Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tiền Của Gia Đình - Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Tiền Của Gia Đình – Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?

Nói chuyện về tiền

Đã bao nhiêu lần bố mẹ bạn thốt lên “Không đủ tiền” và phải lắc đầu khi bạn xin xỏ gì đó rồi? Chủ đề tiền bạc và cách tiêu tiền cứ liên tục được nhắc đến, vì tiền chính là thứ trả cho mọi nhu cầu của gia đình bạn. Và bạn cũng bị ảnh hưởng nữa, kể từ cái nhỏ nhất là tiền bố mẹ cho bạn tiêu vặt!

TẠI SAO CÁC GIA ĐÌNH CỨ SUỐT NGÀY NÓI VỀ TIỀN?

Rất đơn giản – chính tiền quyết định tiện nghi và cách sống của bạn. Tiền bạc được nhắc đến rất nhiều, vì dù có đủ tiền hay không thì cả nhà dường như ai cũng cần một ít.

Nói chuyện về tiền giúp mọi người hiểu mình có thể và không thể có những gì – và biết rằng mình thật may mắn, vì vẫn có thể mua những thứ mình muốn.

TIỀN VÀO Bố hay mẹ bạn đi làm, hoặc có thể là cả hai. Tối thiểu mỗi tuần mấy chục giờ, họ làm một công việc đặc biệt ở văn phòng, cửa hàng hay ở nơi khác. Cũng có khi họ làm việc tại nhà.

Thời gian làm việc được trả công theo thỏa thuận từ trước, số tiền đó được gọi là lương. Mỗi tháng một lần, bố mẹ bạn sẽ nhận được khoản tiền đó. Nếu gia đình có tài khoản chung ở ngân hàng, tiền sẽ đi thẳng vào đây. TIỀN RA Số tiền này được tiêu vào các nhu cầu – những thứ mà gia đình cần, như là ăn, mặc và sưởi ấm, và cả các mong muốn. Tiền ấy dùng trả cho thực phẩm bạn mua và xăng để chạy xe, tiền điện, tiền gas… hay để đi ăn nhà hàng hay xem phim, thậm chí để dành đi chơi xa hoặc nghỉ mát.

VẬY CHÍNH XÁC THÌ TIỀN ĐI ĐÂU?

Chia ra Bố mẹ bạn làm cách nào biết được mình đủ tiền mua được hay không mua được những gì? Làm sao biết tiêu tiền vào thứ gì là cần thiết? Hầu hết các bậc bố mẹ đều lập kế hoạch chi tiêu, để tính xem cần bỏ ra bao nhiêu tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng mua các thứ thiết yếu cho gia đình. Danh sách những món cực kỳ cần thiết này, kèm theo giá tiền từng món, được gọi là ngân sách.

AI CHỈ ĐẠO? Bố mẹ bạn biết nếu dành quá nhiều tiền cho món này thì sẽ phải tiêu ít hơn cho món khác. Vì vậy, rất cần phải theo dõi ngân sách gia đình.

Bạn sẽ phải hỏi bố hoặc mẹ mình, ai là “tay hòm chìa khóa”. Cũng có thể là cả hai. Nhiều bậc bố mẹ cùng làm công việc đó- và cả hai phải cố mà đồng ý với nhau!

ĐỦ KHÔNG NHỈ? Có thể nhà bạn không có kế hoạch chi tiêu gì cả. Có lẽ cả nhà đều thích gì tiêu nấy và hy vọng sẽ có đủ tiền. Nhưng làm thế có phải là khôn ngoan không?

Có thể trong một thời gian vẫn không sao, nhưng rồi sẽ có những bất ngờ. Xe bị hỏng hoặc mái nhà bị dột. Hay bố mẹ bạn bị ốm nên không đi làm được. Lúc này ngân sách sẽ bị thắt chặt và tất cả mọi người trong nhà – bao gồm cả bạn – cần phải hiểu tình hình.

THIẾT YẾU VÀ XA XỈ

Những khoản chi hằng tháng giúp bạn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là những món thiết yếu. Đấy là những món chủ chốt trong ngân sách. Số tiền còn lại trong quỹ gia đình có thể được chi vào những thứ bạn thích nhưng không quá cần thiết, được gọi là những món xa xỉ.

KHÔNG CÓ NGÂN SÁCH, TA RẤT DỄ TIÊU QUÁ ĐÀ. CÓ NGHĨA LÀ MẮC NỢ!

