Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bốn mùa - Lịch thiên nhiên Mikhail Prisvin

Mikhail Mikhailôvich Prisvin (1873-1954), nhà văn Liên Xô nổi tiếng, sinh tại thị trấn Eletxơ cổ kính của nước Nga. Ông đã sống nửa đời người trong điều kiện của nước Nga Sa hoàng cũ. Những tác phẩm đầu tay của ông thuộc vào thời kỳ này - ông bắt đầu viết từ năm 1906. Nhưng thời kỳ hưng thịnh sức sáng tác của nhà văn đã diễn ra trong những năm chính quyền xô-viết, trong một nước đang được cuộc cách mạng tái sinh.

Prisvin đã dành trên hai mươi năm hoạt động sáng tác của ông vào việc nghiên cứu, mô tả và ca ngợi thiên nhiên. Là một người biết rất rõ về phong cảnh miền bắc nước Nga, Prisvin đã viết nhiều sách, và mỗi cuốn dường như là bài ca hùng tráng về đất đai Nga thân yêu của ông. Cả Lịch thiên nhiên, cả Nước nhỏ giọt trong rừng, cả Kho mặt trời, Nhân sâm, Bốn mùa, Rừng thông cao vút, và cả những sách khác của nhà văn đều như thế cả. Những tác phẩm của Prisvin được xuất bản hàng triệu bản, cho đến nay đã và đang được nổi tiếng rất rộng rãi. Bạn đọc của Prisvin rất đông đảo và đa dạng. Những người thuộc các nghề nghiệp, các khuynh hướng, các trạc tuổi khác nhau đã đánh giá Prisvin là một nhà thơ chân chính của đất nước mình.

Trong cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc Việt-nam hai tác phẩm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Prisvin - Bốn mùa và Lịch thiên nhiên. Hai tác phẩm ấy là một loạt chuyện kể về thiên nhiên Nga, không có một chủ đề nhất định. Đúng hơn đó là những nét phác họa diễn đạt rất hình ảnh, những bức tranh truyền cảm, có khi là những cảnh rất nhỏ - chỉ trong vài câu, - những quan sát trực tiếp của nhà vật hậu học nghiệp dư, của nhà tự nhiên. Mùa xuân, Mùa hè, Mùa thu, Mùa đông - nhà văn đã gọi tên các chương trong hai tác phẩm của mình như thế.

...

