Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện (Nguyễn Cảnh Thị)

Hoan Châu ký (viết tắt HCK) từ vòng tay nâng niu gìn giữ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An suốt mấy trăm năm giờ đây lần đầu tiên đến cùng chúng ta với những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị lâu dài của nó: một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ...

Nhưng HCK đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản. Để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị HCK, trước hết hãy làm rõ một số vấn đề có tính chất văn bản học.

***

Năm biên soạn sách

HCK không ghi rõ năm biên soạn xong sách, tuy nhiên qua tác phẩm, ta có thể đoán định khoảng thời gian HCK được biên soạn. Lời bạt có đoạn viết: "Chuyện kể ra đây khởi đầu từ năm Bính Tuất triều Nhuận Hồ, đến năm Bính Ngọ thuộc niên hiệu Vĩnh Trị của bản triều cộng cả thảy 273 năm sự tích". Năm Bính Ngọ niên hiệu Vĩnh Trị là năm 1678, thuộc thời Lê Hy Tông, như vậy sách không thể viết xong trước niên điểm này. Từ hai chữ "bản triều" cũng có thể khẳng định sách được viết ra vào triều Lê chứ không phải là vào các triều đại sau đó. Tìm mua: Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện TiKi Lazada Shopee

Có thể xác định năm biên soạn sách một cách cụ thể hơn không? Trong Lời bạt, tác giả viết:

