Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh (Myrna B. Shure)

Cuốn sách Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh mang đến sự hoà thuận trong tổ ấm của bạn từ việc trang bị cho con cái các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Trong cuốn sách best-seller Raising a Thinking Child. Tiến sĩ Shure giới thiệu với các bậc cha mẹ phương pháp "con có thể tự giải quyết vấn đề" hướng dẫn con cái những kỹ năng suy nghĩ quan trọng giúp trẻ tự giải quyết rắc rối của riêng mình.

***

ĐÔI ĐIỀU NHẮN NHỦ

Nói với tôi, tôi sẽ quên. Tìm mua: Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh TiKi Lazada Shopee

Dạy cho tôi, tôi sẽ nhớ.

Để tôi làm, tôi sẽ hiểu.

- Thành ngữ Trung Hoa

Đã tám giờ sáng. Bạn nghe thấy tiếng còi xe buýt của nhà trường vang lên ở khu nhà mình, thế mà cậu nhóc bảy tuổi nhà bạn thậm chí còn chưa mặc quần áo.

Cô con gái bốn tuổi mếu máo trở về nhà, nức nở: “Tommy đánh con và làm hỏng đồ chơi mới của con”.

Một khách hàng quan trọng gọi đến nhà cho bạn, và lúc bạn đang nghe điện thì cậu con trai sáu tuổi gọi bạn rất to để đi tìm giày, mặc dù bạn đã dặn con hàng trăm lần là không được quấy rầy người lớn khi đang có điện thoại.

Ba ngày trước lễ Phục sinh, cô tiểu thư chín tuổi của bạn tuyên bố bé sẽ không cùng bạn đi thăm họ hàng vào ngày Chủ nhật.

“Thầy giáo nói con quay cóp, nhưng con không làm thế!” − đứa con mười một tuổi của bạn phẫn nộ thét lên như vậy.

Các con bạn thường cãi nhau về đồ chơi, giờ sử dụng máy tính, chơi game, hoặc các đồ vật khác như thế nào? Các em thường gây sự với bạn hay ai đó về một việc gì đó hoặc về tất cả mọi việc như thế nào? Bao lâu thì các em gây căng thẳng trong nhà một lần vì không chịu vâng lời, không làm những gì bạn bảo và cãi lại? Bạn có cảm thấy dường như mình đã cố gắng làm tất cả nhưng không giải quyết được vấn đề gì?

Nếu bạn đang có ý định tìm cách khác để xử lý những tình huống như trên thì đây chính là cuốn sách bạn cần. Ba mươi năm nghiên cứu về gia đình và trường học cho tôi thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ thấu đáo, tự mình giải quyết thành công vấn đề hàng ngày sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn và học giỏi hơn những em không thể tư duy theo cách này.

Trong hai cuốn sách Dạy con tư duy (Raising a thinking child) và Dạy tư duy cho trẻ vị thành niên (Raising a thinking preteen), tôi đã giới thiệu và giải thích một chương trình có tính thực tiễn, gồm nhiều bước, nhằm mục đích dạy trẻ các kỹ năng tư duy quan trọng, có tên là “Tôi có thể giải quyết rắc rối” (ICPS). Chương trình này mô tả các trò chơi, hoạt động và đoạn hội thoại cụ thể mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy con mình phản ứng chín chắn và linh hoạt hơn trước những rắc rối, xung đột nảy sinh trong cuộc sống thường ngày.

Tôi đã nhận được hàng ngàn bức thư, email và cuộc điện thoại cảm động của các bậc cha mẹ từng thử áp dụng chương trình ICPS. Một số đánh giá rằng chương trình này rất nhất quán và tiện ích, như một bà mẹ đã viết:

“Cuốn Dạy con tư duy giống như một món quà đối với gia đình tôi. Đứa con gái sáu tuổi của tôi đã trở thành một người giải quyết vấn đề rất nhạy cảm, và dường như nó hiểu rất rõ nó là ai và đang nghĩ gì. Là cha mẹ, giờ đây vợ chồng tôi cảm thấy mình đang có phương pháp nuôi dạy vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả để hướng dẫn con mình cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, từ chia sẻ đến áp lực đồng đẳng và hơn nữa để trở thành người lớn. Gia đình chúng tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Shure vì những đóng góp tuyệt vời cho việc nuôi nấng con cái.”

Một người khác lại tập trung vào khía cạnh cụ thể của chương trình:

“Các con tôi đã giải quyết được nhiều mâu thuẫn hơn sau khi tôi thay đổi trọng tâm. Bằng cách liên tục áp dụng kỹ thuật trò chuyện của Tiến sĩ Shure, tôi đã chuyển cho các con trách nhiệm phải tự giải quyết hầu hết các vấn đề thường ngày của chúng.”

Người mẹ này đã nhận ra rằng “kỹ thuật trò chuyện” mà tôi xây dựng nên là tâm điểm của phương pháp giải quyết rắc rối. Vậy kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?

Giả sử rằng cô em gái Patty bốn tuổi và cô chị gái Val tám tuổi đang cãi nhau về một bộ đồ chơi đất sét mà dì các em đã tặng cho Patty vào ngày sinh nhật. Patty bướng bỉnh tuyên bố với chị gái rằng chỗ đất sét đó là của mình nên Val không được phép chơi. Chỉ mấy phút mà hai cô bé đã la hét to đến mức mẹ chúng − Julia quyết định phải can thiệp.

Sau đây là cách mà mẹ các em sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” để giúp hai tiểu thư giải quyết mâu thuẫn sao cho cô nào cũng hài lòng.

MẸ: Có chuyện gì đấy?

