Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đêm Hội Long Trì (Nguyễn Huy Tưởng)

Đêm hội Long Trì là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Tác phẩm chọn một thời đoạn lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của xã hội, nên có nhiều đất đai cho việc khai thác các mâu thuẫn và xung đột; cho sự mở rộng và đào sâu vào thế giới nhân vật; cho sự triển khai các mạch truyện và chủ đề; và cho sự gửi gắm nhiều ý tưởng rút từ lịch sử, trong gắn nối và soi sáng các vấn đề của thời hiện tại.

Thoát khỏi sự nô lệ hoặc mô phỏng, minh họa lịch sử, trong Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng đã thu gọn sự miêu tả từ điểm xuất phát là một đêm hội, để từ đêm hội mà mở rộng mạch truyện trên hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bị kẹt giữa hai phía của một số nhân vật khác. Từ trung tâm là một chuyện tình của cặp nhân vật Bảo Kim và Quỳnh Hoa mà mở rộng sang các mối quan hệ khác như quan hệ thầy trò, bè bạn, bố mẹ-con cái, anh em, vua tôi... trong một cuộc sống rối ren, hỗn loạn, hết cả kỷ cương và đạo lý. Và khi cái ác được đẩy tới tận cùng thú tính của nó qua nhân vật Cậu Giời Đặng Mậu Lân, và phía sau là mưu đồ và thủ đoạn của người đàn bà đẹp Tuyên phi Đặng Thị Huệ, thì cái thiện cũng phải biết cách tập hợp lực lượng và huy động tổng lực sức mạnh của nó để chống đỡ, và cuối cùng là chiến thắng, trong một kết thúc "có hậu" theo cảm quan Văn học dân gian...***

Năm 1942, khi tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải trên tạp chí Tri tân thì đó có thể coi là một chứng chỉ để Nguyễn Huy Tưởng chính thức khẳng định mình trên văn đàn. Từ sự khởi đầu đầy chững chạc này, chỉ trong vòng mấy năm ông cho ra tiếp tiểu thuyết An Tư và đặc biệt, vở kịch Vũ Như Tô, tác phẩm rồi đây sẽ trở thành kiệt tác của ông.

Cũng với Đêm hội Long Trì, người đọc sớm nhận thấy ở Nguyễn Huy Tưởng một ngòi bút có khuynh hướng lịch sử không trộn lẫn. Cho đến khi ấy, tấn bi kịch trong gia đình chúa Trịnh Sâm với sự can dự của người đẹp Đặng Thị Huệ đã được nhiều tác giả khai thác, từ Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút (Chuyện cũ trong phủ chúa), Ngô gia văn phái với cả một trường đoạn nổi tiếng trong Hoàng Lê nhất thống chí, cho đến Nguyễn Triệu Luật với tiểu thuyết Bà Chúa Chè... Đến lượt mình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục khai thác đề tài này, nhưng theo một cách hoàn toàn khác. Nếu như các tác phẩm trước đó thường đi sâu vào chuyện riêng tư của nhà chúa, với sự đam mê nữ sắc của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, âm mưu và tham vọng của Đặng Tuyên phi, sự càn rỡ của Cậu Trời Đặng Lân... trong khuôn khổ gia đình ít vượt khỏi khuôn viên phủ chúa, thì ở Đêm hội Long Trì, quy mô đề tài cùng các tuyến nhân vật được mở rộng hơn rất nhiều. Ngay ở chương đầu tiểu thuyết, cảnh lễ hội bên hồ Long Trì đã hướng câu chuyện ra ngoài khung cảnh thiên nhiên với nhiều chất sinh hoạt đời thường: cảnh người ta đi dự hội, trai thanh gái lịch chen vai đua sắc khoe tài; cảnh người ta bất kể sang hèn, sà vào các hàng quán, mặc cả, ăn quà, với không ít lả lơi, phóng túng… Và chính trong không khí hội hè dân dã ấy, các nhân vật chính, phụ, lịch sử và hư cấu đã lần lượt xuất hiện: nhân vật lịch sử như chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm và Tuyên phi Đặng Thị Huệ; nhân vật có thật nhưng với ít nhiều hư cấu như Quận mã Đặng Lân và Quận chúa Quỳnh Hoa, nạn nhân của gã; nhân vật hoàn toàn do tác giả sáng tạo nên, như thi sĩ Bảo Kim cùng nhóm bạn văn nhân của chàng, và đặc biệt, quan Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại, người được chúa tin cậy giao trọng trách giữ việc trị an kinh thành. Tìm mua: Đêm Hội Long Trì TiKi Lazada Shopee

