Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Người Tùy Nữ (Margaret Atwood)

“Sự Cám dỗ của Chuyên chế” là tên một cuốn sách của Jean-François Revel (1924-2006) tôi mượn đặt cho bài viết này bởi câu chuyện kỳ dị cay đắng và bóp nghẹt lồng ngực của Chuyện người tùy nữ có lẽ trước hết cảnh cáo ta về một tiềm năng mang tính dị truyền lịch sử của một thứ nhu cầu, ham muốn, và khả năng đáp ứng nhu cầu ấy nơi con người, cái hoàn toàn có thể diễn đạt như là sự cám dỗ của chuyên chế.

Cám dỗ chuyên chế lớn đến độ người ta thấy nó thấp thoáng đằng sau mỗi chân lý hay lẽ phải mà lịch sử từng biết đến.

Ở đây, đó là nền chính trị thần quyền của một “Nước Cộng hòa Gilead” - cái tên có lẽ là một kiểu chơi chữ: Cộng hòa do Chúa dẫn dắt. Khái niệm này bản thân nó là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của trí tưởng tượng: một nền cộng hòa trong khi chờ Chúa trở lại.

Đối với bất cứ ai chỉ cần một chút quan tâm đến thời sự thì đơn giản đó đã là một mẫu hình có trong thực tế, và tính sáng tạo kỳ quái của nó, tính tưởng tượng phi thường của nó, lại phải nhờ đến văn học làm môi trường phát lộ - như trong cuốn tiểu thuyết này.

Chuyện người tùy nữ tuy nhiên lại không đi con đường phân tích có tính chất sử thi các hiện tượng, các sự kiện và biến cố ở tầm mức ta quen hình dung về cái gọi là Lịch sử; việc này có đối chứng ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, không đánh số trang, như một phụ lục hay một vĩ thanh độc đáo dưới tiêu đề “Chú dẫn lịch sử về chuyện người tùy nữ”. Tìm mua: Chuyện Người Tùy Nữ TiKi Lazada Shopee

Toàn bộ câu chuyện chính tập trung vào thể hiện cái trải nghiệm của nhân vật người Tùy nữ, chính là người đã kể câu chuyện này. Và đây là một tác phẩm hiếm hoi cho ta thấy một trải nghiệm cá nhân có thể được mô tả thích hợp, trọn vẹn, sâu sắc và triệt để như thế nào.

Trước hết đó là một thực nghiệm gắt gao: tước bỏ những điểm chuẩn quen thuộc luôn dựng lên gợi lên cái nhìn từ bên ngoài hay là một hình thức cái nhìn bên ngoài về một con người: tên tuổi, những đặc điểm nhân thân và những chuỗi liên hệ xoay quanh, đi và đến từ những đặc điểm ấy.

Nhưng nói cho đúng thì đó không phải là sự tước bỏ, mà, giống như một ngọn đèn không cần tự soi sáng cái đui của nó, nhân vật người Tùy nữ kể chuyện đã đặt ta vào một quan hệ nội tiếp với ý thức của chị ta, vào bên trong cái nhìn của người kể chuyện, bên trong đôi mắt căng thẳng, lo âu, kìm nén và sắc sảo luôn bị chặn giữa “hai cái cánh” khi đi ra ngoài “để chúng tôi không thấy được, nhưng cũng không bị thấy” (tr.17), cũng là đôi mắt luôn luôn nhìn thấy những mảnh vỡ của quá khứ chính mình, những mảnh vỡ của đời sống, và của Lịch sử…

Sự tước bỏ ấy, hay là sự đặt ta vào bên trong cái ý thức cá nhân, cụ thể đặc thù mà vẫn vô danh ấy, lạ thay lại làm nổi bật lên, sắc nét một cách khó có thể sắc nét hơn, chính cái con người cá nhân đó.

Ngay từ những câu kể đầu tiên, người kể đã lôi chúng ta vào một con sông lười của dòng chảy tâm lý nhân vật, cái dòng ý thức của chị ta; nhưng chỉ đến vậy thôi: chúng ta không buộc phải lặn ngụp, chúng ta ngồi trên những chiếc phao để nghe con sông kể về chính nó như một thứ giáo cụ trực quan.

Và người Tùy nữ không quên thỉnh thoảng lại nhắc nhở chúng ta về tình trạng đó. Chị ta sẽ bảo: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện” (tr.59), hay: “Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường” (tr.187), v.v…

Dường như để nhấn mạnh hành động kể, việc “Tôi” chuyển thành lời cái trải nghiệm của “Tôi” - một việc có tầm quan trọng sống còn, có giá trị bằng toàn bộ tương lai vô vọng trong hoàn cảnh của “Tôi” lúc đó, có giá trị đúng bằng sự sống còn bởi tách mình được khỏi cái thực tại kinh khủng thông qua hành động biến nó thành chuyện (vì tạm thời không có cách nào khác) và do đó, “ai tin được rằng chuyện kể chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn” (tr.59), có giá trị bằng sự tồn tại của những người thiết thân cho mình bởi hành động kể tạo lập người nghe và “Tôi kể, vì thế người tồn tại” (tr.356), người tạo thành thế giới cho tồn tại của “Tôi” - dường như để nhấn mạnh hành động kể quan trọng như thế nên người Tùy nữ hơn một lần đã ra sức làm rõ việc kể chuyện này.

