Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đồ thờ trong di tích của người Việt [pdf]

Trong một tấm bia của chùa Bối Khê (Thanh Oai - Hà Tây ) có ghi rằng : Anh tú của trời đất tụ thành sông núi. Sự linh thiêng của sông núi đúc ra thành thần. Thánh thần linh thiêng hóa làm mây gió sấm mưa để nhuần tưới cho sinh dân và còn mãi muôn đời cùng non nước đất trời vậy.

Câu nói minh triết ấy là tinh thần dẫn người xưa vào đạo. Ngày nay chúng ta quan niệm rằng tôn giáo tín ngưỡng là văn hóa. Bất kể dòng tư tưởng lớn nào của thế giới cho tới những tư tưởng bình dân nhuốm màu tôn giáo đều lấy thiện tâm làm đầu, từ đó mới bàn đến tư tưởng và tâm linh để cuối cùng hội tụ vào thần linh. Đồ thờ như "giấy thông hành" để tầng dưới tiếp cận tầng trên, con người tiếp cận với đấng vô biên (mà suy cho cùng đấng vô biên chỉ là sản phẩm thuộc tư duy liên tưởng của loài người). Mỗi thời có một nhận thức khác nhau, tư duy liên tưởng khác nhau sẽ dẫn đến có cách ứng xử và mối liên hệ với thần linh khác nhau. Không một di tích tôn giáo nào không có đồ thờ. Đồ thờ xác định tư cách cho những kiến trúc cùng với hệ thống tượng liên quan để trở thành di tích tôn giáo tín ngưỡng. Ngược lại, nếu không có đồ thờ thì cùng lắm di tích đó chỉ mang hình thức một nhà trưng bày. Như vậy đồ thờ đã góp phần thiêng hóa kiến trúc thờ tự, nó đã hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiện, mỹ, tránh thoát những dục vọng thấp hèn, góp phần làm cân bằng những tâm hồn luôn bị giày vò bởi tục lụy. Đồ thờ là sản phẩm văn hóa hữu thể, nó chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian.

