Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuổi Thơ Dữ Dội (Phùng Quán)

Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm dài bảy phần của Nhà văn Phùng Quán. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống và chiến đấu của các em thiếu niên tuổi 13, 14 trong trung đoàn Trần Cao Vân tại Huế.

Từ khi đọc cuốn truyện này, nhắc đến Huế, nói đến Huế là tôi nhớ đến chợ Đông Ba, nhớ đến cây cầu nơi Tư dát mải bắn chim để Lượm bị bắt vô ngục, nơi Quỳnh sơn ca được cõng trên lưng với lời nựng "nặng như con gà con" rồi vẻ mặt đanh lại của em khi quyết không nhận quà từ gia đình gửi lên, nhà ngục nơi có Lượm lanh lẹ, nhân hậu cảm hóa Lép-sẹo rồi cánh đồng lúa rập rờn lẩn khuất bóng hình trốn chạy nhà ngục tụi Tây của Lượm, của Thúi, của Lép-sẹo...

Câu chuyện xoay quanh cuộc đấu tranh tư tưởng, cách ứng xử của Mừng, Quỳnh sơn ca, Lượm, Bồng da rắn, Kim điệu, Vịnh sưa...

Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn khắc ghi câu nói trước khi chết của Mừng "Anh ơi, đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!" Một lời khẩn cầu của em được gửi đến Trung đội trưởng, không biết người mẹ vừa nằm xuống của em có nghe thấy câu nói đó không! Em gia nhập Vê-cu-đê, Vệ quốc đoàn là vì trong sân của khu này có cây tầm gửi có thể chữa được bệnh hen suyễn cho mẹ em. Em không dám hỏi xin, chưa dám trèo lên cây để hái lá cho mẹ! Em thật thà, ngô nghê, thương mẹ hết mực, nghe lời cấp trên hết mực nhưng tội cho em, em không biết em bị một đồng ngũ của em đã phản bội lý tưởng các em đi theo - Kim điệu - đã cài bẫy để đồng đội nghĩ em là Việt gian và đối xử với em theo cách đối xử với Việt gian. Không bị khuất phục bởi người cha tệ bạc là Việt gian dùng mơ tưởng về giàu sang, em chạy trốn. Nhưng hoàn cảnh không chiều người. Nơi kia, Kim điệu đã trở về, Kim điệu và kẻ địch đã lập mưu và trung đoàn mắc bẫy địch. Mẹ Mừng đi tìm Mừng, nghe tin con đi theo Việt gian, người mẹ đau xót quyết tâm theo kháng chiến để chuộc tội cho con mình. Em trở về. Tất cả bằng chứng chống lại em. Mẹ em giận em, không tin em. Em vẫn không khuất phục, vẫn cố hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của một Vệ quốc đoàn. Mất mát lớn nhất trong cuộc chiến có lẽ là mẹ con em Mừng! Hai mẹ con em Mừng ra đi để lại trăn trối thiết tha "Anh ơi, đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!" và đỉnh đồi 96 ngày ấy được mang tên mới là núi mẹ con em Mừng.

