở đầu bằng những bình luận kiểu như: “Tôi chưa bao giờ nói với ai nhưng…” Những người gọi điện và viết thư sau đó đã tiếp tục giãi bày tất cả những khao khát sâu kín nhất của họ với một Dự án vô hình. Chúng tôi lắng nghe đầy biết ơn khi chúng tôi thu thập dữ liệu về những điều đã khiến, hoặc sẽ khiến người ta phải lòng nhau. Những thủ thuật đã được xây dựng như thế nào? Chúng ta hãy rời khỏi thế giới của tình dục trong giây lát. Hãy cùng tôi tới một nhánh thông tin thứ hai, lĩnh vực của truyền thông. Bởi vì đó chính là nơi tôi tìm ra những phát hiện và biến chúng thành những thủ thuật có thể ứng dụng trong việc khiến ai đó phải lòng bạn. Người ta đã chứng minh không thể nghi ngờ được rằng, có rất nhiều cách để khơi nguồn cho những hành vi đam mê ở người khác. Nếu không thế, có lẽ tất cả các chuyên gia tâm lý học và hàng ngàn giảng viên của công ty (tôi cũng có trong số ấy) sẽ thất nghiệp. Có những phương pháp được xây dựng để khơi nguồn cảm xúc và để thay đổi hành vi con người. Chẳng hạn, chúng ta biết cách ứng xử với những người khó tính và làm cho những nhân viên rắc rối hành xử theo cách ta mong muốn. Phản hồi từ những cuộc hội thảo tôi đã trình bày với các tổ chức chính phủ, các trường đại học, các hội nghề nghiệp và các công ty, đã thuyết phục tôi rằng, chúng ta có thể tác động để thay đổi các kiểu hành vi. Chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ phức tạp này với những hiểu biết đầu tiên về các nhu cầu và động cơ cơ bản của con người. Sau đó, bằng việc ứng dụng các kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thay đổi hành vi của họ. Đó cũng là điều tôi làm trong cuốn sách này. Đúc rút từ những nghiên cứu khoa học, tôi phác ra những nhu cầu và động cơ cơ bản khiến ai đó phải lòng người khác. Sau đó, tôi đưa ra cho bạn những kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để có thể khơi dậy hành vi bạn mong muốn. Trong trường hợp này, mong muốn đó là khiến cho ai đó yêu thương bạn. Cuốn sách này là kết quả sau rất nhiều năm nghiên cứu và khám phá nhiều lĩnh vực kiến thức: những mối quan hệ liên đới giữa con người với nhau, vấn đề tình dục của con người, các kỹ năng giao tiếp và những khác biệt về giới. Chúng tôi không chỉ đúc rút từ những nghiên cứu khoa học về bản chất của tình yêu và từ nghiên cứu của cá nhân tôi. Chúng tôi còn tận dụng lợi thế của các nhà tâm lý trị liệu hiện đại và các chuyên gia phân tích giao tiếp. Đâu là công thức cho việc khiến người khác phải yêu bạn? Liệu ta có thể rút ra một công thức không? Câu hỏi sau nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực sự nó rất phức tạp. Bạn khởi đầu với một nền tảng khoa học chắc chắn về cái làm nên sự hấp dẫn giữa con người với nhau. Sau đó, bạn tập hợp những thông tin đáng chú ý về “đối tượng của bạn”. Kế tiếp, bạn vận dụng những kỹ năng giao tiếp phức tạp, thường là ở tiềm thức để đáp ứng nhu cầu nhận thức và vô thức của anh/cô ấy. Cuối cùng, bạn khẳng định điều đó bằng một khái niệm dứt khoát về chính xác những gì mà anh/cô ấy muốn về mặt tình dục. Vậy là bạn đã có được rồi đấy: công thức khiến cho người ấy “gục ngã” trước bạn. Tôi đã thử nghiệm các thủ thuật như thế nào? Tôi đã không thỏa mãn với việc lệ thuộc đơn giản vào nghiên cứu. Tôi cần phải xét xem những thủ thuật này sẽ phát huy hiệu quả ra sao trên thực tế “tình trường”. Rất nhiều năm trước, để thử nghiệm các lý thuyết của mình, tôi đã tổ chức một hội thảo có tên giống hệt tiêu đề cuốn sách này: “Làm thế nào để tán tỉnh bất kỳ ai?” Thư mời được gửi tới các trường đại học, các nhóm độc lập, các câu lạc bộ và các tổ chức giáo dục thường xuyên trên cả nước. Chính trong sân chơi này, những vấn đề của tôi đã được kiểm nghiệm. Và phản hồi từ các sinh viên của tôi là “Đúng vậy!”. Bạn có thể tán tỉnh bất cứ ai. Nó là một việc đơn giản ư? Không. Nó có đòi hỏi phải hy sinh không? Có đấy. Bạn có thể cho rằng, sau khi đọc cuốn sách này, việc nắm giữ được con tim của anh/cô ấy là quá đơn giản, không đáng phải đầu tư quá nhiều công sức của bạn. Nhưng nếu bạn muốn tiếp tục, hãy theo hướng dẫn của tôi. Chúng ta sẽ khám phá tất cả những kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, để khiến cho đối tượng tiềm năng của bạn sẽ bị khuất phục. Bạn có để ý là tôi đã sử dụng cụm từ “Đối tượng tiềm năng” hay nói hài hước là “con mồi” rất nhiều lần không. Tôi sẽ dùng cách nói đó trong toàn bộ cuốn sách. Vì mặc dù nó có vẻ dài dòng, nhưng cụm từ này chính xác hơn là chữ “người ấy”, điều mà nhà xuất bản của tôi đã khẳng định một cách rất khôn ngoan là nó dễ đọc hơn. Ai sẽ là đối tượng tiềm năng của bạn? Trước tiên, một đối tượng tiềm năng là ai đó sẵn sàng đón nhận tình yêu. Nếu không phải mọi thứ thì chí ít cũng là một chút. Chẳng hạn, nếu ai đó vừa mất người vợ hoặc người chồng thân thiết của mình, anh/cô ấy sẽ chưa sẵn sàng với tình yêu. Điều đó tạm thời gạt họ ra khỏi danh sách những đối tượng tiềm năng. Thứ hai, một đối tượng tiềm năng là người phải tự do về nhu cầu tâm lý riêng tư (hoặc “bản đồ tình yêu”). Đây là những nhu cầu mà, không phải lỗi của bản thân, bạn không thể lấp đầy. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về bản đồ tình yêu của đối tượng tiềm năng của bạn về sau. Điều đó tạo ra rất nhiều đối tượng tiềm năng, vô số những trái tim để bạn lựa chọn. Chúng ta hãy bước vào hành trình sẽ dẫn bạn tới trái tim của người đàn ông hay người phụ nữ mà bạn khao khát. *** Leil Lowndes là một trong những chuyên gia về nghệ thuật giao tiếp có uy tín trên trường quốc tế. Từ những trải nghiệm của mình và đúc kết từ những cuốn cẩm nang về nghệ thuật thu phục nhân tâm, bà đã tổng hợp thành 92 thủ thuật trong cuốn sách này. Phần lớn các thủ thuật đều hướng đến việc gỡ rối cho đối phương, tỏ ra khéo léo, tinh tế và nhạy cảm... những yếu tố khiến bạn tỏ ra là một người giao tiếp có đẳng cấp và uy lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai PDF của tác giả Leil Lowndes nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai (Leil Lowndes)
Bất kỳ ai ư? Đúng vậy, thực sự là bất kỳ ai “Tôi không hiểu nổi. Tôi hấp dẫn, thông minh, nhạy cảm, hoàn hảo. Vậy tại sao anh/cô ấy không để ý đến tôi chút nào? Tại sao tôi không thể tìm được tình yêu?” Đã bao lần bạn đấm tay lên gối và tự hỏi mình như vậy? Bạn nghi ngờ mở cuốn sách này, nhưng cũng đôi chút hi vọng sẽ tìm ra giải pháp. Bạn đọc tiêu đề của nó: Tán tỉnh bất kỳ ai. “Đó quả là lời hứa hẹn quá đáng giá”, bạn nghĩ. Thực sự là vậy. Nhưng lời hứa hẹn của cuốn sách này là của bạn nếu bạn thực sự sẵn sàng theo đuổi kế hoạch nắm giữ trái tim của đối tượng tiềm năng. Tại sao khi lịch sử đầy rẫy những trái tim tan vỡ vì yêu, chúng tôi lại tuyên bố có một phương thức khiến bất cứ ai đó sẽ phải lòng mình? Bởi lẽ, sau nhiều thế kỷ đương đầu, rốt cuộc khoa học cũng đã phát hiện ra tình yêu lãng mạn thực sự là thế nào. Cái gì làm phát sinh nó. Cái gì giết chết nó. Và cái gì duy trì nó. Tìm mua: Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai TiKi Lazada Shopee Cũng hệt như những người thổ dân châu Phi khi thấy nhật thực đã nghĩ rằng đó là một thứ ma thuật đen, chúng ta ngắm nhìn tình yêu và cho rằng nó đầy mê hoặc. (Đôi khi, nhất là trong những khoảnh khắc bối rối đầu tiên khi chúng ta chặn những người lạ trên phố rồi la lớn: “Tôi đang yêu!”, nó có thể giống như bị bùa mê vậy). Nhưng khi bước vào thế kỷ 21, chúng ta cũng phát hiện ra, tình yêu là một dạng thức hóa học, sinh học và tâm lý học có thể tính toán và xác định rõ ràng. (Và, có lẽ, cũng có một chút ma thuật đen được ném vào trong đó). Khi khoa học bắt đầu “giương buồm” vào những vùng biển chưa từng được khám phá trước đó, thì chúng ta cũng bắt đầu hiểu được những điều gọi là “thiêng liêng nhất, tuyệt vời nhất và tha thiết nhất của những đam mê”, như cách George Bernard Shaw miêu tả tình yêu. Câu hỏi và sự hoang mang về chuyện “Chính xác tình yêu là gì?” không còn mới nữa. Đó là chuyện đã nhận được rất nhiều quan tâm qua bao thời đại của các triết gia nổi tiếng như Plato, Sigmund Freud và Charlie Brown. Trong nhà hát Broadway buổi tối năm 1950, các khán giả xem vở South Pacific đã hoàn toàn đồng tình với Ezio Pinza khi anh này bảo rằng: “Ai có thể giải thích được nó? Ai có thể nói cho bạn vì sao? Những kẻ ngốc đưa cho bạn các lý do. Những người khôn ngoan chẳng bao giờ thử nó”. Dẫu thế thì gần đây, rất nhiều người đàn ông và phụ nữ thông minh đều đã thử. Và thành công. Đừng kết tội Rodgers và Hammerstein. Khi họ soạn ra những bản nhạc trữ tình, cộng đồng khoa học đã tỏ ra bối rối trước tình yêu khi Nellie và Emile de Becque ngân nga nỗi hoang mang về một buổi tối mê muội nào đó. Các nghiên cứu được thực hiện ra sao? Nghiên cứu đầu tiên của tôi, mặc dù ít táo bạo, nhưng cũng không kém mạnh mẽ. Trong hơn 10 năm trời, trước khi trở thành nhà đào tạo truyền thông, tôi là giám đốc một nhóm nghiên cứu do tôi thành lập có tên là “Dự án”. Dự án là một công ty phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố New York, nó được thành lập nhằm tìm hiểu vấn đề tình dục và các mối quan hệ. Trong thời gian làm việc với Dự án, tôi đã phỏng vấn và lên danh sách hàng ngàn vấn đề mà người ta muốn tìm kiếm ở một đối tác. Tôi tập hợp thông tin từ các sinh viên thuộc vô số các trường đại học nơi tôi được mời tới nói chuyện về nghiên cứu của mình. Dự án đã được nhiều người quan tâm và được biết tới ở tầm quốc gia. Một phóng viên của tạp chí Time đã tham dự một trong các buổi nói chuyện của tôi và viết hẳn một trang tuyên bố: “Tưởng tượng tình dục tới sân khấu