Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đơn Giản Và Thuần Khiết (Upasika Kee Nanayon)

Tác phẩm Đơn Giản Và Thuần Khiết này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có thể là lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình.***

Upasika Kee Nanayon, còn được biết đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok), bà là con cả trong gia đình năm chị em - hay tám chị em, nếu tính luôn cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa trẻ mới sinh lần đầu tiên -“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi như là sự nô lệ trong hôn nhân.

Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà thường đến tu tập - (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) -những đệ tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những lợi ích của nó -làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo. Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè, thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới, trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời. Tìm mua: Đơn Giản Và Thuần Khiết TiKi Lazada Shopee

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà, và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang -gồm các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này càng lôi cuốn thêm nhiều người đến với trung tâm của bà và bà được đánh giá là một trong những vị giảng sư lỗi lạc nhất ở Thái Lan, không kể là nam hay nữ.

Upasika Kee là người tự học. Mặc dầu bà đã tiếp nhận được các phương thức hành thiền căn bản trong những lần thường xuyên đến viếng các tu viện khi còn trẻ, nhưng bà thực hành phần lớn là tự bản thân chứ không học chính thức với một vị thiền sư nào. Hầu hết những lời giảng của bà trích ra từ các kinh điển như -Tam tạng kinh, các tác phẩm của các vị thầy đương thời- và từ các trải nghiệm cam go, không ngừng nghỉ của bà.

Trong những năm cuối đời, bà bị cườm mắt, dần đưa đến việc bị mất thị giác, nhưng bà vẫn duy trì một thời khóa biểu hành thiền miên mật và vẫn tiếp đón những vị khách nào muốn đến để tìm hiểu Phật Pháp. Bà đã ra đi một cách lặng lẽ vào năm 1978, sau khi đã giao trung tâm lại cho một Hội đồng mà bà đã chọn lựa trong các thành viên. Em gái của bà, Upasika Wan, người cho đến thời điểm đó, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hộ Pháp, và cũng là người điều hành trung tâm, đã gia nhập Hội đồng này chỉ vài tháng sau khi Upasika Kee viên tịch. Upasika Wan không lâu sau đó đã trở thành là người lãnh đạo của trung tâm, một vị trí mà bà đã giữ cho đến khi bản thân bà cũng ra đi vào năm 1993. Giờ thì một lần nữa, trung tâm lại được điều hành bởi một Hội đồng và đã phát triển để có thể thâu nhận đến sáu mươi thành viên.

