Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Trường Bộ - Tập 2 (Thích Minh Châu)

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):.. Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các Học giả, các Sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những Học giả và những Phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình. Muốn chạy theo dục vọng, thì giải thích kinh điển một cách để hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn binh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết! Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhứt là phổ biến những kinh điển thực sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào.

Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo, xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v... nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhân và động lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập IV (1972):... Với tập IV này, tôi đã phiên dịch xong bộ Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), từ chữ Pāli ra tiếng Việt. Năm 1965, tôi in xong tập I, gồm 3 kinh đầu. Năm 1967, tôi in xong tập II, gồm 10 kinh kế tiếp. Năm 1972, tôi in xong tập III và tập IV, gồm 21 kinh trong khoảng thời gian kỷ lục 7 tháng, từ Tết Nhâm Tý (tháng 2-1972) cho đến nay, Vu Lan rằm tháng 7 (tháng 8-1972). Cứ xem thời gian hoàn thành từng tập một, mới thấy chức vụ đa đoan của một Viện Trưởng làm trở ngại cho sự phiên dịch như thế nào. Chúng tôi chỉ có thể để dành những ngày nghỉ, những buổi sáng thật sớm và những buổi tối (nếu không quá mệt mỏi vì những công việc ban ngày), để phiên dịch. Chúng tôi vẫn kiên trì phiên dịch và in cho xong tập IV, Trường Bộ Kinh là để hoàn thành một chí nguyện mà tôi ấp ủ từ khi tôi mới đi du học Tích Lan năm 1952. Về nước năm 1964, nếu tôi không nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh thời nay tôi đã dịch ít nhất cũng trọn bộ Kinh Tạng Pāli rồi. Tôi tự đánh dấu hỏi, làm Viện Trưởng hay làm một vị dịch kinh, làm chức vụ nào có lợi cho Phật Giáo hơn? Và tôi phải tự thẳng thắn để trả lời, dịch kinh có lợi hơn! Và tôi chỉ có thể vớt vát, bằng cách để những thời giờ thong thả, chú tâm vào vấn đề phiên dịch. Chúng tôi viết những dòng chữ này vừa để sám hối, vừa mong các Phật tử và các Học giả thông cảm cho.

Phiên dịch Tam Tạng Pāli có một dụng ý khác quan trọng hơn. Trước năm 1952, Việt Nam chúng ta chỉ biết có một số Kinh Đại Thừa căn bản, như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Di Đà v.v... dầu rằng chúng ta vẫn có Hán Tạng hết sức phong phú, nhưng ít người nghiên cứu. Các Kinh A Hàm, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo cũng có được đề cập. Tuy có biết, nhưng không dám học vì theo tứ y, cần phải "y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh."

Qua Tích Lan, chúng tôi được biết đến Tam Tạng Pāli, rất là phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thỉ của đức Phật, lại được phổ biến rộng rãi ở năm châu. Qua Ấn Độ, được biết thêm Tạng Sanskrit, dồi dào và phong phú hơn cả Tạng Pāli, nhưng nguyên bản gần như mất hết cả, ngoại trừ vài chục bộ mới tìm lại được. Cũng may Tạng Sanskrit được dịch ra Tạng Tây Tạng và Hán Tạng, và nhờ vậy hai tạng dịch này là kho tài liệu khá đầy đủ cho nguyên tạng Sanskrit. Nhưng nếu Pāli là Tam tạng vừa là nguyên thỉ, vừa là của học phái Thượng Tọa Bộ, Tạng Sanskrit phong phú hơn, là Tam Tạng cũng vừa là nguyên thỉ, vừa thuộc nhiều học phái như Nhứt Thế Hữu Bộ, Đại Chúng Bộ, Đàm Vô Đức Bộ, Di Sa Tắc Bộ v.v... và cũng vừa là tạng của