Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lối Thoát Cuối Cùng (Virgil Gheorghiu)

Tác phẩm còn được xuất bản bản dịch khác với tựa đề Cơ May Thứ 2.

Chủ đề vẫn là cuộc đại chiến thứ hai, nhưng ở vào giai đoạn ác liệt nhất, giai đoạn điểm đỉnh chuẩn bị kết thúc. Một bức tranh toàn cảnh châu Âu với những cảnh tàn phá khủng khiếp, những nhà giam, những trại tập trung, những cái chết chóc, phân tán, chia ly, những nghi kỵ, âm mưu, những sự thủ tiêu, những sự phản bội...

Đặc biệt nổi bật lên ở cuốn tiểu thuyết này là cái cảnh tầng tầng lớp lớp những người dân các nước có chiến tranh đi qua, phần lớn là những trí thức, bỏ cửa nhà, làng mạc quê hương ra đi, đi rất xa, sang những nước ở bên kia Đại Tây Dương: một cuộc di tản ở quy mô có lẽ lớn nhất trong lịch sử.***

Constant Virgil Gheorghiu sinh ngày 15- 9 - 1916 tại Lỗ Ma Mi, Constant Virgil Gheorghiu nghiên cứu triết học và thần học ở Gucarest và Heidelberg trước khi trở thành ký giả, rồi khâm sứ tại Bộ Ngoại giao Lỗ.

(Gheorghiu tên thật là Constantin Virgil Gheorghiu, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Valea Albă, một làng trong cộng đồng Războieni, quận Neamţ, xứ Romania. Cha ông là một linh mục Chính thống giáo.) Tìm mua: Lối Thoát Cuối Cùng TiKi Lazada Shopee

Chống đối chế độ cọng sản, ông sang Pháp ở vào 1948. Cuốn tiểu thuyết đã làm thế giới tự do biết danh ông là "Giờ Thứ Hai Mươi Lăm "; ông lại càng nổi danh hơn nhờ một cuốn khác viết về cuộc tái chiếm đóng xứ Bessarabie. Ông sang Mỹ sống một thời gian, sau đó trở lại Pháp. Ông đã dùng ngòi bút để chống đối mãnh liệt cái thời đại phi nhân của chúng ta hiện nay trong hầu hết các tác phẩm của ông (La Seconde chance, La Cravache, Les Mendiants de miracles...). Ngày 23- 5 - 1963 V. Gheorghiu được tấn phong linh mục Giáo hội chính thống.

Ngòi bút của Virgil Gheorghiu quả thật là chua chát và mỉa mai; bởi vì tác giả chống tất cả những chủ trương phi nhân. Các nhân vật của V. Gheorghiu sau những đày ải lần lượt chết đi dưới những vị kỷ khắc nghiệt được ngụy trang rất khéo léo bằng những chủ nghĩa hoa mỹ. Nhưng tất cả phải chết đi để cho ý thức nhân bản trong mỗi con người, mỗi xã hội được sống. Làm sao mà không chua chát và mỉa mai cho được khi mà hơn 20 năm sau, cuộc thế chiến hãi hùng, con người vẫn đang còn bơ vơ, lạc lõng, lo sợ trước những tranh chấp chủ nghĩa, trước những đe dọa đang đẩy họ vào những đường cùng không lối thoát. Và phải chăng V. Gheorghiu cũng đag viết về sự bế tắc của con người đau đớn trên xứ sở Việt Nam thân yêu.

***

Trong khu rừng, những người bỏ trốn đang kinh hoàng vì cuộc tấn công kéo dài gần một tuần lễ. Chưa bao giờ người ta giết nhiều người như thế. Chưa bao giờ người ta dội bom nhiều như thế. Chưa bao giờ người ta tấn công khu rừng nầy bằng ngần ấy lính tráng, vũ khí, thiết giáp và phi cơ.

Có tin đồn từ lâu là Sô Viết đã lùi chân và mọi người có thể bình yên trở về thị thành, làng mạc. Hồng quân đã lùi binh và người ta không còn trông thấy bóng dáng người Nga nữa. Nông dân đã dám phá ngục ở Molda vì người Nga đã rút quân. Nhưng đúng vào lúc mọi người tràn trề hy vọng là nếu không còn người Nga nữa, họ có thể trở về sinh sống trong căn nhà mà người Nga đã đuổi họ ra từ lâu, đúng vào lúc đó thì cuộc tấn công tàn nhẫn bắt đầu. Những kẻ tị nạn lại cứ tiếp tục chui rúc trong các rừng rậm, số phận của họ cũng chẳng cải thiện được chút nào.