Tỳ Kheo Thanissaro

Metta Forest Monastery

Valley Center, California

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đơn Giản Và Thuần Khiết PDF của tác giả Upasika Kee Nanayon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (Thích Thanh Từ)
LỜI NÓI ĐẦU Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác phẩm của các Thiền sư nằm trong hệ thống Thiền tông do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền xuống. Tập sách này do góp năm tác phẩm nhỏ chung lại. Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục Tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền Viện Chân Không phiên dịch, chúng tôi xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách. Tác phẩm thứ hai là Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của Thiền sư Tuệ Hải, đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Chúng tôi phiên dịch và đã xuất bản vào năm 1971, nhưng hiện đã hết, nay cho in vào đây cũng là một cách tái bản cho độc giả tiện việc nghiên cứu. Tác phẩm thứ ba là Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ của Thạch Thành Kim hiệu Thiên Cơ đời Minh, Ngài là môn đệ dòng Thiền Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch, chưa xuất bản. Tìm mua: Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn TiKi Lazada Shopee Tác phẩm thứ tư là Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Thiền sư Thiệu Cẩn hiệu Oánh Sơn dòng Tào Động ở Nhật Bản. Chúng tôi phiên dịch và đã cho in chung trong quyển Tham Thiền Yếu Chỉ xuất bản vào năm 1962, hiện đã hết. Tác phẩm thứ năm là Tham Thiền Yếu Chỉ của Hòa thượng Hư Vân, một Thiền sư Trung Hoa gần chúng ta nhất. Trong tác phẩm này, Ngài dạy nghiêng về thoại đầu theo lối tu sau này của dòng Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch và đã cho xuất bản năm 1962, hiện đã hết. Để góp lại làm một tài liệu chung cho phương pháp tu đốn ngộ, chúng tôi cho in chung trong tập này. Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền Đốn Ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông.Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quý ở chỗ lãnh hội, chớ không quý ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội. Về phần lượng, quyển sách này chưa thấm vào đâu; song phần phẩm, nó thật đáng kể. Nếu là độc giả nghiền nát được văn tự, có thể con đường đốn ngộ không xa. Nếu là hành giả thì nương vào đây làm kim chỉ nam tiến bước, bảo sở không mong cũng sẽ đến. THÍCH THANH TỪ TU VIỆN CHÂN KHÔNG Mùa An Cư 1974 THIỀN SƯ HUYỀN GIÁCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn (Thích Thanh Từ)
LỜI NÓI ĐẦU Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác phẩm của các Thiền sư nằm trong hệ thống Thiền tông do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền xuống. Tập sách này do góp năm tác phẩm nhỏ chung lại. Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục Tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền Viện Chân Không phiên dịch, chúng tôi xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách. Tác phẩm thứ hai là Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của Thiền sư Tuệ Hải, đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Chúng tôi phiên dịch và đã xuất bản vào năm 1971, nhưng hiện đã hết, nay cho in vào đây cũng là một cách tái bản cho độc giả tiện việc nghiên cứu. Tác phẩm thứ ba là Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ của Thạch Thành Kim hiệu Thiên Cơ đời Minh, Ngài là môn đệ dòng Thiền Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch, chưa xuất bản. Tìm mua: Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn TiKi Lazada Shopee Tác phẩm thứ tư là Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Thiền sư Thiệu Cẩn hiệu Oánh Sơn dòng Tào Động ở Nhật Bản. Chúng tôi phiên dịch và đã cho in chung trong quyển Tham Thiền Yếu Chỉ xuất bản vào năm 1962, hiện đã hết. Tác phẩm thứ năm là Tham Thiền Yếu Chỉ của Hòa thượng Hư Vân, một Thiền sư Trung Hoa gần chúng ta nhất. Trong tác phẩm này, Ngài dạy nghiêng về thoại đầu theo lối tu sau này của dòng Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch và đã cho xuất bản năm 1962, hiện đã hết. Để góp lại làm một tài liệu chung cho phương pháp tu đốn ngộ, chúng tôi cho in chung trong tập này. Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền Đốn Ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông.Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quý ở chỗ lãnh hội, chớ không quý ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội. Về phần lượng, quyển sách này chưa thấm vào đâu; song phần phẩm, nó thật đáng kể. Nếu là độc giả nghiền nát được văn tự, có thể con đường đốn ngộ không xa. Nếu là hành giả thì nương vào đây làm kim chỉ nam tiến bước, bảo sở không mong cũng sẽ đến. THÍCH THANH TỪ TU VIỆN CHÂN KHÔNG Mùa An Cư 1974 THIỀN SƯ HUYỀN GIÁCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Giác Thánh Kinh (Đạo Cao Đài)
1) Thánh tựa của Lý Đại Tiên Trưởng.19 2) Ngọc Hoàng Thượng Đế khai kinh (1-7-1977)..24 3) Thích Ca Mâu Ni Phật giải về Tam Giáo qui nguyên...27 4) Thích Ca Mâu Ni Phật (3-7-1977).33 5) Nhiên Đăng Cổ Phật giải về từ bi, nhẫn nhục (4-7-1977)...36 Tìm mua: Đại Giác Thánh Kinh TiKi Lazada Shopee 6) Huỳnh Phú Sổ Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo (6-7-1977)...41 7) Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (tiếp theo) (7-7-1977)...48 8) Tây Phương Giáo Chủ Jésus Christ (9-7-1977)..52 9) Thánh Mẫu Maria (19-7-1977)...60 10) Huệ Minh Chơn Tiên (17-1-1983)..63 11) Cao Đài Thượng Đế (20-7-1977)...66 12) Văn Tuyên Khổng Thánh (22-7-1977).71 13) Quan Thánh Đế Quân (23-7-1977)...76 14) Quan Thánh Đế Quân (25-7-1977)...81 15) Thiên Chúa Jésus Christ (26-7-1977)...84 16) N.H.T.Đ. giảng cho các bực Chúa tể Quốc vương.88 17) Cao Đài Thượng Đế ban thánh lịnh và “Kinh An Vị Tam Giáo Qui Nguyên” (29-7-1977).94 18) Thiên Chúa Jésus ban “Bài Thánh Ca” (30-7-1977)...99 * Ngô Đại Tiên ban “Bài chúc tụng Đức Ngôi Hai”.100 * N.H.T.Đ. ban “Bài chúc tụng Ngọc Hoàng”.102 19) Lễ An Vị Tam Giáo Qui Nguyên (1-8-1977): * Ngọc Hoàng Thượng Đế...106 * Thích Ca Giáo Chủ...108 * Ngôi Hai Đấng Christ..110 * Ngôi Hai Ngô Minh Chiêu...112 20) Đức Chúa Jésus (2-8-1977).114 21) Sắc lịnh Qui nguyên 12 phái Đạo Cao Đài (3-8-1977).117 22) Thánh nữ Thượng Như Thanh (4-8-1977)...121 * Nam Phương Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu...123 23) Hồng Huệ Chơn Tiên (4-8-1977).126 * Mormon Giáo Chủ Joseph Smith (4-8-1977).127 24) Sắc lịnh Qui nguyên 12 phái Đạo Cao Đài (tiếp theo).132 25) Diêu Trì Kim Mẫu chúc mừng Tam giáo Qui nguyên..135 26) Thiên Huyền Tâm (7-8-1977)...142 * Bài Cầu Nguyện chung cho Dân Tộc Việt Nam.144 27) Ngọc Hoàng Thượng Đế niêm tất Đại Giác Thánh Kinh...147 28) Thái Thượng Đạo Tổ chúc mừng Tam Giáo Qui Nguyên..149 29) Chánh Lễ 12 phái Cao Đài hiệp tác...155 30) Hộ Pháp Phạm Công Tắc (27-9-1977)..159 31) Ngôi hai Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu (29-9-1977)..170 Phần 2: KINH THÁNH GIÁO PHÁP 1) Ngọc Hoàng Thượng Đế khai kinh (24-5-1978).179 2) Đại Giác Kim Tiên Thiên Huyền Tâm (30-5-1978).183 3) Đại Giác Kim Tiên luận về Chữ Đạo (7-6-1978)..196 4) Đại Giác Kim Tiên luận về Thất tình (11-6-1978)...202 5) Lục dục, Tam tâm chi nghiệp, Thập giới điều qui.216 6) Ăn chay, 12 cõi thiên đường và việc độ siêu...234 7) Đại Giác Kim Tiên Thiên Huyền Tâm (6 và 7-7-1978).246 8) Ngọc Hoàng Thượng Đế (18-8-1978)..266 9) Lý Đại Tiên Thái Bạch (7-9-1978)...269 10) Ngọc Hoàng Thượng Đế chiếu kiến Kinh thánh.273 11) Khổng Thánh Tôn Sư (9-9-1978).276 12) Ngọc Hoàng Thượng Đế (24-7-1979)...279 13) Lý Đại Tiên - Long Hoa Đại Hội (5-10-1979)..283 14) N.H.T.Đ. ban bảo danh Thiên Lý Bửu Tòa (4-12-1979).289 15) Noah (Nô Ê) Lão Tổ (22-12-1979)..297 16) Chúa Jésus ban “Bài Cầu An Địa Chấn” (15-12-1979)...301 17) Kinh Cứu Khổ.302 18) “Bài Cầu Nguyện Hòa Bình Thế Giới”...303 19) Cao Đài Thượng Đế Ngũ Nguyện (14-3-1981)...305 1) Đại Lễ Cầu An Xin Bình Địa Chấn..313 2) Bốn huờn thuốc trị tà (Ngọc Hoàng Thượng Đế)..319 3) Thánh Đức Bình Linh Hội (Ngọc Hoàng Thượng Đế)...325 4) Thánh Đức Bình Linh Hội (Lý Thái Bạch)...333 5) Kỷ niệm Huỳnh Đạo Thiên Khai năm thứ 10 và lịnh tả “Quan Âm Phổ Chiếu Pháp Bảo Tâm Kinh”..339 6) Trích lục các đàn cơ dạy về Thánh Tượng Thiên Nhãn nơi Thiên Lý Bửu Tòa và hai trang đặc biệt.344Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Giác Thánh Kinh PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Giác Thánh Kinh (Đạo Cao Đài)