Quỳnh "sơn ca" là con trai cưng duy nhất của Phó tổng trấn Trung Kỳ, giỏi đàn piano, nhẹ nhàng như con gái. Yêu những bài hát của Vệ quốc đoàn và con người trong đó, em bỏ nhà đi theo Vệ quốc đoàn. Giẫm phải mảnh chai, bị nhiễm trùng, phải nằm Viện quân y em vẫn mang tiếng đàn của mình đi phục vụ bệnh nhân khác, vẫn sáng tác bài ca "Sông Ô Lâu kháng chiến", vẫn viết bản nhạc kịch Đi tìm thuốc cho mẹ,... em đã sống như con chim kia trong rừng - trước khi chết nó bay vụt lên hát một bài ca tuyệt hay rồi rơi xuống. "Mà em thì thích sông Ô Lâu, thích xê-ca, thích bạn em hơn. Còn ba thứ đồ ni - em ngẩng lên, khoát tay chỉ đống đồ lề bày ngổn ngang trên sạp nứa - vú với chị dẹp hết vô bị mang về, một viên thuốc em cũng không uống, một cái bánh em cũng không ăn mô!". Tinh thần em kiên quyết, thư em gửi về cho ba mạ em cho Phó tổng chấn Trung kỳ là tinh thần của em, là quyết tâm của em ngày đó, là "sông Ô Lâu kháng chiến". Có người nói rằng em đã uất ức vì những hành động của cha, đã vỡ tim mà chết ở tuổi 13. Tìm mua: Tuổi Thơ Dữ Dội TiKi Lazada Shopee

Còn đó Lượm, Châu - sém, Bồng da rắn... xin để các bạn đọc cùng tôi viết tiếp cảm xúc về thế hệ thiếu niên bất tử của ngày ấy!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuổi Thơ Dữ Dội PDF của tác giả Phùng Quán nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chí Phèo (Nam Cao)
Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện. Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo. Nam Cao bắt đầu sáng tác từ năm 1936, nhưng đến tác phẩm Chí Phèo, nhà văn mới khẳng định được tài năng của mình. Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.***Nam Cao (1915/1917 - 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn và cũng là một chiến sỹ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao. Tìm mua: Chí Phèo TiKi Lazada Shopee Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định). Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.***Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nam Cao":Chí PhèoĐôi Lứa Xứng ĐôiĐôi MắtĐời ThừaLão HạcSống MònTuyển Tập Truyện Ngắn Nam CaoĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chí Phèo PDF của tác giả Nam Cao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời (Du Tử Lê)
Hầu hết những tùy bút trong tập này được tác giả viết ở dạng bán-hồi-ký, phản ảnh ít nhiều phần đời riêng, tựa tác giả soi gương, nhìn lại cuộc lữ hành nhân sinh chìm nổi gập ghềnh, khi ông đã bước vào tuổi 70, ở xứ người. Tuy không sắp xếp theo thứ tự thời gian, nhưng các tùy bút vẫn có chung mạch chảy giữa đời thường và văn chương. Giữa mất - còn. Giữa hạnh phúc - khổ đau... Giữa sống - chết của một đồng tiền hai mặt.***Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách. Sinh 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam, là một nhà thơ Việt Nam. Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai. Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn. Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Hiện ông đang sống ở miền Nam California.