Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lắng Nghe Yêu Thương (Susanna Tamaro)

CÓ LẼ MỌI SỰ KHỞI NGUỒN từ khi bà cho chặt bỏ cái cây đó đi.

Bà không hề nói gì với cháu cả - những chuyện thế này có liên quan gì đến trẻ con đâu - vậy nên buổi sáng mùa đông nọ, lúc cháu đang ngồi trong lớp ngán ngẩm nghe thầy giảng về tính chất của bội số chung nhỏ nhất, thì lưỡi cưa đã nghiến vào lớp vỏ cây màu trắng bạc; còn khi cháu đang lết chân trên hành lang vào giờ ra chơi, thì những mảnh sống của cái cây đã rớt như mưa xuống bầy kiến nhỏ.

Khung cảnh tàn diệt đổ ập lên cháu lúc từ trường trở về.

Trong sân, nơi cây óc chó từng đứng xõa bóng, giờ chỉ còn là hố đất đen ngòm; những cành cây bị chặt vứt bỏ ngổn ngang, còn thân cây bị cưa thành ba đoạn nằm vô hồn dưới đất; và một người đàn ông mặt mũi đỏ tía phủ kín muội khói dầu diesel đang điều khiển chiếc máy xúc, với những bộ hàm khổng lồ giật tung cái gốc cây. Cỗ máy xúc gầm rú, khụt khịt, lùi lại, chồm lên, hối hả trước những tiếng chửi thề của người điều khiển.

Phần rễ cứng cỏi không muốn nơi lỏng những cánh tay bám chặt vào lòng đất. Chúng bướng bỉnh và đâm sâu hơn tưởng tượng. Tìm mua: Lắng Nghe Yêu Thương TiKi Lazada Shopee

Năm nối năm, mùa tiếp mùa, những chiếc rễ đã âm thầm lan tỏa, lấn sâu vào lòng đất từng chút một, bện lẫn với rễ cây sồi, cây tuyết tùng và cây táo, thậm chí còn cùng nhau quấn chặt lấy đường ống dẫn nước và khí ga. Đó chính là lý do khiến người ta chặt bỏ cây cối: chúng luồn lách trong thẳm sâu, làm khó con người, và con người buộc phải dùng tới máy móc để đối phó với những kẻ cứng đầu như thế.

Thình lình, dưới ánh nắng mùa đông lạnh lẽo, vồng rễ oai vệ của cây óc chó, với những chùm đất nhỏ vẫn còn dính chặt lấy rễ cây, bị nhấc bổng lên trước mắt cháu - như phần mái bị bốc ra khỏi ngôi nhà - thả lại đoạn rễ cái vẫn còn chôn sâu trong lòng đất.

Khi đó - và chỉ khi đó - người điều khiển máy xúc mới hả hê giơ cao nắm tay ra dấu chiến thắng, và bà đã mặc sẵn tạp dề, vỗ tay hưởng ứng.

Khi đó - và chỉ khi đó - cháu, vốn chưa thể mở miệng hay nhấc nổi bước chân, có cảm giác sống lưng mình bỗng dưng phát xạ. Xương sống lẫn tủy sống không còn là của cháu nữa; chúng là một phần của sợi dây điện trần cũ kĩ, và những tia lửa điện xẹt tới xẹt lui trong niềm vui giả tạo, với thứ năng lượng lạnh lùng và dữ tợn. Chúng lan tỏa khắp nơi, như những chiếc gai băng vô hình, mũi gai sắc nhọn như dao cạo, xiên vào ruột gan cháu, đâm vào trái tim cháu, rối tung trong trí óc cháu, nhảy múa lơ lửng trong máu huyết của cháu; những mảnh gỗ vụn trắng ởn, những khúc xương người chết, không nhảy điệu nào khác ngoài vũ điệu diệt vong; thứ năng lượng kia không phải lửa, không phải ánh sáng, mà là thứ năng lượng cho hành vi độc ác, khôn lường; thứ năng lượng bức bối, bỏng rát.

Và sau tia sét là mảng tối của đêm đen, cái câm lặng bất an từ quá mức: chứng kiến quá mức, chịu đựng quá mức, hiểu biết quá mức. Cái câm lặng không phải của giấc ngủ, mà của sự chết chóc: khi nỗi đau quá lớn, người ta phải chết đi một chút mới có thể sống tiếp được.

