Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Bà Tùng Long (Bà Tùng Long)

Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “Bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà Bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sàigòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà, làm chủ nhiệm.

Vào tuổi quá bát tuần, Bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, tôi tìm thấy trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của Bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao nhân vị” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối.

Anh Lê Phương Chi đã lên danh mục tất cả 50 đầu sách của bà từ năm 1956 đến nay, trong đó có 16 đầu sách tái bản và in mới sau năm 1975 - tôi chỉ nói những tiểu thuyết đã xuất bản thành sách mà hầu hết được đăng tải trên các báo. Tôi cũng không nói về nội dung những mục như Gỡ Rối Tơ Lòng, Tâm Tình Cởi Mở hay đường hướng của những tờ báo mà bà làm chủ bút, thư ký tòa soạn, hay cộng tác viên, tôi làm một công việc đơn giản hơn - giới thiệu hồi ký của bà.

Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy Bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình.

Người đọc có thể còn mong muốn Bà Tùng Long nói nhiều hơn những gì bà thấy, bà nghe trong một xã hội chuyển động nhanh chóng, thậm chí không có quy củ, nhưng bà chỉ cung cấp chừng ấy thôi, ta không thể đòi hỏi hơn. Tìm mua: Hồi Ký Bà Tùng Long TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bà Tùng Long":Cẩm Nang Người Vợ HiềnCon Đường Một ChiềuĐịnh MệnhHồi Ký Bà Tùng Long