ở nước Việt, đồ thờ mang vẻ đẹp tâm linh thánh thiện phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa nước. Chúng vượt lên trên cả tính tích cực và tiêu cực của người đời, vượt lên trên cả những yếu tố sùng bái thuộc tín ngưỡng và dị đoan để tồn tại như một chứng tích lịch sử, một lời nhắn nhủ của tổ tiên... Thông qua đổ thở chúng ta có thể tìm về bản thể chân như thuộc vẻ đẹp của người xưa, để con người nhờ đó mà nâng cao thêm được tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ nhân bản, đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Nếp Cũ - Tiết Tháo Một Thời (Toan Ánh)
Đầu năm 2010, tiếp theo 6 tựa sách trong bộ sách Phong tục, các tựa: Hương nước hồn quê; Trong họ ngoài làng; Tiết tháo một thời; Trẻ em chơi được phát hành. Tiết tháo một thời là tập sách nằm trong bộ Nếp cũ, gồm nội dung cả hai cuốn sách đã được in độc lập trước đây là Tiết tháo một thời và Tinh thần trọng nghĩa phương Đông. Qua những câu chuyện kể về cảnh, về người, về những sự việc ở thời xưa cũ, tác giả muốn đề cao tiết tháo và nghĩa khí của người xưa, với tất cả sự kính trọng và niềm luyến tiếc: Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Tiết Tháo Một Thời PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phong Tục Việt Nam (Toan Ánh)
Phong tục như ta đã hiểu là "thói quen chung của số đông người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhất định" (Từ điển Hán Việt Nguyễn Văn Khôn). Mỗi nước có phong tục tập quán của mình và cái đó đã góp phần làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Trong nền văn hoá truyền thống Việt Nam do quy luật giao lưu văn hóa và hoàn cảnh lịch sự, phong tục tập quán ở ta có đôi nét giống một số nước trong khu vực nhất là Trung Quốc nhưng nói chung phong tục Việt Nam vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thể hiện rõ nét đời sống văn hoá xưa và nay của cộng đồng các dân tộc sống trên giải đất từ Bắc chí Nam. Với thời gian và sự phát triển của xã hội, phong tục tập quán đã được sàng lọc; những tập tục lạc hậu mê tín dần dần bị đào thải; cái tốt đẹp, truyền thống được bảo tồn và phát huy phù hợp với nhận thức và sự tiến bộ của nhân loại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phong Tục Việt Nam PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nếp Cũ - Lễ Tết, Hội, Hè (Toan Ánh)
Trong lịch sử ngàn năm của một dân tộc có nền văn minh lúa nước như dân tộc Việt, mùa xuân chính là mùa của lễ hội. Quanh năm làm việc đồng áng, xuân đến là lúc nông nhàn, người dân các làng, các miền mở hội. Cuốn “Hội hè đình đám” của học giả Toan Ánh cho thấy, trong các hội xuân có hai loại: hội đình và hội chùa. Ngày hội tùy theo mỗi làng thay đổi, có làng mở hội sớm, có làng mở hội muộn, có làng bắt đầu mở hội từ trong năm cho đến ngoài giêng mới hết. Dù trong hội đình hay hội chùa, dù hội kéo dài trong năm hay ngoài xuân, bao giờ ở hội cũng có rất nhiều trò vui để dân làng và khách trẩy hội giải trí. Có những trò vui chung thông thường cho mọi hội như: rún đu, cờ bỏi, đốt pháo… lại có những trò vui riêng của từng địa phương: đánh phết, hát quan họ, kéo co, bơi chải… Trong các thú vui chung có những thú dành riêng cho người già như tổ tôm, cờ bỏi, thi thơ, và cũng có những trò vui riêng cho bạn trẻ nam nữ thanh niên, những trò vui này rất nhiều và rất thú vị: đánh phết, đánh trung bình tiên, hát quan họ, hát đúm, thổi cơm thi, nấu cỗ thi, bơi thuyền, đánh vật… Các cụ bà trong ngày hội, dù là hội đình đều có thú đi chùa... Còn gì náo nức hơn không khí của làng xóm quê hương thủa xưa với bóng cờ ngũ sắc, với những tiếng trống thờ, với đám trai gái vùng quê, quần áo mới màu Tết lũ lượt dìu tới những hội làng, vẻ mặt hớn hở, vừa đi vừa nói cười hân hoan. Trong các hội quê, lại có các hội về lịch sử, các hội về Tôn giáo, các hội hè về phong tục. Những phong tục tập quán này biểu lộ tính dân tộc của Việt Nam với nhiều cái hay cái đẹp, nhiều cao khiết lành mạnh. Những hội hè đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng liêng tôn giáo của người dân qua lễ nghi, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bậc anh hùng đất nước cũng như đối với các vị thần linh, nhất là các vị Thành hoàng đã che chở phù hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ nghi, nhớ lại phong tục. Những hội hè đình đám lại là những dịp để thắt chặt thêm tình thân giữa dân làng và có khi giữa dân các làng lân cận bởi những tục giao hảo hoặc bởi hội hè đình đám làng này đã kéo dân làng khác tới chung vui. Tìm mua: Nếp Cũ - Lễ Tết, Hội, Hè TiKi Lazada Shopee Một mùa xuân mới lại về, các bạn hãy cùng đọc và cùng dự những hội hè, đình đám của mỗi làng quê để thấy yêu vô cùng đất nước Việt, dân tộc Việt.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Toan Ánh":Nếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển HạNếp Cũ - Tín Ngưỡng Việt Nam Quyển ThượngNếp Cũ - Lễ Tết, Hội, HèMúa Thiết Lĩnh... Ném Bút Chì...Nếp Cũ, Hội Hè Đình ĐámNếp XưaPhong Tục Việt NamNếp Cũ - Làng Xóm Việt NamNếp Cũ - Tiết Tháo Một ThờiNho Sĩ Đô VậtNếp Cũ - Bó Hoa Bắc ViệtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nếp Cũ - Lễ Tết, Hội, Hè PDF của tác giả Toan Ánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.