Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

LỊCH SỬ NỘI CHIẾN Ở VIỆT NAM (1771 - 1802)

“Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802” đã từ lâu được coi là một kiệt tác sử học, đem lại cả giải thưởng lẫn danh tiếng cho sử gia Tạ Chí Đại Trường. Thoát khỏi sự ràng buộc do định kiến hay lập trường chính trị, tác phẩm đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18, với các liên minh và đối địch, dựa trên quyền lợi thiết thân, được tác giả mô tả sinh động: giáo sĩ thừa sai và nhà buôn Tây phương, các thế lực ngoại bang Xiêm La hay Mãn Thanh, vua Lê chúa Trịnh cùng những ông hoàng chạy loạ Và nổi lên trên hết là hai gương mặt đối nghịch lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh, những người còn in dấu ấn vào các thế kỷ kế tiếp.

Ra đời từ 1973, “Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802” của Tạ Chí Đại Trường đã luôn được học giới nhìn nhận như một công trình chung quyết về lịch sử phân ly và nhất thống đất nước. Đây thực sự là một cuốn sách gối đầu giường cho cả nhà chuyên môn, lẫn độc giả phổ thông, muốn tìm hiểu kỹ càng những gì đã xảy ra từ thế kỷ trước, mà ảnh hưởng vẫn còn mãi đến bây giờ.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ (1620 - 1659) - LINH MỤC ĐỖ QUANG CHÍNH
Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa. Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.G.S. NGUYỄN THẾ ANH Trưởng Ban Sử Học Đại Học Văn Khoa Saigon***Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay. Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo. Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này. Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972. ĐỖ QUANG CHÍNH