Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyển Họa Thành Phúc (Nguyễn Minh Tiến)

Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời, hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.

Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Viên Liễu Phàm, do ông viết ra để kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình cho con cháu, đồng thời cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý nhân quả, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và nỗ lực làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại cuộc đời nhiều sóng gió của mình cùng cuộc hội ngộ ly kỳ với một nhân vật mà ông tin chắc là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được nội tâm của chính mình để nhận ra và phân biệt được những điều thiện ác thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ quyết tâm “tránh ác làm thiện”, và cuối cùng đạt kết quả là chấm dứt được những chuỗi ngày tai họa liên tục giáng xuống gia đình ông, để có thể sống một cách an vui hạnh phúc cho đến tuổi già. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc.

Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được Đại sư Ấn Quang chọn khắc in vào phần phụ lục của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng nghĩa lý bài văn Âm chất. Đại sư Ấn Quang đã có nhiều hàm ý rất sâu xa khi chọn lưu hành hai bản văn khuyến thiện này, và hiệu quả lợi lạc của việc này đối với người đọc đã được chứng minh một cách rõ ràng qua thời gian.

Về bản văn thứ nhất, tiên sinh Viên Liễu Phàm không viết ra như một nghiên cứu triết lý, mà như một sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bởi chính ông là người đã vận dụng thành công những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự chuyển đổi được số mạng, thay đổi cuộc đời từ những điều bất hạnh sang thành an vui hạnh phúc. Có thể nói, bằng vào những nỗ lực cứu người giúp đời không mệt mỏi liên tục nhiều năm, ông đã thành công trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không cầu xin bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể làm được nếu có đủ quyết tâm, không loại trừ bất cứ ai.

Đó là một tin vui rất lớn cho tất cả chúng ta trong cuộc sống đầy khó khăn bất trắc này: Ta có thể tự quyết định số phận của mình thay vì chỉ biết cầu xin hay an phận. Tính chất chủ động này chắc chắn sẽ tạo ra một đời sống lạc quan, tích cực hơn. Và chính sự lạc quan, tích cực đó tự nó đã là một phẩm chất vô cùng quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc, an vui. Vì thế, tuy đã hơn bốn thế kỷ trôi qua, những lời khuyên dạy của Viên Liễu Phàm vẫn còn nguyên giá trị, bởi những tiêu chí thiện ác mà ông đưa ra có vẻ như đã, đang và sẽ còn tiếp tục chứng tỏ tính đúng đắn trong cuộc đời này. Tìm mua: Chuyển Họa Thành Phúc TiKi Lazada Shopee

Bản Hán văn mà chúng tôi sử dụng là bản được khắc kèm như một phần phụ đính trong sách An Sĩ toàn thư, do chính đại sư Ấn Quang đưa vào trong bản khắc in năm 1918, nghĩa là bản in theo Hán cổ, có lẽ được giữ nguyên vẹn như khi tiên sinh Viên Liễu Phàm viết ra từ đầu thế kỷ 17. Hiện nay còn có một bản khác gọi là Liễu Phàm tứ huấn bạch thoại thiên (了凡四訓白話篇), là bản văn do tiên sinh Hoàng Trí Hải diễn thuật lại theo lối văn bạch thoại. Vì muốn theo sát ý tứ người xưa nên chúng tôi đã chọn bản văn Hán cổ.