Đại Thừa. Gía trị của hai tạng dịch là như vậy, và Tạng Trung Hoa cũng có dịch một số kinh tạng Pāli có thể do Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ VI đem từ Tich Lan về. Nếu chúng ta muốn tìm đến Tạng nào hay Kinh nào có thể là đại diện cho nguyên thỉ, chúng ta chỉ cần so sánh Kinh Tạng Luật Tạng Pāli và Kinh Tạng A Hàm và Luật Tạng các Học phái. Những điểm nào giống nhau, thời chúng ta có thể chấp nhận là Tạng Nguyên Thỉ. Những điểm dị biệt có thể là do dị biệt lập trường của các Học phái. Cho dịch Trường Bộ Kinh này, chúng tôi không mong gì hơn là giới thiệu Tạng Pāli cho Phật tử và Học giả Việt Nam và cũng mở đầu một môn học mới, tức là môn Tỷ Giáo Học giữa Kinh Tạng, Luật Tạng Pāli và Tạng chữ Hán tương đương. Môn Tỷ Giáo học này sẽ giúp chúng ta hiểu được thế nào là Tạng Nguyên Thỉ của Phật Giáo Tìm mua: Kinh Trường Bộ - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởng Đại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phật gồm có một số giáo lý căn bản mà học phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tử Phật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngọai đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệu và tìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy. Những danh từ Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông là những danh từ đẻ ra sau này để phân biệt các học phái, và một học phái chỉ được gọi là học phái Phật Giáo khi nào học phái ấy tôn trọng và trung thực với số giáo lý, số pháp môn căn bản ấy.

Ngày nay, một nhà nghiên cứu Phật Giáo, phải biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ, phải biết đến Phật Giáo các Học Phái và phải biết đến Phật Giáo Đại Thừa mới có thể có một cái nhìn đại thể về lịch sử tư tưởng Phật Giáo. Sau khi nắm được cái nhìn đại thể, vị ấy có thể chọn lấy một ngành nào, hay một pháp môn nào làm ngành chuyên môn của mình. Cho dịch Kinh Tạng Pāli, chúng tôi muốn giúp phần tài liệu nghiên cứu cho các nhà học giả ấy để có thể biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ và biết đến Học phái Thượng Tọa Bộ, một học phái có tiếng là bảo thủ nhất, trung thành với tư tưởng và lối sống Phật Giáo Nguyên Thỉ nhất, và là học phái duy nhất gìn giữ được gần như trọn vẹn cả ba tạng giáo điển.

Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy một chiều hướng mới đã bắt đầu sống dậy trong những nhà tìm hiểu tư tưởng Phật Giáo, một chiều hướng đi ngược lên Phật Giáo Nguyên Thỉ, tìm hiểu những căn bản giáo lý mà phần lớn các học phái chấp nhận, giới thiệu một lối sống đích thực, đức Phật muốn giảng dạy cho các đệ tử để sống ngay với đời sống hiện tại, khỏi phải qua những phân ly các học phái, hay những mê tín, dị đoan, cuồng tín v.v... đã dần dần xâm nhập vào Đạo Phật, làm mất bản chất thuần túy của Đạo Phật nghìn xưa. Hơn nữa, ngày nay người ta dần dần ý thức rằng chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới đáp ứng được những đòi hỏi của một thế giới khoa học hiện tại. Một tôn giáo muốn được giới trí thức trẻ hiện tại chấp nhận, vừa phải không mâu thuẫn với những phát minh khoa học mới mẻ nhất, vừa phải giải quyết được những vấn đề thuộc phạm vi con người của con người ở thế kỷ thứ hai mươi, hai mốt này. Chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới may ra đáp ứng được những đòi hỏi trên, và cho dịch tập Trường Bộ Kinh này, chúng tôi nuôi dưỡng một hy vọng rất khiêm tốn, là giới thiệu được tới tay các Học giả và các Phật tử, một phần nào những lời dạy thật sự nguyên thỉ hay gần nguyên thỉ nhất của Đạo Phật.