“Đây là tái dựng…” (tr.183), chị ta cho thấy những câu chuyện trong câu chuyện; chị ta kể lại lời kể của người bạn gái thân Moira mà “không thể nhớ đúng từng từ, bởi không cách nào chép lại”, nhưng “tôi đã cố sao cho càng giống cô càng tốt. Cũng là một cách giữ cho cô sống” (tr.330).

Đó hoàn toàn không phải là điều nằm ở bình diện một mánh lới kể chuyện, hoàn toàn vượt qua cấp độ những thủ pháp của một người kể ý thức sâu sắc về hành động kể của mình. Tôi đã nói rồi: chị ta đưa chúng ta lên những chiếc phao (gì cũng được!) trên một dòng chảy của ý thức.

Có chuyện chị ta kể đến hai lần, liên tiếp; như chuyện chị ta ngủ với Nick lần đầu tiên; vừa kể dứt, chị ta bảo: “Tôi bịa ra đấy. Không phải thế đâu. Mà là thế này” (tr.350).

Hai lần kể cho cùng một câu chuyện - và ta thấy trong khoảng thời gian đó không phải là ta đứng yên hay dòng sông kia ngừng chảy, lại càng không quang cảnh kia lặp lại, cho dù vẫn chuyện đó thôi.

Vậy thì điều ta thấy ở câu chuyện được nhân đối ấy phải chăng là hai cái thực tại khác nhau, cho dù không khác đáng là bao, mà song song tồn tại? Hay phải chăng ở những khe hở giữa hai thực tại không trùng khít lên nhau đó ta lờ mờ thấy một thực tại thứ ba khác hẳn, không được rọi chiếu, không hiển ngôn?

Vâng, nếu có như vậy thì ta cũng không bao giờ biết được.

Mà câu chuyện bảo ta rằng nó kể về những thực tại mang tính ý hướng, những sự kiện chỉ trở nên thực tế bởi có một ý thức soi rọi vào bằng ý định và sự cố ý của mình, bởi có một ý thức đã kinh qua các sự kiện đó để biến chúng thành sự kiện, đã trải nghiệm chúng để liên kết chúng vào kinh nghiệm của chúng ta, biến chúng thành thực tế.

Và cái ý-thức-người-Tùy-nữ đó, trước khi kết thúc câu chuyện, càng tỏ ra day dứt hơn bởi tính trải nghiệm cá nhân mà hành động kể của chị bộc lộ:

“Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. (…) Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hay ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được. Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?” (tr.355-356)

Quả là có một số đoạn rất đẹp, sống động một cách độc đáo, về hoa, mà tôi tin bạn sẽ cảm thấy ở đấy chủ yếu là các chất liệu: nhựa cây, cánh hoa và lá vò nát trên ngón tay, màu đỏ tự nhiên một cách khó hiểu ở chỗ bông hoa rụng ra, v.v… chứ không phải những bức tiểu họa duyên dáng nào đó.

Và không phải là những biểu lộ trữ tình.

Trong câu chuyện của Người Tùy nữ này không có hy vọng, không có tương lai, cho nên những khi hoa hiện lên trong trải nghiệm cá nhân căng thẳng của chị ta thì nó hiện lên như những biểu tượng trong mơ của cả hai điều ấy, đồng thời cũng biểu trưng cho các ký ức về những gì gọi là hy vọng và tương lai.

Hoa đó chính là hoa “ước gì” và hoa “Thứ lỗi cho tôi…” trùng điệp trong đoạn văn trích ở trên.

Người Tùy nữ lăp lại “ước gì” và “xin thứ lỗi” ngay trước một đoạn tàn bạo đến cực điểm - trường đoạn chị ta kể về buổi hành quyết định kỳ được gọi là “Cứu chuộc đàn ông”. Bạn sẽ phải tưởng tượng cảnh một người còn sống bị một nghìn con mèo nhà xé xác.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự lặp lại những khẳng định về hành động kể, về việc kể chuyện - sự lặp lại rõ ràng cố ý của Người Tùy nữ.

Đúng là có sự tô đậm, rất phong cách, một nét nữ tính trong những ước gì và xin thứ lỗi đó.

Tuy nhiên không chỉ là như vậy.

Trở lại một chút phần lời kể ở trang 59, đã trích ở trên, chị ta đã phân định rõ ràng: “Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thế. Tôi phải tin thế…”, song ngay sau đó thì: “Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Như vậy, không thể rõ ràng hơn: trải nghiệm cá nhân phải là một trải nghiệm ở cấp độ thứ hai - cấp độ của ý thức nhận thức về chính nó, cũng như truyện kể luôn luôn là truyện kể về một câu chuyện (“Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua…”).