Hiện đã có 3 bản Việt dịch của sách này. Bản thứ nhất của dịch giả Tuệ Châu Bùi Dư Long, xuất bản năm 2011, có ghi là “tham khảo thêm từ bản in của Ấn Quang Đại Sư”. Như đã nói, Đại sư Ấn Quang chọn in bản Hán cổ, nên sự ghi chú này cho thấy dịch giả đã chọn dịch từ bản văn bạch thoại và tham khảo thêm bản Hán cổ. Bản Việt dịch thứ hai của Ban phiên dịch Vạn Phật Thánh Thành, không biết xuất bản từ năm nào, nhưng bản lưu hành trên trang chủ Dharmasite.net (website chính thức của Vạn Phật Thánh Thành) có ghi rõ nguồn là dịch từ bản Liễu Phàm tứ huấn bạch thoại thiên. Bản Việt dịch thứ ba của Trần Tuấn Mẫn, được xuất bản năm 2013, không thấy ghi là dịch từ bản văn nào, nhưng căn cứ nội dung thì theo rất sát với bản văn bạch thoại của Hoàng Trí Hải.

Như vậy, cả 3 bản Việt dịch hiện có đều dựa theo bản văn bạch thoại là chính. Bản bạch thoại có ưu điểm là dễ đọc dễ hiểu đối với người thời nay, nhưng lại có nhược điểm là thỉnh thoảng không tránh khỏi những chỗ được diễn dịch chủ quan theo ý người chuyển văn, từ đó làm sai lệch đi phần nào ý tứ trong nguyên tác.

Lấy ví dụ, trong cổ bản khi nói về đức khiêm tốn và việc làm thiện tích đức có chỗ chép như sau: “須念念謙虛,塵塵方便” (tu niệm niệm khiêm hư, trần trần phương tiện...)

Bản bạch thoại của Hoàng Trí Hải diễn ý 9 chữ này thành ra: “必須在每一個念頭上,都要謙虛;即使碰到像灰塵一樣極小的事 情,也要使旁人方便” (tất tu tại mỗi nhất cá niệm đầu thượng, đô yếu khiêm hư, tức sử bánh đáo tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu đích sự tình, dã yếu sử bàng nhân phương tiện...)

Căn cứ vào sự diễn ý của bản văn bạch thoại, bản Việt dịch của Vạn Phật Thánh Thành dịch là: “ý nghĩ nào cũng phải khiêm tốn, việc làm nào cũng tạo phương tiện cho người khác, dù là chuyện nhỏ như hạt bụi, cũng hết lòng mà cống hiến...”

Bản của Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch là: “thường tự nhắc nhở lấy mình cần phải khiêm hư nhún nhường dù có chuyện thật nhỏ nhặt, đối với mọi người cũng phải để ý cư xử nhũn nhặn...”

Và bản của Trần Tuấn Mẫn dịch là: “trong mỗi ý nghĩ đều phải giữ khiêm tốn; dù có gặp phải những việc thật nhỏ như tro bụi cũng muốn làm cho người khác được thuận lợi...”

Điểm chung của cả ba bản dịch trên là đều hiểu 2 chữ “trần trần” (塵塵) theo bản bạch thoại, là “像灰塵一樣極小” (tượng hôi trần nhất dạng cực tiểu), và do đó đều dịch là “nhỏ như hạt bụi”, “thật nhỏ nhặt”, “nhỏ như tro bụi”...

Nhưng thật ra trong văn cổ dùng 2 chữ “trần trần” (塵塵) ở đây không hề có nghĩa là “hạt bụi nhỏ”, mà hàm ý là số lượng rất nhiều, hay nói theo cách thường gặp hơn là vô số, vô lượng... Do đó, câu trên phải được hiểu là: “luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường, vận dụng khéo léo vô số phương tiện...”

Cách hiểu này không phải do chủ quan suy đoán, mà vốn đã gặp trong nhiều văn bản cổ. Như trong bài Mộng trai minh (夢齋銘) của Tô Thức đời Tống có câu: “夢覺之間,塵塵相授” (Mộng giác chi gian, trần trần tương thụ - Trong thời gian một giấc mộng, có vô số điều qua lại). Lại trong Sơn cư bát vịnh (山居八詠) của Thường Đạt đời Đường có câu “塵塵祖彿師” (trần trần Tổ Phật Sư - vô số các vị Thầy Tổ, chư Phật...) Cho đến đời nhà Thanh, Cung Tự Trân cũng có câu: “歷刼如何報彿恩?塵塵文字以為門.” (Lịch kiếp như hà báo Phật ân? Trần trần văn tự dĩ vi môn. - Trải qua nhiều kiếp biết làm sao báo đáp ơn Phật? Vô số văn chương chữ viết là chỗ để vào đạo.) Qua đó có thể thấy cách diễn giải hai chữ “trần trần” trong bản bạch thoại là không đúng ý nguyên tác, và các bản Việt dịch dựa theo đó nên cũng sai lệch theo.