1) Thánh tựa của Lý Đại Tiên Trưởng.19 2) Ngọc Hoàng Thượng Đế khai kinh (1-7-1977)..24 3) Thích Ca Mâu Ni Phật giải về Tam Giáo qui nguyên...27 4) Thích Ca Mâu Ni Phật (3-7-1977).33 5) Nhiên Đăng Cổ Phật giải về từ bi, nhẫn nhục (4-7-1977)...36 Tìm mua: Đại Giác Thánh Kinh TiKi Lazada Shopee 6) Huỳnh Phú Sổ Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo (6-7-1977)...41 7) Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (tiếp theo) (7-7-1977)...48 8) Tây Phương Giáo Chủ Jésus Christ (9-7-1977)..52 9) Thánh Mẫu Maria (19-7-1977)...60 10) Huệ Minh Chơn Tiên (17-1-1983)..63 11) Cao Đài Thượng Đế (20-7-1977)...66 12) Văn Tuyên Khổng Thánh (22-7-1977).71 13) Quan Thánh Đế Quân (23-7-1977)...76 14) Quan Thánh Đế Quân (25-7-1977)...81 15) Thiên Chúa Jésus Christ (26-7-1977)...84 16) N.H.T.Đ. giảng cho các bực Chúa tể Quốc vương.88 17) Cao Đài Thượng Đế ban thánh lịnh và “Kinh An Vị Tam Giáo Qui Nguyên” (29-7-1977).94 18) Thiên Chúa Jésus ban “Bài Thánh Ca” (30-7-1977)...99 * Ngô Đại Tiên ban “Bài chúc tụng Đức Ngôi Hai”.100 * N.H.T.Đ. ban “Bài chúc tụng Ngọc Hoàng”.102 19) Lễ An Vị Tam Giáo Qui Nguyên (1-8-1977): * Ngọc Hoàng Thượng Đế...106 * Thích Ca Giáo Chủ...108 * Ngôi Hai Đấng Christ..110 * Ngôi Hai Ngô Minh Chiêu...112 20) Đức Chúa Jésus (2-8-1977).114 21) Sắc lịnh Qui nguyên 12 phái Đạo Cao Đài (3-8-1977).117 22) Thánh nữ Thượng Như Thanh (4-8-1977)...121 * Nam Phương Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu...123 23) Hồng Huệ Chơn Tiên (4-8-1977).126 * Mormon Giáo Chủ Joseph Smith (4-8-1977).127 24) Sắc lịnh Qui nguyên 12 phái Đạo Cao Đài (tiếp theo).132 25) Diêu Trì Kim Mẫu chúc mừng Tam giáo Qui nguyên..135 26) Thiên Huyền Tâm (7-8-1977)...142 * Bài Cầu Nguyện chung cho Dân Tộc Việt Nam.144 27) Ngọc Hoàng Thượng Đế niêm tất Đại Giác Thánh Kinh...147 28) Thái Thượng Đạo Tổ chúc mừng Tam Giáo Qui Nguyên..149 29) Chánh Lễ 12 phái Cao Đài hiệp tác...155 30) Hộ Pháp Phạm Công Tắc (27-9-1977)..159 31) Ngôi hai Giáo Chủ Ngô Minh Chiêu (29-9-1977)..170 Phần 2: KINH THÁNH GIÁO PHÁP 1) Ngọc Hoàng Thượng Đế khai kinh (24-5-1978).179 2) Đại Giác Kim Tiên Thiên Huyền Tâm (30-5-1978).183 3) Đại Giác Kim Tiên luận về Chữ Đạo (7-6-1978)..196 4) Đại Giác Kim Tiên luận về Thất tình (11-6-1978)...202 5) Lục dục, Tam tâm chi nghiệp, Thập giới điều qui.216 6) Ăn chay, 12 cõi thiên đường và việc độ siêu...234 7) Đại Giác Kim Tiên Thiên Huyền Tâm (6 và 7-7-1978).246 8) Ngọc Hoàng Thượng Đế (18-8-1978)..266 9) Lý Đại Tiên Thái Bạch (7-9-1978)...269 10) Ngọc Hoàng Thượng Đế chiếu kiến Kinh thánh.273 11) Khổng Thánh Tôn Sư (9-9-1978).276 12) Ngọc Hoàng Thượng Đế (24-7-1979)...279 13) Lý Đại Tiên - Long Hoa Đại Hội (5-10-1979)..283 14) N.H.T.Đ. ban bảo danh Thiên Lý Bửu Tòa (4-12-1979).289 15) Noah (Nô Ê) Lão Tổ (22-12-1979)..297 16) Chúa Jésus ban “Bài Cầu An Địa Chấn” (15-12-1979)...301 17) Kinh Cứu Khổ.302 18) “Bài Cầu Nguyện Hòa Bình Thế Giới”...303 19) Cao Đài Thượng Đế Ngũ Nguyện (14-3-1981)...305 1) Đại Lễ Cầu An Xin Bình Địa Chấn..313 2) Bốn huờn thuốc trị tà (Ngọc Hoàng Thượng Đế)..319 3) Thánh Đức Bình Linh Hội (Ngọc Hoàng Thượng Đế)...325 4) Thánh Đức Bình Linh Hội (Lý Thái Bạch)...333 5) Kỷ niệm Huỳnh Đạo Thiên Khai năm thứ 10 và lịnh tả “Quan Âm Phổ Chiếu Pháp Bảo Tâm Kinh”..339 6) Trích lục các đàn cơ dạy về Thánh Tượng Thiên Nhãn nơi Thiên Lý Bửu Tòa và hai trang đặc biệt.344Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đạo Cao Đài":Kinh Sám HốiThượng Đế Giảng Chân LýPhật Mẫu - Diêu Trì Kim MẫuTìm Hiểu Về Thiên Tai Và Thiên CơĐại Giác Thánh KinhVì Sao Thờ Chữ KhíLuyện Tinh - Khí - ThầnChiết Tự Chữ HánThánh Ngôn Hiệp TuyểnBước Đầu Học ĐạoGóp Nhặt Chuyện ĐạoThất Chân Nhân QuảGiáo Lý Đạo Cao Đài Cơ BảnTriết Lý Đại ĐồngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Giác Thánh Kinh PDF của tác giả Đạo Cao Đài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.