Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mẹ Mìn Bố Mìn (Tô Hoài)

Giản dị nhưng sâu sắc, Mẹ Mìn Bố Mìn của Tô Hoài khắc họa chân thực cuộc sống và con người Hà Nội của một thời kì loạn lạc. Trong bối cảnh ấy có những số phận trái ngang, đau thương đã phải vươn lên để sinh tồn bằng mọi cách... Dù nhiều cay đắng nhưng ở họ vẫn toát lên sự chân chất, mộc mạc và cả hy vọng vào một ngày mai đẹp hơn.

"Cái dạo bà Sâm còn sống, mỗi khi về làng, tôi thường có dịp gặp. Cùng trạc tuổi ngày trước, chuyện cũ chuyện nay không bao giờ cạn. Vả lại, ở tuổi chúng tôi bây giờ trong làng cũng chẳng còn mấy người. Nhớ lại năm xưa, hồi Sâm bỏ nhà đi và cái bà cụ Sâm bây giờ, cả hai quãng đời chẳng một chút hơi hướng với nhau...” (Trích Mẹ mìn bố mìn)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến Bỏi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mẹ Mìn Bố Mìn PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Sao Đen (Triệu Huấn)
Trong khi hầu hết tiểu thuyết tình báo ở nước ta đều dựa vào một nguyên mẫu có thật: “Ông cố vấn” của Hữu Mai có nguyên mẫu là điệp viên huyền thoại Vũ Ngọc Nhạ; “Tiếng nổ trên chiến hạm Amyot D’inville” của Văn Phan đi từ câu chuyện của Anh hùng liệt nữ Nguyễn Thị Lợi; “Ông tướng tình báo với hai bà vợ” của Nguyễn Trần Thiết cũng là câu chuyện hoàn toàn có thật... thì “Sao đen” của Triệu Huấn lại có “nguyên mẫu” từ... “nhiều trong một” hư cấu mà thành. Ngay sau khi xuất hiện, (năm 1986) tiểu thuyết tình báo (TTTB) “Sao đen” (sau thành tên của cả bộ sách) của nhà văn Triệu Huấn đã gây được hiệu ứng nồng nhiệt với độc giả. Số lượng in hơn 200.000 bản mà nhiều người vẫn phải mua sách “chợ đen”. “Ly hương” (tập 2) cũng có số lượng không kém. “Cái tẩu” (tập 3), “Những người đến muộn” (tập 4) và “Vũ điệu thoát y” (tập 5) in vào thời điểm TTTB đã qua thời hoàng kim mà vẫn ở mức 30.000 bản... Cho đến nay, cả 5 tập đều đã được NXB CAND tái bản nhiều lần. Những con số lặng lẽ khiêm nhường mà có sức lan tỏa khi phần nào nói được sức hấp dẫn của “Sao đen”. Văn học là nhân học! “Sao đen” đã có cái kết nhân bản và hòa hợp, bởi tác giả có quan điểm rõ ràng: cần phải kết thúc đau thương và bớt tranh chấp, vì cuộc chiến 30 năm nhưng lại nhỏ bé so với chiều dài lịch sử dân tộc, nên cần lấy cuộc sống con người với con người làm trọng. Như khi trả lời phỏng vấn một phóng viên nước ngoài, ông cũng nói: “Quá khứ nên khép lại, nhưng không có nghĩa là bỏ và quên nó đi, bởi lịch sử là bất biến!”.*** Vừa hành quân từ Điện Biên Phủ về Phan Lương nghỉ ngơi được vài ngày thì đồng chí đại đội trưởng gọi tôi lên gặp riêng. Anh nói: - Cấp trên có lệnh điều cậu đi nhận công tác mới. Mình cũng chưa biết nội dung công việc, nhưng mình cứ chúc cậu gặp nhiều may mắn. Chỉ có điều là cả trung đoàn ta trên chỉ gọi mình cậu, do đó cậu cũng không nên nói rộng chuyện này cho ai. Chia tay anh em thì cậu cứ nói ra được chuyển sang đơn vị khác. Tìm mua: Sao Đen TiKi Lazada Shopee Việc điều động quả bất ngờ với tôi. Thật tình tôi luôn luôn bị ám ảnh về thành phần giai cấp của của mình, khó mà có thể nhận được một sự tín nhiệm lớn lao. Tôi biết có một số con em địa chủ lúc đó