Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Tịnh Không)

Chào quí vị đồng tu!

Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ.

Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.

Hôm nay xin giới thiệu bộ Tâm Kinh này với quí vị. Tâm kinh, bản dịch xưa nay tổng cộng có 14 bản, nhưng thường thấy có bảy bản. Hiện nay chúng ta chọn là bản dịch của đại sư Huyền Trang, cũng là bản dịch lưu thông rộng nhất. Bản kinh này ở Trung Quốc thường được các tông phái chọn làm khóa tụng sáng tối. Từ đó cho thấy, Tâm Kinh đã chiếm được địa vị trong toàn bộ Phật giáo. Do thời gian của chúng ta có hạn, lần này tuy không thể nói tường tận, nhưng nhất định sẽ nêu ra chỗ tinh yếu nhất để báo cáo đơn giản cùng quí vị.

Trước tiên, chúng ta xem đề kinh: “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”. Toàn bộ đề kinh có 8 chữ, có thể phân nó làm bốn đoạn để xem. Bát nhã là đoạn thứ nhất, Ba La Mật Đa là đoạn thứ hai, Tâm là đoạn thứ ba, Kinh là đoạn thứ tư. Bát Nhã là tiếng Phạn, cũng chính là ngôn ngữ của Ấn Độ xưa, dịch qua ý nghĩa của tiếng Tìm mua: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh TiKi Lazada Shopee

Trung Quốc là trí tuệ. Tại sao năm xưa chúng ta dịch kinh không dịch trực tiếp nó thành trí tuệ vậy? Đây là do trong thể lệ phiên dịch có cái gọi là năm điều không thể dịch. Năm điều không thể dịch này là:

- Điều thứ nhất là bí mật. Chúng ta thấy rất nhiều câu chú trong kinh Phật đều là dịch âm, không hề dịch ý nghĩa của nó ra, đây là loại thứ nhất.

- Điều thứ hai là chứa nhiều nghĩa, trong từ vựng Trung Quốc tìm không ra từ thích hợp, vậy là chúng ta bèn dùng âm dịch, sau đó dùng cách giải thích thêm. Như từ

Bạc Già Phạn, cái ý ở trong danh từ này chứa đựng rất nhiều nghĩa.

- Điều thứ ba là từ Trung Quốc không có. Như trong kinh nói Diêm Phù Đề, Diêm

Phù Đề là danh xưng của cây, là tên gọi của cây, loại cây này ở Trung Quốc không có, cho nên bèn dùng âm dịch này.

- Điều thứ tư là thuận theo xưa.

- Điều thứ năm là thuộc về tôn trọng. Bát nhã ba la mật là thuộc về tôn trọng nên không dịch. Ở trong giảng nghĩa này có một biểu giải, giải thích đơn giản hàm nghĩa danh tướng này của bát Nhã.

Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu

Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng. Nghĩa thứ ba là văn tự Bát Nhã.

Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều thuộc vào loại văn tự Bát Nhã. Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế, nhất thừa, pháp tánh, thủ

Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không, v.v… Vì sao chỉ có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa lý chân thực. Trong Trí Độ Luận đã nói một bài kệ rất hay:

Bát nhã thị nhất pháp

Phật thuyết chủng chủng danh

Tùy chư chúng sanh loại

Vi chi lập danh tự.

Nghĩa là:

Bát nhã là một pháp

Phật nói nhiều danh từ

Tùy vào loài chúng sanh

Vì họ lập danh tự.

Bài kệ này vô cùng quan trọng, để cho chúng ta hiểu được nguyên do Phật nói kinh là vì tất cả chúng sanh mà dựng lập nên rất nhiều danh từ, thuật ngữ. Thông thường chúng ta dùng từ trí tuệ để dịch chữ Bát Nhã này. Trí có nghĩa là chiếu kiến, Tuệ có nghĩa là biện biệt. Cho nên trí có tính quyết đoán, trí có khả năng quyết đoán;

Tuệ có khả năng hiểu, chiếu soi thấy tất cả pháp quả thực là không thể được, thông đạt tất cả pháp quả thực không hề chướng ngại. Đây là trí tuệ chân chánh. Bát Nhã

Ba La Mật Đa, câu Ba La Mật Đa phía sau này cũng là âm dịch từ tiếng Phạn. Ba

La dịch là bờ kia, Mật Đa dịch là đến, hợp chung lại là bờ kia đến. Đây là văn phạm nước ngoài, theo như văn phạm của Trung Quốc mà nói thì phải nói ngược lại tức là đến bờ kia, họ thì nói bờ kia đến. Ý nghĩa của câu này so với từ đáo gia mà trong thành ngữ Trung Quốc chúng ta thường nói, thì ý nghĩa này rất gần nhau.