Tỷ kheo Thích Minh Châu

Đại học Vạn Hạnh

Sài Gòn, 1972Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Trường Bộ - Tập 2 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim (John Gray)
Các cuốn sách của Tiến sỹ John Gray Người sao Hỏa và người sao Kim chân chính; Người sao Hỏa và người sao Kim ở nơi làm việc; Những phép lạ mang tính thực tế cho người sao Hỏa và người sao Kim; Trẻ em từ Thiên Đường; Tìm mua: Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim TiKi Lazada Shopee Làm thế nào để có cái bạn muốn và hãy muốn cái bạn đang có; Đàn ông từ sao Hỏa, đàn bà từ sao Kim; Cuốn sách về những ngày đã qua; Người sao Hỏa và người sao Kim khởi đầu cùng nhau; Người sao Hỏa và người sao Kim khi hẹn hò; Người sao Hỏa và người sao Kim trong tình yêu; Người sao Hỏa và người sao Kim bên nhau mãi mãi; Người sao Hỏa và người sao Kim trong phòng ngủ; Điều mà mẹ bạn không thể nói cho bạn và cha bạn không biết; Đàn ông và đàn bà trong các mối quan hệ; Điều bạn có thể cảm thấy thì bạn có thể hàn gắn. Cuốn sách này được dành tặng cùng tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc nhất cho người vợ thân yêu của tôi, Bonni Gray. Tình yêu, lòng hi sinh, sự từng trải và mạnh mẽ của cô ấy đã truyền cảm hứng để tôi trở thành người tốt nhất hết mức có thể và chia sẻ những điều mà chúng tôi đã cùng nhau học hỏi. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời giới thiệu lần xuất bản bìa mềm Lời giới thiệu 1. Đàn ông đến từ Sao Hỏa Đàn bà đến từ Sao Kim 2. Ngài giải quyết và Ủy ban cải thiện gia đình 3. Đàn ông giữ kín những bí mật trong khi phụ nữ rất thích bày tỏ 4. Làm thế nào để động viên người khác giới 5. Bất đồng ngôn ngữ 6. Đàn ông giống như dây cao su 7. Phụ nữ giống như những con sóng 8. Khám phá những nhu cầu tình cảm khác nhau của chúng ta 9. Làm thế nào để tránh những bất đồng 10. Dành được thiện cảm từ người khác phái 11. Làm thế nào để giãi bày những cảm xúc khó nói 12. Làm thế nào để đề nghị và đón nhận sự giúp đỡ 13. Gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả - Đàn Bà Đến Từ Sao Kim PDF của tác giả John Gray nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống (Ernie Carwile)
LỜI GIỚI THIỆU Cuộc sống thật ra là một hành trình, trong đó mỗi người đều chọn cho mình một con đường để dấn bước. Trên hành trình ấy, ai cũng mong muốn con đường mình đi sẽ là hoàn hảo, họ ước ao và không ngừng tin tưởng vào điều đó. Nhưng dường như con người lại thường gặp những hoàn cảnh mà ít ai đủ tỉnh táo để nhận thức toàn diện. Chúng ta có thể nhìn thấy cuộc sống chuyển động không ngừng nhưng lại không nhận ra tiếng nói từ sâu thẳm của lòng mình, chúng ta có thể nhìn thấy lợi ích của bản thân và vị trí cá nhân nhưng không thấy được sợi dây nối kết với mọi người trong thế giới đại đồng, chúng ta sợ hãi khi nghĩ về cái chết nhưng lại không biết rằng thật ra bản thân mình có thể làm chủ nỗi hoang mang ấy… Hành trình cuộc sống không chỉ là cuộc phiêu lưu của con người với những tất bật bên ngoài mà song song với nó có những điều bắt buộc chúng ta phải bước đi bằng cảm nhận. Khi