buộc phải rời khỏi quân đội. Một số tuy là rất ít có vấn đề đối với nông dân được trả về địa phương để đối chứng với cuộc đấu tranh giai cấp. Phải chăng tôi cũng thuộc loại này? Tôi thấy tâm hồn mình u tối lại. Nhưng rồi lý trí cũng đánh thức tôi. Khi ở nhà tôi hãy còn trẻ đã làm nên tội lỗi gì. Hơn nữa vùng quê tôi còn trong địch hậu, chưa có cải cách ruộng đất. Như vậy làm gì có chuyện nông dân đòi tôi về. Thế là tôi lại yên tâm vui vẻ lên đường. Tôi nhớ mãi hôm chia tay đồng đội. Anh em nhìn tôi lưu luyến, nhưng cũng có những cặp mắt chứa đựng những dấu hỏi im lặnng. Đã vào sinh ra tử với nhau ngoài mặt trận, đã chân thành với nhau trong chỉnh quân chính trị thì mối thiện cảm với nhau cũng đã được xây dựng bền vững. Chúng tôi ôm nhau xúc động. Tôi ra đi một mình không ai đưa tiễn. Chỉ khi lên đến Phòng chính trị sư đoàn đồng chí trợ lý cán bộ mới đưa cho tôi giấy tờ và một bức thư nhỏ. Tôi mở ra đọc vội. Bức thư chỉ vẻn vẹn có mấy dòng: Cháu Phan Quang Nghĩa. Mẹ cháu ốm. Cậu xin phép cho cháu về thăm, tiện chuyến về Khu Ba công tác. Cậu chờ cháu ở xóm Trung xã Hoàng Văn Thụ, Đại Từ - Thái Nguyên. Cháu phải thu xếp nhanh, cậu sợ không kịp. Cậu của cháu - Nguyễn Hữu Đức 11 tháng 6 năm 1954 Thì ra câu chuyện chỉ có thế. Tôi vừa mừng vừa lo cho mẹ tôi. Không hiểu tại sao cậu Đức lại biết tôi hành quân về mà xin cấp trên cho tôi nghỉ phép. Câu chuyện đơn giản thế mà đại đội lại không thông báo cho tôi rõ ràng? Tại sao tôi lại phải mang toàn bộ tư trang và tấm giấy phép lại kèm theo cả giấy chuyển cung cấp về P.46? Khi tôi chưa thể lý giải được những sự kiện trên thì ký ức về người cậu họ lại dần dần tái hiện trong tôi lọc qua những lớp bụi thời gian mờ ảo. Cậu Đức là em họ xa của mẹ tôi. Là người có học hành đỗ đạt nên cậu nổi bật trong số những người thân bên ngoại. Quê mẹ tôi ở xa nên từ nhỏ tôi chỉ về thăm vài lần và cũng chưa được gặp cậu. Nhưng lần nào về tôi cũng được nghe họ hàng nói về cậu. Mười hai tuổi đầu cậu đã học xong những bộ sách chữ nho Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung Dung... dày cộp mà nhiều người khác sôi kinh nấu sử từ thuở thiếu thời tới lúc vợ con đàn đống mà vẫn chưa thông hiểu chữ nghĩa của Thánh hiền. Gia đình thấy cậu sáng dạ và cái chữ Nho cũng đến thời mạt vận nên quyết định cho cậu theo tân học. Nhà ông bà nghèo nhưng cả họ xúm vào giúp đỡ, cậu được ra tỉnh theo việc đèn sách và cậu đã không phụ lòng cha mẹ. Tám năm sau cậu kiếm được cái bằng "đíp-lôm", làm rạng danh tổ tông làng xóm. Cậu không tiếp tục học nữa mà đi kiếm việc làm. Nhưng hình như cậu cũng không gặp may vì tuy chí thú như vậy cậu cũng chẳng đưa được đồng nào về nuôi dưỡng mẹ cha, đền ơn họ mạc. Năm 1944 không còn ai gặp cậu. Người đồn cậu bị vào tù, người nói cậu trốn đi Xiêm. Năm 1945 cách mạng thành công mọi người mới vỡ lẽ là cậu theo Việt Minh lên chiến khu hoạt động. Tôi đã tưởng tượng ra cậu và luôn luôn tự hào qua những giai thoại về cậu được bà con kể lại. Mãi tới sau ngày kháng chiến toàn quốc, trong một lần đi công tác cậu mới tạt qua thăm gia đình chúng tôi. Tôi được nhìn cậu lần đần trong bộ ka ki màu vàng của Vệ quốc quân, một khẩu súng