Người Trung Quốc phàm là một việc gì khi làm được rất thành thạo, vô cùng viên mãn đều gọi là đáo gia. Thí dụ vẽ tranh, công phu vẽ tranh thành thục rồi chúng ta gọi là họa gia, công phu của họ đáo gia rồi. Nấu nướng, chúng ta gọi là xào thức ăn, thức ăn họ xào cũng đáo gia rồi, công phu đáo gia rồi. Hay nói cách khác, ý nghĩa của Ba La Mật Đa này chính là cứu cánh viên mãn mà chúng ta thường nói.

Bát Nhã Ba La Mật Đa hợp chung lại mà nói thì chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn.

Có thể thấy được điều này so với trí tuệ thông thường là có sai khác.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghiệp Tình Yêu (Geshe Michael Roach)
Geshe Michael Roach đã viết cuốn sách Năng đoạn Kim cương. Nó được đặt theo tên của một bộ kinh nổi tiếng giải thích về nghiệp cùng khía cạnh kém quan trọng hơn của nó, đó là khái niệm “không” trong Phật giáo. Nó đã trở thành cuốn sách kinh doanh bán chạy trên khắp thế giới, được dịch ra khoảng 25 thứ tiếng, và được hàng triệu người đón nhận; nổi tiếng nhất là bản tiếng Trung và nó đã giúp nhiều người đạt được tự do tài chính. Từ đó, mọi người bắt đầu mời ông đến nói chuyện về cuốn sách. Kể từ khi cuốn sách ra đời, Geshe cùng các đồng nghiệp tại Học viện Năng đoạn Kim cương đã tiến hành các buổi hội thảo kinh doanh và khóa tu cho hàng ngàn người thuộc nhiều quốc gia. Trong những chương trình này, họ thường tổ chức những buổi thảo luận nhỏ có tên là “Trí tuệ cho cuộc sống hàng ngày,” và ở đó, những người tham gia sẽ có cơ hội đặt các câu hỏi có liên quan đến công ty cũng như sự nghiệp của họ. Một hôm, trong một chương trình ở Trung Quốc, một người phụ nữ đã hỏi rằng liệu Geshe có thể trả lời một câu hỏi không liên quan đến kinh doanh mà về mối quan hệ của cô với chồng được không. Liệu các Nguyên tắc Năng đoạn Kim cương - các nguyên tắc về hạt giống nghiệp - có áp dụng được vào cuộc sống gia đình không? Geshe trả lời rằng, tất nhiên là được; rằng những hạt giống nghiệp trong tâm chúng ta, chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ và tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Đột nhiên, như thể một con đập vừa bị vỡ, mọi người bắt đầu đưa ra những câu hỏi mà từ lâu bị dồn nén về những vấn đề tế nhị nhất liên quan đến mối quan hệ của họ với người bạn đời của mình. Lúc đó, ông nhận ra rằng quan tâm đến các nhu cầu tâm linh - cũng như các nhu cầu cơm áo gạo tiền - không thôi là chưa đủ. Những mối quan hệ thân mật có lẽ chính là nguồn hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời; và chúng cũng có thể trở thành nguồn đau khổ lớn nhất. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, và nếu chúng ta muốn thế giới hạnh phúc, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề về mối quan hệ này! Đáng ngạc nhiên là Phật giáo có rất nhiều lời khuyên dành cho chúng ta về mối quan hệ của chúng ta với người bạn đời. Có hàng ngàn quyển sách vô giá, chứa đựng mọi kiến thức về nguồn gốc của mọi sự vật trong cuộc sống của chúng ta, kể cả thông tin về người bạn đời của chúng ta. Chúng là những giáo lý về hạt giống nghiệp. Ngoài ra còn có một bí quyết khác, có tên là Đạo Kim cương, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Nó cung cấp cho chúng ta những phương cách mới vô cùng độc đáo để gắn kết với người bạn đời của mình và cùng với họ đạt được những đỉnh cao tuyệt đẹp không gì có thể so sánh được. Để