Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ký Ức Không Quên (Jonathan Schell)

Tôi sẽ không bàn về những khía cạnh đạo lý của sự có mặt ấy. Đơn giản tôi chỉ nêu lên những điều tai nghe mắt thấy trong những tuần lễ tôi đi cùng các đơn vị Mỹ ở miền Nam Việt Nam vào mùa hè năm 1967. Những điều tôi nghe và thấy - phần lớn liên quan đến sự huỷ diệt đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam - đã giúp tôi phát hiện ra đặc điểm kỳ lạ của cuộc chiến tranh này. Theo thời gian, tôi hiểu ra đó chính là cách đối phó của quân đội Mỹ trước những thực tế đặc thù hết sức đa dạng của cuộc chiến: sự chênh lệch rất xa về quy mô và sức mạnh giữa hai đối thủ; thực tế là người Mỹ đang đánh nhau ở một nơi cách xa nước mình hàng chục nghìn dặm; thực tế là người Việt Nam là một dân tộc châu Á và sống ở một đất nước chưa công nghiệp hoá; thực tế là người Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam còn người Bắc Việt Nam lại không thể ném bom nước Mỹ; thực tế là người ta chỉ chống trả việc chúng ta ném bom ở miền Nam bằng vũ khí nhỏ; thực tế là binh sĩ Mỹ thường không thể phân biệt giữa thù với bạn hoặc dân thường; thực tế là tình trạng kém cỏi và thối nát của chính quyền Sài Gòn, là vai trò thứ yếu của Quân đội Nam Việt Nam - những kẻ đang nghĩ rằng chúng ta đến đây là để hỗ trợ họ; thực tế là đối phương đang tiến hành một cuộc chiến tranh du kích còn chúng ta thì đang tiến hành một cuộc chiến tranh cơ giới hoá; và cuối cùng, một thực tế bao trùm và kỳ quặc là: bề ngoài thì có vẻ như không cố tình, nhưng kỳ thực chính chúng ta đang tàn phá đất nước mà chúng ta cứ nghĩ là đang đến để bảo vệ nó.

Như nhiều người Mỹ khác, tôi phản đối chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Khi tôi nói chuyện với những lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam, tôi luôn cảm thấy đau buồn về những điều người ta ra lệnh cho họ làm và về những điều họ đã làm. Mặt khác, tôi không thể quên được sự thật là những người lính ấy cho rằng họ phải thực thi nhiệm vụ, rằng không có sự lựa chọn nào khác. Tôi cũng không quên được sự thật là họ đang phải sống trong trạng thái căng thẳng khủng khiếp, và cũng giống như mọi chiến binh trong mọi cuộc chiến, họ đang cố níu lấy sự sống và cố giữ cho tinh thần được tỉnh táo. Nếu như đất nước chúng ta sẩy chân sa vào cuộc chiến vì sai lầm, thì đó không phải là sai lầm của họ. Nếu như việc chúng ta tiếp tục leo thang chiến tranh là tội lỗi, thì tội lỗi đó chắc chắn không chỉ là của riêng mình họ. Nếu như thế thảm hoạ này đến thảm hoạ khác ập đến đầu nhân dân Việt Nam, thì những thảm hoạ đó chính là hậu quả tất yếu của cuộc can thiệp của chúng ta.

Đã có hàng chục nghìn lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương ở Việt Nam, có nhiều người trong số đó tin rằng họ đã chiến đấu vì chính nghĩa, và một số binh sĩ mà tôi vừa quen biết ở Việt Nam rồi cũng ngã xuống hoặc bị thương trong cùng một niềm tin như thế. Một số binh sĩ của chúng ta đã bị chiến tranh biến thành những kẻ tàn bạo. Tôi cũng có thể bị biến thành như thế nếu như tôi chiến đấu bên cạnh họ, cũng như những người thuộc bên này hoặc bên kia chiến tuyến trong mọi cuộc chiến tranh đã từng bị biến thành những kẻ tàn bạo. Tuy vậy, một số trong bọn họ đã thực thi nhiệm vụ nhưng không khỏi động lòng trắc ẩn đối với thường dân Việt Nam và ngay cả đối với kẻ thù trong chiến đấu.