Khi thực hiện bản Việt dịch và chú giải này, chúng tôi hoàn toàn căn cứ theo cổ bản và có sự tham khảo, đối chiếu rất nghiêm túc để làm sáng rõ những ý nghĩa được chuyển tải trong sách. Mong rằng trong vườn hoa lại có thêm hoa, càng thêm nhiều hương sắc, mang đến cho độc giả một phương tiện khác nữa để học hỏi tinh hoa người xưa.

Về bản văn thứ hai, chúng tôi chưa thấy có bản Việt dịch chính thức nào, nhưng có tìm thấy một bộ phim được xây dựng dựa theo nội dung của bản văn này, do Pháp sư Tịnh Không chủ trì thực hiện. Đây là một câu chuyện hết sức ly kỳ, kể lại cuộc hội ngộ bất ngờ giữa một nho sinh bất đắc chí với thần Bếp (Táo quân), và cuộc đối thoại giữa hai bên đã cho chúng ta thấy được nhiều nguyên tắc quan trọng trong việc phân biệt thế nào là thiện và ác, tốt và xấu, do đó cũng là nguyên nhân sẽ dẫn đến tai họa hay phúc lành. Bằng việc suy xét và vận dụng những điều được chỉ ra trong mẩu đối thoại ngắn ngủi giữa đêm giao thừa, người hàn sĩ Du Đô đã tự đổi tên hiệu mình từ Lương Thần sang thành Tịnh Ý, với tâm nguyện nhấn mạnh vào sự nỗ lực để làm thanh tịnh tâm ý của chính mình. Và sự thành công của Du Tịnh Ý trong việc chuyển đổi số mạng cũng cho chúng ta thêm một tấm gương điển hình về việc chuyển họa thành phúc. Đó cũng chính là lý do chúng tôi đã chọn đưa câu chuyện của ông vào sách này.

Qua việc giới thiệu hai câu chuyện có thật về những nhân vật đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ, chúng tôi hy vọng người đọc sẽ có thể tiếp nhận được những hàm ý tốt đẹp của người xưa trong việc ghi chép và lưu hành rộng rãi những câu chuyện này, từ đó sẽ rút ra được cho chính bản thân mình những bài học quý giá trong việc tu thân hướng thiện.

Mặc dù mong muốn là như vậy, nhưng với những hạn chế nhất định về năng lực và trình độ của người soạn dịch, e rằng cũng không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy từ quý độc giả gần xa, để chúng tôi có thể cung kính lắng nghe và sửa chữa hoàn thiện trong những lần tái bản.

Trân trọng,Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Minh Tiến":Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây TạngTruyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế ÂmQuy Sơn Cảnh SáchĐừng Đánh Mất Tình YêuHạnh Phúc Là Điều Có ThậtKiến Thúc Vui Về Cơ Thể Con NgườiĐiều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi MẫnCẩm Nang Phóng SinhChuyển Họa Thành Phúc