PATTY: Đây là đất sét của con, thế mà chị Val đòi lấy hết.

VAL: Con chỉ lấy có mỗi một tí. Patty chẳng bao giờ chịu chia sẻ cái gì cả, trong khi con có cái gì cũng chia cho nó.

MẸ: Patty, hai con đang to tiếng với nhau đấy. Bây giờ con cảm thấy thế nào?

PATTY: Giận lắm!

MẸ: Val, con đang cảm thấy thế nào?

VAL: Con điên mất! Patty quá ích kỷ. Không bao giờ chịu chia sẻ gì cả.

MẸ: To tiếng với nhau cũng là một cách để giải quyết rắc rối này. Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?

PATTY: Bọn con sẽ đánh nhau.

MẸ: Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?

VAL: Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.

MẸ: Patty, như vậy có được không?

PATTY: Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn tráng miệng.

VAL: Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.

Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện cảm xúc của mình - rằng bé đang rất bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.

Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trọng đến vậy là, nếu không quan tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được. Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”

Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trong cuốn sách này, có rất nhiều từ mà tôi cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách mới. Các từ khác - chẳng hạn như không, trước, và sau - đều trở thành từ chìa khóa khi dùng, chẳng hạn như trong những câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?”, “Điều gì đã xảy ra trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.

Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tôi, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà cha mẹ cho là tốt nhất.

Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái đang giận dữ của Julia, và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định quyền lực”, tôi thì gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đấy đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”. Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, hoặc thậm chí biện pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.

Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề, và điều này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét. Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong “phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh đạm hoặc hằn học, và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.

Các cách khác mà Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo thuật ngữ của tôi. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm chứ không phải là điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói: “Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa, và các con sẽ không có ai làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp “mẹ” vốn được sử dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.

Trong khi hai phương pháp gợi ý và giải thích tỏ ra có hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp quyền lực, các bậc cha mẹ sử dụng cả ba phương pháp này vẫn còn nghĩ cho con mình. Thay vì yêu cầu các con tự mình giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo, chứ không phải đang trò chuyện với con mình, và rất có khả năng là các em đã bỏ ngoài tai những lời gợi ý, giải thích của cha mẹ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không nghe lời − điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.

Trên thực tế, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.

Sử dụng kỹ thuật trò chuyện như một phương pháp giải quyết vấn đề - phương pháp mà Julia đã áp dụng với hai cô con gái - sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề.

Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh biết suy nghĩ.

Bản chất của một phụ huynh biết suy nghĩ là chủ động, chứ không phải thụ động. Dù con bạn có vướng phải rắc rối với anh chị em, bạn học, bạn bè hay với chính bạn, một phụ huynh biết suy nghĩ phải cân nhắc các trường hợp, quyết định xem phải phản ứng thế nào và giúp lũ trẻ xác định được cần phải nghĩ thế nào, chứ không phải là nghĩ cái gì, để từ đó các em có thể tự mình giải quyết vấn đề.

Bây giờ, hãy xét trường hợp ba đứa trẻ năm tuổi đều muốn sử dụng một món đồ chơi rất hấp dẫn.

Lenny nói với em trai: “Đưa cho anh cái tàu hoả! Nó là của anh và giờ đến lượt anh chơi”. Khi cậu em từ chối, Lenny giật lấy món đồ chơi và rời phòng.

Sonja hỏi xin chị gái để được chơi búp bê một lúc. Khi bị chị từ chối, Sonja giận dỗi bỏ đi.

Anthony xin em trai cho chơi với chiếc xe tải một lúc. Khi em từ chối, cậu bé hỏi: “Tại sao lại không được?”

Cậu em trả lời: “Em cần nó, em đang dập một đám cháy”.

Anthony đáp lại: “Anh có thể giúp em một tay. Để anh đi kiếm cái vòi và chúng ta sẽ cùng nhau dập lửa”.

Vậy Athony khác với Lenny và Sonja ở điểm nào? Lenny phản ứng với thất vọng bằng cách hành động, trong trường hợp này là cướp lấy đồ chơi. Sonja mạo muội đưa ra đề nghị − được chơi với con búp bê một lúc - khi bị từ chối, cô bé đã từ bỏ và rút lui.

Anthony không làm vậy. Khi nhận ra rằng giải pháp thứ nhất của mình không phát huy hiệu quả, cậu vận dụng tiếp giải pháp thứ hai. Trong khi Anthony có thể nghĩ đến việc đánh cậu em và cướp lấy món đồ chơi thì cậu bé đã không làm thế. Ý thức thông cảm của cậu bé đã không cho phép cậu làm như vậy. Thay vào đó, cậu tìm nhiều cách thương lượng để đạt được điều mình muốn mà không làm tổn thương cả mình lẫn em trai. Cậu bé có khả năng cân nhắc đến mong muốn của cả hai.

Athony là một đứa trẻ biết suy nghĩ.

Tất cả mọi trẻ em đều có thể học suy nghĩ theo cách của Anthony. Khả năng giải quyết rắc rối không chỉ tác động lâu dài đến hành động hiện tại của trẻ em mà như kết quả nghiên cứu của tôi, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến những hành động trong tương lai của các em, chẳng hạn như chống lại áp lực đồng đẳng để không tham gia vào những hành vi có hại như thử ma tuý, rượu, tình dục không an toàn và bạo lực.

Và đi xa hơn nữa, đứa trẻ biết suy nghĩ sẽ có nhiều khả năng trở thành phụ huynh biết suy nghĩ.

Khi viết cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh (Thinking Parent, Thinking Child), mục đích của tôi là giới thiệu tóm lược những rắc rối thường ngày đầy thách thức mà các bậc cha mẹ và con cái - từ lúc chuẩn bị đi học cho đến tuổi vị thành niên - phải đối mặt, cũng như những công cụ thực hành để biến các rắc rối đó thành giải pháp.

Cuốn sách được sắp xếp theo chủ đề. Mỗi chương tập trung vào một vấn đề riêng - chẳng hạn như giận dữ, xâm phạm hoặc thông cảm - với những ví dụ minh họa cho từng vấn đề. Cách tổ chức này cho phép bạn xem xét từng đề tài theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được cách dạy con mình kỹ năng đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời tự do sử dụng các kỹ năng đó. Bạn sẽ học được cách hướng dẫn con thay đổi hành vi hoặc trở nên bớt dữ dằn hơn, bớt rụt rè hơn, bớt sợ hãi hơn; biết hợp tác và thông cảm hơn; có khả năng thích nghi cũng như đối mặt với những chán nản, thất vọng trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ thấy các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hỗ trợ con bạn trong việc học hành như thế nào. Và, bạn sẽ thấy con mình ngày càng biết cảm thông thật sự. Nhờ phương pháp giải quyết vấn đề, trẻ em sẽ bắt đầu hiểu rằng cha mẹ chúng cũng nhạy cảm.

Một số chương sẽ khuyến khích bạn dùng chính hành vi của mình làm gương cho con cái. Chúng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi mang tính gợi ý: Phạt cách ly thật sự có lợi như thế nào? Đánh đòn là giúp đỡ hay làm đau con? Chúng ta sẽ làm gì khi tôi nghĩ một đằng về vấn đề nào đó còn vợ/chồng tôi lại nghĩ một nẻo? Tôi có cần phải học cách lắng nghe không? Tôi làm chuyện này thế nào? Tôi phải nói gì với con tôi khi tôi không giữ lời hứa?

Khi sử dụng cuốn sách này, bạn không chỉ có đủ tự tin để xử lý những rắc rối thường ngày mà còn học được cách làm thế nào để hàng ngày cho con cái tiếp xúc với kỹ thuật trò chuyện giải quyết vấn đề. Và bạn cũng được đảm bảo rằng, con bạn sẽ có những công cụ cần thiết để đối diện với cuộc đời, không chỉ trong hôm nay mà còn trong năm tới, mười năm tới và đến tận lúc trưởng thành. Ngay cả khi đã biết chương trình ICPS của tôi trong những cuốn sách trước, bạn cũng vẫn sẽ thấy rằng Cha mẹ giỏi, con thông minh là một nguồn tham khảo vô giá mà lại dễ sử dụng khi rắc rối xảy ra và chắc chắn chúng sẽ xảy ra.

Mặc dù tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phương pháp của mình hữu ích và hiệu quả, tôi vẫn không bao giờ phủ nhận hoàn toàn bất cứ một kỹ thuật nuôi dạy con cái nào. Chẳng hạn, tôi sẽ không bao giờ khuyên bạn đừng quát mắng con cái hay đừng thể hiện mình giận dữ. Làm vậy sẽ chẳng tự nhiên chút nào. Tất cả chúng ta đều phải bộc lộ cảm xúc của mình, và lũ trẻ phải học cách đối mặt với thực tế đó. Tuy nhiên, nếu như bạn luôn luôn hoặc gần như lúc nào cũng phản ứng bằng cách nổi giận và trừng phạt con bạn mỗi khi chúng làm điều gì đó trái ý, các em sẽ rất khó mà trở nên tự lập, biết suy nghĩ. Trong khi không hề bảo các bạn cần phải làm gì, tôi mang đến cho bạn những cách nhìn mới về vấn đề để giúp bạn quyết định xem điều gì là tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Tháng 11 năm 2000, nhà nghiên cứu Irving Sigel thuộc Đại học Princeton đã nói với tôi: “Mỗi khi người ta dạy trẻ em điều đã khám phá cho riêng mình, đứa trẻ sẽ không còn phát minh ra điều đó được nữa, và do vậy nó cũng hoàn toàn chẳng hiểu gì về điều đó cả”. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo cơ hội cho con khám phá được cách tìm tòi và hiểu rõ về thế giới của chính bản thân mình.

Và liệu một đứa trẻ còn có thể học cách nghĩ này ở đâu tốt hơn ở nhà? Theo Bonnie Aberson, nhà tâm thần học và tâm lý trường học đã thực hiện chương trình ICPS hơn 15 năm, “Trẻ em nên biết những tình huống khó khăn trong các môi trường khác, dù phức tạp đến mức nào, vẫn có thể giải quyết được trong gia đình tổ ấm, nơi mọi người được lắng nghe, chấp nhận. Chính mối giao tiếp cởi mở mang tính chấp thuận, mà ICPS củng cố, sẽ giúp tăng cường mối quan hệ và cảm giác được trao quyền sẽ góp phần giải quyết mọi vấn đề”.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, nhưng cũng không bao giờ là quá sớm cả.