Chính là ở cấp độ đó thì một tính ý hướng của ý thức trải nghiệm mới có được sự xác nhận, bằng sự tách rời tương đối với cái thực tại mà nó kinh qua và quan trọng hơn - như trong bối cảnh của Người Tùy nữ, đặc biệt trong những cảnh như cơn cuồng loạn đám đông một buổi “Cứu chuộc đàn ông” - bằng sự tách rời với một tính ý hướng bị mặc định, bị ám thị thôi miên và do đó mà hợp thức hóa những kinh nghiệm mà mình không muốn, xác nhận một ý thức nào đó bên ngoài ý chí mình.

“Tôi ước gì…”, “Xin thứ lỗi cho tôi…” - bởi thế - là cất lên tiếng nói của một câu chuyện khác bên kia câu chuyện đang kể đây, tiếng nói chống lại sự cám dỗ của việc thích nghi với một thực tại “có quá nhiều đau thương đến thế” này, sự thích nghi mà chính Người Tùy nữ đã có lúc rơi vào, khi chị ta có được Nick giống như “một vợ dân khai khẩn”, một người đàn bà thoát khỏi chiến tranh và kiếm được một người đàn ông; mà chị ta phải thốt lên: “Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp” (tr.362).

Câu chuyện của Người Tùy nữ do đó là câu chuyện của một người đàn bà chống lại sự cám dỗ.

Mà không phải người đàn bà đối diện những cám dỗ thông thường ai cũng nghĩ đến ngay.

Ở đây, Người Tùy nữ kể câu chuyện của mình chống lại một Sự Cám dỗ của Chuyên chế.