đủ tiêu chuẩn viết một cuốn sách về Nghiệp tình yêu, Geshe cảm thấy rằng mình là người may mắn nhất so với những nhà sư đồng đạo vì ông ã trải qua nhiều mối quan hệ trước khi trở thành một nhà sư (phần lớn người Tây Tạng vào tu viện trong độ tuổi từ 7 đến 12). Ngài biết phụ nữ như thế nào - biết những niềm vui mà một mối quan hệ đem lại, cũng như những nỗi đau khổ tột cùng của tình yêu mang lại. Chính bố mẹ ngài Geshe cũng đã phải trải qua một cuộc li dị đầy tổn thương, một sự kết hợp tồi tệ giữa việc yêu nhau nhưng không thể ở cạnh nhau. Và ông nghĩ điều quan trọng nhất là ông đã có một mối quan hệ mà ông cho là thần thánh - ở đó ông biết được sơ qua về mối liên hệ giữa Đức Phật và bà Tilottama, giữa Dante và Beatrice. Trong những năm sau đó, Geshe đã làm vững mạnh thêm trải nghiệm này và đạt được một sự hiểu biết sâu hơn về nó, thông qua hàng ngàn giờ học các giáo lý dưới chân 12 vị thầy vĩ đại của Tây Tạng. Gehse đã được trao cánh cửa bí mật để đi vào những phương pháp tương tác với người bạn đời, và ông đã dành nhiều năm để dịch cũng như nghiên cứu hàng ngàn trang văn bản cổ nói về những phương pháp này. Geshe đã nghiêm túc thử làm theo các phương pháp này và đôi khi thu hút sự chú ý không mong muốn của báo chí cũng như sự giận dữ của giới chức tu viện vì một vài người trong số đó cho rằng những kiến thức này không thể được chia sẻ cho đại chúng. Nhưng ông tin rằng có một thế giới hoàn hảo, ông tin rằng chúng ta có thể, cùng nhau tạo ra nó, và ông tin rằng nó bắt đầu và kết thúc bằng một mối quan hệ hoàn hảo - bằng sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các cặp đôi. Vì vậy, Geshe muốn chia sẻ với bạn những gì ông đã học được để giúp bạn cải thiện mối quan hệ của riêng bạn. Qua nhiều năm, hàng ngàn người từ gần như tất cả mọi nơi trên thế giới đã hỏi Geshe những câu hỏi về những mối quan hệ của họ. Ngài đã chọn lọc ra 100 câu hỏi phổ biến nhất và trả lời chúng ở đây dựa theo tri thức và trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng, kèm theo lời chúc tốt lành đến từ trái tim lạt-ma của ngài. Hy vọng nó sẽ giúp được bạn và con người hoàn hảo kia trong cuộc đời bạn. Tìm mua: Nghiệp Tình Yêu TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghiệp Tình Yêu PDF của tác giả Geshe Michael Roach nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghiệp Tình Yêu (Geshe Michael Roach)
Geshe Michael Roach đã viết cuốn sách Năng đoạn Kim cương. Nó được đặt theo tên của một bộ kinh nổi tiếng giải thích về nghiệp cùng khía cạnh kém quan trọng hơn của nó, đó là khái niệm “không” trong Phật giáo. Nó đã trở thành cuốn sách kinh doanh bán chạy trên khắp thế giới, được dịch ra khoảng 25 thứ tiếng, và được hàng triệu người đón nhận; nổi tiếng nhất là bản tiếng Trung và nó đã giúp nhiều người đạt được tự do tài chính. Từ đó, mọi người bắt đầu mời ông đến nói chuyện về cuốn sách. Kể từ khi cuốn sách ra đời, Geshe cùng các đồng nghiệp tại Học viện Năng đoạn Kim cương đã tiến hành các buổi hội thảo kinh doanh và khóa tu cho hàng ngàn người thuộc nhiều quốc gia. Trong những chương trình này, họ thường tổ chức những buổi thảo luận nhỏ có tên là “Trí tuệ cho cuộc sống hàng ngày,” và ở đó, những người tham gia sẽ có cơ hội đặt các câu hỏi có liên quan đến công ty cũng như sự nghiệp của họ. Một hôm, trong một chương trình ở Trung Quốc, một người phụ nữ đã hỏi rằng liệu Geshe