Điều chúng ta sẽ thật sự nói với con em chúng ta là: “Bố mẹ quan tâm đến cảm giác của con, suy nghĩ của con, và bố mẹ muốn con cũng quan tâm nữa”. Chúng ta cũng sẽ khẳng định: “Bố mẹ tin con sẽ quyết định đúng”. Sau khi thử phương pháp giải quyết vấn đề mô tả trong cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh, tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy an toàn khi đặt niềm tin đó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh PDF của tác giả Myrna B. Shure nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức (Lưu Hồng Khanh)
Lời nói đầu Cho lần xuất bản thứ ba (2017) Tập sách Tâm lý học Chuyên sâu in lần thứ ba này là một nghĩa cử của niềm vui và lòng biết ơn của soạn giả đối với quý bạn đọc đã ưu ái đón nhận tập sách này qua hai lần xuất bản trước đây (2005 và 2006). Một bạn đọc từng sinh sống trong một truyền thống văn hóa bảo căn, sau khi tiếp cận được những nội dung của tập sách này, đã thân tình gửi cho tác giả một bức thư diễn tả niềm vui và sự biết ơn, bởi nhờ tập sách này mà đã thấy được con người thật của mình, nhìn ra được nơi mình những năng lực đen tối khuynh đảo, nhưng đồng thời cả những năng lực tích cực đầy tính nhân văn, trung thực và tâm cảm giúp giải phóng bản thân và sáng tạo nhìn về một tương lai chung hòa đồng. Trong lần tái bản này, chúng tôi bổ sung và chỉnh sửa một số từ ngữ, nhưng những phần nội dung lý thuyết và thực hành thì vẫn giữ nguyên như trong dịp xuất bản lần thứ hai. Cũng vì thế, Lời nói đầu trong lần tái bản này có phần “phi chính thống”, bằng cách mở rộng tầm nhìn từ hệ thống tâm lý cá nhân đến hệ thống tâm lý đoàn thể và xã hội, cùng với những niên kỷ song song với niên kỷ 2017 của lần tái bản này. Công việc mở rộng như thế cũng mong ước có được sự cộng tác của quý bạn đọc qua suy nghĩ, kinh nghiệm và góp ý. 2017 quả là một niên kỷ đáng ghi nhớ trong một phần lịch sử xã hội của chúng ta. Chúng tôi xin gợi ý đến chỉ một vài sự kiện ít nhiều có thể phần nào liên quan đến nội dung của tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tìm mua: Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức TiKi Lazada Shopee • Biến cố “thệ phản” (“protestant”: tên gọi đầu tiên của người Tin Lành): Năm 1517, Martin Luther (1483 - 1546), một tu sĩ Công giáo, với 95 luận điểm về ân xá và sám hối, đã phản kháng Giáo hội Công giáo Roma về những điều ông cho là sai lầm trong đức tin và trong đạo đức thực hành. Điểm tích cực cơ bản của Luther là phải trở về với nguồn Kinh thánh, đón nhận Thượng đế như một vị thẩm phán tối cao, nhưng đồng thời cũng là một vị Chúa muôn vàn nhân hậu. Về đạo đức xã hội, Luther còn có một số nhược điểm, như việc ông lên án phong trào giải phóng nông dân hay lên án dân Do Thái đã giết chết Đức Jesus. Nhưng tựu trung, trong một thời đại và một xã hội trung cổ, Martin Luther đã can đảm biểu dương sự phản kháng và nêu cao sự tự do của người tin Chúa. Tinh thần “phản kháng” và sự yêu chuộng “tự do” là những năng lực cơ bản đầu tiên của Tư trào khai minh, của sự Tự xác định chính mình, của sự Thành toàn Tự ngã. Năm 2017, các tôn giáo và các xã hội công dân, cách riêng ở châu Âu, trong đó có cả sự hiện diện của Đức Giáo chủ Franziscus của Giáo hội Công giáo toàn cầu, đã cùng nhau mừng kỷ niệm 500 năm biến cố “thệ phản” (1517 - 2017) của con người vươn lên vóc dạng trưởng thành, trong hân hoan và trong khiêm hạ, trong tự lập tự chủ và trong bao dung đồng cảm với mọi người trong mọi nền văn minh, văn hóa và tôn giáo. • Phong trào sinh viên “phản kháng” thập niên 60 với phát súng mào đầu năm 1967: Phong trào “phản kháng” của giới sinh viên dậy sóng nổi lên trên rất nhiều thành phố và thủ đô trên thế giới: Berlin, Frankfurt, München, Paris, New York, Washington, London, Tokyo, Praha… Phát súng mào đầu xảy ra tại Berlin năm 1967 do viên cảnh sát Karl-Heinz Kurras bắn chết sinh viên Benno Ohnesorg trong một cuộc biểu tình của sinh viên nhân cuộc thăm viếng của vua Reza Pahlawi nước Ba Tư (Persia, Iran) tại Berlin ngày 02-06-1967 và được thành phố đón tiếp vô cùng trọng thị. Reza Pahlawi là một ông vua chuyên chế, độc tài, khét tiếng với chế độ mật vụ Savak và các sắc luật đặc thù tiêu diệt mọi phần tử đối kháng, chủ trương bóp nghẹt trong trứng nước mọi ý kiến và chủ trương khác chiều. Cái chết của sinh viên Ohnesorg và việc viên cảnh sát Kurras bắn chết người không bị hề hấn gì, đó là sự kiện mào đầu cho phong trào phản kháng của sinh viên