sự lắng đọng được kết tụ, chúng ta không chỉ khám phá được những nơi sâu thẳm trong tâm hồn mình mà còn tìm ra nguồn sức mạnh của sợi dây gắn kết với thế giới, vạn vật. Cuộc sống không chỉ là thắng - thua, được - mất, hạnh phúc - đau khổ, sự sống hay cái chết, mà cuộc sống là bất tận và luôn có những bí mật để con người khám phá. Liệu chúng ta có đủ niềm tin, đủ nghị lực để mở những cánh cửa ấy không? Câu trả lời sẽ dành cho mỗi người từ quyển sách “Hành trình của lẽ sống”. Tìm mua: Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống TiKi Lazada Shopee Những câu chuyện đầy ý nghĩa từ quyển sách này sẽ khơi mở cho bạn tiếp tục khám phá cuộc sống ở những khía cạnh mới mẻ, thú vị hơn. Bạn có muốn hiểu rõ hơn về những đích đến của bản thân? Cuộc hành trình chỉ còn đang đợi bạn để cùng khởi hành… - First NewsĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống PDF của tác giả Ernie Carwile nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Căn Bản (Trí Khải)
LỜI NÓI ÐẦU Tập sách này do chúng tôi góp ba quyển Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán, Tọa Thiền Tam Muội và Lục Diệu Pháp Môn, in chung lại. Vì gần đây một số độc giả tìm đọc ba quyển sách trên mà không có, chúng tôi cũng không có tái bản, nên nhiều độc giả đến tận chúng tôi yêu cầu tái bản. Riêng chúng tôi đang lo in những tập sách mới, nên không đủ phương tiện tái bản sách cũ. Ðể đáp ứng nhu cầu của độc giả, chúng tôi cho nhà xuất bản Tri Thức in lại những quyển sách này bằng cách gom chung lại thành một tập, và để tên là THIỀN CĂN BẢN. Nói Thiền Căn Bản, quý độc giả đã nhận được ngay đây là phương pháp tu thiền có thứ lớp vững chắc. Tìm mua: Thiền Căn Bản TiKi Lazada Shopee Phương pháp tu đây căn cứ trong các kinh Phật dạy theo thứ tự từ thấp đến cao. Bất cứ hạng người nào cũng tu được, nếu cố gắng và bền chí. THIỀN CĂN BẢN Ðại Sư Trí Khải; Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Thanh Từ Nhà Xuất Bản Trí Thức Mục Lục Tổng Quát Lời Nói Ðầu TỌA THIỀN CHỈ QUÁN 101. Tiểu Sử Tác Giả 107. Hành Phương Tiện 102. Duyên Khởi 108. Chánh Tu 103. Cụ Duyên 109. Tướng Thiện Căn Khai Phát 104. Trách Dục 110. Hiểu Biết Ma Sự 105. Xả Cái 111. Trị Bệnh 106. Ðiều Hòa 112. Chứng Quả TỌA THIỀN TAM MUỘI 201. Lời Dịch Giả 202. Tổng Khởi 203. Khảo Sát Tâm Bệnh TÙY BỆNH ÐỐI TRỊ 204. Pháp Môn Trị Ða Dục 205. Pháp Môn Trị Nóng Giận 206. Pháp Môn Trị Ngu Si 207. Pháp Môn Trị Lo Nghĩ 208. Pháp Môn Trị Ðẳng Phần 209. Tướng Tu Chứng 210. Bồ Tát Tu Ngũ Pháp - Tứ Thiền - Bồ-Tát Niệm Phật Tam-Muội - Tứ Không - Bồ-Tát Quán Bất Tịnh Tam-Muội - Tứ Vô Lượng Tâm - Bồ-Tát Quán Từ Tam-Muội - Ngũ Thông - Bồ-Tát Quán Nhân Duyên Tam-Muội - Tứ Niệm Chỉ - Bồ-Tát Quán A-na-ban-na - Tứ Ðế 211. Tổng Kết - Tứ Gia Hạnh - Tứ Quả Thanh Văn - Quả Bích Chi Phật LỤC DIỆU PHÁP MÔN 301. Lời Dịch Giả 307. Lục Diệu Môn Nhiếp Nhau 302. Sơ Dẫn 308. Lục Diệu Môn Chung và Riêng 303. Ðối Các Pháp Thiền 309. Lục Diệu Môn Triển Chuyển 304. Thứ Lớp Cùng Sanh 310. Quán Tâm Lục Diệu Môn 305. Tùy Tiện Nghi 311. Viên Quán Lục Diệu Môn 306. Tùy Ðối Trị 312. Tướng