Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tạng Thư Sống Chết (Sogyal Rinpoche)

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: SỐNG

1. TRONG TẤM GƯƠNG CỦA CÁI CHẾT

CÁI CHẾT TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN

CUỘC HÀNH TRÌNH QUA SỐNG CHẾT Tìm mua: Tạng Thư Sống Chết TiKi Lazada Shopee

2. VÔ THƯỜNG

ẢO TƯỞNG LỚN

SỰ LƯỜI BIẾNG NĂNG ĐỘNG

ĐỐI MẶT CÁI CHẾT

XEM TRỌNG CUỘC ĐỜI

MÂY MÙA THU

3. TƯ DUY VÀ THAY ĐỔI

CHẤP NHẬN CÁI CHẾT

SỰ THAY ĐỔI SÂU XA TRONG TÂM ĐỂ

NHỊP TIM CỦA THẦN CHẾT

LÀM VIỆC VỚI NHỮNG ĐỔI THAY

TINH THẦN CHIẾN SĨ

THÔNG ĐIỆP CỦA VÔ THƯỜNG TRONG CÁI CHẾT CÓ NIỀM HY VỌNG

4. BẢN CHẤT CỦA TÂM

TÂM VÀ TỰ TÍNH CỦA TÂM

BẦU TRỜI VÀ NHỮNG ĐÁM MÂY

BỐN LỖI

NHÌN VÀO TRONG

NHỮNG HỨA HẸN CỦA GIÁC NGỘ

5. ĐƯA TÂM VỀ NHÀ

LUYỆN TÂM

TRỌNG TÂM CỦA THIỀN ĐỊNH

LUYỆN TẬP CHÁNH NIỆM

SỰ BÌNH AN TỰ NHIÊN

PHƯƠNG PHÁP TRONG THIỀN

THẾ NGỒI

BA PHƯƠNG PHÁP THIỀN QUÁN

TÂM TRONG THIỀN ĐỊNH

QUÂN BÌNH TẾ NHỊ

Ý TƯỞNG VÀ CẢM XÚC: SÓNG VÀ ĐẠI DƯƠNG

KINH NGHIỆM

NGHỈ NGƠI

HÒA NHẬP THIỀN VỚI HÀNH ĐỘNG

NGUỒN CẢM HỨNG

6. TIẾN HÓA, NGHIỆP VÀ TÁI SINH

VÀI “BẰNG CHỨNG” VỀ TÁI SINH

TÍNH TƯƠNG TỤC CỦA TÂM THỨC

NGHIỆP

THIỆN TÂM

TÍNH SÁNG TẠO

TRÁCH NHIỆM

TÁI SINH TẠI TÂY TẠNG

7. BARDO VÀ NHỮNG THỰC TẠI KHÁC

BARDO HAY CÕI BARDO

BẤT TRẮC VÀ CƠ HỘI

NHỮNG THỰC TẠI KHÁC

SỐNG CHẾT TRONG LÒNG BÀN TAY

8. ĐỜI NÀY: CÕI BARDO TỰ NHIÊN

CÁI THẤY DO NGHIỆP LỰC

LỤC ĐẠO

CÁNH CỬA NHẬN THỨC

TUỆ GIÁC VÔ NGÃ

CÁI NGÃ TRÊN ĐƯỜNG TÂM LINH

HƯỚNG ĐẠO MINH TRIẾT

BA KHÍ CỤ CỦA TRÍ TUỆ

NHỮNG HOÀI NGHI TRÊN ĐƯỜNG

9. CON ĐƯỜNG TÂM LINH

TÌM ĐƯỜNG

THEO MỘT CON ĐƯỜNG

BẬC THẦY

NĂNG LỰC CỦA LÒNG SÙNG KÍNH

DÒNG ÂN SỦNG

PHÉP ĐẠO SƯ DU GIÀ; HÒA VỚI TÂM TRÍ TUỆ CỦA BẬC THẦY

10. TỰ TÁNH SÂU XA CỦA TÂM

CÁI THẤY

THIỀN ĐỊNH

HÀNH

THÂN THỂ CẦU VỒNG

PHẦN HAI: CHẾT

11. LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT VỀ VIỆC GIÚP ĐỠ NGƯỜI SẮP CHẾT

CHỨNG TỎ TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN

NÓI THẬT

SỢ CHẾT

CÔNG VIỆC CHƯA XONG

NÓI LỜI TỪ BIỆT

TIẾN ĐẾN MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN

12. LÒNG BI MẪN: VIÊN NGỌC NHƯ Ý

CÁI HỢP LÝ CỦA BI MẪN

CÂU CHUYỆN VỀ TONGLEN VÀ NĂNG LỰC TÂM ĐẠI BI

LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH THỨC TÂM ĐẠI BI

NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA TONGLEN

PHÁP TU TONGLEN SƠ KHỞI

PHÁP TONGLEN CHÍNH THỨC

TONGLEN CHO MỘT NGƯỜI SẮP CHẾT

BÍ QUYẾT THÁNH LINH

13. GIÚP ĐỠ TINH THẦN CHO NGƯỜI CHẾT

BÊN CẠNH TỬ SÀNG

ÐEM LẠI HY VỌNG VÀ TÌM SỰ THA THỨ

TÌM MỘT PHÁP TU

PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC “PHOWA”

DÙNG PHÁP CHUYỂN DI ĐỂ GIÚP NGƯỜI SẮP CHẾT

CỐNG HIẾN CÁI CHẾT CỦA CHÚNG TA

14. NHỮNG HÀNH TRÌ CHO NGƯỜI SẮP CHẾT

GIÂY PHÚT CHẾT

BUÔNG XẢ ÁI LUYẾN (RÀNG BUỘC)

THỂ NHẬP SỰ TỈNH GIÁC SÁNG SUỐT

NHỮNG CHỈ DẪN VÀO LÚC HẤP HỐI

HÀNH TRÌNH CHO NGƯỜI SẮP CHẾT

PHOWA: PHÁP CHUYỂN DI TÂM THỨC

ÂN SỦNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN VÀO LÚC CHẾT

BẦU KHÔNG KHÍ ĐỂ CHẾT

TỪ GIÃ THÂN XÁC

15. TIẾN TRÌNH CHẾT

THỌ MẠNG TẬN

CHẾT PHI THỜI

TRUNG GIAN ĐAU ĐỚN CỦA SỰ CHẾT

TIẾN TRÌNH CHẾT

TƯ THẾ CHẾT

SỰ TAN RÃ BÊN TRONG

CÁI CHẾT CỦA “CÁC ĐỘC TỐ”