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

9 Quy Tắc Đầu Tư Tiền Bạc Để Trở Thành Triệu Phú
9 Quy Tắc Đầu Tư Tiền Bạc Để Trở Thành Triệu PhúBạn có đang lên một kế hoạch cá nhân để biến bản thân trở thành người giàu có? Bạn cố gắng học hành vất vả cả ngày ở trường, vùi đầu vào tích góp và nhận ra bạn vẫn thiếu thốn tài chính như ngay từ khi bạn bắt đầu?Cuốn sách 9 quy tắc đầu tư tiền bạc để trở thành triệu phú của Andrew Hallam – một giáo viên trung học tại một trường quốc tế Mỹ, người đã xây dựng được một danh mục đầu tư lên tới một triệu dollar từ lương của một giáo viên. Andrew Hallam sẽ giúp bạn hiểu rõ rằng những loại hình tài chính giáo dục bạn được dạy ở trường chẳng có đóng góp gì đến túi tiền của bạn.Cuốn sách này không cung cấp cho bạn một kế hoạch làm giàu nhanh chóng, nhưng nó lại là một kế hoạch đã được chứng minh và được thử thách bởi thời gian. Hãy cùng đồng hành với Andrew Hallam để khám phá điều mà phần lớn những con người giàu có đã biết: nếu bạn tiêu tiền có trách nhiệm, bạn rồi cũng sẽ trở nên giàu có.
Sức Mạnh Của Những Con Số
Sức Mạnh Của Những Con SốLàm việc dựa trên số liệu là điểm yếu của rất nhiều người. Các báo cáo công việc, đề xuất kế hoạch… của phần lớn mọi người đều rất chung chung, mơ hồ, và đầy tính chủ quan. Chúng ta sẽ không thể tiến xa nếu chỉ biết mày mò làm việc theo kiểu “ăn ốc nói mò”, “chỉ đâu đánh đấy” mà không có số liệu làm nền tảng tư duy. Việc hợp tác làm việc nhóm cũng sẽ cực kỳ lỏng lẻo, mơ hồ và kém hiệu quả nếu các nhân viên và cấp quản lý chỉ hành động dựa trên đánh giá hời hợt, không có dữ liệu dẫn chứng. Và đương nhiên, bạn cũng sẽ không thể thuyết phục đối tác, khách hàng nếu không trình bày được vấn đề với các con số, bảng biểu,… làm hạt nhân.Những con số có sức mạnh không tưởng. Sử dụng số liệu là công cụ hữu hiệu nhất để một người hình thành tư duy logic, phát triển kỹ năng tổng hợp, phân tích vấn đề để cuối cùng, tìm ra giải pháp hành động. Cuốn sách của Kashiwagi Yoshiki sẽ hướng dẫn bạn từng bước một để nhuần nhuyễn kỹ năng này. Các con số sẽ mở đường để bạn thấu suốt sâu sắc mọi hiện trạng, và cũng chính chúng sẽ gợi ý cho bạn những cách thức giải quyết vấn đề thông minh nhất. Đây là tác phẩm hướng đến mọi cá nhân muốn trở nên chuyên nghiệp hơn trong hành trình phát triển sự nghiệp, từ những doanh nhân, quản lý, người mong muốn start-up đến các nhân viên marketing, người phụ trách nhân sự, tư vấn viên,…
Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Nhận Diện Cục Dự Trữ Liên Bang
Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll – Nhận Diện Cục Dự Trữ Liên BangTiền từ đâu mà có?Nó được lưu hành như thế nào?Ai là ngưòi đầu tiên tạo ra nó?Bạn sẽ tìm ra những bí mật về ma lực của đồng tiền trong cuốn sách này. Một chủ đề tẻ nhạt chăng? Hãy thử chờ nhé. Bạn sẽ bị lôi cuốn chỉ trong vòng 5 phút.Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll tựa như một câu chuyện trinh thám, nhưng tất cả những gì được viết trong đó đều là sự thật.Cuốn sách phơi bày những mưu đồ bất lương trong lịch sử tiền tệ và tài chính thế giới: nguyên nhân của chiến tranh, nạn lạm phát và những vòng tròn thịnh – suy…Chắc chắn, khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của mình về thế giới này.– “Một phân tích thật tuyệt vời. Hãy chuẩn bị cho một cuộc hành trình qua thời gian và ký ức” – Ron Paul, thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, ứng cử viên tổng thống năm 2008.– “Là giám đốc của một ngân hàng và là chủ tịch của một công ty tư vấn ngân hàng, tôi nghĩ rằng mình đã có một cái nhìn thấu đáo về Cục Dự trữ Liên bang, nhưng cuốn sách này đã hoàn toàn làm thay đổi quan điểm của tôi về hệ thống tiền tệ của chúng ta” – Marilyn MacGruder Barnwall, Grand Junction, Colorado.– “Một cuộc phiêu lưu thú vị vào thế giới bí ẩn của cỗ máy ngân hàng quốc tế” – Mart Thornton, giáo sư kinh tế học, Trường Đại học Auburn.– “Tôi đã đọc cuốn sách này bốn lần rồi! Mỗi lần đọc lại càng thấy thấm thía về thế giới bên trong của sự thật” – David J. Nitsche, cựu nhân viên ngân hàng, Bridgeton, New Jersey.
Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên - Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính
Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên – Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài ChínhKhi bắt đầu soạn cuốn sách này vào năm 2006, tôi không có ý định viết Lời nói đầu. Mục đích của tôi là giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu tại sao tình trạng bất cân đối ngày càng gia tăng giữa nhập khẩu và xuất khẩu – cán cân thương mại của nước Mỹ – có thể khiến đồng đôla sụp đổ, buộc người dân Mỹ phải chấp nhận mức sống giảm sút trầm trọng cùng với nhiều năm hi sinh và tái xây dựng. Bảy chương sẽ chỉ ra nhiều nguyên nhân chỉ trong thời gian 20 năm ngắn ngủi, người cho vay lớn nhất thế giới lại trở thành con nợ lớn nhất trong khi dân chúng vẫn tập trung vào những vấn đề khác. Tôi nhận thấy thách thức đặt ra với tôi là phải giúp công chúng nhận thức được cuộc khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra mà tôi đã giúp khách hàng của mình chuẩn bị đón nhận trong nhiều năm qua. Trong ba chương cuối, tôi sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư mà hàng nghìn khách hàng là các công ty môi giới đã áp dụng thành công, nhờ đó độc giả có thể tránh được sự sụp đổ của đồng đôla và thu lợi trong giai đoạn tái xây dựng nền kinh tế.Đó là cuốn sách bạn chuẩn bị đọc. Vậy tại sao còn cần đến Lời nói đầu này?Lý do là tôi viết phần này vào những ngày cuối cùng của năm 2006 và cuốn sách dự kiến sẽ được xuất bản trong khoảng một tháng tới và mọi người đã bắt đầu bàn tán nhiều về cán cân thương mại. Sau nhiều năm bị lãng quên, đột nhiên nó lại trở thành vấn đề tranh luận của công chúng. Trong khi có mối lo ngại ngày càng lớn rằng đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, thì cũng có quan điểm đối ngược, chủ yếu xuất phát từ Phố Wall với quyền lợi luôn được đảm bảo, rằng thặng dư thương mại là một dấu hiệu về sức khỏe của nền kinh tế, rằng tiêu dùng là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ. Đó chỉ là những lý lẽ vô nghĩa, ích kỷ. Nếu bạn tin như vậy thì bạn sẽ thu được lợi ích tối đa từ sự hiểu biết và lời chỉ dẫn mà tôi xin được giới thiệu trong những trang tiếp theo đây.Sau đây tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ phức tạp hơn, nhưng ngắn gọn là khó có thể chấp nhận tuyên bố vào cuối tuần trước của Lawrence Kudlow – người chủ trì vui tính của chương trình Kudlow và Khách mời. Mở đầu chương trình, Kudlow chào mừng khán giả, và sau đó trơ trẽn lên giọng: “Tôi thích thâm hụt thương mại. Tại sao ư? Vì chúng tạo ra thặng dư trong tài khoản vốn.”Về căn bản, bên cạnh một số thành phần khác, cán cân thanh toán – hệ thống ghi sổ lưu trữ các giao dịch giữa các quốc gia – bao gồm tài khoản thương mại là một phần của tài khoản vãng lai chỉ ra giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ròng; và tài khoản vốn chỉ ra dòng chảy đầu tư ròng giữa các quốc gia. Mỗi đồng đôla chúng ta thanh toán cho nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ đều quay trở lại dưới hình thức đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Mỹ và các loại tài sản khác, tài khoản này có thể được coi là mặt ngược lại của tài khoản kia. Một đất nước nhập khẩu ròng như nước Mỹ chắc chắn sẽ được bù đắp lại ở cán cân vốn, hay nói cách khác, thâm hụt trong tài khoản thương mại sẽ tạo ra thặng dư trong tài khoản vốn.Nhưng “thặng dư” ở đây chỉ là một thuật ngữ để ghi sổ với ý nghĩa đơn thuần là có nhiều tiền chảy vào hơn chảy ra. Lý do dòng tiền chảy vào là vì một tài sản, ví dụ như trái phiếu Chính phủ, đã được một ngân hàng nhà nước của nước ngoài mua lại. Tuy nhiên, bán được một trái phiếu không khiến chúng ta giàu có hơn; mà nó lại tạo ra trách nhiệm. Đương nhiên, lúc đầu, sau vụ mua bán, chúng ta sẽ có một khoản tiền trong tay; song đó là khoản tiền chúng ta sẽ phải trả lại kèm lãi.