Broadway”. Điều đó thực sự đã diễn ra. Một nhánh của Dự án có các tình nguyện viên đã diễn các vở kịch về tình yêu thực sự trên sân khấu. Vì không có cảnh khỏa thân và ngôn ngữ tình dục, các vở kịch “thanh khiết” như vậy rất hiếm hoi và giành được sự quan tâm của ba mạng lưới chính. Họ đã diễn các trích đoạn của vở kịch trên kênh truyền hình quốc gia. Điều này dẫn tới hàng chục bài báo trong các ấn phẩm chủ đạo ở Mỹ và châu Âu. Kết quả là, mọi người ở khắp nơi trên thế giới đã gửi cho chúng tôi những câu chuyện của họ, những tưởng tượng và cả những khao khát của họ về tình yêu. Họ gọi điện hoặc viết thư cho Dự án và miêu tả chính xác những gì họ tìm kiếm ở người bạn tình. Hầu hết các bức thư và những cuộc điện thoại chúng tôi nhận được đều có phần mở đầu bằng những bình luận kiểu như: “Tôi chưa bao giờ nói với ai nhưng…” Những người gọi điện và viết thư sau đó đã tiếp tục giãi bày tất cả những khao khát sâu kín nhất của họ với một Dự án vô hình. Chúng tôi lắng nghe đầy biết ơn khi chúng tôi thu thập dữ liệu về những điều đã khiến, hoặc sẽ khiến người ta phải lòng nhau. Những thủ thuật đã được xây dựng như thế nào? Chúng ta hãy rời khỏi thế giới của tình dục trong giây lát. Hãy cùng tôi tới một nhánh thông tin thứ hai, lĩnh vực của truyền thông. Bởi vì đó chính là nơi tôi tìm ra những phát hiện và biến chúng thành những thủ thuật có thể ứng dụng trong việc khiến ai đó phải lòng bạn. Người ta đã chứng minh không thể nghi ngờ được rằng, có rất nhiều cách để khơi nguồn cho những hành vi đam mê ở người khác. Nếu không thế, có lẽ tất cả các chuyên gia tâm lý học và hàng ngàn giảng viên của công ty (tôi cũng có trong số ấy) sẽ thất nghiệp. Có những phương pháp được xây dựng để khơi nguồn cảm xúc và để thay đổi hành vi con người. Chẳng hạn, chúng ta biết cách ứng xử với những người khó tính và làm cho những nhân viên rắc rối hành xử theo cách ta mong muốn. Phản hồi từ những cuộc hội thảo tôi đã trình bày với các tổ chức chính phủ, các trường đại học, các hội nghề nghiệp và các công ty, đã thuyết phục tôi rằng, chúng ta có thể tác động để thay đổi các kiểu hành vi. Chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ phức tạp này với những hiểu biết đầu tiên về các nhu cầu và động cơ cơ bản của con người. Sau đó, bằng việc ứng dụng các kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thay đổi hành vi của họ. Đó cũng là điều tôi làm trong cuốn sách này. Đúc rút từ những nghiên cứu khoa học, tôi phác ra những nhu cầu và động cơ cơ bản khiến ai đó phải lòng người khác. Sau đó, tôi đưa ra cho bạn những kỹ năng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để có thể khơi dậy hành vi bạn mong muốn. Trong trường hợp này, mong muốn đó là khiến cho ai đó yêu thương bạn. Cuốn sách này là kết quả sau rất nhiều năm nghiên cứu và khám phá nhiều lĩnh vực kiến thức: những mối quan hệ liên đới giữa con người với nhau, vấn đề tình dục của con người, các kỹ năng giao tiếp và những khác biệt về giới. Chúng tôi không chỉ đúc rút từ những nghiên cứu khoa học về bản chất của tình yêu và từ nghiên cứu của cá nhân tôi. Chúng tôi còn tận dụng lợi thế của các nhà tâm lý trị liệu hiện đại và các chuyên gia phân tích giao tiếp. Đâu là công thức cho việc khiến người khác phải yêu bạn? Liệu ta có thể rút ra một công thức không? Câu hỏi sau nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực sự nó rất phức tạp. Bạn khởi đầu với một nền tảng khoa học chắc chắn về cái làm nên sự hấp dẫn giữa con người với nhau. Sau đó, bạn tập hợp những thông tin đáng chú ý về “đối tượng của bạn”. Kế tiếp, bạn vận dụng những kỹ năng giao tiếp phức tạp, thường là ở tiềm thức để đáp ứng nhu cầu nhận thức và vô thức của anh/cô ấy. Cuối cùng, bạn khẳng định điều đó bằng một khái niệm dứt khoát về chính xác những gì mà anh/cô ấy muốn về mặt tình dục. Vậy là bạn đã có được rồi đấy: công thức khiến cho người ấy “gục ngã” trước bạn. Tôi đã thử nghiệm các thủ thuật như thế nào? Tôi đã không thỏa mãn với việc lệ thuộc đơn giản vào nghiên cứu. Tôi cần phải xét xem những thủ thuật này sẽ phát huy hiệu quả ra sao trên thực tế “tình trường”. Rất nhiều năm trước, để thử nghiệm các lý thuyết của mình, tôi đã tổ chức một hội thảo có tên giống hệt tiêu đề cuốn sách này: “Làm thế nào để tán tỉnh bất kỳ ai?” Thư mời được gửi tới các trường đại học, các nhóm độc lập, các câu lạc bộ và các tổ chức giáo dục thường xuyên trên cả nước. Chính trong sân chơi này, những vấn đề của tôi đã được kiểm nghiệm. Và phản hồi từ các sinh viên của tôi là “Đúng vậy!”