Chứng Của Lục Diệu Môn Ðối đãi với Thiền Căn Bản là Thiền Ðốn Ngộ, chúng tôi sẽ cho xuất bản kế đây. Chúng tôi nghĩ rằng độc giả trước nghiên cứu phần Thiền Căn Bản, sau đọc Thiền Ðốn Ngộ mới thấy hứng thú. Thế nên chúng tôi cho in nó trước. Tu Viện Chân Không Giữa Mùa Ðông 1972 Thích Thanh TừĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Căn Bản PDF của tác giả Trí Khải nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Luận Về Nhân Quả (Chơn Quang)
LỜI GIỚI THIỆU Sau khi đọc tập "Luận về Nhân Quả" của Chơn Quang, chúng tôi có gợi ý và nhuận lại chính xác để đúng với luật Nhân Quả mà chúng tôi đã nhận ra trong lúc vượt qua các ấm. Kinh nghiệm thấy biết Nhân Quả như thế nào chúng tôi đều góp ý như thế ấy để làm sáng tỏ đường đi lối về của nó, để giúp mọi người không còn mơ hồ, mê tín trong cuộc sống để giải thoát khỏi nanh vuốt của quỷ thần mà từ lâu đã tạo sợ hãi, khổ đau cho loài người. Ở đây, sự góp ý của chúng tôi không tác ý chống báng một pháp môn nào, một tôn giáo nào hoặc một tông phái nào, mà chỉ biết nêu ra một sự thật để xác định mục đích giải thoát chân thật của đạo Phật để không bị ảnh hưởng của bất cứ một tôn giáo hoặc một sự vô ý thức nào làm lệch lạc Phật Pháp. Nhân Quả là một định luật rất công bằng cho xã hội, một lợi ích lớn lao cho thế gian, một Đạo Đức sâu sắc, mầu nhiệm... Mọi người chúng ta cần thấu hiểu rõ ràng, lấy đó làm kim chỉ nam để rèn luyện cho mình tạo một đời sống đầy đủ chơn hạnh phúc. Tìm mua: Luận Về Nhân Quả TiKi Lazada Shopee Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ thấy rõ ràng đời sống của mình có hạnh phúc hay đau khổ đều do ở chính mình tạo nên. Đọc "Luận về Nhân Quả" chúng ta sẽ thấy nhân đâu quả đó, do vậy chúng ta sẽ hướng tâm mình đến chân thiện mỹ. Đọc "Luận về Nhân Quả" chúng ta sẽ thấy lợi ích thiết thực bằng cách vượt qua tất cả khổ đau, phiền não thường xảy ra trong cuộc đời. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không làm những điều ác, luôn luôn tăng trưởng những điều lành, nhờ thế cuộc đời của quý vị sẽ đạt được an vui và hạnh phúc. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không còn sợ hãi, lo ngại về thế giới quỷ thần, vì thế giới này là do tưởng ấm của quý vị lưu xuất, thậm chí đến các cõi trời, Atula, địa ngục,... cũng đều do tưởng ấm mà có. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không còn sợ hãi trước bùa chú, thần linh, pháp thuật và sẽ tự tin hơn ở chính mình để không còn bị mê mờ tâm trí, bị gạt gẫm mất của mất tiền một cách vô ích. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không bị lường gạt bằng các trò xem quẻ coi tay, nhìn tướng, đoán vận mạng, chọn ngày tốt xấu, xem sao giải hạn, cúng bái quỷ thần, cầu an, cầu siêu,... vì Nhân Quả là định luật công bằng nhất của muôn loài cho nên những việc làm trên là phi Nhân Quả, phi lý và không công bằng. Rõ lý Nhân Quả, quý vị cẩn thận giữ gìn mọi hành động về thân, khẩu, ý bởi vì một hành vi dù vô tình cũng không thoát khỏi quả báo, vì bay lên trời hay chui xuống đất hay dẫu cho thành Phật thì cũng không thoát khỏi bị đền