Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé - Kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày - Tập 1

Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé – Kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày – Tập 1

Cuốn sách “Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé (Tập 1) –  Kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày” là cuốn đầu tiên trong bộ sách “Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé”, gồm 4 cuốn là những chỉ dẫn cụ thể bằng tranh về các qui tắc, cách thức ứng xử, hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ từ khoảng 3 tuổi đến khi vào lớp 1. Bộ sách này được biên sọan bởi Hội nghiên cứu khoa học đời sống trẻ em Nhật Bản- cung cấp những kiến thức cơ bản và hữu ích. Cuộc sống hằng ngày của bé được tái hiện bằng những bức tranh vô cùng sinh động về dễ thương, dạy cho bé các kỹ năng cần thiết trong nhiều tình huống thường gặp mà không hề quá sức đối với bé yêu Các hướng dẫn trong sách tuy đơn giản, gần gũi nhưng rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp trẻ có tính tự lập, biết giúp đỡ ông bà bố mẹ, đối xử tốt với mọi người xung quanh. Trong đó: Cuốn “Cẩm nang sinh hoạt băng tranh cho bé (Tập 1) :Kĩ năng trong sinh hoạt thường ngày” hướng dẫn cho các em tự làm những việc đơn giản như gấp chăn màn, quần áo, đánh răng, rửa mặt, tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự mặc quần áo, đi ngủ đúng giờ… Cuốn “Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé (Tập 2): Kĩ năng khi ăn uống” hướng dẫn các em từ cách cầm thìa, đũa sao cho đúng cách, rửa tay trước khi ăn, lấy lượng thức ăn vừa đủ ăn, ăn hết phần của mình… Cuốn “Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé (Tập 3): Kĩ năng đi ra ngoài” hướng dẫn các em từ cách việc quần áo, đầu tóc trước khi đi ra ngoài, Mặc gì đi?, Đem gì theo?, Kiểm lại vật dụng trước khi ra khỏi nhà,  Đi bộ nào!, Đi bằng phương tiện giao thông nào?, Đi công viên,  Đi nhà trẻ, mẫu giáo,  Đi cửa hàng mua đồ, Đến nhà người khác, Đi bệnh viện, Đi thư viện, Gặp khúc mắc khi ở xa nhà, Trước khi nói “Con đi đây ạ!”, Đi khu vui chơi, Đi dã ngoại, Đi bơi, Kế hoạch du lịch, Ở khác sạn, nhà nghỉ, Sau khi về nhà… Cuốn “Cẩm nang sinh hoạt bằng tranh cho bé (Tập 4): Kĩ năng giao tiếp” hướng dẫn các em từ cách việc bé hãy chào mọi người, Nói lời cảm ơn, Xin lỗi, Chịu đựng, Tốt bụng, Khi gặp chuyện khúc mắc, Khi gặp chuyện không may hay chuyện buồn, Khi thấy trong lòng ấm ức, Cãi nhau và làm lành, Giao tiếp với gia đình, học hàng, Giao tiếp với bạn, Giao tiếp với hàng xóm, Ngày đặc biệt, Giữ lời hứa, Tuân theo quy định, Đi mua đồ một mình/ điện thoại và thư, Nói về bản thân, Nói chuyện với người khác, Không hiểu thì hỏi…