Cây óc chó của cháu - cái cây đã lớn lên cùng cháu, cái cây cháu từng tin tưởng sẽ đồng hành cùng cháu khi năm tháng trôi qua, cái cây mà cháu tưởng là mình sẽ nuôi dạy các con dưới tán lá của nó - giờ đã bị nhổ bật gốc. Cái cây đổ xuống, kéo theo bao điều bị tàn phá: giấc ngủ của cháu, hạnh phúc của cháu, vẻ vô lo của cháu. Khi phần rễ cái bị rựt đứt, âm thanh đó như một vụ nổ; thời gian bị ngắt thành trước đó và sau đó; ánh sáng cũng khác hẳn, chìm lịm trong bóng tối chập chờn.

Khoảng tối ban ngày, khoảng tối ban đêm, khoảng tối giữa mùa hè nóng bỏng. Và, từ trong bóng tối đó, có một điều chắc chắn: nỗi đau chính là đầm lầy mà cháu buộc phải lội qua.

* * *

Những điều nhỏ nhặt nhất lại chính là bí ẩn lớn nhất. Trong vỏ bọc vô hình, cái thế giới bí mật đó vỡ òa. Một hòn đá, trước hay sau cũng vẫn chỉ là một hòn đá; bản chất của nó không bao giờ thay đổi. Nhưng một cái cây, trước khi trở thành cây, nó vốn là một hạt giống; và con người, trước khi trở thành người, chỉ là một phôi thai.

Những điều to tát nhất thường nằm mơ hồ trong những cái gọi là giới hạn, định nghĩa.

Khi hiểu được điều này, bỗng dưng cháu nhận ra rằng những thứ cần chăm chút lại chính là những gì nhỏ bé.

* * *

Sau cái chết của cây óc chó cao lớn, cháu đã khóc ròng nhiều ngày. Ban đầu, bà cố gắng an ủi - làm sao mà việc chỉ đốn một cái cây lại khiến một cô bé đau khổ đến vậy chứ? Bà cũng yêu cây; lẽ ra bà không nên làm thế để trêu tức cháu. Bà quyết định chặt bỏ đi vì nó gây phiền toái; nó ở quá gần nhà mình, và cả cây tuyết tùng cũng thế. Cây cối cần có không gian, bà luôn bảo cháu như thế, chưa hết, biết đâu ngày nào đó, rễ cây có thể đâm thẳng vào bồn vệ sinh giống như xúc tu của bạch tuộc, và hẳn rồi, cháu không muốn cái điều đáng sợ đó xảy ra đâu! Bà đang cố làm cho cháu cười, hoặc ít nhất là mỉm cười, nhưng chẳng mấy thành công.

Qua giai đoạn bùng nổ dữ dội, ngày nào cháu cũng nằm bất động dưới sàn phòng mình, nhìn trân trân cái bầu trời trì độn bằng xi măng không thể giúp cho tình hình sáng sủa hơn.

Mới trước đó, trong một cuốn sách tranh của mình, cháu đã đọc câu chuyện về loài hải sâm. Dù là một sinh vật tầm thường vô hại, vô danh nhưng chúng vẫn quyết liệt bảo vệ mạng sống của mình như bất kì sinh vật nào khác. Khi bị tấn công, ngay lập tức, chúng phóng ra toàn bộ mớ bòng bong nội tạng - tim gan, phèo phổi, những bộ phận nội tạng tái sinh được - để vô hiệu hóa kẻ thù bằng cái thứ giống như tấm vải của đấu sĩ ấy, và nhờ đó chúng có đủ thời gian để lủi tới nơi an toàn, náu mình trong rừng tảo, nghỉ ngơi, để các tế bào của chúng tái hợp và phân tách cho tới khi tạo ra được một phiên bản nội tạng hoàn hảo thay thế thứ đã bị trục xuất.

Bà thấy đấy, cháu tự thấy mình rơi vào trạng thái giống như con hải sâm sau một vụ tấn công: ruột gan trống rỗng. Cháu không có lời nào để nói cả. Cháu không trả lời những câu hỏi của bà. Chúng ta sống ở hai thế giới khác nhau; thế giới của bà đầy lương tri ngự trị, trong khi thế giới của cháu là một vũ trụ đen đặc và đầy tai ương, chốc chốc lại có sấm sét xoẹt qua. Mối liên hệ giữa hai thế giới ấy rất rõ ràng: cháu có thể thấy thế giới của bà, nhưng bà thì không thể hiểu được thế giới của cháu.