ngắn đeo lệch bên sườn, một chiếc thắt lưng tổ ong to bản "rất đúng mốt" vào những năm 47, 48. Mẹ tôi rất kiêu hãnh về người em họ của mình, đặc biệt khi cậu ngồi nói chuyện về thời sự đất nước và quốc tế trước đám cử tọa gọi là am hiểu nhất của cánh nội chúng tôi. Tôi thấv trái tim mình tràn đầy lòng yêu nước, và nếu như lúc này người ta chấp nhận cho tôi đứng dưới lá Quân kỳ thì tôi sẽ không bao giờ lùi bước trong những trận đánh đầu rơi máu chảy. Đêm hôm đó hai cậu cháu tôi nói chuyện với nhau đến khuya. Tôi ngỏ ý xin đi theo cậu nhưng cậu chê tôi còn nhỏ quá. Cậu khuyên tôi cố gắng học hành, sớm muộn nguyên vọng của tôi sẽ được thực hiện. Từ đó thỉnh thoảng tôi có thư từ qua lại với cậu theo nhiều địa chỉ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sao Đen PDF của tác giả Triệu Huấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sao Anh Lại Lấy Chồng Em (Hoàng Hải Lâm)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sao Anh Lại Lấy Chồng Em PDF của tác giả Hoàng Hải Lâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sấm Truyền Bí Ẩn (Rick Riordan)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sấm Truyền Bí Ẩn PDF của tác giả Rick Riordan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sắc, Giới (Trương Ái Linh)
…Sắc, giới là một câu chuyện đam mê dữ dội của tình yêu và gián điệp, trong bối cảnh Thượng Hải thời thế chiến II. Giữa lúc quân Nhật chiếm đóng Trung Quốc và Hồng Kông, hai sinh mệnh quyện chặt vào nhau: Vương Giai Chi, một nữ sinh viên hoạt động cho quân kháng chiến, và ngài Dị, một chính khách uy quyền làm việc cho chính quyền thân Nhật. Trong khi chơi trò chơi bí mật ngoại tình bên những bữa tiệc trà quý tộc Thượng Hải và công việc can dự vào chính trị đầy bất trắc với ý thức hệ của riêng mình, họ không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nhau, như thể đó là hai mặt của định mệnh. Được viết bằng giọng văn gợi cảm, tinh tế và đẫm không khí chính trị ngột thở, Sắc, giới vẽ nên một Thượng Hải thời những năm 1940 đầy ma mị làm nền cho một cuộc tình nhục cảm mang cái kết ngoài dự đoán.*** Những nhận xét về quyển sách: “Một nhà văn viết hư cấu đặc biệt và gây sững sờ.”- New York Times Book Review “Một bậc thầy về truyện ngắn… Thế giới của Trương Ái Linh là một nơi chốn khắc nghiệt và u uẩn nơi con người đấu tranh để tìm thấy lối trong tình yêu nhưng thường thất bại dưới áp lực gia đình, truyền thống và tập tục.”- The New Yorker Tìm mua: Sắc, Giới TiKi Lazada Shopee “Trương Ái Linh, một tiểu thuyết gia và cây bút truyện ngắn nổi tiếng - người đã mài sắc những nghiên cứu tâm lý đầy tinh tế và ngôn từ chuẩn xác - đã được ca ngợi như một bậc kỳ tài của văn học Trung Quốc hiện đại.”