lập tức tràn khắp cả nước Đức và việc thành lập nhóm đối lập ngoài quốc hội. Các sự kiện, nguyên do và biểu hiện của phong trào sinh viên phản kháng này từ đây được kết hợp, đào sâu, mở rộng: chiến tranh ở Việt Nam gia tăng, cuộc chiến 6 ngày ở Israel khốc liệt, chính sách vũ trang và quân sự hóa với bom nguyên tử ở Đức được đề xướng… Phản kháng lan vào những lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội: chống đối các xu hướng chuyên quyền, bảo căn, duy truyền thống, nặng quy ước, ức chế tình dục… Phản kháng cũng đi tìm những mẫu hình xã hội mới, những nhân vật trí thức gương mẫu mới, nhưng ở đây và trong thời kỳ truyền thông thế giới còn hãn hẹp này, phong trào phản kháng cũng đã gặp phải những giới hạn lịch sử của nó… Năm mươi năm sau thời kỳ nổi dậy của phong trào sinh viên phản kháng (1967 - 2017), báo chí và công luận đã rất kiệm lời về sự kiện này. Một độc giả tờ nhật báo Frankfurter Rundschau (13-06-2017) tự đặt câu hỏi: “Cảm xúc sinh động của phong trào phản kháng thập niên 60 trước đây còn để lại gì nơi tôi trong thời kỳ điên dại ngày nay này làm cho tôi còn khả năng chống đối? […] Có lẽ những mẫu gương xưa kia có thể giúp ích gì chăng?”. Tâm lý học Chuyên sâu có đề cập đến những năng lực điều động, tạo hình, khuynh đảo, phối kết, sáng tạo… Có thể chăng tổ chức được những buổi hội luận, với sự đóng góp bằng kinh nghiệm và kiến thức của những người hoạt động xã hội và những người chuyên khoa tâm lý học, để trao đổi thêm về những vấn đề này? • Hai vị tổng thống tân cử đầu năm 2017: Tổng thống Donald Trump (USA) và Tổng thống Emmanuel Macron (Pháp). Chúng tôi nghĩ phần lớn, nếu không phải là tất cả quý độc giả, trong thời gian qua đã nhận định được những năng lực điều động và tạo tác con người, tính tình, nhân cách và chương trình hành động của hai vị tân tổng thổng này. Bên cạnh con người doanh nghiệp tỉ phú đầy cá tính của Tổng thống Trump cho một America First, là Tổng thống Macron, con người nhân văn đầy giao cảm, cùng với những dự án xây dựng lớn cho một Liên hiệp châu Âu, Liên hiệp các nước trên thế giới, trong một môi trường Tự nhiên trong sạch và hòa đồng. Nhiều bài thông tin và nghiên cứu cho biết bối cảnh giáo dục và đào tạo về văn học, chính trị và quản trị quốc gia của Tổng thống Macron. Một số nguồn tin cho biết thêm: Tổng thống Macron còn thừa hưởng được cả một ngành triết học đương đại: Nhiều năm học Triết ở Đại học Paris-Vincennes trong thời gian Paul Ricoeur giảng dạy nơi đây, Macron còn là trợ lý biên tập cho tác phẩm lớn Ký ức, Lịch sử, Bỏ quên (La mémoire, l’histoire, l’oubli) của Ricoeur. Một số bài viết trên các thông tấn gần đây còn mang đề từ: Một triết gia tại điện Élysée?, Emmanuel Macron - Tổng thống triết gia?. Một số cảm hứng triết học chính trị Macron nhận được từ Paul Ricoeur, như: kết nối đạo đức và chính trị, đối thoại và hành động, khống chế tàn bạo và bảo trợ người yếu kém, thực tiễn và viễn tượng, utopie [ảo tưởng, huyền tưởng] không phải là một thoát ly, nhưng là là một chân trời… Có một tác phẩm lớn viết về người thầy triết học Paul Ricoeur giúp ta thấy rõ thêm ảnh hưởng triết học của Paul Ricoeur trên tư tưởng và hành động của Tổng thống Macron: Một nền “Nhân học triết học theo Paul Ricoeur - Từ con người có thể lỗi lầm đến con người năng lực”. Những năng lực điều động, khuynh đảo, phối kết, tác tạo con người như được diễn tả thông qua trường hợp tiêu biểu của hai vị tân Tổng thống Trump và Macron trên đây cũng đã được trình bày trong tập sách Tâm lý học Chuyên sâu này. Tác phẩm Nhân học triết học theo Paul Ricoeur nói trên là do Jean Greisch, một học trò, một người bạn, một đồng nghiệp giáo sư triết học của Ricoeur biên soạn, và chúng tôi hân hạnh là người biên dịch sang tiếng Việt. Công trình biên dịch sẽ được ra mắt bạn đọc trong thời gian tới. Chúng tôi kết thúc Lời nói đầu ở đây và cầu chúc quý bạn đọc thật nhiều niềm vui với tác phẩm tái bản Tâm lý học Chuyên sâu bạn đọc đang cầm trên tay. Lưu Hồng KhanhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Chuyên Sâu: Ý Thức Và Những Tầng Sâu Vô Thức PDF của tác giả Lưu Hồng Khanh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tâm Lý Học Căn Bản (Roberts Feldman)