Trong cuốn sách này, tôi không chủ yếu viết về những người lính trong quân đội Mỹ. Tôi viết về một phần giới hạn của cuộc chiến, viết về sự huỷ diệt do quân đội Mỹ gây ra như tôi đã tận mắt nhìn thấy (phần lớn từ trên máy bay) đối với một khu vực nông thôn của miền Nam Việt Nam. Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng. Tôi không có ý muốn phê phán những cá nhân người Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn ghi nhận những điều tôi chứng kiến, với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp tất cả người Mỹ hiểu được tốt hơn điều chúng ta đang làm.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Không Quên PDF của tác giả Jonathan Schell nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Tập 3 (Bộ Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Tập 3 PDF của tác giả Bộ Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Tập 1 (Bộ Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Tập 1 PDF của tác giả Bộ Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Chí Minh Toàn Tập - Tập 1 (Hồ Chí Minh)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Chí Minh Toàn Tập - Tập 1 PDF của tác giả Hồ Chí Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hiến Pháp Mỹ (Nguyễn Cảnh Bình)
Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của Hiến pháp Mỹ, như một lời lý giải cho rất nhiều người có cùng mối băn khoăn.Vậy Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào? Nó được làm ra trong những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng như không có lối thoát và những mối bất đồng sâu sắc, bởi những bộ óc vĩ đại có một không hai trong lịch sử, và bằng một tinh thần mà người ta khó có thể tìm một tính từ nào thay thế ngoài cách gọi - “tinh thần Mỹ”. Đó là sự tôn trọng đặc biệt lẫn nhau, thừa nhận những quan điểm hoàn toàn khác biệt, chấp nhận và cùng thỏa hiệp để đi tới lợi ích chung cuối cùng. Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham sự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật. "Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất... Sự bình đẳng có nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau... Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức các bộ phận khác, và tự kiểm soát chính mình khỏi việc ban hành những đạo luật đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội." - James Madison, Người Liên bang, năm 1787***Với tư cách là một người giảng dạy ngành luật Hiến pháp Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi rất phấn khởi viết lời giới thiệu cuốn sách này của tác giả Nguyễn Cảnh Bình. Nguyễn Cảnh Bình là một người rất xa lạ với giới Luật học chúng tôi. Anh là một Thạc sĩ khoa học tự nhiên - chuyên ngành hóa học, nhưng rất lạ thay, anh có niềm say mê Hiến pháp - Chính quyền đến lạ lùng, niềm say mê mà ngay cả những người chuyên ngành chúng tôi cũng không thể có được. Dù ở hai lĩnh vực rất khác nhau và có thể nói ở hai thế hệ khác nhau nhưng chúng tôi cùng đến với nhau qua những trang viết về Hiến pháp và những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Hiến pháp - Chính quyền. Nguyễn Cảnh Bình đã đọc những cuốn sách của tôi viết về Hiến pháp, tự viết thư cho tôi thông qua Nhà xuất bản. Và ngược lại, tôi cũng tự đọc bài báo về James Madison và những người từng soạn thảo bản Hiến pháp Mỹ, bản hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, dưới cái tên Nguyễn Cảnh Bình rất xa lạ. Sau đấy ít lâu, chúng tôi đã gặp nhau. Thật là một sự tâm đầu ý hợp. Vượt qua mọi khác biệt, chúng tôi đã có những cuộc trao đổi khoa học rất bổ ích. Tìm mua: Hiến Pháp Mỹ TiKi Lazada Shopee Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham dự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Qua những tranh luận đó, dù tán thành hay phản đối thì những lập luận này cũng rất chân thành và đều chung một mong ước thiết lập một quốc gia thịnh vượng và bền vững. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật. Với cách tiếp cận như thế, tác giả sẽ có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về Hiến pháp Hoa Kỳ ở nước ta. Đây là tác phẩm thứ hai của anh Nguyễn Cảnh Bình về Hiến pháp Hoa Kỳ, sau cuốn sách rất lý thú về Alexander Hamilton, một trong những tác giả rất xuất sắc của tác phẩm Những bài báo Người liên bang (Federalist Papers). Mặc dù không phải là người được đào tạo cơ bản về kiến thức luật học ở nhà trường, nhưng niềm đam mê và sự ham hiểu biết đã giúp anh vượt qua tất cả. Các tác phẩm của anh về lĩnh vực này rất có giá trị cho việc nghiên cứu về hiến pháp của giới chuyên môn cũng như những người muốn tìm hiểu khác. Tôi xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà NộiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hiến Pháp Mỹ PDF của tác giả Nguyễn Cảnh Bình nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.