. Bạn có thể tán tỉnh bất cứ ai. Nó là một việc đơn giản ư? Không. Nó có đòi hỏi phải hy sinh không? Có đấy. Bạn có thể cho rằng, sau khi đọc cuốn sách này, việc nắm giữ được con tim của anh/cô ấy là quá đơn giản, không đáng phải đầu tư quá nhiều công sức của bạn. Nhưng nếu bạn muốn tiếp tục, hãy theo hướng dẫn của tôi. Chúng ta sẽ khám phá tất cả những kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, để khiến cho đối tượng tiềm năng của bạn sẽ bị khuất phục. Bạn có để ý là tôi đã sử dụng cụm từ “Đối tượng tiềm năng” hay nói hài hước là “con mồi” rất nhiều lần không. Tôi sẽ dùng cách nói đó trong toàn bộ cuốn sách. Vì mặc dù nó có vẻ dài dòng, nhưng cụm từ này chính xác hơn là chữ “người ấy”, điều mà nhà xuất bản của tôi đã khẳng định một cách rất khôn ngoan là nó dễ đọc hơn. Ai sẽ là đối tượng tiềm năng của bạn? Trước tiên, một đối tượng tiềm năng là ai đó sẵn sàng đón nhận tình yêu. Nếu không phải mọi thứ thì chí ít cũng là một chút. Chẳng hạn, nếu ai đó vừa mất người vợ hoặc người chồng thân thiết của mình, anh/cô ấy sẽ chưa sẵn sàng với tình yêu. Điều đó tạm thời gạt họ ra khỏi danh sách những đối tượng tiềm năng. Thứ hai, một đối tượng tiềm năng là người phải tự do về nhu cầu tâm lý riêng tư (hoặc “bản đồ tình yêu”). Đây là những nhu cầu mà, không phải lỗi của bản thân, bạn không thể lấp đầy. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về bản đồ tình yêu của đối tượng tiềm năng của bạn về sau. Điều đó tạo ra rất nhiều đối tượng tiềm năng, vô số những trái tim để bạn lựa chọn. Chúng ta hãy bước vào hành trình sẽ dẫn bạn tới trái tim của người đàn ông hay người phụ nữ mà bạn khao khát. *** Leil Lowndes là một trong những chuyên gia về nghệ thuật giao tiếp có uy tín trên trường quốc tế. Từ những trải nghiệm của mình và đúc kết từ những cuốn cẩm nang về nghệ thuật thu phục nhân tâm, bà đã tổng hợp thành 92 thủ thuật trong cuốn sách này. Phần lớn các thủ thuật đều hướng đến việc gỡ rối cho đối phương, tỏ ra khéo léo, tinh tế và nhạy cảm... những yếu tố khiến bạn tỏ ra là một người giao tiếp có đẳng cấp và uy lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai PDF của tác giả Leil Lowndes nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Tội Phạm (Lôi Mễ)
Hầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự đều không xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, anh là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở), giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Lôi Mễ vào làng văn trinh thám hình sự hơi muộn so với nguyện vọng của mình. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã tập tành viết sách nhưng phải đến năm 2006, anh mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên Độc giả thứ 7 và ngay sau đó là liên tiếp 3 tác phẩm: Đề thi đẫm máu, Cuồng vọng phi nhân tính và Sông ngầm. Dù số lượng chưa nhiều, chỉ với những tác phẩm trên, Lôi Mễ đã được xếp hạng trong số những nhà văn trinh thám hình sự nổi tiếng của Trung Quốc. Nếu như phần lớn tác giả trinh thám trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều là dân ngoại đạo, không phải là người trong ngành an ninh thì Lôi Mễ là một trong những trường hợp hiếm hoi ngược lại. Anh chẳng những có thâm niên trong công tác điều tra hình sự mà còn tham gia giảng dạy chuyên ngành này trong một trường cảnh sát. Chính vì thế, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Lôi Mễ đã chứng tỏ khả năng vượt trội so với những tác giả viết truyện trinh thám hình sự khác. Đọc Lôi Mễ, người ta không tìm thấy sự rùng rợn, ly kỳ mang bóng dáng của ma quỷ nhưng lại bắt gặp hình ảnh của những tội phạm còn ghê tởm rùng rợn hơn. Với sức hấp dẫn của hơn 1 vạn bản được bán chóng vánh sau khi phát hành tại Việt Nam của cuốn “Đề thi đẫm máu”, nhà văn viết truyện trinh thám hình sự nổi tiếng Lôi Mễ tiếp tục trình làng phần hai trong seri tâm lý tội phạm “Cuồng Vọng Phi Nhân Tính”. Lôi Mễ là giảng viên một trường Đại học Cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của anh rất chuyên nghiệp, cẩn mật, rất đáng để tìm đọc. Seri Tâm lý tội phạm khiến anh nổi danh như cồn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các fan đều gọi anh là “thầy”. Các tác phẩm trong Series Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: Tìm mua: Tâm Lý Tội Phạm TiKi Lazada Shopee - Độc Giả Thứ 7 - Đề thi đẫm máu - Cuồng vọng phi nhân tính - Sông ngầm - Ánh sáng thành phố Lưu Hà xin phép được đăng bài Tạp đàm của Lôi Mễ, bài này được đăng sau khi tác giả viết xong cuốn "Giáo hóa trường" bài viết nói lên suy tư sâu sắc của tác giả về hệ tư tưởng cũng như đường hướng cho tác phẩm của mình, những nội dung này có ảnh hưởng rất lớn tới các tác phẩm về sau này của Lôi Mễ. Sau khi viết xong cuốn “Chân dung” (Đề thi đẫm máu), tôi bị lâm vào một cuộc khủng hoảng sáng tác không lớn cũng không nhỏ. Vấn đề đau đầu nhất với tôi là: Tiếp theo tôi sẽ viết cái gì đây. Cố sự của Phương Mộc vẫn chưa đến hồi kết, cậu ta vẫn phải tiếp tục đi. Nhưng