có thể trả lời một câu hỏi không liên quan đến kinh doanh mà về mối quan hệ của cô với chồng được không. Liệu các Nguyên tắc Năng đoạn Kim cương - các nguyên tắc về hạt giống nghiệp - có áp dụng được vào cuộc sống gia đình không? Geshe trả lời rằng, tất nhiên là được; rằng những hạt giống nghiệp trong tâm chúng ta, chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ và tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Đột nhiên, như thể một con đập vừa bị vỡ, mọi người bắt đầu đưa ra những câu hỏi mà từ lâu bị dồn nén về những vấn đề tế nhị nhất liên quan đến mối quan hệ của họ với người bạn đời của mình. Lúc đó, ông nhận ra rằng quan tâm đến các nhu cầu tâm linh - cũng như các nhu cầu cơm áo gạo tiền - không thôi là chưa đủ. Những mối quan hệ thân mật có lẽ chính là nguồn hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời; và chúng cũng có thể trở thành nguồn đau khổ lớn nhất. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, và nếu chúng ta muốn thế giới hạnh phúc, thì chúng ta phải giải quyết vấn đề về mối quan hệ này! Đáng ngạc nhiên là Phật giáo có rất nhiều lời khuyên dành cho chúng ta về mối quan hệ của chúng ta với người bạn đời. Có hàng ngàn quyển sách vô giá, chứa đựng mọi kiến thức về nguồn gốc của mọi sự vật trong cuộc sống của chúng ta, kể cả thông tin về người bạn đời của chúng ta. Chúng là những giáo lý về hạt giống nghiệp. Ngoài ra còn có một bí quyết khác, có tên là Đạo Kim cương, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước. Nó cung cấp cho chúng ta những phương cách mới vô cùng độc đáo để gắn kết với người bạn đời của mình và cùng với họ đạt được những đỉnh cao tuyệt đẹp không gì có thể so sánh được. Để đủ tiêu chuẩn viết một cuốn sách về Nghiệp tình yêu, Geshe cảm thấy rằng mình là người may mắn nhất so với những nhà sư đồng đạo vì ông ã trải qua nhiều mối quan hệ trước khi trở thành một nhà sư (phần lớn người Tây Tạng vào tu viện trong độ tuổi từ 7 đến 12). Ngài biết phụ nữ như thế nào - biết những niềm vui mà một mối quan hệ đem lại, cũng như những nỗi đau khổ tột cùng của tình yêu mang lại. Chính bố mẹ ngài Geshe cũng đã phải trải qua một cuộc li dị đầy tổn thương, một sự kết hợp tồi tệ giữa việc yêu nhau nhưng không thể ở cạnh nhau. Và ông nghĩ điều quan trọng nhất là ông đã có một mối quan hệ mà ông cho là thần thánh - ở đó ông biết được sơ qua về mối liên hệ giữa Đức Phật và bà Tilottama, giữa Dante và Beatrice. Trong những năm sau đó, Geshe đã làm vững mạnh thêm trải nghiệm này và đạt được một sự hiểu biết sâu hơn về nó, thông qua hàng ngàn giờ học các giáo lý dưới chân 12 vị thầy vĩ đại của Tây Tạng. Gehse đã được trao cánh cửa bí mật để đi vào những phương pháp tương tác với người bạn đời, và ông đã dành nhiều năm để dịch cũng như nghiên cứu hàng ngàn trang văn bản cổ nói về những phương pháp này. Geshe đã nghiêm túc thử làm theo các phương pháp này và đôi khi thu hút sự chú ý không mong muốn của báo chí cũng như sự giận dữ của giới chức tu viện vì một vài người trong số đó cho rằng những kiến thức này không thể được chia sẻ cho đại chúng. Nhưng ông tin rằng có một thế giới hoàn hảo, ông tin rằng chúng ta có thể, cùng nhau tạo ra nó, và ông tin rằng nó bắt đầu và kết thúc bằng một mối quan hệ hoàn hảo - bằng sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các cặp đôi. Vì vậy, Geshe muốn chia sẻ với bạn những gì ông đã