Nguyễn Chí Hoan

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Người Tùy Nữ PDF của tác giả Margaret Atwood nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Có Chí Thì Nên (Nguyễn Văn Y)
Mục lục I. - LÀM NGƯỜI PHẢI CÓ CHÍ II. - COI THƯỜNG THẤT BẠI III. - NOI GƯƠNG NGƯỜI HIẾU HỌC IV. - LÀM BẠN VỚI QUYỂN SÁCH Tìm mua: Có Chí Thì Nên TiKi Lazada Shopee V. - KHÔNG Ỷ LẠI VÀO NGƯỜI VI. - MẤY ĐIỂM TỰA CẦN THIẾT VII. - KẾT PHỤ LỤC A. - NGƯỜI CHÍ KHÍ B. - NGHỊ LỰC C. - CHÂM NGÔN ĐỂ LUYỆN CHÍ D. - NẾU… LÀM NGƯỜI PHẢI CÓ CHÍ Với thời gian và sự kiên nhẫn, lá dâu biến thành tấm lụa. Ngạn ngữ Trung Hoa Người Đông phương từng truyền lại câu chuyện mang tính ngụ ngôn như thế này: Ngày xưa có chàng nông phu theo truyền thống lâu đời của gia đình, năm nào cũng chăm chỉ cày bừa đào xới đất ruộng, dù mười hai năm liền trời không mưa. Ngày nay phần đông chúng ta chỉ cần một năm trời hạn hán là đâm ra chán nản, không muốn tiếp tục cày ruộng nữa. Chúng ta thường là những kẻ thiếu ý chí, quên lời dạy của cổn hơn: “ở đời không có con đường nào bước một bước mà đến nơi bao giờ.” Chúng ta muốn thành công, ham hạnh phúc, mong hưởng tất cả lạc thú cõi trần gian, nhưng chúng ta chỉ xây vinh quang trong mộng tưởng, cất lâu đài trên bãi cát, chúng ta không chịu khó kiên nhẫn mỗi ngày bước từng bước một đi lần đến nơi lý tưởng. Có lẽ ở đời chúng ta không nên sợ nghèo, lo mình chẳng nổi danh, mà chỉ ngại mình không có chí. Người có chí thì dẫu tay trắng rồi sẽ làm nên sự nghiệp, người không có chí thì dẫu may mắn sanh vào nơi giàu sang quyền quý cũng không chắc gì giữ được trọn đời sung sướng. Có chí thì có tất cả. Ở Ấn Độ ngày xưa, ông Hoàng Siknader thấy dân chúng phần đông quá lười biếng, không ai muốn ra công trồng tỉa làm ăn, bèn định tâm dạy cho dân một bài học luyện chí kiên nhẫn: Ông bắt đầu ương một hột đậu trắng trong góc vườn hoang. Khi hột đậu nảy mầm thành cây đậu con, ông hết lòng chăm nom săn sóc nó. Ba tháng sau, đậu ra trái, ông hái được ba mươi hột. Ông đem gieo hết ba mươi hột đậu đó; sau đậu lớn lên ông hái được chín mươi hột. Ông lại gieo chín mươi hột đậu ấy, và cứ tiếp tục trồng trọt như vậy suốt mấy năm liền, rồi bán mấy lần cả vườn đậu của ông được 160.000 đồng tiền. Ông dùng số tiền đó mướn thợ dựng một ngôi đền thờ và đặt trên là Đền Hột Đậu, cố ý để cho dân Ấn nhớ rằng chỉ với một hột đậu nhỏ tí ông đã xây dựng một ngôi đền vĩ đại. Danh tướng Mã Viện, từng làm quan dưới triều vua Quang Vũ nhà Hán, thuở nhỏ mồ côi sớm, nhà nghèo nhưng lúc nào cũng chăm chỉ làm việc, chăn nuôi cày cấy, rồi trở thành đại phú gia. Ông là người có nhiều chí khí, thường nói với mọi người rằng: “Làm tài trai, lúc cùng khổ, chí càng phải bền“. Abraham Lincoln hồi nhỏ rất nghèo, chỉ đi học ở trường chừng một năm, rồi ở nhà nhờ bà kế mẫu dạy cho biết đọc, biết viết và bốn phép toán cộng trừ nhơn chia. Còn ông tự học lấy các môn khác, vậy mà cuối cùng cũng trở thành một luật sư, một nghị sĩ, một vị tổng thống lừng danh nước Mỹ. Nhiều bài diễn văn danh tiếng của ông được khắc lên cẩm thạch và được quần chúng coi như những áng văn hay nhứt của dân tộc ông. Benjamin Franklin mười bốn tuổi đã thôi học, nhà nghèo phải đi làm công sớm, học nghề làm đèn cày, đi buôn, làm thợ nhà in, bán báo… vậy mà lúc nào cũng cố đọc sách học hỏi thêm để về sau trở thành một nhà vật lý học, một triết gia, một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ trong thế kỷ 18. Gương của Gleen Cunningham, người đã chiếm kỷ lục về môn điền kinh, còn đáng cho chúng ta khâm phục cái ý chí phi thường của con người hơn nữa. Lúc còn nhỏ ông chẳng may bị què chân trong một cơn hỏa hoạn. Các y sĩ tuyên bố chỉ còn có phép lạ mới mong làm cho ông đi được thôi. Nhưng ông không nản chí, tự cố gắng luyện tập mỗi ngày, trước hết ông tựa mình trên cái cày để tập đi trong các thửa ruộng, dần dần ông dò dẫm đi thử một mình, và cuối cùng, trong một cuộc chạy đua cả ngàn dặm, Cunningham đã chiếm giải quán quân. Biết bao nhiêu người trong số chúng ta có điều kiện sống tương đối tốt phước hơn những vị vừa nêu trên, nhưng rốt cuộc mãn đời chúng ta chỉ là những kẻ vô danh như cây cỏ trong rừng hoang, không giúp ích gì đáng kể cho nhơn loại, làm gương cho hậu thế soi chung. Thế mới hay không phải tiền của nhiều, thể xác to mới làm nên đại sự, con người biết lập chí thì bất kỳ ở cảnh ngộ nào cũng có thể thoát ra mà vươn lên được. Nếu dở sử sách ra xem, chúng ta sẽ còn thấy biết bao tấm gương thành công chỉ nhờ chỉ mỗi cái chí mà thôi. Tạo hóa sinh con người ra có thể không bình đẳng vì kẻ nghèo, người giàu, kẻ yếu, người mạnh, nhưng mọi người đều có được hai mươi bốn giờ mỗi ngày và ai cũng mang một khối óc. Những ai có chí quyết tâm theo đuổi mãi mục đích mà mình mong đạt đến, chẳng chóng thì chầy thì cũng đến nơi đến chốn, như người theo dòng nước sông đi mãi thì tất có ngày phải gặp biển. Nhà bác học trứ danh người Anh là Newton đã từng thú nhận: “Nếu tôi có phát minh được một đôi điều gì, cũng là nhờ nghĩ ngợi mãi một việc và đem việc ấy mà quan sát đủ mọi phương diện. Nếu những phát minh của tôi có được một chút lợi ích cho đồng bào là do sự cần cù và đeo đuổi mãi một ý nghĩ mà không thôi vậy.” Người Nhật Bổn có câu truyện cổ như sau: Một thương gia đặt họa sĩ vẽ cho bức trang con gà trống, vẽ làm sao cho giống hệt như gà thật. Sau mấy năm chờ đợi, người thương gia vẫn chưa thấy họa sĩ đá động gì về bức tranh con gà trống ấy cả. Quá nóng lòng và ngạc nhiên, ông bèn đến nhà họa sĩ xem sao. Đến nơi thì vẫn chưa thấy bức tranh mình đặt, họa sĩ mời ông ngồi rồi cầm cọ vẽ trong mười lăm phút thì xong hình một con gà trống tuyệt đẹp, giống y như gà thật. Người thương gia rất bằng lòng, nhưng họa sĩ đòi một số tiền quá cao, ông ta bất mãn buông những lời nặng nề với họa sĩ. Họa sĩ lẳng lặng chỉ cho ông xem một đống giấy to, cao gần tới trần nhà, tờ nào cũng có hình con gà trống, đoạn ôn tồn nói rằng: - Đó ông xem, công việc tôi làm suốt ba năm qua đấy. Phải tốn công tập luyện hôm nay tôi mới vẽ được con gà trống giống như thật trong vòng mười lăm phút. Vì vậy ông đừng bảo tiền ông trả cho tôi là quá nhiều. Người thương gia nghe ra phải lẽ, bằng lòng móc tiền ra trả ngay. Người Trung Hoa cũng có câu truyện “Ngu công dọn núi” mà chúng ta không mấy người là chẳng biết: Vì trước nhà có ngọn núi cao, cây cối rậm rạp, ác thú quá nhiều, đi lại khó khăn, Ngu công bèn quyết định cùng vợ con họ hàng phá hòn núi ấy đi, lúc ấy ông đã chín mươi tuổi. Một ông lão ở gần miền thấy vậy cười Ngu công và can rằng: - Sao khờ dại vậy! Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá thế nào nổi? Ngu công đáp: - Ngươi không bền lòng. Bền lòng thì việc gì cũng phải được… Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời con ta, đã có chắt ta, con con cháu cháu sinh hạ vô cùng, còn núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không phá nổi. Quả thật, sau này nhờ Ngu công mà vùng đất đó không còn núi non hiểm trở nữa. Nếu ở đời ai cũng nuôi được cái chí sắt thép của Ngu công thì lo chi sự nghiệp không thành. Chúng ta ngày nay có thói quen ước muốn suông: “tôi muốn thế này… tôi mong được như vầy…” Rồi cứ để cho ngày tháng trôi qua, cam tâm sống một cuộc đời tầm thường, không chịu tiếp tục mỗi ngày làm công việc “nước chảy đá mòn”, “kiến tha lâu đầy ổ”. Biết bao người khi đứng trước một khu vườn, một khu đất đã từng tự hỏi thầm: - Không biết năm nay mảnh đất nầy sẽ đem cho ta được những gì? Nếu mảnh đất kia mà biết nói, tất nó sẽ trả lời rằng: - Thưa Ông, trước hết ông phải cho tôi biết ông quyết định cho tôi cái gì đã. Phần của ông được nhiều hay ít, tốt hay xấu, là do công việc ông làm, do ý chí ông quyết định, chứ nào phải do tôi hay bất kỳ ai khác đâu. Chúng ta ai cũng muốn được thành công toại ý, nhưng thường lại quên rằng không có con đường thành công nào sẵn dành cho kẻ chân chưa đi đã ngại mỏi, việc chưa làm đã sợ khốn. Quả đúng như lời Nguyễn Bá Học viết: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Ở đời mỗi người phải nuôi cái chí quyết định lấy sự thành công của mình, không nên phó thác cho vận mạng, may rủi. Tục ngữ Anh có câu: “Thượng đế đã ban cho chúng ta một cái dạ dày để hưởng thụ con ngỗng quay. Nhưng thượng đế chờ chúng ta tự nhổ lông và quay con ngỗng lấy“. Chúng ta muốn làm nên sự nghiệp mà không có chí theo đuổi việc làm từ năm tháng này sang năm tháng khác thì có khác chi kẻ há miệng nằm dưới gốc sung chờ trái sung rụng vào mà ăn. Thành công chỉ dành cho người có chí. Con người sanh ra là để phấn đấu tìm hạnh phúc, chớ không phải tự nhiên ngồi không mà hưởng thụ mọi thứ. Người có chí là kẻ suốt đời hoạt động, làm việc không ngừng. Thông minh tài trí thế mấy mà không nuôi được cái chí đó, thì tài trí cũng cùn nhụt tiêu ma, suốt đời không làm được bao nhiêu việc hữu ích cho đời. Vì thế, vị thủ tướng lừng danh nước Ý là Mussolini đã từng nói: “Ý chí có giá trị hơn tài năng”, và Nho sĩ Trung Quốc là Uông Cách cũng cho rằng “Không gì nghèo bằng không tài, không gì hèn bằng không chí“. Phần đông người già nước ta đến lúc tuổi già sức yếu thì khoanh tay bỏ việc ngồi hưởng nhàn, bắt chước các nhà nho thời cổ ngâm câu “Toán lai danh lợi bất như-nhàn” (Tính cho kỹ lại thì sự danh lợi không bằng được sống thư nhàn). Do đó bầu nhiệt huyết hăm hở làm việc dường như nguội dần theo năm tháng, ý chí cũng tiêu ma lần khi chân mỏi mắt mờ. Sao chúng ta không noi gương Caton, tám mươi bốn tuổi rồi mà còn vui vẻ học tiếng Hy Lạp. Văn hào Voltaire, lúc đã lớn tuổi, gần đất xa trời, mà vẫn giam mình cả năm vào phòng riêng để tìm hiểu về vật lý hóa học, chỉ vì ông muốn hiểu rõ khoa học như đã hiểu biết về văn chương; đến khi bảy mươi tuổi rồi mà ông vẫn vừa mở mang đồn điền Fermey, vừa viết sách, soạn kịch. Clémenceau, vị anh hùng cứu quốc của nước Pháp, lúc về già hưởng thú điền viên vẫn không hề để ngòi bút khô mực, lưỡi cuốc ten rỉ. Những bậc trên tuy già mà lòng còn trẻ, trong khi bao nhiêu người trẻ tuổi mà chí khí đã cằn cõi, an nhiên ngồi nhìn năm tháng trôi qua rồi thở than mình sanh ra chẳng gặp thời, đổ thừa cho số kiếp không may. Sao chúng ta không nghĩ việc gì người khác làm được thì ta cũng có thể làm được, người ta hơn thua nhau chỉ ở chỗ có chí cùng không mà thôi. Để kết luận, tôi xin kể lại một câu chuyện khá thú vị đại khái như sau: “Mỗi ngày ba tôi - theo lời của một nhà văn kể - đem một tấm ván dầy ra bắt tôi dùng dao nhỏ rạch lên đó một cái, chỉ một cái thôi. Tôi thật vô cùng ngạc nhiên, nhưng ba tôi không hề hé môi giải thích. Tôi cứ tiếp tục rạch mỗi bữa vào chỗ cũ như vậy, và cuối cùng, sau mấy trăm ngày, tấm ván đứt ra làm hai. Bấy giờ, ba tôi mới vịn vai tôi mà bảo rằng: - Con thấy không? Với sự bền chí cầm con dao bé nhỏ nầy cứa mỗi ngày một cái, con có thể làm cho tấm ván dầy đứt ra làm hai. Bao nhiêu việc đời cũng chỉ như thế mà thôi: Người ta nếu biết quyết chí mỗi ngày làm mãi công việc mà mình đeo đuổi thì ắt phải có ngày thành công. Đó là bài học luyện chí mà ba nghĩ là một gia tài lớn lao nhứt ba truyền lại cho con vậy.”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Có Chí Thì Nên PDF của tác giả Nguyễn Văn Y nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chuyện Của Chú Gián - Giải Pháp Tối Ưu Cho Bạn (Craig Hovey)
Không phải ngẫu nhiên mà Craig Hovey lấy con gián, một con gián thực sự theo nghĩa đen, làm một trong hai nhân vật chính cho tác phẩm của mình. Nếu bạn biết rằng loài vật xuất hiện từ thời tiền sử này (trước khủng long khoảng 150 triệu năm và trước tổ tiên chúng ta biết đứng thẳng và đi bằng hai chân khoảng …300 triệu năm) có một bản năng sinh tồn mạnh mẽ, vượt qua mọi biến đổi khí hậu và địa chất khắc nghiệt nhất để sinh sôi nảy nở trên khắp mặt đất cho đến ngày nay, bạn sẽ hiểu ngay vì sao tác giả lấy chú gián Gregory làm biểu tượng cho sức mạnh của tồn tại và bí quyết thành công trong quyển sách của ông. Thành công trong công việc và hạnh phúc trong tình yêu là ước mơ muôn thuở của con người. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, để đạt được ước mơ này, mỗi người cần phải nỗ lực và phấn đấu rất nhiều. Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng trở nên sôi động và theo đó, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt. Thế nhưng, một điều dễ nhận thấy là việc cạnh tranh ngày nay không chỉ diễn ra giữa các công ty mà còn tồn tại ngay trong bản thân mỗi tổ chức. Do vậy, nếu chúng ta không biết cách hoàn thiện bản thân cũng như nắm bắt được quy luật tồn tại trong môi trường cạnh tranh đó, việc trở nên lạc hậu hoặc bị đào thải là điều khó tránh khỏi. Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng sớm, khi đó, Joseph, một quản lý cấp trung đang đau đầu với hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết, cả trong công việc lẫn tình cảm, bất ngờ nhìn thấy một con gián trên bàn làm việc của mình. Sau khi thương lượng để không bị giết, con gián đồng ý hướng dẫn joseph mười “Nguyên tắc của loài Gián” để giúp anh đạt được thành công như mong muốn. Dù nhận được sự giúp đỡ bất ngờ từ chú gián thông minh, nhưng bản thân Joseph cũng đã cố gắng rất nhiều để có được kết quả như mong đợi. Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta: Mỗi người phải luôn nỗ lực cho mục tiêu mà mình đã đề ra, còn những yếu tố khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ khách quan mà thôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Của Chú Gián - Giải Pháp Tối Ưu Cho Bạn PDF của tác giả Craig Hovey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản (William B. Irvine)
Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu trả lời của bạn là muốn có một người bạn đời biết quan tâm, một công việc tốt và một ngôi nhà đẹp, nhưng chúng thực ra chỉ là một số thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Khi hỏi bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này, tôi đang hỏi theo nghĩa rộng nhất. Tôi không hỏi về những mục tiêu mà bạn đề ra khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà tôi đang hỏi về mục tiêu lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, trong số những thứ bạn có thể theo đuổi trong cuộc sống, thứ nào bạn tin là có giá trị nhất? Nhiều người sẽ khó lòng nêu ra được mục tiêu này. Họ biết mình muốn gì trong từng phút một hoặc thậm chí từng thập kỷ một trong suốt cuộc đời mình, nhưng họ chưa bao giờ dành thời gian để suy ngẫm về mục tiêu sống lớn lao của bản thân. Chuyện này có lẽ cũng dễ hiểu. Nền văn hóa của chúng ta vốn không khuyến khích mọi người nghĩ về những điều như vậy, mà chỉ tạo ra hết xao lãng này đến xao lãng khác, để chúng ta không bao giờ phải bận tâm đến chúng. Nhưng một mục tiêu lớn lao trong đời là thành phần đầu tiên của một triết lý sống. Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời, tức là bạn không có một triết lý sống chặt chẽ. Nhưng tại sao có một triết lý sống lại quan trọng? Vì nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc - bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ. Nói cách khác, có nguy cơ là lúc bạn đang nằm hấp hối trên giường, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao lãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời đưa đến. Giờ giả sử bạn đã xác định được mục tiêu lớn lao trong đời mình. Và bạn cũng biết rõ tại sao mục tiêu này lại đáng để phấn đấu. Dù thế, bạn vẫn có nguy cơ sống lầm lạc. Bạn có thể sẽ không đạt được mục tiêu này, nhất là nếu không có một chiến lược hiệu quả. Do đó, thành phần thứ hai của một triết lý sống là một chiến lược để đạt được mục tiêu lớn lao của bạn. Chiến lược này sẽ chỉ rõ cho bạn phải làm những gì trong cuộc sống hằng ngày, từ đó tối đa hóa khả năng đạt được điều mà bạn xem là đáng giá nhất trong cuộc đời mình. Cuốn sách này dành cho những người đang tìm kiếm một triết lý sống. Trong các trang tiếp theo, tôi sẽ tập trung vào một triết lý mà tôi thấy hữu ích và tôi nghĩ rằng nhiều độc giả cũng sẽ thấy như vậy. Đó là triết lý của trường phái Khắc kỷ cổ đại. Tuy triết lý sống này đã lâu đời nhưng ngày nay nó xứng đáng nhận được sự chú ý của bất kỳ cá nhân nào mong muốn có được một cuộc sống vừa ý nghĩa vừa trọn vẹn - những người mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp. Tìm mua: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản TiKi Lazada Shopee 1. Lời cảm ơn 2. Giới thiệu: Một kế hoạch cho cuộc sống 3. PHẦN MỘT: SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ 1. 1. Triết học quan tâm đến cuộc sống 2. 2. Các nhà Khắc kỷ đầu tiên 3. 3. Chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã 4. PHẦN HAI: CÁC KỸ THUẬT TÂM LÝ CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ 1. 4. Tưởng tượng tiêu cực: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? 2. 5. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát: Về việc trở nên bất khả chiến bại 3. 6. Thuyết vận mệnh: Buông bỏ quá khứ... và cả hiện tại 4. 7. Tự tiết chế bản thân: Ứng phó với mặt tối của lạc thú 5. 8. Suy ngẫm: Quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ 5. PHẦN BA: LỜI KHUYÊN CỦA CÁC NHÀ KHẮC KỶ 1. 9. Bổn phận: Về tình yêu thương nhân loại 2. 10. Quan hệ xã hội: Về việc ứng xử với người khác 3. 11. Sự xúc phạm: Vượt qua những hành vi xúc phạm 4. 12. Sự đau buồn: Vượt qua nước mắt bằng lý trí 5. 13. Cơn giận: Vượt qua tâm thế phản đối niềm vui 6. 14. Những giá trị cá nhân 1: Bàn về việc theo đuổi danh vọng 7. 15. Những giá trị cá nhân 2: Bàn về cuộc sống xa hoa 8. 16. Tuổi già: Bàn về việc bị gửi vào viện dưỡng lão 9. 17. Chết: Bàn về kết thúc êm đẹp cho một cuộc đời viên mãn 10. 18. Trở thành người Khắc kỷ: Bắt đầu ngay bây giờ và chuẩn bị tinh thần bị chế nhạo 6. PHẦN BỐN: CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI 1. 19. Sự suy tàn của chủ nghĩa Khắc kỷ 2. 20. Xét lại chủ nghĩa Khắc kỷ 3. 21 Thực hành chủ nghĩa Khắc kỷĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản PDF của tác giả William B. Irvine nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản (William B. Irvine)
Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu trả lời của bạn là muốn có một người bạn đời biết quan tâm, một công việc tốt và một ngôi nhà đẹp, nhưng chúng thực ra chỉ là một số thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Khi hỏi bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này, tôi đang hỏi theo nghĩa rộng nhất. Tôi không hỏi về những mục tiêu mà bạn đề ra khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà tôi đang hỏi về mục tiêu lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, trong số những thứ bạn có thể theo đuổi trong cuộc sống, thứ nào bạn tin là có giá trị nhất? Nhiều người sẽ khó lòng nêu ra được mục tiêu này. Họ biết mình muốn gì trong từng phút một hoặc thậm chí từng thập kỷ một trong suốt cuộc đời mình, nhưng họ chưa bao giờ dành thời gian để suy ngẫm về mục tiêu sống lớn lao của bản thân. Chuyện này có lẽ cũng dễ hiểu. Nền văn hóa của chúng ta vốn không khuyến khích mọi người nghĩ về những điều như vậy, mà chỉ tạo ra hết xao lãng này đến xao lãng khác, để chúng ta không bao giờ phải bận tâm đến chúng. Nhưng một mục tiêu lớn lao trong đời là thành phần đầu tiên của một triết lý sống. Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời, tức là bạn không có một triết lý sống chặt chẽ. Nhưng tại sao có một triết lý sống lại quan trọng? Vì nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc - bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ. Nói cách khác, có nguy cơ là lúc bạn đang nằm hấp hối trên giường, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao lãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời đưa đến. Giờ giả sử bạn đã xác định được mục tiêu lớn lao trong đời mình. Và bạn cũng biết rõ tại sao mục tiêu này lại đáng để phấn đấu. Dù thế, bạn vẫn có nguy cơ sống lầm lạc. Bạn có thể sẽ không đạt được mục tiêu này, nhất là nếu không có một chiến lược hiệu quả. Do đó, thành phần thứ hai của một triết lý sống là một chiến lược để đạt được mục tiêu lớn lao của bạn. Chiến lược này sẽ chỉ rõ cho bạn phải làm những gì trong cuộc sống hằng ngày, từ đó tối đa hóa khả năng đạt được điều mà bạn xem là đáng giá nhất trong cuộc đời mình. Cuốn sách này dành cho những người đang tìm kiếm một triết lý sống. Trong các trang tiếp theo, tôi sẽ tập trung vào một triết lý mà tôi thấy hữu ích và tôi nghĩ rằng nhiều độc giả cũng sẽ thấy như vậy. Đó là triết lý của trường phái Khắc kỷ cổ đại. Tuy triết lý sống này đã lâu đời nhưng ngày nay nó xứng đáng nhận được sự chú ý của bất kỳ cá nhân nào mong muốn có được một cuộc sống vừa ý nghĩa vừa trọn vẹn - những người mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp. Tìm mua: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản TiKi Lazada Shopee 1. Lời cảm ơn 2. Giới thiệu: Một kế hoạch cho cuộc sống 3. PHẦN MỘT: SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ 1. 1. Triết học quan tâm đến cuộc sống 2. 2. Các nhà Khắc kỷ đầu tiên 3. 3. Chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã 4. PHẦN HAI: CÁC KỸ THUẬT TÂM LÝ CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ 1. 4. Tưởng tượng tiêu cực: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? 2. 5. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát: Về việc trở nên bất khả chiến bại 3. 6. Thuyết vận mệnh: Buông bỏ quá khứ... và cả hiện tại 4. 7. Tự tiết chế bản thân: Ứng phó với mặt tối của lạc thú 5. 8. Suy ngẫm: Quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ 5. PHẦN BA: LỜI KHUYÊN CỦA CÁC NHÀ KHẮC KỶ 1. 9. Bổn phận: Về tình yêu thương nhân loại 2. 10. Quan hệ xã hội: Về việc ứng xử với người khác 3. 11. Sự xúc phạm: Vượt qua những hành vi xúc phạm 4. 12. Sự đau buồn: Vượt qua nước mắt bằng lý trí 5. 13. Cơn giận: Vượt qua tâm thế phản đối niềm vui 6. 14. Những giá trị cá nhân 1: Bàn về việc theo đuổi danh vọng 7. 15. Những giá trị cá nhân 2: Bàn về cuộc sống xa hoa 8. 16. Tuổi già: Bàn về việc bị gửi vào viện dưỡng lão 9. 17. Chết: Bàn về kết thúc êm đẹp cho một cuộc đời viên mãn 10. 18. Trở thành người Khắc kỷ: Bắt đầu ngay bây giờ và chuẩn bị tinh thần bị chế nhạo 6. PHẦN BỐN: CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI 1. 19. Sự suy tàn của chủ nghĩa Khắc kỷ 2. 20. Xét lại chủ nghĩa Khắc kỷ 3. 21 Thực hành chủ nghĩa Khắc kỷĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản PDF của tác giả William B. Irvine nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.