"Ngu tôi hồi còn bé từng lùng sục nơi bạn hữu được cuốn Thường quốc nam chinh ký và cuốn Phan Thị trường biên, mỗi cuốn chỉ còn vài mươi tờ, độ một phần ba tác phẩm. Giấy thì mọt ăn, chữ thì rơi rụng. Đến mùa đông năm Bính Tí sưu tầm thêm được cuốn Hoan Châu Nguyễn Cảnh ký còn lưu giữ tại Đô Lương thì lời văn vụng về, chữ nghĩa sai lạc, tam sao thất bản, không thể nói là không đáng tiếc. Vậy là nhân lúc rỗi rãi, tôi đem ba tập trên hợp lại thành một tập". Năm “Bính Tí” mà Lời bạt nhắc tới ở đây có thể là năm 1696 cũng có thể là năm 1756, muộn hơn năm Bính Tí trên một hoa giáp nữa. Lời bạt cho biết lý do ra đời của tác phẩm, một là nhằm bổ sung sự tích các công thần thời Lê trung hưng mà “quốc sử” hoặc bỏ sót hoặc ghi chép còn sơ lược; hai là nhằm đính chính lại một số sự kiện “quốc sử” ghi chưa thật chính xác. “Quốc sử” mà Lời bạt nói ở đây và trong chính văn HCK thỉnh thoảng cũng có nhắc tới trước hết là Đại việt sử ký toàn thư (viết tắt ĐVSKTT) phần Bản kỷ tục biên (BKTB) được thực hiện dưới các triều Lê Huyền Tông (1663-1671), (viết từ Trang Tông Dụ hoàng đế đến Thần Tông Uyên hoàng đế) và Lê Hy Tông (1676-1705), (viết từ Huyền Tông Mục hoàng đế đến Gia Tông Mỹ hoàng đế). Thứ đến là Trung hưng thực lục (viết tắt THTL), do Hồ Sĩ Dương cùng một số người khác biên soạn theo sắc lệnh nhà nước. Trong cả hai bộ sử, hình ảnh các công thần thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh hoặc chỉ được ghi chép một cách hết sức mờ nhạt như ở BKTB, hoặc thậm chí không được đả động gì tới như ở THTL. Nếu quả thật đây là lý do đã khiến người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết HCK, thì năm biên soạn cụ thể của tác phẩm phải tiếp cận với năm biên soạn hai bộ sử nói trên. THTL ấn hành năm 1676. BKTB cùng các phần khác trong ĐVSKTT ấn hành năm 1697. Vậy HCK rất có thể đã được viết ít lâu sau năm Bính Tí thứ nhất 1696, sát cận với năm công bố THTL và ĐVSKTT mà chẳng phải chờ đến năm Bính Tí thứ hai 1756, khi nỗi “bất bình” của dòng họ Nguyễn Cảnh đối với “quốc sử” đã lùi sâu vào dĩ vãng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hoan Châu Ký - Thiên Nam Liệt Truyện PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Thị nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)
Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm với những trận chiến chống giặc ngoại xâm, viết lên trang sử chói lọi, khẳng định chủ quyền dân tộc, đất nước trên bản đồ thế giới. Mời các bạn theo dõi toàn văn bản tuyên ngôn độc lập lịch sử Việt Nam trong bài viết này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyên Ngôn Độc Lập PDF của tác giả Hồ Chí Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ (Tô Hoài)
Nói đến đi tìm cách mệnh, đi làm cách mệnh Thụ cũng tưởng ra một đoàn tàu hoả đương vun vút lao, trên mình đoàn tàu oai hùng lấp lánh ánh sáng bóng cây và bóng lắng liên liến đưa qua các cửa toa những hình ảnh chuyển động, rực rỡ, những cái gì thay đổi. Tiếng còi tàu nổi lên, xé ngang mọi băn khoăn và luôn luôn thúc giục người đi xa. Cả đêm Thụ khoanh hai tay lên ngực. Không vì rét mà vì nỗi băn khoăn về những khổ cực cứ quanh co không phá ra được của con người và càng nghĩ càng bồi hồi về tinh thần yêu nước tự nhiên đến nỗi không biết đấy là yêu nước của người các dân tộc ở biên giới mà Thụ vẫn nghe nói, bây giờ mới thật biết. Thụ không chợp mắt được. Làm thế nào? Phải tìm cách ở đây, cho đến lúc gặp được cách mệnh, đi làm cách mệnh... Hơn hai năm, niềm hy vọng đẹp đẽ của người thanh niên đi tìm lý tưởng vẫn nguyên vẹn và càng đinh ninh. Gian khổ, bão táp trên đường Vũ Hán và Long Châu đỏ không khiến Thụ sờn lòng mà càng làm cho Thụ tin một ngày kia cách mệnh Việt Nam sẽ tới, đất nước được giải phóng, những làng mạc nghèo khổ thế này phải được sung sướng. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản và theo gương hoạt động của hồng quân Trung Quốc thì mới tới được thắng lợi, tới được tất cả những ao ước rất thơ mộng nhưng thật thiết tha của những người thanh niên đứng trên cầu Kỳ Lừa, nghe tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái vọng tới. Nước Việt Nam sẽ độc lập và tỏ mặt với bốn bể năm châu... Chuyến này Thụ đi theo những con đường quần chúng mà Thụ vừa mở. Về Hà Nội. Thụ về Hà Nội, mỗi ngày bước chân sâu vào trận địa của cách mệnh, Thụ càng thấy mỗi lúc một cần thiết đi vào lòng đất nước, vào giữa quần chúng tin yêu và được ở đấy chiến đấu giáp mặt quân thù...Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến BỏiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trật Tự Thế Giới (Henry Kissinger)
Trong tác phẩm Trật Tự Thế Giới, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay. Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản: 1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế; 2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực. Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến "quyền lực có tính chính danh." Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu những sự trợ giúp ấy đảm bảo cho cán cân quyền lực có thể chống đỡ trật tự quốc tế, cũng như những giá trị và nguyên tắc của chúng ta có thể được những người khác chấp nhận và hấp dẫn họ. - Hillary Clinton Tìm mua: Trật Tự Thế Giới TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trật Tự Thế Giới PDF của tác giả Henry Kissinger nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôn Tử Binh Pháp (Ngô Văn Triện)
Tôn Tử binh pháp - The Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật chiến tranh) và còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật tiếng Hoa do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu Binh pháp Tôn tử là một tinh hoa trí tuệ của nhân loại chứ không riêng gì dân tộc Trung Hoa. Những tinh hoa trong cuốn binh thư này không chỉ được áp dụng trong quân sự, chiến trận mà còn cả trong thương trường - chiến trường ngày nay. Khác với văn hóa phương Tây, người phương Đông chúng ta vốn rất gần gũi với văn hóa Trung Hoa và nếu áp dụng được Binh pháp Tôn tử vào kinh doanh thì chúng ta sẽ tạo ra lợi thế trước đối thủ của mìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôn Tử Binh Pháp PDF của tác giả Ngô Văn Triện nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.