<Trích Lời nhà xuất bản>

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

BÀI CA MỚI KHÁC THỨ - NGUYỄN TÙNG BÁ (CỔ NHẠC)
Bài Ca Mới Khác Thứ (1912)Bài ca bấy lâu sắp đặt ra cũng nhiều, song có hai thứ Tứ-đại Phụng-hoàng mà thôi! Như vậy trong Tứ-phương-quân-tử cùng Liệt-vị-quới-cô cũng trách sao không in khác thứ. Nay tôi không nệ công khó, kiếm tìm cho đủ thứ, ấn hành ra một cuốn, gọi là Ca-Mới Khác Thứ, gọi là giúp vui trong khi giải hứng!
BÀI HÁT TỲ-BÀ - ĐỖ PHỦ & BẠCH CƯ DỊ
Tỳ-bà trong văn chương Việt Nam, là một bài hát ả-đào gồm có bản dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị với bản dịch bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ mà đào-nương bao giờ cũng đọc mào-đầu, hình như để gây không-khí. Sách này vì chú trọng vào văn học Việt Nam, nên nhấn mạnh ở tính cách Việt Nam hóa mà dùng tiếng gọi thông-thường, là Bài hát Tỳ-Bà và chép cả bài Thu hứng đặt trước bài hát chính (coi như một thứ "Thay lời tựa") và sau bài Tự của tác giả.
CA NHẠC CỔ ĐIỂN - ĐIỆU BẠC LIÊU - TRỊNH THIÊN TƯ
Với sự kinh-nghiệm thâm-niên, tôi không tiếc lời khen-ngọt nhóm văn-nghệ giàu khả-năng, lành điệu nghiệp như các nghệ sĩ đàn em là: nhac-sĩ Ba Chột (con của nhạc-sự tôi: hậu-tổ Hai Khị) nhạc-sĩ Ba Khi, Tư Bình, nổi tiếng ngón đờn căn bản, nhạc-sĩ Đỗ-Hữu-Trí, Năm Nhỏ, là cặp « lục-huyền-cầm » lanh mướt, đều có tâm hồn phụng-sự nghệ-thuật, đã góp công với ông Trịnh-Thiên-Tư là một nhà văn cao-niên, sở trường về sân-khấu, chung sức soạn nên quyền « CA-NHẠC-CỔ-ĐIỀN » này, làm cho tôi thỏa-mãn nguyện-vọng trước khi nhắm mắt theo « Thầy ». Nhứt là đáng ca-ngợi 3 điểm mới-mẻ chưa ai làm được từ lâu, nhưng 3 điềm ấy đã được thực-hiện trong quyển sách nầy: 1.- Nhạc-lý rành-mạch về phương-pháp thực-hành; chưa chắc vài em biết nhạc (còn kém văn-học) giải thích được sự so-sánh cách thức lên dây đờn như trong sách này.2.- Từ xưa, các bản Vọng cổ nhịp 32, hoặc 64 chỉ được truyền-giáo bằng cách sang ngón mà thôi, vì chưa ai hoạch-định hằn được chữ nhạc. Thế nhưng trong sách này, chẳng những trình bày bản Vọng-cổ với chữ nhạc rõ-ràng, mà còn đánh dấu các phím nhạc dành riêng mỗi loại « dây » rành-mạch.3.– Soạn-giả Tịnh-Thiên-Tư sáng-chế ra nhạc-ký mới bằng (chữ cái) như : Ò, Ự, A, Ê, Ố, Í ( hò, sự, xang, xê, cống, líu), phân thì, ngăn nhịp, giúp ta có thể vừa đọc vừa đờn như tân-nhạc. Chẳng kém phần quan-trọng, nhạc-sĩ Ba Khi sáng-chế « chữ-số » qui-định ( chữ-nhạc) theo thứ tự các phím đàn, giúp người mới học khỏi thắc-mắc khi mò phím, nhứt là các phím trùng 1 chữ nhạc.Đề hưởng-ứng với đồng nghiệp, tôi nể tình ông bạn Trịnh-Thiên-Tư, cho đăng bản nhạc Vọng-cổ, và lời ca của tôi trong sách này, là nhạc-phẩm căn bản nhịp tư, mà chư nhạc-sĩ tứ phương dần-dần mở lơi ra nhịp 16 (bắt đà lời ca "văng vẳng tiếng chuông chùa" của kịch- sĩ Năm Nghĩa) đến nhịp 32 và 64.Nhạc-sĩ SÁU LẦU 
CẦM CA VIỆT NAM - TOANG ÁNH
Tôi mừng rằng công trình sưu tầm biên khảo về Nếp cũ của ông Toan Ánh càng ngày càng được quốc dân hoan nghênh. Non ba chục năm trước, đọc những bài chép các tục lạ ở thôn quê Bắc Việt và đăng tải rác trên các báo Tri Tân, Trung Bắc Chủ Nhật, Tao Đàn tôi đã để ý tới ổng liền: Khu vực đó ít người khai thác mà những chuyện ông kề đều hấp dẫn, dồi dào về chi tiết. - Trích lời của Cụ Nguyễn Hiến Lê trong sách.  mừng rằng công trình sưu tầm biên khảo về Nếp cũ của ông Toan Ánh càng ngày càng được quốc dân hoan nghênh. Non ba chục năm trước, đọc những bài chép các tục lạ ở thôn quê Bắc Việt và đăng tải rác trên các báo Tri Tân, Trung Bắc Chủ Nhật, Tao Đàn tôi đã để ý tới ổng liền: Khu vực đó ít người khai thác mà những chuyện ông kề đều hấp dẫn, dồi dào về chi tiết. - Trích lời của Cụ Nguyễn Hiến Lê trong sách.