MỞ ĐẦU Không dễ gì giải trình được những điểm phức tạp và mâu thuẫn trong tác phong cư xử của con người. Chúng ta chứng kiến hành vi thiện cũng như ác; chúng ta đương đầu với lối cư xử hợp lý cũng như phi lý; và chúng ta tìm được sự cộng tác thiện chí cũng như gặp phải sự cạnh tranh thô bạo trong cái thế giới muôn màu muôn vẻ này. Bộ sách này được soạn thảo nhằm giới thiệu khái quát về môn tâm lý học. Tuy chú trọng đến các nền móng xây dựng bộ môn, nhưng nó cũng trình bày sáng tỏ khía cạnh ứng dụng của tâm lý học vào cuộc sống hàng ngày của con người. Với ba mục tiêu chính: Thứ nhất, nó được soạn thảo nhằm bao quát các địa hạt chủ yếu thuộc lãnh vực tâm lý qua việc giới thiệu các lý thuyết, các công trình nghiên cứu, cũng như các ứng dụng chính của môn tâm lý học. Tìm mua: Tâm Lý Học Căn Bản TiKi Lazada Shopee Thứ hai, nhằm giúp độc giả xây dựng nhận thức sâu sắc về cơ sở khoa học của bộ môn cũng như nhằm khích lệ óc tư duy có phê phán của họ. Sau cùng, bộ sách này thực sự hấp dẫn và gây cảm hứng để khơi dậy tính hiếu kỳ tự nhiên của độc giả đối với thế giới chung quanh. Nói chung, Tâm Lý Học Căn Bản được soạn thảo nhằm giúp độc giả phát huy khả năng vận dụng môn tâm lý học để tìm hiểu xã hội chúng ta đang sống. Dĩ nhiên, ba mục tiêu này tương thuộc lẫn nhau. Thực ra, tôi cho rằng nếu như tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản này thành công trong sứ mệnh truyền đạt chính xác nét tinh túy của môn tâm lý học, thì các mục tiêu tìm hiểu và quan tâm về lãnh vực tâm lý sẽ tự nhiên gặt hái được. Để đạt được mục đích đó, tôi đã chú trọng khá nhiều đến lối hành văn trong cuốn sách. Nó nhằm đóng góp một bài tường thuật cuộc tọa đàm của hai nhân vật về tâm lý học có bố cục giống như một bài luận văn. Khi viết “chúng ta”, tôi có ý muốn đề cập đến hai người chúng ta - tôi, với tư cách là soạn giả và bạn, là độc giả. Ngoài ra, tập sách giáo khoa này có những bài đọc thêm đặc biệt để nêu bật khía cạnh ứng dụng môn tâm lý học vào cuộc sống thường ngày trong thế giới quanh chúng ta (các đoạn ứng dụng thực tiễn), thảo luận về các khám phá khoa học quan trọng vừa mới lạ vừa hấp dẫn trong lãnh vực tâm lý (các đoạn Trích Dẫn Thời Sự), và đưa ra các lời khuyên nhằm cải thiện ý nghĩa cuộc sống của chúng ta (các đoạn Thành quả của Tâm Lý Học). Nó cũng là một cuốn sách được soạn thảo công phu nhằm khích lệ việc học tập. Các tài liệu được trình bày trong nhiều đoạn trọn vẹn ý nghĩa và dễ sử dụng. Mỗi đoạn kết thúc bằng một tóm lược cô đọng (gọi là mục Tóm Tắt) và một loạt câu hỏi ôn tập về nội dung vừa được trình bày (gọi là mục Học ôn). Giải đáp các câu hỏi này - và sau đó kiểm tra thành tích ở trang kế tiếp - độc giả sẽ có thể đánh giá được mức độ tiếp thu, cũng như đặt nền móng để am hiểu và ghi nhớ lâu dài nội dung đã học hỏi được. Tóm lại, tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản được trình bày theo hình thức gần gũi với độc giả. Qua đó, nó không chỉ nhằm giới thiệu cho độc giả nội dung căn bản - và hứa hẹn - của môn học, mà còn tạo niềm hứng khởi sinh động đối với lãnh vực tâm lý. Tôi ước mong nỗ lực bước đầu này sẽ góp phần thắp sáng lòng nhiệt tình và niềm say mê của độc giả đối với lãnh vực tâm lý. Tâm Lý Học Căn Bản bao quát các chủ đề truyền thống thuộc lãnh vực tâm lý. Thí dụ, nó bao gồm các đề tài như Sinh học làm Nền tảng cho Hành vi ứng xử, Cảm giác và Nhận thức. Tiến trình học tập, Hoạt động trí tuệ. Phát triển nhân cách, Cá tính, Hành vi bất bình thường, và các Nền tảng Tâm lý Xã hội của Hành vi ứng xử. [Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.] Tâm Lý Học Căn Bản là một bộ sách cô đọng ngắn gọn. Nó chú trọng đến tinh túy của môn Tâm Lý Học nhằm giới thiệu sơ bộ lãnh vực này. Nó cũng trình bày cách thức các lý thuyết và các nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống thường ngày của độc giả. Đặc biệt với giới sinh viên, nó phản ánh một số sắc thái độc đáo để giúp cho các bạn tiếp thu nhiều nhất những khái niệm, lý thuyết, sự kiện, và các loại thông tin khác trong lãnh vực tâm lý. Muốn lợi dụng được các đặc điểm ấy, các bạn nên thực hiện một số bước khi nghiên cứu tập sách này. Nhờ tuân thủ các bước này, không những sẽ tiếp thu nội dung cuốn sách nhiều nhất, mà các bạn cũng sẽ xây dựng được thói quen học tập giúp gặt hái được thành quả khả quan đối với các môn học khác cũng như phát huy óc sáng tạo hoặc phê phán đối với các tài liệu học tập nói chung. Mặc dù người ta trông đợi chúng ta ra sức học tập để tiếp thu rất nhiều điều trong suốt thời gian chúng ta ở trường lớp, nhưng hiếm khi chúng ta được truyền thụ các kỹ thuật có hệ thống nhằm giúp chúng ta học tập có hiệu quả hơn. Song le, giống