***Lớn lên tại Hà Nam, vùng đất được coi là chiếc nôi nuôi dưỡng nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, Du Tử Lê đã làm thơ và thành danh rất sớm. Năm 1972, ông được trao Giải thưởng văn chương toàn quốc cho thơ. Cho đến hôm nay, Du Tử Lê là nhà thơ Việt Nam có thơ được chọn dùng làm tài liệu giảng dạy tại các đại học nổi tiếng như Havard, Berkeley và UCLA tại Hoa Kỳ cùng Cambridge tại Anh quốc... Tìm mua: Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời TiKi Lazada Shopee Và điều đáng quý nhất là ông đã sống trọn vẹn cùng văn chương, nghệ thuật với một sức sáng tác liên tục và bền bỉ, cho ra đời trên 50 tác phẩm thuộc các thể loại thơ, tùy bút, truyện, sách thiếu nhi,… Thời gian qua, ông đã có 3 đầu sách xuất bản tại Việt Nam: “Thơ Du Tử Lê”, “Biệt khúc”, “Giỏ hoa thời mới lớn”. Trong quá khứ cũng như hiện tại, nhiều nhà văn cho rằng đã không có khoảng cách nào giữa thơ và tùy bút của Du Tử Lê. Hoặc tùy bút của ông giống như một thứ thơ xuôi vậy. Những ghi nhận đó, dường như đã đi ra từ những tùy bút gồm những thú nhận chân thành, thẳng thắn, nhất là ở lãnh vực tình cảm, như trong tùy bút “Xương, thịt đời sau, máu rất buồn” (có trong tập sách này), ông viết: “… Tôi nghe một kẻ nào đó, trong tôi, cất tiếng, mách bảo, có tiếc, hận chăng là, tôi đã không còn đủ thời gian, khí lực để ngỏ lời cảm ơn những người đọc/ nghe tôi. Những người làm thành tôi. Những tri âm không diện mạo. Tôi vẫn nói mỗi khi có dịp, ở nhiều nơi khác nhau rằng, nếu không có người đọc/ nghe thơ, văn của tôi, chắc chắn sẽ không thể có tôi. Không thể có một sinh vật yếu đuối (cô đơn, tội lỗi) mang tên Du Tử Lê…” Về hình thức, Du Tử Lê là người thường xuyên lặp lại không chỉ một chữ hay một nhóm chữ, mà nguyên cả một đoạn văn trong hầu hết các tùy bút của ông. Như sự lặp lại nhiều lần điệp khúc của một bản nhạc. Nên có người nói, đọc văn xuôi Du Tử Lê ta còn như nghe được tiếng nhạc. Tiếng nhạc dềnh lên tự những con chữ tựa đã mang theo hương thơm của kỷ niệm, kí ức một đời người… Và để hiểu hơn về tùy-bút-thơ-xuôi của ông, Phương Nam Book hân hạnh giới thiệu tới quý bạn đọc tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời”, mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả khắp nơi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Du Tử Lê":Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết ĐờiNgửa MặtTôi Với Người Chung Một Trái TimTrên Ngọn Tình SầuMắt Lệ Cho NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời PDF của tác giả Du Tử Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chỉ Là Chuyện Thường Tình (Tâm Văn)
Cô bé lọ lem cũng có hoàng tử yêu thương, đóa hoa dại xuân sang cũng sẽ nở. Lần đầu gặp gỡ, cô là cô nữ sinh gày gò xanh xao, chẳng ai chú ý tới, bị người ta lãng quên. Tô Hàng, 14 tuổi, như vầng thái dương, xuất hiện trong cái thế giới ảm đạm của cô, mang đến cho cô những hơi ấm đầu tiên. Rồi cuối cùng mới nhận ra rằng, anh không phải là người thuộc về cô, mà chỉ là người khách qua đường. Lần đầu gặp gỡ, anh là cậu thiếu niên ngỗ ngược lầm lì ít nói, với bảng thành tích gây lộn, trốn học lẫy lừng. Là cô đã nắm lấy tay anh, đem đến cho anh tình bạn và niềm an ủi. Từ đó, hình bóng nhỏ bé và yếu ớt đó nhẹ nhàng xâm chiếm tâm tư anh, kéo dài tới tận 18 năm. Có biết bao mối tình khắc cốt ghi tâm, biết bao thâm tình sâu nặng, lúc đó cũng chỉ là chuyện thường tình. Vận mệnh xoay vòng, trải qua bao thăng trầm, ai mới là người có thể khiến cô sống chết không buông tay?