Magdalena là người đẹp duy nhất trong rừng này, khu rừng mà từ một tuần nay con người bị cảnh sát săn đuổi như những con thú. Pillat say sưa nhìn đôi chân Magdalena. Người đàn bà bao giờ cũng là của đẹp trời cho, như bầu trời, như mặt trời. Người đàn bà soi sáng đời sống người đàn ông cho dù là trong bóng tối thâm cung nhất. Người đàn bà cũng giống như ánh trăng, đi đến đâu, bóng tối biến mất đến đó, người đàn bà làm cho mặt đất rạng rỡ thêm lên. Đôi chân Magdalena đang cử động nhanh, nàng đi mà như đang khiêu vũ, cả thân hình nàng như đang khiêu vũ với cây trong rừng. Nàng biến đi một hồi, rồi trở về òa khóc bên cạnh Pillat:

- Họ giết tướng cướp tay không rồi, rõ ràng tôi thấy tận mắt hắn chết, chết hẳn rồi.

Và nàng nức nở khóc, vì sợ hãi.

- Ai chết?

- Người nông dân có tên là tướng cướp tay không đó. Tôi dẫm phải xác hắn. Đi với tôi đi, tôi sợ phải đến gần hắn một mình. Rất có thể hắn giả vờ chết cũng nên. Đi đi. Hắn dễ sợ ngay cả khi đã chết, đúng là đồ quỷ.

Magdalena làm dấu thánh giá. Pillat cầm tay nàng đi đến nơi tướng cướp đã chết. Trong thung lũng, trên mõm đá, người nông đàn nằm ngửa mặt lên trời, ống tiêu vẫn để trên ngực, chết trong đám cỏ hoa. Magdalena che mặt để đừng trông thấy cảnh tên cướp nằm sóng sượt trên mõm đá. Cảnh sát Sô Viết đã không thể nào hạ nổi hắn ta dù họ đã từng gởi nhiều đội quân cảnh để đuổi bắt hắn, thế mà bây giờ hắn phải chết bởi cuộc săn đuổi của cảnh sát của khối Liên Quốc Gia. Magdalena che mắt chỉ:

- Đúng hắn đó.

Pillat bỗng đau đớn:

- Trời ơi hắn đây ư?

Và chàng quỳ xuống bên cạnh xác chết:

- Đúng là Ion Kostaky, cha của Marie đây rồi.

Ion Kostaky vẫn mặc bộ áo Gia Nã Đại. Pillat cầm lấy bàn tay lạnh lẽo đang nắm chặt ống tiêu để trên ngực. Chàng sững sờ nhìn chiếc nón theo lối Mỹ, quần dài theo kiểu Anh và đôi ủng nặng nề của Đức. Chàng sững sờ nhìn ống tiêu muôn đời gốc Lỗ ma ni. Chàng sững sờ nhìn miệng Ion dính đầy máu, lấy tay chùi hết máu nơi miệng. Chàng không quên vuốt đôi mắt đang mở rộng nhìn về phía đại đồng minh của người Nông dân: Trời. Kostaky vẫn hình như đang mỉm cười thỏa mãn vì đã chết bên cạnh Trời. Chàng sững sờ nhìn dây lưng gốc Sô Viết, nhìn bộ quần áo đủ mọi quốc gia, ở khắp nơi mà Kostaky đã từng đổ máu lên đó, đã từng chết dần chết mòn, mọi quốc gia đều có giết Ion một phần, và Ion tượng trưng cho xứ Lỗ ma ni bất hạnh này. Chàng bảo:

- Thôi chôn cất ông ta đi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lối Thoát Cuối Cùng PDF của tác giả Virgil Gheorghiu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (Võ Nguyên Giáp)
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 - 1954. Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta "lấy yếu đánh mạnh" thì ở Triều Tiên là "lấy mạnh đánh mạnh". Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh. Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh". Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 - 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài, "quân đoàn tác chiến" (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín" cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là "lối thoát danh dự". Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Hợp Thần Thoại Việt Nam (Nhiều Tác Giả)
Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà (Haruki Murakami)