học được để giúp bạn cải thiện mối quan hệ của riêng bạn. Qua nhiều năm, hàng ngàn người từ gần như tất cả mọi nơi trên thế giới đã hỏi Geshe những câu hỏi về những mối quan hệ của họ. Ngài đã chọn lọc ra 100 câu hỏi phổ biến nhất và trả lời chúng ở đây dựa theo tri thức và trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng, kèm theo lời chúc tốt lành đến từ trái tim lạt-ma của ngài. Hy vọng nó sẽ giúp được bạn và con người hoàn hảo kia trong cuộc đời bạn. Tìm mua: Nghiệp Tình Yêu TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghiệp Tình Yêu PDF của tác giả Geshe Michael Roach nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạnh Phúc Tuỳ Cách Nhìn (Viên Ngộ)
Lời giới thiệu Mấy lần gặp thầy Viên Ngộ tôi hoan hỷ thấy thầy quan tâm tham vấn pháp học, pháp hành một cách cặn kẽ, và hoan hỷ hơn nữa khi đọc cuốn Hạnh phúc tùy cách nhìn do thầy biên soạn để chiasẻ sự thấy biết đạo lý nhà Phật của mình với những người đồng đạo. Những điều thầy viết xuất phát từ tư duy và trải nghiệm của chính mình trong đời sống thực tiễn hơn là chỉ “y kinh diễn nghĩa” như những vị Tăng có học thức khác. Chân lý không dành riêng cho chư Tăng Ni trong các tu viện hay thiền viện, cũng không phải độc quyền của một số vị đạo sư nổi tiếng nào. Chân lý luôn thiết thực hiện tại (sanditthiko) cho những ai ít bụi trong mắt có thể thấy ra bất cứ ở đâu và lúc nào. Chân lý cũng không bị đóng khung trong những quan niệm, công thức, phương pháp hay tông môn nào, cho nên Đức Phật chỉ làm một việc duy nhất để cống hiến cho nhân loại là khai thị sự thật (Svàkhàto Bhagavatà Dhammo), còn giác ngộ hay không thì mỗi người phải tự mình trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm để khám phá và chứng nghiệm sự thật ngay nơi thực tại đời sống của chính mình. Chân lý là sự thật tuyệt đối hoàn hảo trong chính nó, còn sự vận dụng thành phương pháp chỉ là phương tiện tương đối và bất toàn, cho nên cái khó là người vận dụng chân lý phải tự mình chứng nghiệm và suốt thông chân lý để có thể tùy cơ ứng biến mà không rơi vào công thức, khuôn định hay mẫu mực lỗi thời. Chân lý thì muôn đời vẫn thế, nhưng sự vận dụng thì luôn biến hóa vô cùng, nên không bao giờ dừng lại ở kết luận hay khẳng định nào mới có thể tùy duyên thuận pháp giữa cuộc đời đầy vô thường biến đổi. Mỗi người xử lý tình huống một cách khác nhau tùy theo trình độ căn cơ, hoàn cảnh và nghiệp mệnh của họ, người giác ngộ chỉ chia sẻ bằng cách gợi ý giúp họ thấy ra hướng đúng để họ tự học bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi qua tình huống đặc thù của họ chứ không đưa ra một giải pháp nào nhất định để họ phải theo. Giống như em học sinh lớp nào thì giải bài toán của mình theo trình độ lớp đó chứ thầy giáo không giải giúp em bài toán theo kinh nghiệm và học lực của riêng thầy. Tất nhiên khi học lên cao hơn em sẽ có cách giải bài toán ấy tốt hơn, cũng như trên đường tu học mỗi hành giả sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình ngày càng đúng tốt hơn chứ không cần phải áp dụng một mẫu lý tưởng nào cho cái đúng, bởi vì cái đúng lý tưởng đôi khi vẫn là cái sai so với cái đúng thực tế trong vị trí và thời gian nhất định của nó. Tìm mua: Hạnh Phúc Tuỳ Cách Nhìn TiKi Lazada Shopee Tôi mong rằng những gợi ý chân thành của thầy Viên Ngộ sẽ là những thí dụ điển hình có thể giúp cho nhiều Phật tử nhận ra cách xử lý tình huống riêng của mình trong cuộc sống chân không diệu hữu này. Sài Gòn, ngày 20-04-2012 Tổ Đình Bửu Long, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh Hòa Thượng Viên MinhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Phúc Tuỳ Cách Nhìn PDF của tác giả Viên Ngộ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hạnh Phúc Tuỳ Cách Nhìn (Viên Ngộ)