như trường hợp chúng ta không mong muốn một bác sĩ học tập môn cơ thể học bằng phương pháp thử thách và sai lầm, chỉ những sinh viên phi thường mới có thể tình cờ tìm được một phương pháp học tập thực sự hữu hiệu. Thế nhưng các nhà tâm lý đã phát minh được những kỹ thuật tuyệt vời (đã kinh qua thử thách) nhằm cải tiến kỹ năng học tập, mà hai trong số đó được miêu tả ở đây. Nhờ sử dụng một trong hai kỹ thuật này - gọi tên theo phối hợp các mẫu tự đầu là SQ3R và MURDER - các bạn có thể tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ cũng như tư duy có phê phán, không chỉ trong lãnh vực môn tâm lý mà còn đối với tất cả các môn học khác nữa. Phương pháp SQ3R gồm một loạt 5 bước, gọi theo các mẫu tự S - Q - R - R - R. Bước đầu tiên là điều tra tìm hiểu (survey) tài liệu bằng cách đọc qua dàn bài, các nhan đề phân đoạn, các đoạn chú thích hình vẽ, các đoạn tóm tắt, đoạn triển khai chủ đề, và đoạn những điểm cần ghi nhớ để có một tổng quan về các điểm quan trọng trong bài học. Bước kế tiếp là - chữ Q trong SQ3R - nêu ra các câu hỏi (question). Đặt các câu hỏi - đọc to lên hoặc viết ra giấy - trước khi thực sự đọc vào các đoạn trong bài học. Thí dụ, nếu đã tìm hiểu đoạn này rồi, bạn có thể ghi ngay ra lề sách câu hỏi “SQ3R và MURDER có nghĩ là gì?” Các câu hỏi đã được nêu ra ở các đoạn triển khai chủ đề và các đoạn học ôn kết thúc một đoạn trong bài học cũng là các câu hỏi ngắn gọn rất hay. Nhưng đều quan trọng phải ghi nhớ là không nên hoàn toàn trông cậy vào chúng; tự đặt cho mình các câu hỏi mới là việc làm cần thiết. Tập sách này chừa lề rất rộng để bạn viết ra các câu hỏi ấy. Nêu ra những câu hỏi như thế vừa giúp bạn chú trọng đến các điểm then chốt trong bài học vừa đặt bạn vào tâm trạng ham học hỏi. Giờ đây đến bước kế tiếp, mẫu tự “R” thứ nhất, một bước tối quan trọng là đọc tài liệu (read). Hãy đọc thật cẩn thận, và đều quan trọng là, đọc với tâm trạng chủ động và phê phán. Thí dụ, trong khi đọc bạn hãy cố trả lời các câu hỏi do chính bạn đã đặt ra. Bạn sẽ thấy mình tiến bộ kịp các câu hỏi mới khi bạn đọc đến đoạn kế tiếp. Đó là triệu chứng tốt, bởi vì nó cho thấy bạn đang đọc với tâm trạng hiếu học và chú tâm đến bài học. Đánh giá có phê phán bài học bằng cách tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những điều đang đọc, cân nhắc các ngoại lệ và các điểm mâu thuẫn có thể có, và thăm dò các giả định hậu thuẫn cho các khẳng định của tác giảĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Học Căn Bản PDF của tác giả Roberts Feldman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tại Sao Cần Đơn Giản (Teo Aik Cher)
Lời nói đầu Khi được đề nghị viết lời nói đầu cho cuốn sách này, tôi đã rất phân vân; và thậm chí sau khi đã đồng ý, tôi vẫn không chắc mình có muốn làm việc này hay không. Khi bản thảo của cuốn sách được gửi đến tận tay tôi, tôi quyết định làm ngay để không còn phải lo nghĩ gì về nó nữa. Đây chắc chắn không phải là một công việc theo “nguyên tắc 30 giây” (như có đề cập trong cuốn sách này)! Thế là tôi bắt đầu đọc… một cách hơi miễn cưỡng. Nhưng sau mười phút đọc bản thảo, tôi nhận ra đây thật sự là một cuốn sách tuyệt vời. “Tại sao cần đơn giản?” là một cuốn sách hay và rất thú vị. Ban đầu, tôi chỉ định đọc vài chương để có ý tưởng viết “Lời nói đầu” cho nó, nhưng rồi tôi đã bị cuốn hút đến mức phải đọc trọn vẹn bản thảo cuốn sách. Cuốn sách này đặc biệt dành cho những bạn trẻ bận rộn, không có thời gian hoặc lòng kiên nhẫn để đọc trọn vẹn một cuốn sách dày cộp nào đó. Aik Cher đã làm cho mỗi trang sách đều trở nên vô cùng sống động với các hình minh họa rất thú vị. Mỗi chương đều chứa những câu chuyện rất thú vị cùng những bí quyết đơn giản hóa rất hữu ích. Rất nhiều chương được bắt đầu với một lý do căn bản - câu hỏi “Tại sao” chúng ta lại cần phải đơn giản hóa, dù nó đề cập đến khía cạnh quản lý thời gian hay trong cách học tập của các bạn trẻ. Một trong những bí quyết được đưa ra để giúp các bạn trẻ học tập một cách thông minh hơn là “Tóm tắt, tóm tắt, tóm tắt”. Nó nhắc tôi nhớ lại quãng thời gian tôi còn học bên Mỹ. Lần nọ, tôi có một môn thi quan trọng. Đó là một bài kiểm tra mở - nghĩa là bạn có thể mang vào phòng thi bất cứ tài liệu nào mà bạn muốn. Tôi vẫn nhớ rõ cảnh vài người bạn cùng khóa của tôi đã mang vào lớp những túi đựng sách vở nặng trịch. Trong khi đó, tôi đã tóm tắt tất cả những điều mình đọc được trong sách vào một xấp phiếu ghi chép và nhét chúng