- New York Times *** Trương Ái Linh (Eileen Chang) sinh ngày 30 tháng Chín năm 1920 tại Thượng Hải trong một gia đình dòng dõi quan lại nhà Thanh, tên thật là Trương Anh. Gia đình Ái Linh chuyển đến Thiên Tân năm 1922, nơi Ái Linh đi học vào năm lên bốn. Khi Ái Linh năm tuổi, mẹ cô bỏ đi Anh sau khi cha cô cưới một cô vợ lẽ. Sau đó ông lâm vào cảnh nghiện thuốc phiện. Gia đình Ái Linh quay lại Thượng Hải năm 1928. Cô bắt đầu đọc Hồng Lâu Mộng khi mới tám tuổi. Hai năm sau, Trương lấy tên là Ái Linh và vào trường dòng nữ học. Ngay sau đó, mẹ cô trở về và và ly dị. Tuổi thơ bất hạnh của Ái Linh trong gia đình tan vỡ chắc chắn đã là nguyên nhân khiến cho các tác phẩm sau này có tâm thế bi quan. Năm 1932, cô viết cuốn truyện vừa đầu tay. Ngay từ khi học trung học phổ thông cơ sở, Ái Linh đã thể hiện năng khiếu văn chương qua những tác phẩm được đăng trên tạp chí trường học. Năm 1938, sau một trận cãi nhau với mẹ kế và cha, cô bỏ nhà đến ở với mẹ. Năm sau, Ái Linh nhận được học bổng học tại Đại học London, nhưng cơ hội này bị bỏ lỡ do chiến tranh ở Trung Quốc. Vì vậy, cô theo học văn chương ở Đại học Hồng Kông. Chỉ một học kỳ sau, ngày 25 tháng Chạp năm 1941, Hồng Kông rơi vào tay Nhật Bản cho đến tận năm 1945. Trương Ái Linh quay về Thượng Hải. Dự định ban đầu của cô là hoàn thành bằng đại học ở trường Đại học Saint John ở đây, nhưng việc học chỉ kéo dài được hai tháng. Thiếu tiền là một nguyên nhân khiến cô phải bỏ trường. Cô từ chối công việc dạy học hoặc làm biên tập viên, để tập trung vào việc cô làm tốt nhất - viết văn. Mùa xuân năm 1943, Ái Linh có một cuộc gặp định mệnh với biên tập viên và trở thành nhà văn được độc giả chú ý nhất ở Thượng Hải năm 1943-1944, mặc dù tuổi đời còn rất trẻ. Hai tập sách gây tiếng vang là Truyện lãng mạn (1944) và Viết trong làn nước(1945). *** Mặc dù trời vẫn trời còn sáng, ngọn đèn nóng hực chiếu xuống bàn mạt chược. Nhẫn kim cương lóe lấp lánh trên các bàn tay xoa lách cách những quân bài. Chiếc khăn trải, cột chặt ở bốn chân bàn, kéo thành một mảnh vải trắng xóa. Ánh đèn nhân tạo tôn lên đường cong đầy đặn của bộ ngực Chia-chih, và làm rõ gương mặt trái xoan thanh tú của nàng, mấy lọn tóc ơ thờ rơi trên vầng trán hẹp lại tăng thêm phần kiều diễm. Nàng có lối trang điểm kín đáo, nhẹ nhàng ngoại trừ vành môi cong tô đỏ bóng. Mái tóc nàng được vén hững hờ ra sau gáy, rồi buông lơi xuống bờ vai. Chiếc áo xường sám của nàng bằng hàng satin moiré xanh lam dàí tới gối, cổ áo chỉ cao vài phân, theo kiểu tây phương. Chiếc ghim cài cổ áo hòa hợp với đôi hoa tai ngọc bích cẩn kim cương. Hai người đàn bà -- tai-tai -- ngồi bên trái và phải nàng đều mặc áo choàng len đen không tay, thân áo giữ hờ ở cồ nhờ một sợi dây chuyền vàng dầy nặng thò ra dưới bâu áo. Cách ly với thế giới vì bị quân Nhật chiềm đóng, Thượng Hải đã tự tạo ra vài kiểu thời trang. Trong những vùng bị chiếm đóng, giá vàng cao vọt nên các sợi dây chuyền dầy như thế rất đắc tiền. Tuy nhiên, nếu dùng thay thế cho nút áo cổ, chúng không có vẻ phô trương thô tục, do đó người mang chúng có cớ để trình diễn sự giàu sang của họ khi đi đây đó trong thành phố. Vì những lý do tuyệt diệu đó, áo choàng và dây chuyền vàng trở thành đồng phục ưa thích của các bà vợ các viên chức chính phủ bù nhìn Wang Ching-wei. Cũng có thể họ bắt chước Chungking, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, nơi đó áo choàng đen rất đuợc giới phụ nữ đài các phe chính khách thượng lưu ưa chuộng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sắc, Giới PDF của tác giả Trương Ái Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.