PHẦN BA: CHẾT VÀ TÁI SINH

16. NỀN TẢNG

NỀN TẢNG CỦA TÂM PHÀM TÌNH

MẸ CON GẶP GỠ

THỜI GIAN CỦA ÁNH SÁNG CĂN BẢN

CÁI CHẾT CỦA MỘT BẬC THẦY

17. TIA SÁNG NỘI TẠI

BỐN GIAI ĐOẠN CỦA PHÁP TÁNH

HIỂU NGỘ PHÁP TÁNH

SỰ TRỰC NHẬN

18. BARDO TÁI SANH

THÂN Ý SANH

NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÕI TRUNG ẤM

ÐỘ DÀI CỦA TRUNG ẤM TÁI SANH

PHÁN XÉT

NĂNG LỰC CỦA TÂM

TÁI SANH

19. GIÚP ĐỠ SAU KHI CHẾT

KHI NÀO TA CÓ THỂ GIÚP

TA CÓ THỂ GIÚP ĐỠ NHƯ THẾ NÀO

SỰ THẤU THỊ CỦA NGƯỜI CHẾT

CÁCH TÂY TẠNG CẦU SIÊU NGƯỜI CHẾT

GIÚP ĐỠ NGƯỜI ĐAU BUỒN

MỘT PHÁP MÔN TRỌNG YẾU

MỞ RỘNG CÕI LÒNG

CHẤM DỨT ĐAU BUỒN VÀ RÚT BÀI HỌC TỪ NỖI BUỒN ĐAU

20. KINH NGHIỆM CẬN TỬ: NẤC THANG LÊN TRỜI

BÓNG TỐI VÀ ĐƯỜNG HẦM

ÁNH SÁNG

ÐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VỚI TRUNG ẤM TÁI SANH

DÉLOK: MỘT KINH NGHIỆM CẬN TỬ CỦA TÂY TẠNG

THÔNG ĐIỆP CỦA KINH NGHIỆM CẬN TỬ

Ý NGHĨA KINH NGHIỆM CẬN TỬ

21. TIẾN TRÌNH PHỔ QUÁT

NHỮNG MẶC KHẢI CỦA CÁC TRUNG ẤM

TIẾN TRÌNH TRONG GIẤC NGỦ

TIẾN TRÌNH TRONG TƯ TƯỞNG VÀ CẢM XÚC

TIẾN TRÌNH TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

NĂNG LỰC HỶ LẠC

MỞ RA CÁI THẤY TOÀN DIỆN

PHẦN BỐN: TỔNG KẾT

22. SỨ GIẢ HÒA BÌNH

PHỤ LỤC MỘT - NHỮNG CÂU HỎI VỀ CÁI CHẾT

GIỮ CHO SỐNG

ĐỂ CHO CHẾT

CHỌN GIẢI PHÁP CHẾT

PHỤ LỤC HAI - HAI MẨU CHUYỆN

DOROTHY

RICK

PHỤ LỤC BA - HAI BÀI THẦN CHÚ

THẦN CHÚ KIM CANG THƯỢNG SƯ

THẦN CHÚ CỦA ĐẠI BI TÂM OM MANI PADME HUM

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tạng Thư Sống Chết PDF của tác giả Sogyal Rinpoche nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tịnh Độ Vấn Đáp (Tịnh Không)
Sau khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp độ sanh suốt 49 năm. Những dòng pháp của Thế Tôn như dòng suối “Cam Lồ” tưới mát cho tất cả chúng sanh đang bị nóng bức, bị đốt cháy, bởi lửa tham sân si. Dòng pháp vị nhiệm mầu ấy đã chảy từ mấy ngàn năm trước và tiếp tục chảy mãi, chảy mãi đến nơi nào khổ đau bởi do tham lam, sân hận, si mê còn đang ngự trị. Chính là dòng chảy của Phật giáo qua các pháp môn tu tập, như trăm sông, ngàn suối rồi về chung biển cả. Cũng thế, pháp môn tuy nhiều, diễn đạt lời pháp có sâu, có cạn. Nhưng dù sâu cạn thế nào đi nữa thì tất cả như chìa khóa để mở cửa tâm linh, như những phương thuốc để chữa lành tâm bệnh cho tất cả chúng sanh. Pháp môn Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập của Đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất sớm, được đa số Phật tử tại gia tu tập vì dễ tu, dễ thực hành cho mọi tầng lớp từ già đến trẻ, từ tu sĩ đến cư sĩ, từ nông dân đến tiến sĩ, bác học, nhất là trong thời đại khoa học năng động này. Bất kỳ ai niệm Phật đầy đủ: tín, hạnh, nguyện thì ngay trong hiện tại thân tâm được an lạc, tương lai được vãng sanh về thế giới của Phật A Di Đà. Hiện nay, do thấy số lượng Phật tử tu pháp môn niệm Phật ngày càng nhiều, cho nên chúng tôi cố gắng phiên dịch những tài liệu về pháp môn Tịnh độ của các bậc cao tăng tiền bối đã giảng dạy nhằm góp phần cung cấp