trả. Quyển sách có giá trị thực tế cho đời lẫn đạo, giúp quý vị nghiên cứu về lý Nhân Quả Nghiệp báo một cách cơ bản hơn đồng thời phân tích một cách sâu sắc hơn về các giáo điều ngoại đạo, kể cả Bà La Môn giáo, Tiên đạo, Khổng đạo và các triết thuyết khác đã tấn công và xâm nhập Phật giáo Đại thừa về mọi phía. Giá trị của tập sách là diễn đạt tiến trình của Nhân Quả thế gian, xuất thế gian và Bồ tát đạo. Nội dung còn chủ trương hợp nhất Nguyên thủy và Đại thừa đồng thời chứng minh Nguyên thủy và Đại thừa là một. Quyển sách có một giá trị tinh thần rất lớn. Chơn Quang có một ngòi bút nhận định Nhân Quả sâu sắc và tế nhị, nêu cao ngọn đuốc chánh kiến Phật pháp làm sáng tỏ chân lý Phật dạy. Đọc tập sách này quý vị có dịp thưởng thức những câu chuyện đầy thú vị về Nhân Quả mà Chơn Quang đã khéo léo trình bày, luận giải rất sâu sắc và tỷ mỷ. Quyển sách này dành riêng cho sự phán đoán của quý vị. Riêng phần chúng tôi khi đọc "Luận về Nhân Quả" thấy có một lợi ích thiết thực cho mọi người trong mọi giới của xã hội xin giới thiệu đến quý vị độc giả. Đây không phải là quyển sách đọc một lần, càng đọc quý vị càng thấm thía sâu sắc hơn và nhìn lại cuộc đời mình, càng đọc quý vị càng thấy cần tạo cho mình một lối sống an vui và hạnh phúc chân thật, càng đọc quý vị càng thấy đường giải thoát của Đạo Phật không phải là khó đi. Chơn Như, ngày 20 tháng 10 năm 1988 Tỳ kheo Thích Thông Lạc Kính ghi TỰA Luật Nhân Quả Nghiệp báo đã được nói đến tại Ấn Độ trước khi Đức Phật ra đời, và nó trở thành một giáo lý quan trọng của đạo Phật. Điều này nói lên hai ý nghĩa: Một, những Đức Phật quá khứ, những vị Bích Chi Phật đã từng tuyên giảng về Nghiệp báo và giáo lý này lan truyền đến Phật Thích Ca. Hai, đối với những giáo lý có sẵn, nếu là chân lý, luôn luôn được đạo Phật chấp nhận và phát huy, nếu phi chân lý, sẽ bị đạo Phật loại trừ. Đây là tinh thần khách quan bao dung của đạo Phật. Vì nhận thấy tầm quan trọng trong việc nhận thức đường đi của Nhân Quả cho Đạo Đức của xã hội, nhất là Phật tử, nên chúng tôi chẳng ngại sự thiển cận của mình, đã cố gắng phân tích mọi khía cạnh của luật Nhân Quả để góp ý kiến trong kho tàng văn hóa của Đạo Phật. Nhưng dĩ nhiên sự phân tích này không thể nào hoàn chỉnh, mong mọi người thứ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu viết luận bản này trước khi đến nương với thầy trụ trì tu viện Chơn Như Thích Thông Lạc, và hoàn thành luận bản này tại đây với sự dạy bảo góp ý rất nhiều của Người. Chúng tôi xin cảm ơn những tác giả mà chúng tôi có trích những đoạn vào luận bản mặc dù chúng tôi không có điều kiện để tìm gặp trực tiếp, nhất là Hòa Thượng Thích Minh Châu với tạng kinh Nikaya vô giá. Công đức này thuộc về những vị thầy đã dạy bảo nuôi nấng chúng tôi, thuộc về những huynh đệ yêu mến đã chung sống đùm bọc chúng tôi, thuộc về các đạo hữu đã hỗ trợ chúng tôi, và thuộc về tất cả chúng sinh trong pháp giới. Chơn Như, Đông 1988. Chơn QuangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Về Nhân Quả PDF của tác giả Chơn Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.