Lời giới thiệu Mấy lần gặp thầy Viên Ngộ tôi hoan hỷ thấy thầy quan tâm tham vấn pháp học, pháp hành một cách cặn kẽ, và hoan hỷ hơn nữa khi đọc cuốn Hạnh phúc tùy cách nhìn do thầy biên soạn để chiasẻ sự thấy biết đạo lý nhà Phật của mình với những người đồng đạo. Những điều thầy viết xuất phát từ tư duy và trải nghiệm của chính mình trong đời sống thực tiễn hơn là chỉ “y kinh diễn nghĩa” như những vị Tăng có học thức khác. Chân lý không dành riêng cho chư Tăng Ni trong các tu viện hay thiền viện, cũng không phải độc quyền của một số vị đạo sư nổi tiếng nào. Chân lý luôn thiết thực hiện tại (sanditthiko) cho những ai ít bụi trong mắt có thể thấy ra bất cứ ở đâu và lúc nào. Chân lý cũng không bị đóng khung trong những quan niệm, công thức, phương pháp hay tông môn nào, cho nên Đức Phật chỉ làm một việc duy nhất để cống hiến cho nhân loại là khai thị sự thật (Svàkhàto Bhagavatà Dhammo), còn giác ngộ hay không thì mỗi người phải tự mình trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm để khám phá và chứng nghiệm sự thật ngay nơi thực tại đời sống của chính mình. Chân lý là sự thật tuyệt đối hoàn hảo trong chính nó, còn sự vận dụng thành phương pháp chỉ là phương tiện tương đối và bất toàn, cho nên cái khó là người vận dụng chân lý phải tự mình chứng nghiệm và suốt thông chân lý để có thể tùy cơ ứng biến mà không rơi vào công thức, khuôn định hay mẫu mực lỗi thời. Chân lý thì muôn đời vẫn thế, nhưng sự vận dụng thì luôn biến hóa vô cùng, nên không bao giờ dừng lại ở kết luận hay khẳng định nào mới có thể tùy duyên thuận pháp giữa cuộc đời đầy vô thường biến đổi. Mỗi người xử lý tình huống một cách khác nhau tùy theo trình độ căn cơ, hoàn cảnh và nghiệp mệnh của họ, người giác ngộ chỉ chia sẻ bằng cách gợi ý giúp họ thấy ra hướng đúng để họ tự học bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi qua tình huống đặc thù của họ chứ không đưa ra một giải pháp nào nhất định để họ phải theo. Giống như em học sinh lớp nào thì giải bài toán của mình theo trình độ lớp đó chứ thầy giáo không giải giúp em bài toán theo kinh nghiệm và học lực của riêng thầy. Tất nhiên khi học lên cao hơn em sẽ có cách giải bài toán ấy tốt hơn, cũng như trên đường tu học mỗi hành giả sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình ngày càng đúng tốt hơn chứ không cần phải áp dụng một mẫu lý tưởng nào cho cái đúng, bởi vì cái đúng lý tưởng đôi khi vẫn là cái sai so với cái đúng thực tế trong vị trí và thời gian nhất định của nó. Tìm mua: Hạnh Phúc Tuỳ Cách Nhìn TiKi Lazada Shopee Tôi mong rằng những gợi ý chân thành của thầy Viên Ngộ sẽ là những thí dụ điển hình có thể giúp cho nhiều Phật tử nhận ra cách xử lý tình huống riêng của mình trong cuộc sống chân không diệu hữu này. Sài Gòn, ngày 20-04-2012 Tổ Đình Bửu Long, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh Hòa Thượng Viên MinhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hạnh Phúc Tuỳ Cách Nhìn PDF của tác giả Viên Ngộ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.