thêm tài liệu cho các giới Phật tử tại gia tìm hiểu, nghiên cứu tu tập đúng theo trong kinh luận Phật và các Bậc Tổ Sư chỉ dạy. Tập sách “Tịnh độ Vấn Đáp” của Hòa thượng Tịnh Không cũng là một trong những tập sách trả lời những thắc mắc, nghi vấn của nhiều tầng lớp Phật tử tại gia đang tu niệm Phật tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội ở Úc châu, nhằm tháo gỡ những nghi vấn của các Phật tử, giúp họ phát khởi tín tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ. Trong quá trình phiên dịch cũng như làm các Phật sự, chúng con thành tâm tri ân các bậc tôn túc đặc biệt là Thầy Thích Chân Tính - trụ trì Chùa Hoằng Pháp - người luôn quan tâm và tạo điều kiện cho hàng đệ tử chúng con trên bước đường tu học và hoằng truyền chánh pháp. Với chút công đức này, chúng con xin nguyện hồi hướng cầu nguyện cho kẻ mất, người còn khi xả bỏ báo thân đồng sanh về Tịnh độ. Mặc dù hết sức cố gắng trong quá trình phiên dịch, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong chư tôn hiền đức, cùng pháp hữu mười phương niệm tình chỉ giáo, thật tri ân vô lượng Tìm mua: Tịnh Độ Vấn Đáp TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tịnh Độ Vấn Đáp PDF của tác giả Tịnh Không nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau: “Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ” Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi. Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp. Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo. Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi. Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo: 1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta 2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma) 4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu) 5. Tánh Không (John Blofeld) 6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki) 7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong) Bures-sur-Yvette, 05.03.13 Hoang PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau: “Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ” Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi. Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp. Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo. Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi. Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo: 1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta 2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma) 4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu) 5. Tánh Không (John Blofeld) 6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki) 7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong) Bures-sur-Yvette, 05.03.13 Hoang PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Trí Tịnh)
Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh. Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó. Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Đại Bát Niết Bàn PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.