Dựa trên cái nền chắc chắn là chuyện bê bối trong phủ chúa mang nhiều nét bi kịch gia đình mà sử sách đã ghi lại, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên một bức tranh xã hội thời phong kiến với nhiều vấn đề được đặt ra. Nếu như ở Hoàng Lê nhất thống chí, gã Đặng Lân vì tội hãm hiếp đàn bà con gái, làm loạn kinh thành mà bị chúa bắt đi đày, thì ở tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, gã đã bị chính tay quan Hộ thành binh mã sứ Nguyễn Mại chém đầu khi đang “gây án”, bất kể gã là em trai Tuyên phi Đặng Thị Huệ, người được chúa sủng ái. Chỉ một câu đối đáp giữa Đặng Lân và Nguyễn Mại trước khi chàng võ quan vung kiếm chém cũng cho thấy tính chất quyết liệt trong sự hành xử của người thực thi pháp luật: “Ta là Cậu Trời!” - “Cậu Trời cũng chém!”

Cũng vậy, sự đam mê nữ sắc của chúa Trịnh Sâm được tác giả nhìn nhận không chỉ như một bi kịch cá nhân mà còn với những hậu quả sâu rộng hơn rất nhiều. Chúng ta biết rằng, theo sử sách, Tĩnh Đô Vương vì si mê Đặng Tuyên phi đã gả con gái yêu là nàng Ngọc Lan cho gã Đặng Lân ngỗ ngược, em trai của bà. Lại cũng để chiều lòng người đẹp, chúa đã không lập con trưởng là Trịnh Tông làm thế tử, để rồi khi ngài chết đi, Đặng Thị Huệ đã cùng vây cánh đưa Trịnh Cán, con trai bà lên ngôi chúa… Việc tranh ngôi đoạt vị đã dẫn đến kết cục là gia đình nhà chúa rồi cả ngôi vị chúa Trịnh đều tiêu vong. Ở tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, đó không còn là một tấn bi kịch gia đình, dòng họ - cho dù là nhà chúa thì vẫn mang tính riêng tư, mà quan thiết đến cả sự an nguy của kinh thành, hay rộng hơn, của đất nước. Được thể là con rể chúa, gã Đặng Lân càng lộng hành, càn rỡ, khiến người dân kinh thành lúc nào cũng nơm nớp lo bị vạ bởi tay hắn, nhà cửa nếu không bị cướp bóc thì vợ con bị hãm hiếp… Kỉ cương, phép nước không còn là gì khi chỉ một lời xin của Đặng Tuyên phi, chúa lại tha cho gã ngay cả những tội tày đình nhất. Dưới một “thể chế” như thế, tất cả chỉ trông vào sự tỉnh ngộ của chúa - điều đã không xảy ra, hoặc một nhân vật chịu xả thân vì nghĩa lớn - may mà thời ấy có quan Hộ thành binh mã xứ Nguyễn Mại, như trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng báo từ cuối năm 1942, xuất bản thành sách năm 1944. Sau đó, do nhiều nguyên nhân, tác phẩm đã không được tái bản suốt một thời gian dài. Mãi đến thời kì đổi mới, Đêm hội Long Trì mới lại được “tái xuất” và trở thành một trong những cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành chèo, cải lương, kể cả điện ảnh - phim Đêm hội Long Trì được khá nhiều người yêu thích. Cắt nghĩa vì sao tác phẩm này được chọn làm phim, nhà nghiên cứu văn học Trần Quốc Huấn viết: “Những người làm phim Đêm hội Long Trì đã phát hiện ra, bằng khứu giác nghề nghiệp của mình, một thứ trầm hương kì lạ tàng ẩn trong tiểu thuyết.” Và, “đứng ở góc độ điện ảnh, cũng có thể phát hiện ra, nhìn thấy được phần cốt cách văn hóa của dân tộc”…

Thiết nghĩ, không chỉ riêng điện ảnh, mà “thứ trầm hương” và “cốt cách văn hóa” ấy cần thiết cho tất cả các tác phẩm văn nghệ để đến được với mọi người.

Xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm này của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đêm Hội Long Trì PDF của tác giả Nguyễn Huy Tưởng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hacker Lược Sử (Steven Levy)
Cuốn sách nói về những nhân vật, cỗ máy, sự kiện định hình cho văn hóa và đạo đức hacker từ những hacker đời đầu ở đại học MIT. Câu chuyện hấp dẫn bắt đầu từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu máy tính đầu tiên đến các máy tính gia đình. Tập hợp tài liệu cập nhật từ các tin tặc nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Richard Stallman… Những sự thật về cuộc sống và con đường trở thành “tin tặc” của những con người đã thay đổi lịch sử phát triển của ngành Công nghệ. Cuốn sách của Steven Levy ghi lại những chiến công của các tin tặc thời kỳ đầu trong cuộc cách mạng máy tính - những kẻ mê máy tính thông minh và lập dị từ cuối những năm 1950 đến đầu thập niên 1980, dám mạo hiểm, bẻ cong quy tắc và đẩy thế giới vào một hướng đi hoàn toàn mới. Tìm mua: Hacker Lược Sử TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hacker Lược Sử PDF của tác giả Steven Levy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn (Văn Phan)
“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn “Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.” Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn PDF của tác giả Văn Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn (Văn Phan)
“Chiến tranh bí mật,” một lĩnh vực đặc biệt phục vụ cho cuộc chiến tranh đó cũng được Bộ Nội vụ và một số nhà khoa học lưu tâm. Gần đây, tác giả Văn Phan có gửi cho Ban biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân cuốn “Đoàn mật vụ của Ngô Đình Cẩn.” Cuốn sách này cũng chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về “Đoàn công tác đặc biệt miền Trung” - một tổ chức mật vụ nguy hiểm khét tiếng một thời. Song, nó cho ta một bức tranh khái quát về quá trình hình thành, phát triển, diệt vong và di bại của nó đối với cách mạng nước ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đoàn Mật Vụ Của Ngô Đình Cẩn PDF của tác giả Văn Phan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Chân Người Lính (Nguyễn Minh Châu)
Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau. Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã tùng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối “rải thảm”. Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm tùng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ của địch (Khu vực toạ độ: Khu vực mà máy bay địch đã tính sẵn trên bản đồ từng quãng thời gian nhất định bay qua ném bom một lần). Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đôi Việt Công dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và Chính phủ quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh… Dưới từng gốc cây, lính nhà ta vẫn thản nhiên ôm nhau ngủ, thảng hoặc mới có anh chàng đang ngáy như sấm bỗng trở mình, không thèm mở mắt cáu tiết văng tục: “Trông thấy cái... mẹ mày! ” Không phải bây giờ mà từ đầu mùa xuân năm ngoái, Khuê đã quá quen thuộc với khung cảnh này. Khuê đã quen với khu rừng suốt ngày đêm dội vang những trận bom hất tung từng đám rễ cây và đất đá, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch, những con đường tiềm nhập ở vị trí tập kết quân bị địch phát quang. Anh đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cảnh bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miền Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại. Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được. Ngày trung đoàn mới xuất quân từ hậu phương, Khuê là một tiểu đội tưởng xuất sắc của đại đội trinh sát. Trên đường giao liên, ở một chặng nào đó, đại đội trinh sát gặp u bộ (bí danh chỉ trung đoàn bộ) giữa lòng dốc, đang ngồi nghỉ. Một đám người lố nhố bên rìa cỏ, anh nào anh nấy mặt mũi trắng trẻo, mồ hôi ướt đầm đìa suốt dọc lưng áo thấm sang cả ba lô cóc, túi tài liệu lớn, túi tài liệu bé xếp dọc lối đi. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận đỉnh đầu, anh ta ngồi doạng chân trước chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả rừng… Tìm mua: Dấu Chân Người Lính TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Chân Người Lính PDF của tác giả Nguyễn Minh Châu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.