cậu ta đã không còn là nhân vật mà tôi vô tình sáng tạo ra nữa. Trên một phương diện nào đó Phương Mộc đã hoàn toàn muốn bứt ra khỏi tôi. Hay nói cách khác tôi đã không thể tự do an bài vận mệnh của cậu ta nữa. Cậu ta giống như đang đứng dậy từ trong trang sách, bước qua cánh cửa hòa vào dòng ngựa xe tấp nập bên ngoài thành phố. Thỉnh thoảng cậu ta sẽ vô tình ghé lại, chỉ bảo tôi: Lôi Mễ ông phải thế nào, viết ra sao. Vì thế, tôi chợt nghĩ tới một câu của Lưu Ngọc Phổ tiên sinh “Khi tác giả đạt đến một trình độ nhất định, thì tác giả không cần phải dẫn dắt tình tiết mà tình tiết sẽ tự dẫn dắt trước tác đi”. Đứng trên góc độ này mà xem xét, tôi hẳn là phải cảm thấy thỏa mãn vì tôi đã đạt đến “Trình độ nhất định” kia của một tác giả. Nhưng có điều Phương Mộc, cậu ta sẽ đi như thế nào đây?. Vì thế cần phải quay trở lại căn nguyên của vấn đề: Anh, rốt cuộc muốn biểu đạt cái gì? Một ngàn người Trung Quốc thì có một ngàn William Shakespeare (nhà văn nổi tiếng người Anh). Cũng vì thế tác phẩm của tôi ở trong mắt những người khác nhau, về loại hình cũng trở thành hoàn toàn khác nhau: Tiểu thuyết huyền nghi, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kinh dị hay là loại khác. Nói thật, đối mặt với vấn đề này ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy có chút mơ hồ. Thậm chí có thể nói, ngay từ đầu tôi đã hoàn toàn không đặt ra vấn đề này. Chỉ có điều đối với một người viết nghiệp dư như tôi mà nói, cái gọi là kỹ xảo, kết cấu, bày ra rồi đan chéo các manh mối, tất cả tôi cũng chưa từng nghĩ qua. Ý nghĩ của tôi rất đơn giản: Viết cho xong, cố gắng hết sức viết cho thật hay. Nếu có thể cho phép tôi tự lựa chọn thể loại tiểu thuyết cho tác phẩm của mình, tôi xin phép gọi nó là: “Tiểu thuyết phạm tội” “Phạm tội”, vô cùng hấp dẫn lại vô cùng tà ác Xác định có tội hay không có tội và tội danh cụ thể là công việc hàng ngày của tôi, cho nên từ cổ chí kim, hiện tượng xã hội này đối với tôi mà nói cũng không xa lạ gì. Chỉ có điều tôi muốn dùng văn chương bắt nó phải hiển hiện ra bên ngoài, không đơn giản chỉ vì muốn đem nó ra triển lãm, mà thực lòng cũng muốn qua nó để biểu đạt một cái gì đó. Nhưng “là cái gì”, rốt cuộc là cái gì, tôi cũng không biết. Loại cảm giác này nếu nói theo nghĩa rộng thì là sứ mệnh của tác giả với xã hôi, nói theo nghĩa hẹp thì là cái hồn của tác phẩm. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn thực sự chưa bắt được loại cảm giác này, mà chính bản thân tôi lại đang bị nó bắt. Tỉnh tỉnh, mê mê tiến lên phía trước, đắp nặn bao nhiêu nhân vật, giảng giải bao nhiêu chuyện xưa, sau đó chỉ vào bọn họ nói “Này, được rồi, đây là tiểu thuyết phạm tội” Vì thế tôi cũng thấp thỏm lo âu đôi chút, tôi bắt đầu hoài nghi những điều tôi viết, tôi thử theo chân bọn họ thăm dò: “Các người đến đây, rốt cuộc là vì cái gì?” Sau khi “Chân dung” ra mắt, nhiều độc giả đã rất nhiệt tình và tâm huyết đưa ra các bình luận tại trang mà Ban biên tập đã ưu ái lập cho tôi. Xin chân thành cảm tạ các bạn đã không quản ngại công việc bận rộn, bớt chút thời gian phát biểu cảm tưởng với bộ tiểu thuyết thô thiển này. Những cảm tưởng đó đã mang lại cho tôi niềm vui thật lớn, đọc chúng, tôi vô cùng vui sướng, tự đắc, niềm vui đó cứ bám theo tôi mãi. Có một đoạn như thế này đã thực sự khiến tôi rung động: Lôi Mễ muốn kiến giải về cuộc sống đô thị, đem cốt truyện huyền nghi xa xưa xâm nhập vào đô thị. Dùng cái tốt và xấu, thiện và ác, thật và giả để giải thích về xã hội hiện đại. Có điều vấn đề lớn nhất là: Người chiến đấu cùng quái thú cũng cần đề phòng một ngày chính mình lại biến thành quái thú. Nếu suốt một thời gian dài bạn luôn luôn nhìn xuống vực sâu, và như vậy vực sâu cũng nhìn lên bạn. Thần thám cũng không thể đi sắm vai thượng đế, và rồi hắn cũng sẽ bị đô thị này, quái thú được thả ra từ chiếc hộp Pandora * (Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà các vị thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các vị thần dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò cua mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “ hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.) hấp dẫn. Cho nên Phương Mộc và Tôn Phổ đôi khi giống nhau như huynh đệ, lại cũng có khi lại giống như một người bắc cực, một người nam cực. Vì người biên tập đã cắt đi một số trang của Cố sự này nên đã vô cùng ảnh hưởng (nguyên gốc là: đặc biệt tổn hại) tới khả năng nắm bắt tâm lý Tôn Phổ của độc giả. Điều này đối với các độc giả có tâm chắc có thể bù đắp bằng sách báo. Thế nhưng đối với Phương Mộc từ bản gốc “Độc giả thứ bảy” tới huyền nghi cố sự “Chân dung” đã hoàn toàn trở thành con người mới, từng trải và kinh nghiệm hơn. Đó chính là con người mà chúng tôi cần, Holmes của chúng tôi, người có thể cởi