Và vì thế, đến ngày thứ ba, khi mà lương tri và lòng kiên nhẫn của bà đã cạn kiệt, và có lẽ nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn, bà mở cửa phòng cháu và nói, “Đủ rồi đấy! Cháu làm bà bực mình lắm rồi. Chỉ là một cái cây thôi mà, lúc nào cháu cũng có thể trồng một cây khác.” Rồi bà lại mải miết với đủ thứ việc trong nhà, có lẽ giống như bao buổi sáng cháu đi học.

* * *

Cháu vốn không có tính cãi thẳng lại trước những lời buộc tội. Không ai phải chịu trách nhiệm về khoảng cách giữa các hành tinh; đó là do các định luật hấp dẫn. Tầm hiểu biết của mỗi người cũng khác nhau. Bà cũng biết điều đó: bà từng hay đọc cho cháu nghe truyện Hoàng Tử Bé, nên chắc bà biết mỗi tiểu hành tinh đều có những cư dân của riêng nó. Cháu thấy hơi bất ngờ vì bà đã không nhớ về chuyện cây bao báp, vì cây óc chó này có khác gì cây bao báp ấy đâu. Bụi hồng bà cứ muốn mua tặng cháu ấy, về sau cũng chẳng thế thay thế nó được.

Bụi hồng rất lung linh và tỏa hương thơm mát dịu, nhưng bông hồng rồi sẽ bị cắt đi, cắm vào lọ hoa và cuối cùng sẽ nằm gọn trong thùng rác. Nhưng một cái cây mà ta yêu quý cắm rễ ăn sâu vào trái tim ta. Khi cây chết đi, rễ bị khô héo, quắt queo, để lại những vết sẹo nhỏ nhưng hằn sâu, không thể lãng quên.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lắng Nghe Yêu Thương PDF của tác giả Susanna Tamaro nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy
Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – David Ogilvy Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo và từng làm việc cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới, David Ogilvy đã chia sẻ những nguyên tắc của ông về quảng cáo trong Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy. David Ogilvy là một trong những gương mặt nổi bật nhất của ngành quảng cáo, với danh xưng “Cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại”. Các cuốn sách ông viết về nghệ thuật quảng cáo đều là những cuốn cẩm nang gối đầu giường của những người trong ngành, từ các vị giáo sư giảng dạy tại đại học đến những người thực sự lăn lộn tiếp xúc với khách hàng thường ngày. Họ gần như thuộc lòng những nguyên tắc và bí quyết của ông, đồng thời coi đó như kim chỉ nam trong nghề của mình. Quảng Cáo Thoái Vị Và PR Lên Ngôi Quảng Cáo Và Tâm Trí Người Tiêu Dùng 101+ Ý Tưởng Quảng Cáo Khôn Ngoan Cuốn sách bàn đến những nguyên tắc để tạo ra được một quảng cáo hiệu quả, cách thức điều hành một doanh nghiệp quảng cáo, bí quyết thu hút khách hàng, cho đến những chiến thuật quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo in hay tạp chí. Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy là sách về marketing không dành cho những độc giả nghĩ rằng họ đã biết hết về quảng cáo mà dành cho những triển vọng trẻ – và những người đã có kinh nghiệm nhưng vẫn không ngừng tìm cách để cải thiện thành công trong nghề. Đây là cuốn sách vỡ lòng thẳng thắn, chân thực và không thể thiếu được đối với bất kỳ người làm quảng cáo nào.
Thuật Thúc Đẩy Nhân Viên
Thuật Thúc Đẩy Nhân Viên Thuật thúc đẩy nhân viên – Brian Tracy Trong cuốn sách Thuật thúc đẩy nhân viên này, bạn sẽ biết đến một trong những chức năng quan trọng nhất về quản lý. Với tư cách một nhà quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của bạn là khuyến khích nhân viên dưới quyền nỗ lực hết sức mình trong công việc. Các nhà quản lý biết cách tạo ra những môi trường tích cực, khuyến khích khen thưởng sẽ làm giảm tỉ lệ vắng mặt và thay đổi nhân sự đồng thời tăng đáng kể năng suất và chất lượng công việc. Đọc thêm: Thuật Marketing Nhà quản lý tức thì Quản trị dự án – Những nguyên tắc căn bản Với kinh nghiệm của bản thân, Brian Tracy sẽ cung cấp cho độc giả 21 bí kíp súc tích, mạnh mẽ và vô cùng hiệu quả để gia tăng hiệu suất của bất kì cá nhân hoặc nhóm làm việc nào gồm: Đảm bảo rằng nhân viên luôn muốn đến nơi làm việc và đam mê với công việc của họ. Thử thách họ bằng các nhiệm vụ và để họ được toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đó. Đáp ứng nhu cầu của họ để họ cảm thấy vừa độc lập trong công việc vừa là một phần của tổng thể lớn hơn. Giảm thiểu nỗi sợ hãi thất bại và gia tăng ham muốn thử sức ở mỗi nhân viên. – Loại bỏ những trở ngại khiến nhân viên còn chần chừ. Cung cấp các thông tin phản hồi thường xuyên mà họ cần để thành công.