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyển Họa Thành Phúc PDF của tác giả Nguyễn Minh Tiến nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trí Tuệ Loài Rùa (Donna Denomme)
Lời nói đầu Vài năm trước, tôi đã trải qua một biến cố lớn trong cuộc đời. Tôi dần bị mất hết tinh thần sức lực, cuối cùng tôi quá mệt mỏi đến nỗi việc đi về phòng của mình cũng có thể được xem là một kỳ tích. Công việc của tôi bị ảnh hưởng, căn nhà của tôi trở thành thảm họa. Tệ hơn nữa, tôi không hề có một chút năng lượng nào để cảm thấy vui vẻ hay bất kỳ cảm xúc nào. Tôi quá mệt mỏi, tinh thần hoàn toàn trống rỗng. Việc suy nghĩ thôi cũng trở nên quá sức với tôi. Một thời gian dài, các chức năng thần kinh di chuyển quá chậm chạp và khó khăn. Thỉnh thoảng, tôi không thể tư duy hay không hiểu người khác đang nói gì. Sau này, khi trí tuệ minh mẫn, tôi nhận ra rằng có một câu trả lời tốt hơn cho những vấn đề mà bộ não của tôi không thể tiếp cận được vào lúc cần thiết. Tôi sẽ thất bại nếu tôi cứ kéo dài tình trạng này! Với sự giúp đỡ của bác sỹ châm cứu và một nhà vật lý, tôi đã có thể cân bằng lại sự trao đổi chất của mình. Thật là thú vị khi quan sát các chức năng não bộ của tôi khi nó dần dần bình phục. Tôi đã rất ấn tượng bởi số lượng lớn những hoạt động mà tôi có thể tung hứng cùng một lúc mà không phải nỗ lực gì. Bộ não của tôi tự điều chỉnh chức năng này, chức năng kia và nhiều thứ khác nữa. Không cần bất cứ sự cố gắng tẻ nhạt nào, giờ đây tôi đã quen với việc cố gắng. Phụ nữ nổi tiếng với khả năng làm nhiều việc một lúc và khi trải nghiệm điều này, tôi càng ngưỡng mộ sâu sắc trí tuệ của loài người và cả bản thân mình. Tìm mua: Trí Tuệ Loài Rùa TiKi Lazada Shopee Tôi gần như đánh mất chính mình… tối thiểu là cảm giác của mình. “Cái tôi” đã từng là chỗ dựa cho tôi. Khả năng mà tôi có. Rồi tình trạng sống chỉ để cho qua ngày. Tôi đi ngủ trong tâm trạng mệt mỏi và thức dậy trong tình trạng kiệt sức hoàn toàn. Và chính trong giai đoạn tuyệt vọng này, khái niệm về việc học cách yêu quý và tự chăm sóc bản thân mình xuất hiện trong tôi một cách đầy đủ. Nguồn gốc của trí tuệ này đã hình thành từ sớm. Khi tôi còn trẻ, gia đình tôi tin tưởng và giao tôi cho một người chăm sóc. Nhưng tôi lại trở thành nạn nhân của sức khỏe tinh thần, thể chất, tình dục và lạm dụng tín ngưỡng từ họ. Bố mẹ tôi hoàn toàn không hay biết. Tôi đã sống trong sợ hãi một vài năm trời. Tinh thần của tôi không hề bị suy sụp. Xét theo khía cạnh nào đó, những khó khăn mà tôi trải nghiệm trong cuộc sống của mình đã giúp tôi hiểu và cảm nhận được tận sâu thẳm trong tâm hồn mình và tiếp cận được sức mạnh ẩn sâu bên trong. Có một thứ gì đó tuyệt đối và dường như không chạm tới được vẫn tồn tại trong tôi dù bất kỳ điều gì xảy ra với cuộc sống bên ngoài. Có một cảm giác thư thái trong tôi, dù rằng tôi đang gặp khó khăn và cảm thấy cô đơn trống trải. Khi thảm họa xảy ra, chúng ta bị bỏ lại để đương đầu với hậu quả. Có thể là một tai nạn hay một tình trạng sức khỏe nào đó thay đổi chúng ta bằng cách này hay cách khác, nhưng chúng ta luôn luôn còn lại bản chất kiêu kỳ và tự phụ vốn có. Khi chúng ta thích nghi với một cách thức mới, một sự đánh giá rộng mở về bản thân có thể hỗ trợ cho sự điều chỉnh. Quan niệm rằng chúng ta có thể tới gần những nguồn lực bên trong - nguồn lực không thay đổi, là vô cùng quan trọng. Khi tôi trải nghiệm sự thay đổi tuyến giáp, tôi đã cố gắng lướt sóng, làm tất cả những nhiệm vụ khi vẫn còn năng lượng và ngồi nghỉ khi mất sức. Thật là thú vị vì vào những ngày khi mà tôi gần như không thể cầm cự được nữa, tôi