những nút thắt của xã hội, mở những nút thắt trong lòng chúng ta. Sau đó dùng trí tuệ cao minh của mình cho chúng ta nhìn rõ con quái thú mang tên “Đô thị”. Nhìn rõ rồi mới có bình an, mới có dũng khí và trí tuệ, mở cửa chống trộm ra, đi qua vô số camera theo dõi ở các tiểu khu, đi thẳng tới những khu huyên náo, ồn ã tại ngã tư đường. Tôi đọc đoạn văy này trong máy tính cá nhân hết lần này đến lần khác, không khoa trương một chút nào- lúc đó tôi đã “Lệ nóng lưng tròng”. Tôi nghĩ đến một số việc kỳ quái ở văn phòng, rất nhiều buổi chiều, tôi thường núp đằng sau cửa sổ đọc sách. Bên này cửa kính là căn phòng kính màu trà trong suốt. Qua cánh cửa kính nhìn ra ngoài, thành phố buổi chiều bày ra một màu xám. Tôi thường ngóng nhìn lên ngọn pháp cao phía xa xa, cây cối và dòng người đi lại tấp nập, đoán thử xem thành phố có phải giống như tôi đã nhìn thấy hay không? Đúng vậy, thành phố, trong mắt tôi thành phố, màu xám. Rốt cục tôi cũng hiểu vì sao tôi thường ngồi trong xe taxi nhìn những gương mặt người lướt qua cửa kính. Xem trên mặt họ là sự bình tĩnh, vui sướng, kích động hay phẫn nộ. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi thường dừng chân trên đường quan sát bọn trẻ con đuổi nhau dưới tán cây, chú ý lắng nghe từng tiếng hét chói tai của bọn chúng. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể cảm thụ được tỷ mỷ cảm giác mưa xối vào tóc, cảm thụ gió luồn qua tay áo thổi khô làn da, cmar thụ băng tuyết chậm rãi hòa tan trong tay. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể bình tĩnh đối diện với những điều không bình thường của nhân loại, lật giở và phân loại từng tội ác. Có thể cò kè mặc cả với tiểu thương ở chợ, có thể ngồi buôn chuyện với vợ bình phẩm một người nào đó từ đầu đến chân, có thể dưa lê với bất kỳ ai về bóng đá hay thời tiết, có thể cho phép mình thoải mái chìm vào giấc ngủ về đêm. Bởi vì tao đã sớm quen thuộc mày, thậm chí muốn dung nhập mày thật sâu. Bây giờ tao thực lòng muốn nói với mày: “Thành phố của ta” Tôi nghĩ, chúng ta còn sống lâu trên cuộc đời này, đôi khi có lẽ chính là để chờ đợi một lần gặp nhau, một câu nói, một ánh mắt cũng giống như khi nàng gặp một thanh kẹo, nàng nói “tao thích mày”. Như khi tôi gặp được Lưu Ngọc Phổ tiên sinh, ông ta nghiêm túc nhìn tôi nói: Cậu, rất có thiên phú. Hay như khi tôi gặp Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta nói với tôi: Rémi, (Lôi Mễ) thành phố này sẽ là của cậu. Vì thế tôi phải cám ơn Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta đã nhìn rõ hết thảy để khiến tôi phải hạ quyết tâm thay đổi kế hoạch sáng tác của mình, quyết định viết bộ “Sông ngầm” là bộ thứ tư của Phương Mộc hệ liệt. Giúp cho tôi có thêm nhiệt huyết để hoàn thành bộ tiểu thuyết về thành thị “Giáo hóa trường”. Xét trên một góc độ nào đó mà nói thì không có Trịnh Bảo Khiết tiên sinh sẽ không có “Giáo hóa trường”. Có một buổi chiều câu đầu tiên tôi nghe được từ miệng của Trịnh Bảo Khiết tiên sinh là cậu ta cho tôi biết cậu ta đang sắp chết cóng trong bồn tắm đọc xong cuốn “Giáo hóa trường”. Nhắc đến đoạn này tôi lại Ha ha.. Chẳng nói được gì nữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lôi Mễ":Tâm Lý Tội PhạmSông NgầmTâm Nguyện Cuối CùngĐề Thi Đẫm MáuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Tội Phạm PDF của tác giả Lôi Mễ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Tội Phạm (Lôi Mễ)
Hầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự đều không xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, anh là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở), giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc. Lôi Mễ vào làng văn trinh thám hình sự hơi muộn so với nguyện vọng của mình. Ngay từ thuở nhỏ, anh đã tập tành viết sách nhưng phải đến năm 2006, anh mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tên Độc giả thứ 7 và ngay sau đó là liên tiếp 3 tác phẩm: Đề thi đẫm máu, Cuồng vọng phi nhân tính và Sông ngầm. Dù số lượng chưa nhiều, chỉ với những tác phẩm trên, Lôi Mễ đã được xếp hạng trong số những nhà văn trinh thám hình sự nổi tiếng của Trung Quốc. Nếu như phần lớn tác giả trinh thám trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đều là dân ngoại đạo, không phải là người trong ngành an ninh thì Lôi Mễ là một trong những trường hợp hiếm hoi ngược lại. Anh chẳng những có thâm niên trong công tác điều tra hình sự mà còn tham gia giảng dạy chuyên ngành này trong một trường cảnh sát. Chính vì thế, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Lôi Mễ đã chứng tỏ khả năng vượt trội so với những tác giả viết truyện trinh thám hình sự khác. Đọc Lôi Mễ, người ta không tìm thấy sự rùng rợn, ly kỳ mang bóng dáng của ma quỷ nhưng lại bắt gặp hình ảnh của những tội phạm còn ghê tởm rùng rợn hơn. Với sức hấp dẫn của hơn 1 vạn bản được bán chóng vánh sau khi phát hành tại Việt Nam của cuốn “Đề thi đẫm máu”, nhà văn viết truyện trinh thám hình sự nổi tiếng Lôi Mễ tiếp tục trình làng phần hai trong seri tâm lý tội phạm “Cuồng Vọng Phi Nhân Tính”. Lôi Mễ là giảng viên một trường Đại học Cảnh sát của Trung Quốc. Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của anh rất chuyên nghiệp, cẩn mật, rất đáng để tìm đọc. Seri Tâm lý tội phạm khiến anh nổi danh như cồn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt, các fan đều gọi anh là “thầy”. Các tác phẩm trong Series Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: Tìm mua: Tâm Lý Tội Phạm TiKi Lazada Shopee - Độc Giả Thứ 7 - Đề thi đẫm máu - Cuồng vọng phi nhân tính - Sông ngầm - Ánh sáng thành phố Lưu Hà xin phép được đăng bài Tạp đàm của Lôi Mễ, bài này được đăng sau khi tác giả viết xong cuốn "Giáo hóa trường" bài viết nói lên suy tư sâu sắc của tác giả về hệ tư tưởng cũng như đường hướng cho tác phẩm của mình, những nội dung này có ảnh hưởng rất lớn tới các tác phẩm về sau này của Lôi Mễ. Sau khi viết xong cuốn “Chân dung” (Đề thi đẫm máu), tôi bị lâm vào một cuộc khủng hoảng sáng tác không lớn cũng không nhỏ. Vấn đề đau đầu nhất với tôi là: Tiếp theo tôi sẽ viết cái gì đây. Cố sự của Phương Mộc vẫn chưa đến hồi kết, cậu ta vẫn phải tiếp tục đi. Nhưng cậu ta đã không còn là nhân vật mà tôi vô tình sáng tạo ra nữa. Trên một phương diện nào đó Phương Mộc đã hoàn toàn muốn bứt ra khỏi tôi. Hay nói cách khác tôi đã không thể tự do an bài vận mệnh của cậu ta nữa. Cậu ta giống như đang đứng dậy từ trong trang sách, bước qua cánh cửa hòa vào dòng ngựa xe tấp nập bên ngoài thành phố. Thỉnh thoảng cậu ta sẽ vô tình ghé lại, chỉ bảo tôi: Lôi Mễ ông phải thế nào, viết ra sao. Vì thế, tôi chợt nghĩ tới một câu của Lưu Ngọc Phổ tiên sinh “Khi tác giả đạt đến một trình độ nhất định, thì tác giả không cần phải dẫn dắt tình tiết mà tình tiết sẽ tự dẫn dắt trước tác đi”. Đứng trên góc độ này mà xem xét, tôi hẳn là phải cảm thấy thỏa mãn vì tôi đã đạt đến “Trình độ nhất định” kia của một tác giả. Nhưng có điều Phương Mộc, cậu ta sẽ đi như thế nào đây?. Vì thế cần phải quay trở lại căn nguyên của vấn đề: Anh, rốt cuộc muốn biểu đạt cái gì? Một ngàn người Trung Quốc thì có một ngàn William Shakespeare (nhà văn nổi tiếng người Anh). Cũng vì thế tác phẩm của tôi ở trong mắt những người khác nhau, về loại hình cũng trở thành hoàn toàn khác nhau: Tiểu thuyết huyền nghi, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kinh dị hay là loại khác. Nói thật, đối mặt với vấn đề này ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy có chút mơ hồ. Thậm chí có thể nói, ngay từ đầu tôi đã hoàn toàn không đặt ra vấn đề này. Chỉ có điều đối với một người viết nghiệp dư như tôi mà nói, cái gọi là kỹ xảo, kết cấu, bày ra rồi đan chéo các manh mối, tất cả tôi cũng chưa từng nghĩ qua. Ý nghĩ của tôi rất đơn giản: Viết cho xong, cố gắng hết sức viết cho thật hay. Nếu có thể cho phép tôi tự lựa chọn thể loại tiểu thuyết cho tác phẩm của mình, tôi xin phép gọi nó là: “Tiểu thuyết phạm tội” “Phạm tội”, vô cùng hấp dẫn lại vô cùng tà ác Xác định có tội hay không có tội và tội danh cụ thể là công việc hàng ngày của tôi, cho nên từ cổ chí kim, hiện tượng xã hội này đối với tôi mà nói cũng không xa lạ gì. Chỉ có điều tôi muốn dùng văn chương bắt nó phải hiển hiện ra bên ngoài, không đơn giản chỉ vì muốn đem nó ra triển lãm, mà thực lòng cũng muốn qua nó để biểu đạt một cái gì đó. Nhưng “là cái gì”, rốt cuộc là cái gì, tôi cũng không biết. Loại cảm giác này nếu nói theo nghĩa rộng thì là sứ mệnh của tác giả với xã hôi, nói theo nghĩa hẹp thì là cái hồn của tác phẩm. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn thực sự chưa bắt được loại cảm giác này, mà chính bản thân tôi lại đang bị nó bắt. Tỉnh tỉnh, mê mê tiến lên phía trước, đắp nặn bao nhiêu nhân vật, giảng giải bao nhiêu chuyện xưa, sau đó chỉ vào bọn họ nói “Này, được rồi, đây là tiểu thuyết phạm tội” Vì thế tôi cũng thấp thỏm lo âu đôi chút, tôi bắt đầu hoài nghi những điều tôi viết, tôi thử theo chân bọn họ thăm dò: “Các người đến đây, rốt cuộc là vì cái gì?” Sau khi “Chân dung” ra mắt, nhiều độc giả đã rất nhiệt tình và tâm huyết đưa ra các bình luận tại trang mà Ban biên tập đã ưu ái lập cho tôi. Xin chân thành cảm tạ các bạn đã không quản ngại công việc bận rộn, bớt chút thời gian phát biểu cảm tưởng với bộ tiểu thuyết thô thiển này. Những cảm tưởng đó đã mang lại cho tôi niềm vui thật lớn, đọc chúng, tôi vô cùng vui sướng, tự đắc, niềm vui đó cứ bám theo tôi mãi. Có một đoạn như thế này đã thực sự khiến tôi rung động: Lôi Mễ muốn kiến giải về cuộc sống đô thị, đem cốt truyện huyền