Cú Hích - Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt
Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt Mỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ. Lý do, theo các tác giả, là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, mà lắm lúc chúng làm ta trở nên thật ngớ ngẩn. Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt cho thấy bằng cách tìm hiểu suy nghĩ của người khác, chúng ta có thể thiết kế các môi trường lựa chọn giúp họ dễ dàng tìm được những gì tốt nhất cho mình. Sử dụng nhiều ví dụ sống động từ những mặt quan trọng nhất trong đời sống, tác giả cho chúng ta thấy làm thế nào một” kiến trúc lựa chọn” tinh tường có thể hích con người theo những hướng có lợi mà không hạn chế quyền tự do lựa chọn của chúng ta. Khác Biệt – Different Sức Mạnh Của Sự Khác Biệt Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống Cú Hích – Cuốn Sách Tạo Nên Sự Khác Biệt là một trong những cuốn sách hấp dẫn và kích thích tư duy sáng tạo nhất trong những năm gần đây. Một cuốn sách mà theo Steven Levitt – đồng tác giả cuốn Kinh tế học kỳ quái – Freakonomics “là tác phẩm đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới quan của tôi”. Đây là cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ những ai muốn tạo nên sự khác biệt và làm cho những sự việc xung quang chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn thông minh hơn và làm cho cuộc sống chính bạn sáng tạo, tốt đẹp hơn.
Khi Người Ta Tư Duy - As a Man Thinketh
Khi Người Ta Tư Duy – As a Man Thinketh Khi Người Ta Tư Duy – As A Man Thinketh Mang tên gọi tiếng Việt “Khi người ta tư duy”, cuốn sách xuất bản vào năm 1902 này được ca ngợi là tác phẩm gối đầu của bất kì người làm kinh doanh nào. Trong cuốn sách này, tác giả Allen đề cao việc làm chủ cuộc sống của mỗi con người thay vì số phận, hoàn cảnh hay những yếu tố khác. Để thành công trong công việc, Allen cho rằng mỗi người phải thành công trong suy nghĩ trước đã. Trong đại dương mênh mông của cuộc đời, hãy giữ vững bánh lái của Tư Duy. Khi đó chắc chắn bạn sẽ đến được bến bờ Thành Công và Hạnh Phúc! “Hoàn cảnh không tạo nên con người, nó chỉ tiết lộ cho anh ta thấy bản chất của chính mình. Chẳng có hoàn cảnh nào bỗng nhiên sa sút và khiến con người trượt vào tội lỗi, cũng chẳng có hoàn cảnh nào tự dưng trở nên tốt đẹp và đem lại hạnh phúc trọn vẹn nếu chúng ta không tiếp tục nuôi dưỡng những khát vọng chính đáng. Vì thế con người, với tư cách một chủ nhân, một người cai trị tư duy, cũng chính là tạo hóa của bản thân và là người giũa nặn, tạo nên hoàn cảnh. Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy Tư Duy Lại Tương Lai Sáu Chiếc Mũ Tư Duy Khi mới sinh ra, con người là tự nó, nhưng sau mỗi bước đi trong cuộc sống, con người hấp thu ngoại cảnh và từ đó bộc lộ bản thân. Ngoại cảnh đó chính là hình ảnh phản chiếu của con người: trong sáng và nhơ bẩn, điểm mạnh và điểm yếu. Con người không đạt được những thứ họ cần, mà đạt được những gì tương xứng. Những ý tưởng, sở thích, tham vọng của họ luôn bị cản trở, nhưng những suy nghĩ và mong muốn sâu thẳm nhất luôn được nuôi nấng bởi một loại thức ăn riêng, sạch sẽ hoặc là bẩn thỉu. Con người bị trói buộc bởi chính bản thân anh ta; suy nghĩ và hành động là những người quản ngục của số phận – khi con người hèn hạ chúng sẽ bỏ tù; xong khi cao quý chúng là những thiên thần của tự do, giải phóng.