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Làm Thế Nào Để Sống Vui
Làm Thế Nào Để Sống VuiLàm thế nào để sống vui là điều mà ai ai cũng quan tâm đến; nhưng định nghĩa sống vui thì không mấy ai biết đến và mỗi người lại quan niệm một cách khác nhau. Dưới đây là quyển sách “Làm thế nào để sống vui” của tiên sinh Ohsawa, do NXB Tổng Hợp Khánh Hoà in năm1992, đây là quyển sách nguyên tác của tiên sinh, in lần đầu, sau 1975 được nhiều người quan tâm:Lời nói đầu: Tôi tin rằng chẳng ai làm được việc gì quan trọng nếu không có dạ dày thật tốt, và nếu không ăn được mọi thứ trên đời thì quả là bất hạnh. Riêng tôi, nhờ hiểu rõ nguyên lý quân bình Âm Dương của phương pháp Thực dưỡng, giờ đây tôi có thể ăn uống bất cứ thứ gì mình thích mà vẫn giữ được sức khoẻ và hạnh phúc. Trong đời mình, tôi đã gặp quá nhiều người khốn khổ, ngày nào cũng có người đến nhờ tôi xem bệnh….
Hải Thượng Lãn Ông
Hải Thượng Lãn ÔngLê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân, biểu tự Cận Như, bút hiệu Quế Hiên, Thảo Am, Lãn Ông, biệt hiệu cậu Chiêu Bảy, cuộc đời ông phần nhiề gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình” (Tựa “Tâm lĩnh”). Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.Nội dung bao gồm y lí, chẩn trị, phương dược, trình bày có hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích chứng minh rõ ràng, như bàn về Thủy Hỏa thì có cuốn Huyền Tẩn Phát Vi, bàn về khí huyết có cuốn Khôn Hóa Thái Chân, trị các bệnh ngoại cảm thì có Ngoại Cảm Thông Trị, biện biệt tạp chứng thì có Bách Bệnh Cơ Yếu, chẩn đoán thì có Y Gia Quan Miện, biện luận thì có Đạo Lưu Dư Vận, vận khí có Vận Khí Bí Điển … cho đến các loại phụ khoa (Phụ Đạo Xán Nhiên), nhi khoa (Ấu Ấu Tu Tri) đều viết một cách tinh thông, giầu kinh nghiệm.Tuy chịu ảnh hưởng của y học Trung Hoa nhất là Phùng Thị nhưng Lãn Ông đã có óc sáng tạo vận dụng y lí hợp với hoàn cảnh khí hậu và thể chất của người Việt Nam và đã sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh, như ở các cuốn Lĩnh Nam Bản Thảo, Bách Gia Trân Tàng và Hành Giản Trân Nhu. Nhận định về Lĩnh Nam không có thương hàn, Lãn Ông đã lập ra nhiều phương thang mới ghi ở cuốn Ngoại Cảm Thông Trị. Đặc biệt trong 2 cuốn Dương Án và Âm Án, ghi lại những y án và phân tích về những bệnh đã chữa khỏi hoặc không chữa được. Cuốn Châu Ngọc Cách Ngôn để lại cho chúng ta những điều căn dặn rất bổ ích về chẩn đoán trị liệu và những sai lầm tai hại cần tránh.Thân thế và sự nghiệp của Lãn Ông đã có một ảnh hưởng rất lớn đối với giới Đông y Việt Nam cả về mặt đạo đức và chuyên môn.
Nội Lực Tự Sinh
Nội Lực Tự SinhMột vị thiền sư già mắc chứng xuất huyết ở não, một ống chân bị bại, lại mang chứng tiểu tiện bất cấm, vì sợ phạm tội bất kính trước Phật đài mỗi khi lễ bái hoặc tham thiền nên đến nhờ tôi chữa bệnh. Sau khi thăm bệnh tôi ra thực đơn ghi thêm cách kho 12gr cá với nước tương để dùng 2 lần mỗi tuần. Thấy vậy nhà sư bối rối bảo rằng: — Khó lòng quá, suốt đời tôi không bao giờ ăn cá cả, đã 75 năm rồi! Tôi điên đầu vì vấn đề này!!! Tôi nghĩ nát nước…Tôi liền thay thế món cá bằng thứ rễ cây bồ công anh. Bốn mươi ngày sau, vị sư già trở lại, khoẻ mạnh như một chàng trai. Nước tiểu đã giảm đến hai phần ba, ông đi lại như thường rồi. Tuy nhiên để khỏi băn khoăn, tôi phái một trong những môn sinh của tôi đến tại chùa để quan sát cách nấu nướng và lối ăn uống của vị thiền sư như thế nào. Lúc trở về, người môn sinh ấy trình rằng: — Lạ quá! Canh nấu với miso thì lõng bõng cả nước là nước, cơm thì nửa sống nửa chín, món bồ công anh xào khô thì để cả củ như lẻ củi tròn… Úi chà chà! Thế mà vị lão sư ăn một cách điềm nhiên. Một lần nữa tôi lại điên đầu!!! Thực đơn há chỉ ở tầm quan trọng thứ yếu mà thôi ru? Tầm quan trọng chính yếu là ở đức tin? là ở nội tâm? là ở sinh khí?
Sức Khỏe Quý Hơn Vàng
Sức Khỏe Quý Hơn VàngCuốn sách gồm các bài viết ngắn gọn, súc tích, xung quanh các vấn đề: vệ sinh an toàn thực phẩm; dinh dưỡng với sức khỏe và thẩm mỹ; thực phẩm tốt cho người già, phụ nữ có thai, trẻ em; một số bí quyết để giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật, sống lâu; cách sử dụng đúng thuốc và một số loại thực phẩm trong phòng, chữa bệnh…