nghi xa xưa xâm nhập vào đô thị. Dùng cái tốt và xấu, thiện và ác, thật và giả để giải thích về xã hội hiện đại. Có điều vấn đề lớn nhất là: Người chiến đấu cùng quái thú cũng cần đề phòng một ngày chính mình lại biến thành quái thú. Nếu suốt một thời gian dài bạn luôn luôn nhìn xuống vực sâu, và như vậy vực sâu cũng nhìn lên bạn. Thần thám cũng không thể đi sắm vai thượng đế, và rồi hắn cũng sẽ bị đô thị này, quái thú được thả ra từ chiếc hộp Pandora * (Trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà các vị thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các vị thần dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò cua mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “ hy vọng” mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.) hấp dẫn. Cho nên Phương Mộc và Tôn Phổ đôi khi giống nhau như huynh đệ, lại cũng có khi lại giống như một người bắc cực, một người nam cực. Vì người biên tập đã cắt đi một số trang của Cố sự này nên đã vô cùng ảnh hưởng (nguyên gốc là: đặc biệt tổn hại) tới khả năng nắm bắt tâm lý Tôn Phổ của độc giả. Điều này đối với các độc giả có tâm chắc có thể bù đắp bằng sách báo. Thế nhưng đối với Phương Mộc từ bản gốc “Độc giả thứ bảy” tới huyền nghi cố sự “Chân dung” đã hoàn toàn trở thành con người mới, từng trải và kinh nghiệm hơn. Đó chính là con người mà chúng tôi cần, Holmes của chúng tôi, người có thể cởi những nút thắt của xã hội, mở những nút thắt trong lòng chúng ta. Sau đó dùng trí tuệ cao minh của mình cho chúng ta nhìn rõ con quái thú mang tên “Đô thị”. Nhìn rõ rồi mới có bình an, mới có dũng khí và trí tuệ, mở cửa chống trộm ra, đi qua vô số camera theo dõi ở các tiểu khu, đi thẳng tới những khu huyên náo, ồn ã tại ngã tư đường. Tôi đọc đoạn văy này trong máy tính cá nhân hết lần này đến lần khác, không khoa trương một chút nào- lúc đó tôi đã “Lệ nóng lưng tròng”. Tôi nghĩ đến một số việc kỳ quái ở văn phòng, rất nhiều buổi chiều, tôi thường núp đằng sau cửa sổ đọc sách. Bên này cửa kính là căn phòng kính màu trà trong suốt. Qua cánh cửa kính nhìn ra ngoài, thành phố buổi chiều bày ra một màu xám. Tôi thường ngóng nhìn lên ngọn pháp cao phía xa xa, cây cối và dòng người đi lại tấp nập, đoán thử xem thành phố có phải giống như tôi đã nhìn thấy hay không? Đúng vậy, thành phố, trong mắt tôi thành phố, màu xám. Rốt cục tôi cũng hiểu vì sao tôi thường ngồi trong xe taxi nhìn những gương mặt người lướt qua cửa kính. Xem trên mặt họ là sự bình tĩnh, vui sướng, kích động hay phẫn nộ. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi thường dừng chân trên đường quan sát bọn trẻ con đuổi nhau dưới tán cây, chú ý lắng nghe từng tiếng hét chói tai của bọn chúng. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể cảm thụ được tỷ mỷ cảm giác mưa xối vào tóc, cảm thụ gió luồn qua tay áo thổi khô làn da, cmar thụ băng tuyết chậm rãi hòa tan trong tay. Rốt cục tôi cũng hiểu được vì sao tôi lại có thể bình tĩnh đối diện với những điều không bình thường của nhân loại, lật giở và phân loại từng tội ác. Có thể cò kè mặc cả với tiểu thương ở chợ, có thể ngồi buôn chuyện với vợ bình phẩm một người nào đó từ đầu đến chân, có thể dưa lê với bất kỳ ai về bóng đá hay thời tiết, có thể cho phép mình thoải mái chìm vào giấc ngủ về đêm. Bởi vì tao đã sớm quen thuộc mày, thậm chí muốn dung nhập mày thật sâu. Bây giờ tao thực lòng muốn nói với mày: “Thành phố của ta” Tôi nghĩ, chúng ta còn sống lâu trên cuộc đời này, đôi khi có lẽ chính là để chờ đợi một lần gặp nhau, một câu nói, một ánh mắt cũng giống như khi nàng gặp một thanh kẹo, nàng nói “tao thích mày”. Như khi tôi gặp được Lưu Ngọc Phổ tiên sinh, ông ta nghiêm túc nhìn tôi nói: Cậu, rất có thiên phú. Hay như khi tôi gặp Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta nói với tôi: Rémi, (Lôi Mễ) thành phố này sẽ là của cậu. Vì thế tôi phải cám ơn Trịnh Bảo Khiết tiên sinh, cậu ta đã nhìn rõ hết thảy để khiến tôi phải hạ quyết tâm thay đổi kế hoạch sáng tác của mình, quyết định viết bộ “Sông ngầm” là bộ thứ tư của Phương Mộc hệ liệt. Giúp cho tôi có thêm nhiệt huyết để hoàn thành bộ tiểu thuyết về thành thị “Giáo hóa trường”. Xét trên một góc độ nào đó mà nói thì không có Trịnh Bảo Khiết tiên sinh sẽ không có “Giáo hóa trường”. Có một buổi chiều câu đầu tiên tôi nghe được từ miệng của Trịnh Bảo Khiết tiên sinh là cậu ta cho tôi biết cậu ta đang sắp chết cóng trong bồn tắm đọc xong cuốn “Giáo hóa trường”. Nhắc đến đoạn này tôi lại Ha ha.. Chẳng nói được gì nữa.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lôi Mễ":Tâm Lý Tội PhạmSông NgầmTâm Nguyện Cuối CùngĐề Thi Đẫm MáuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Tội Phạm PDF của tác giả Lôi Mễ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.