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Bà Tùng Long PDF của tác giả Bà Tùng Long nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giang Hồ Sài Gòn (Vũ Quang Hùng)
Tập Giang Hồ Sài Gòn mà bạn đọc đang cầm trên tay chính là bản tổng kết về cả một thời dọc ngang của dân du đảng Sài Gòn trước năm 1975. Những tên tuổi lừng lãy một thời như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ; Wòng Cái, Lâm Thế (Đại-Tỳ-Cái-Thế), Tín Mã Nàm, Lâm Chín ngón, Điền Khắc Kim… cũng xuất hiện trong tập sách này, với nhiều thông tin lần đầu được công bố, in sách.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Quang Hùng":Giang Hồ Sài GònNụ Hôn Cuối CùngVụ Án Mạng Hoàn HảoXưng Tội Trước Bình MinhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giang Hồ Sài Gòn PDF của tác giả Vũ Quang Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thượng Đế Thì Cười (Nguyễn Khải)
“Thượng đế thì cười” (tiểu thuyết của Nguyễn Khải (NK), Nxb Hội Nhà văn) thực chất là một cuốn hồi ký nhưng lại được viết theo hình thức của một tiểu thuyết; tức các nhân vật đều có thực, còn kết cấu, văn phong thì được viết theo kiểu tiểu thuyết. Xuất phát từ câu chuyện người vợ, sau cả quãng đời dài cùng ông gắn bó, về già lại đâm ra ghen tuông, khiến ông nhà văn vốn rất khéo xử với đời lại không biết xử thế nào với vợ… toàn bộ cuộc đời của NK đã được dựng lên. Qua đó, ta thấy cuộc đời NK là một sự pha trộn bởi những điều trái ngược nhau. Nếu ông là một đứa con thêm bị bỏ rơi, bị sỉ nhục của một ông bố thiếu tình thương và trách nhiệm thì ông lại là đứa con yêu của cách mạng. Những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ hy sinh là thế, nhưng với riêng NK lại là những ngày vui nhất, được gia nhập quân đội, chàng thiếu niên NK như con chim sổ lồng, vùng vẫy thỏa thích giữa bầu trời tự do, bởi thế có lúc mới “tự dưng chạy như thằng rồ” đơn giản chỉ vì “thấy vui quá thì chạy” mà thôi. Còn trong kháng chiến chống Mỹ, khi cả nước chia ly, cả nước không nhà nào không có người thân nơi đầu rơi máu chảy, riêng NK: “Vợ chồng hắn suốt bốn mươi lăm năm chưa một lần ăn tết lẻ loi”, đôi lúc ông còn phải tự thấy ngượng, tự thấy mình có lỗi vì sự quá may mắn của mình. Không chỉ thế, từ một đứa bé trước mắt ông bố chỉ là “một thằng mán tiền”, ông lại trở thành một sĩ quan cao cấp, một nhà văn danh tiếng. Xuyên suốt TĐTC, NK đã bộc bạch, bày tỏ lòng biết ơn sâu xa với cách mạng: “Nếu không có cách mạng thì mãi mãi hắn sẽ bị ám ảnh là một đứa trẻ bị ruồng bỏ…chỉ xứng đáng có một thân phận hèn mọn”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thượng Đế Thì Cười PDF của tác giả Nguyễn Khải nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bằng Sức Mạnh Tư Duy (Kornai János)
Kornai János là nhà kinh tế học Hungary nổi tiếng thế giới, giáo sư danh dự của Đại học Harvard, nhà nghiên cứu danh dự dẫn đầu của Collegium Budapest Institute for Advanced Study và giáo sư nghiên cứu của Đại học Trung Âu. Ông tốt nghiệp phổ thông trung học và chưa từng học một ngày tại đại học nào nhưng đã tự học thành nhà nghiên cứu và nhà giáo lỗi lạc và trở thành viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Hungary và khoa học nước ngoài khác. Ông đã dạy nhiều năm ở Đại học Harvard và nhiều đại học khác. 13 trường đại học trong và ngoài nước đã chọn ông làm tiến sĩ danh dự. Ông đã giữ nhiều chức quan trọng trong các tổ chức khoa học quốc tế như: chủ tịch Hội Kinh tế Lượng Quốc tế, chủ tịch Hội kinh tế học Châu Âu, chủ tịch Hội Kinh tế học quốc tế. Sách của ông đã được dịch ra 21 thứ tiếng. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản bằng tiếng Việt như: Mâu thuẫn và nan giải (1988), Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (2001, tái bản 2002, 2007), Hệ thống Xã hội chủ nghĩa (2002), Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (2002), Lịch sử với những bài học (2007) Theo lời mời của Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương, đầu năm 2001 ông đã sang Việt Nam trình bày và trao đổi ở Đông Âu với nhiều cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách cải cách kinh tế của họ từ các năm 1980 và được thủ tướng Triệu Tử Dương tiếp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bằng Sức Mạnh Tư Duy PDF của tác giả Kornai János nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Thu Đức 1989 (Egon Krenz)
Mùa thu Đức 1989 là tên cuốn hồi ký của Egon Krenz, Tổng bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được mở ngày 9/11/1989, công bố lần đầu tiên vào tháng 2/2009 tại Đức đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận. Tham gia vào các sự kiện Mùa thu Đức ở cương vị nguyên thủ và chịu trách nhiệm cao nhất, ông đã thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức. Phân tích, lý giải các sự kiện trong Mùa thu Đức 1989, ông đồng thời lý giải nó trong bề sâu có tính lịch sử, về các nguyên do của nước Đức XHCN, Liên bang Xô viết và khối Hiệp ước Warszawa. Nhiều năm sau các sự kiện, tác giả có điều kiện chiêm nghiệm và đối sánh trong bối cảnh nước Đức thống nhất và thế giới xóa bỏ Chiến tranh lạnh nhưng tiếp tục phân rã, do đó cái nhìn phân tích của ông càng đáng lưu tâm. Là một người cộng sản, Egon Krenz không ngần ngại phê phán các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, song ông trung thực bảo vệ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những gì trong Mùa thu Đức 1989 cho thấy, trước sau Egon Krenz là người cộng sản ái quốc - với ông Tổ quốc đồng nghĩa với Cộng hòa Dân chủ Đức XHCN. Tìm mua: Mùa Thu Đức 1989 TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Thu Đức 1989 PDF của tác giả Egon Krenz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.