vẫn có thể làm vườn và thỉnh thoảng còn viết lách. Cứ như thể là linh hồn tôi đã mong chờ những thứ mạo hiểm đầy sáng tạo này và sẽ đưa tôi đi theo hướng đó bằng cách lấy đi những giá trị công việc của tôi. Không kể những thử thách mà chúng mang đến cho mình, tôi thật sự cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chấn thương từ nhỏ và tình trạng sức khỏe hiện tại bởi vì chúng khích lệ tôi thay đổi cảm xúc hướng tới sự an toàn, tự tin và yên bình. Bên trong mỗi chúng ta luôn có một nguồn sức mạnh và trí tuệ vĩ đại, có thể giúp chúng ta đối diện và chế ngự những khó khăn theo cách thức mà chính chúng ta không nghĩ là mình có thể. Cuộc sống có thể là một cuộc hành trình. Thậm chí trong những thời kỳ khó khăn nhất, chúng ta có thể tìm thứ chúng ta cần không chỉ để sống mà còn để lớn mạnh. Bí quyết là bắt đầu bằng việc nhìn vào bên trong cơ thể bạn. Tại đó có tri thức, trí tuệ và cả quan niệm về cách thức để suy xét. Hãy đào bới tỉ mỉ những quặng vàng đó, ưu tiên những gì tốt nhất của bạn. Đó chính là gia tài giá trị nhất của bạn. Những ngày này, chỉ cần rất ít thứ cũng làm tôi hạnh phúc. Tất cả những gì tôi cần là Bản thân tôi và ngôi nhà di động của mình - cái mai trên lưng. Chúng ta sẽ đòi hỏi thêm những thứ chúng ta muốn trong cuộc hành trình của mình. “Một người sẽ nắm giữ tinh thần vàng trong tay khi anh ta tìm thấy được chính mình” - CLAUDE M. BRISTOLĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Loài Rùa PDF của tác giả Donna Denomme nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Tự Học (Thu Giang)
TỰA Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”. Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”. Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”. Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!” ❉❉❉ Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”. Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì? Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua: - Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế? Hoàn công nói: - Ta đọc những câu của Thánh nhân. - Thánh nhân hiện còn sống không? - Đã chết cả rồi? - Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi. - À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội. Người thợ mộc nói: - Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”. Thật có đúng như lời của Alain đã nói: “Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”. ❉❉❉ Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài. ❉❉❉ Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Tự Học (Thu Giang)
TỰA Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”. Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”. Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”. Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!” ❉❉❉ Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”. Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì? Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua: - Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế? Hoàn công nói: - Ta đọc những câu của Thánh nhân. - Thánh nhân hiện còn sống không? - Đã chết cả rồi? - Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi. - À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội. Người thợ mộc nói: - Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”. Thật có đúng như lời của Alain đã nói: “Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”. ❉❉❉ Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài. ❉❉❉ Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc (Taketoshi Ozawa)
