Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được lưu hành rộng rãi nhất. Nội dung tuy không có gì quá sâu xa khó hiểu, nhưng quả thật là những điều nhận thức vô cùng thiết thực và lợi lạc trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả cuộc đời , hay nói theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.
Tập sách này được soạn dịch từ hai bản văn khuyến thiện bằng chữ Hán được
lưu hành
rộng rãi
nhất. Nội dung tuy không có gì quá
sâu xa
khó hiểu, nhưng
quả thật
là những điều
nhận thức
vô cùng
thiết thực
và
lợi lạc
trong cuộc sống, có thể giúp người ta thay đổi cả
cuộc đời
,
hay nói
theo cách của người xưa là “chuyển đổi số mạng”.
Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Viên Liễu Phàm , do ông viết ra để kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình cho con cháu, đồng thời cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý nhân quả , khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và nỗ lực làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại cuộc đời nhiều sóng gió của mình cùng cuộc hội ngộ ly kỳ với một nhân vật mà ông tin chắc là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được nội tâm của chính mình để nhận ra và phân biệt được những điều thiện ác thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ quyết tâm “tránh ác làm thiện”, và cuối cùng đạt kết quả là chấm dứt được những chuỗi ngày tai họa liên tục giáng xuống gia đình ông, để có thể sống một cách an vui hạnh phúc cho đến tuổi già . Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc. Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được Đại sư Ấn Quang chọn khắc in vào phần phụ lục của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng nghĩa lý bài văn Âm chất. Đại sư Ấn Quang đã có nhiều hàm ý rất sâu xa khi chọn lưu hành hai bản văn khuyến thiện này, và hiệu quả lợi lạc của việc này đối với người đọc đã được chứng minh một cách rõ ràng qua thời gian . Về bản văn thứ nhất, tiên sinh Viên Liễu Phàm không viết ra như một nghiên cứu triết lý, mà như một sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn , bởi chính ông là người đã vận dụng thành công những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự chuyển đổi được số mạng, thay đổi cuộc đời từ những điều bất hạnh sang thành an vui hạnh phúc . Có thể nói, bằng vào những nỗ lực cứu người giúp đời không mệt mỏi liên tục nhiều năm, ông đã thành công trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không cầu xin bất kỳ một sức mạnh siêu nhiên nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể làm được nếu có đủ quyết tâm , không loại trừ bất cứ ai.
Bản văn thứ nhất là “Liễu Phàm tứ huấn” hay Bốn điều khuyên dạy của
tiên sinh
Viên Liễu Phàm
, do ông viết ra để kể lại
câu chuyện
của chính
cuộc đời
mình cho con cháu,
đồng thời
cũng thông qua đó nêu rõ tính xác thực của lý
nhân quả
, khuyên người phải biết sợ sệt tránh xa những việc xấu ác và
nỗ lực
làm thiện. Bản văn thứ hai là “Du Tịnh Ý công ngộ Táo thần ký” hay Chuyện Du Tịnh Ý gặp thần Bếp, do ông Du Tịnh Ý kể lại
cuộc đời
nhiều
sóng gió
của mình cùng cuộc hội ngộ
ly kỳ
với một nhân vật mà ông
tin chắc
là thần Bếp, qua đó đã giúp ông nhìn lại được
nội tâm
của chính mình để
nhận ra
và
phân biệt
được những điều
thiện ác
thật rõ rệt, nhờ đó đã có thể hạ
quyết tâm
“tránh ác làm thiện”, và
cuối cùng
đạt kết quả là
chấm dứt
được những chuỗi ngày
tai họa
liên tục
giáng xuống
gia đình
ông, để có thể sống một cách an vui
hạnh phúc
cho đến
tuổi già
. Nói cách khác, bằng sự thay đổi tâm ý của chính mình, ông đã chuyển họa thành phúc.
Cả hai bản văn nêu rõ việc “chuyển họa thành phúc” này đều đã được
Đại sư
Ấn Quang
chọn khắc in vào phần
phụ lục
của sách An Sĩ toàn thư (bản Hán văn), được xếp ngay sau phần Giảng rộng
nghĩa lý
bài văn Âm chất.
Đại sư
Ấn Quang
đã có nhiều hàm ý rất
sâu xa
khi chọn
lưu hành
hai bản văn khuyến thiện này, và
hiệu quả
lợi lạc
của việc này đối với người đọc đã được
chứng minh
một cách
rõ ràng
qua
thời gian
.
Về bản văn thứ nhất,
tiên sinh
Viên Liễu Phàm
không viết ra như một
nghiên cứu
triết lý, mà như một sự chia sẻ
kinh nghiệm
thực tiễn
, bởi chính ông là người đã vận dụng
thành công
những điều ông viết ra đây. Ông đã thực sự
chuyển đổi
được số mạng, thay đổi
cuộc đời
từ những điều
bất hạnh
sang thành an vui
hạnh phúc
. Có thể nói, bằng vào những
nỗ lực
cứu người giúp đời không
mệt mỏi
liên tục
nhiều năm, ông đã
thành công
trong việc tự thay đổi số phận của mình mà không
cầu xin
bất kỳ một
sức mạnh
siêu nhiên
nào. Ông đã tự mình tạo lập số mạng. Và hơn thế nữa, ông đã xác quyết rằng những gì ông làm được thì mỗi người trong
chúng ta
cũng đều có thể làm được nếu có đủ
quyết tâm
, không loại trừ bất cứ ai.
Nguồn: dantocking.com