*** Tìm mua: Chỉ Là Chuyện Thường Tình TiKi Lazada Shopee Thanh Y bước xuống lầu, trong phòng khách, bố và dì Kiều đang ngồi đối điện, câu được câu chăng, chuyện phiếm với nhau. Từ sau khi Trác Thanh Liên trở về, bố sẵn sàng tâm thái chuẩn bị về hưu, mọi việc lớn nhỏ trong công ty đều giao cho anh lo liệu. “Bố, dì Kiều, chào buổi sáng!”, cô mỉm cười cất tiếng chào. “Con xem xem mấy giờ rồi, vẫn sớm quá nhỉ?”, ánh mắt trách móc của bố lướt một vòng quanh cô con gái, “Trang điểm cầu kỳ thế này, lại định ra ngoài đàn đúm với lũ bạn đầu trâu mặt ngựa hay sao?” Dì Kiều đưa mắt ra hiệu với chồng, mềm mỏng: “Y Y, cơm sáng và cả cơm trưa con đều chưa ăn, nhất định là đói rồi.Trong bếp dì vẫn để phần cơm, để dì đi hâm lại”. Nói rồi, dì toan dợm chân đứng dậy. Bố liền đưa tay ngăn lại: “Chẳng phải đã có thím Trương rồi sao? Những việc thế này đâu cần em phải động tay vào?” "Thím Trương hôm nay xin nghỉ nửa ngày, cháu thím ấy bị ốm”. Nói rồi dì Kiều gạt tay chồng ra, bước vào bếp. Thời buổi này, làm mẹ kế đâu có đễ, người giúp việc cũng khó mướn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chỉ Là Chuyện Thường Tình PDF của tác giả Tâm Văn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chỉ Gọi Tên Em (Thái Trí Hằng)
Tôi thích truyện của Thái Trí Hằng. Thích cực. Nhưng hầu như chưa viết được bao dòng cho gã. Bởi vì truyện của gã không có thiên trường địa cửu để thở dài, không có ân oán éo le để nhức nhối, không có hiểu lầm chia rẽ để nuối tiếc. Chẳng có gì cả. Chỉ có hai người luôn đi cạnh nhau, luôn biết rõ lòng nhau, và luôn giữ một lời yêu không ra miệng. Hình ảnh cuối cùng mường tượng sau khi gấp truyện lại, dường như luôn là một đôi tình nhân - chưa hẳn tình nhân, ngấp nghé tình nhân, bước cùng nhau trên đường dài hai hàng lá phủ. Đôi bàn tay buông lơi để song song nhau, chỉ cách một chút, một chút thôi, nhưng gần như chẳng bao giờ nắm vào. Mà tôi thích họ Thái, có lẽ chính vì những cái tình kiểu thế. Rất nhẹ nhàng và rất tinh tế, như một hơi thở phà nhẹ, hương không nồng nhưng dư vị xa xôi, vị không ngọt đậm mà thanh tê đầu lưỡi. Hầu hết chúng ta, đều là những người bình thường. Có nghĩa là sẽ không có vài kiếp để phùng sinh, nên chỉ đành tính hẹn kiếp này có lỡ Nghĩa là không thể lấp bể dời non, không xuất sắc kinh người, chẳng qua là ngày ngày lẩn quẩn cơm áo gạo tiền, nên chẳng cần vạn dặm quan san, sợi tình cũng mong manh nặng đầy suy nghĩ. Tìm mua: Chỉ Gọi Tên Em TiKi Lazada Shopee Nghĩa là chúng ta sống, thở, quay cuồng mỗi ngày, loanh quanh mỏi mệt cần bờ vai dựa, nên nếu lỡ không thể ôm mối tình si suốt kiếp, thôi cũng đành xin chớ trách nhau. Hạnh phúc là một khoảnh khắc. Khoảnh khắc có thể ở lại bên người. “Nhung nhớ có tuổi, bởi nó biết lớn; Ký ức trường sinh, bởi nó chẳng hề già”. Sẽ tìm em chứ? Hôm nay có gió - lời nói gió bay. Sẽ tìm em chứ? Ngày không gió thì anh không hứa. Lời hứa là một hẹn ước, dù gắng không nói ra, vẫn luôn nằm đó. Trong ước muốn của anh và mong chờ của em. Để những ngày anh bắt máy, em mỉm cười. Để những ngày anh vắng xa, em quay xe về tránh nhớ. Để những ngày ngắn ngủi có thể ở bên nhau, ta sẽ chỉ nói rằng “Được ở đây thật tốt”. Mây bay qua những ngày yêu. Đọng lại trong một giọt tương tư, chiều chiều lặng lẽ chảy qua mái tóc. Tóc e trong nỗi nhớ. Xuân lạc xuân, hạ trôi hạ, thu hoài thu, “có lẽ vào mùa đông”, băng cản lệ nhòa, thì ta lại gặp. Hoài niệm những ngày gặp gỡ, cố đuổi theo người. Bóng lẫn trong mơ. Mà chỉ biết hy vọng ta còn đủ trẻ để thử hết nông nổi. Biết đâu trong vạn đường nhắm mắt đưa chân có một đường về được bên người. Dù một thoáng chốc Dù sẽ trăm năm. “Noãn Noãn không hề biết, chỉ cần có thể mở miệng gọi tên em, đó đã là một điều hạnh phúc!” Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thái Trí Hằng":Áo MưaCá Voi Và Hồ NướcChỉ Gọi Tên EmHoa Hồng ĐêmLần Đầu Bên NhauĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chỉ Gọi Tên Em PDF của tác giả Thái Trí Hằng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.