Hôm nay Những tháng ngày vinh quang nhất cũng không thể so sánh được với những ngày tháng bình yên nhất. Được sống đã là điều có giá trị nhất trong cuộc đời! Lời Nói Đầu Khoảng 20 năm trước, tôi bắt đầu làm việc tại trung tâm điều dưỡng Kousei ở Yokohama, một trong mười trung tâm chăm sóc bệnh nhân lúc cuối đời trên toàn nước Nhật thời bấy giờ. Tôi đã chăm sóc rất nhiều bệnh nhân cho đến khi họ qua đời. Và ai cũng có cách riêng để đón nhận nấc thang cuối của cuộc đời mình. Có người cha phải đeo mặt nạ thở oxy để đến dự lễ cưới của con trai. Có bà lão nói với tôi rằng, cha bà đang đợi bà ở thế giới bên kia nên bà không hề sợ hãi cái chết. Hay còn có người nói đây là cách để gặp lại người con trai sau 20 năm âm dương đôi ngả. Tìm mua: Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Nhưng sự thật là, không phải ai cũng có thể ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc. Có những người không rượu chè, thuốc lá, họ đạt được mục tiêu mua một ngôi nhà mơ ước, và rồi họ phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư. Họ phẫn nộ hét lên: “Tại sao người mắc bệnh lại là tôi?”. Hay có những bệnh nhân không thể tự mình vệ sinh cá nhân nói với tôi rằng: “Xin bác sĩ hãy để cho tôi chết sớm, bởi lẽ nếu tôi cứ tiếp tục sống như thế này thì chỉ càng thêm đau đớn mà thôi!”. Đối với “mong muốn” như vậy, những y bác sĩ như chúng tôi không thể cho họ một câu trả lời thỏa đáng. Tôi chỉ biết ngồi cạnh những người bệnh đang bị giày vò, tự dằn vặt vì bản thân không thể làm được gì cho họ. Thế rồi vào một ngày nọ, tôi nhận ra rằng, cho dù tôi không thể làm gì giúp họ giảm bớt sự giày vò bởi bệnh tật, nhưng chỉ cần ở bên họ và cùng họ trải qua đau khổ, đó chẳng phải là đã giúp đỡ họ rồi sao!? Có nhiều bệnh nhân cho tôi thấy sự thay đổi của họ, và họ muốn nó được gọi là “kỳ tích”. Trong quãng thời gian điều trị tại bệnh viện, không ít bệnh nhân trước đó từng nói “Xin hãy cho tôi chết sớm”, nhưng giờ lại có những suy nghĩ tích cực như: “Cho dù mình không thể đi lại được nữa nhưng được sống đã là một điều may mắn rồi”. Cũng có những bệnh nhân từng than: “Sống đến bây giờ nhưng tôi chưa làm được điều gì lớn lao cả”, nhưng trước khi chết họ lại nhận ra rằng: “À, những điều mình đã làm được cho gia đình, cho công ty, cho xã hội đều là những điều có ích.” Nhiều bệnh nhân đã tìm thấy cơ hội để tự khẳng định mình. Tận cùng của đau khổ là khi ta tiến gần tới nấc thang cuối của cuộc đời. Nhưng từ những đau khổ đó, con người lại học được rất nhiều điều. Được sống đến giờ phút này thôi đã là một điều vô cùng ý nghĩa rồi. Hãy khiến bản thân mình luôn cảm thấy thanh thản. Hãy buông bỏ những điều mà chúng ta đang cố chấp níu giữ, hãy mạnh dạn chia sẻ cuộc đời với người mà chúng ta tin tưởng. Khi nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hạnh phúc thật sự. Những ai nhận thấy mình đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời cũng là một điều quan trọng. Điều đó không có nghĩa rằng họ phải chuẩn bị cho cái chết mà để họ có động lực sống và trân trọng giây phút hiện tại. Cả tôi và các bạn đều có những điều mà chúng ta coi đó là nguồn động lực sống. Thật khó để con người xóa bỏ mọi khổ đau, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta hiểu được rằng, điểm tựa của ta là gì, chắc chắn những ngày tháng tiếp theo trong cuộc đời chúng ta sẽ phần nào bình thản và hạnh phúc hơn. Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của bạn. Hãy chọn hôm nay, hãy chọn hạnh phúc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc PDF của tác giả Taketoshi Ozawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.