vào túi quần jeans. Một số người bạn nghĩ rằng tôi sẽ bỏ thi khi thấy tôi thong dong bước vào phòng. Và bạn biết sao không, khi tôi nộp bài làm của mình thì có vài người bạn của tôi vẫn đang điên cuồng lật hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Tôi đã hoàn thành xuất sắc bài kiểm tra đó và đạt điểm rất cao! Mỗi chương trong cuốn “Tại sao cần đơn giản?” đều có những bí quyết cùng những lời khuyên rất thực tế và vô cùng hữu ích. Ngoài ra, những câu đố trong cuốn sách này sẽ khiến cho việc đọc sách trở nên thú vị hơn rất nhiều. Những câu nói rất thông tuệ kiểu như Tìm mua: Tại Sao Cần Đơn Giản TiKi Lazada Shopee “Khi ta nghỉ ngơi, nghĩa là ta đang chuẩn bị cho một chuyến hành trình dài hơn phía trước.” (trang 91) có thể được tìm thấy rất nhiều trong quyển sách này. Aik Cher, người tự gọi mình là “một người trẻ đã về hưu”, hẳn phải biết làm thế nào để lôi cuốn được sự chú ý của các bạn trẻ. Anh là một “người trẻ đã về hưu” nhưng chắc chắn anh biết cách “thay lốp” cho trái tim mình để có thể viết được những cuốn sách rất thú vị cho các bạn trẻ. Đây là cuốn thứ ba trong loạt sách dành cho bạn trẻ của anh, và tôi tin rằng trong tương lai, anh sẽ còn cho ra đời thêm nhiều cuốn sách tương tự nữa. Cuốn sách này xuất hiện vào thời điểm mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại lối sống của mình. Aik Cher đã viết trong cuốn sách này rằng: “Nhịp sống quay cuồng hiện đại có thể cuốn trôi ta như một cơn sóng thần”. Điều Aik Cher nói hoàn toàn đúng và tôi cảm thấy tiếc cho rất nhiều người trong chúng ta - những người phải rời nhà vào lúc sáng sớm và quay về nhà khi trời đã tối mịt. Họ sống trong vùng nhiệt đới nhưng lại không có cơ hội tận hưởng sự ấm áp của ánh mặt trời. Vậy chúng ta có thể làm gì đây? Tác giả đề nghị chúng ta hãy đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống và tự hỏi bản thân rằng mình thật sự muốn làm gì trong cuộc đời này. Tôi nghĩ chúng ta cần phải dành thời gian để tự hỏi bản thân những câu hỏi cơ bản như: “Ý nghĩa của cuộc sống này là gì?”; “Tại sao chúng ta tồn tại?”; “Chúng ta đang đi đến đâu?”; “Tại sao chúng ta lại đi đến đó?”,... Tóm lại, đây là một cuốn sách rất thú vị và bạn có thể thu nhận được nhiều lời khuyên bổ ích cho mình. Này những bạn trẻ bận rộn, đây chính là cuốn sách dành cho bạn. - Tiến sĩ Low Guat Tin Học viện Giáo dục quốc gia, SingaporeĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tại Sao Cần Đơn Giản PDF của tác giả Teo Aik Cher nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tại Sao Cần Đơn Giản (Teo Aik Cher)
Lời nói đầu Khi được đề nghị viết lời nói đầu cho cuốn sách này, tôi đã rất phân vân; và thậm chí sau khi đã đồng ý, tôi vẫn không chắc mình có muốn làm việc này hay không. Khi bản thảo của cuốn sách được gửi đến tận tay tôi, tôi quyết định làm ngay để không còn phải lo nghĩ gì về nó nữa. Đây chắc chắn không phải là một công việc theo “nguyên tắc 30 giây” (như có đề cập trong cuốn sách này)! Thế là tôi bắt đầu đọc… một cách hơi miễn cưỡng. Nhưng sau mười phút đọc bản thảo, tôi nhận ra đây thật sự là một cuốn sách tuyệt vời. “Tại sao cần đơn giản?” là một cuốn sách hay và rất thú vị. Ban đầu, tôi chỉ định đọc vài chương để có ý tưởng viết “Lời nói đầu” cho nó, nhưng rồi tôi đã bị cuốn hút đến mức phải đọc trọn vẹn bản thảo cuốn sách. Cuốn sách này đặc biệt dành cho những bạn trẻ bận rộn, không có thời gian hoặc lòng kiên nhẫn để đọc trọn vẹn một cuốn sách dày cộp nào đó. Aik Cher đã làm cho mỗi trang sách đều trở nên vô cùng sống động với các hình minh họa rất thú vị. Mỗi chương đều chứa những câu chuyện rất thú vị cùng những bí quyết đơn giản hóa rất hữu ích. Rất nhiều chương được bắt đầu với một lý do căn bản - câu hỏi “Tại sao” chúng ta lại cần phải đơn giản hóa, dù nó đề cập đến khía cạnh quản lý thời gian hay trong cách học tập của các bạn trẻ. Một trong những bí quyết được đưa ra để giúp các bạn trẻ học tập một cách thông minh hơn là “Tóm tắt, tóm tắt, tóm tắt”. Nó nhắc tôi nhớ lại quãng thời gian tôi còn học bên Mỹ. Lần nọ, tôi có một môn thi quan trọng. Đó là một bài kiểm tra mở - nghĩa là bạn có thể mang vào phòng thi bất cứ tài liệu nào mà bạn muốn. Tôi vẫn nhớ rõ cảnh vài người bạn cùng khóa của tôi đã mang vào lớp những túi đựng sách vở nặng trịch. Trong khi đó, tôi đã tóm tắt tất cả những điều mình đọc được trong sách vào một xấp phiếu ghi chép và nhét chúng vào túi quần jeans. Một số người bạn nghĩ rằng tôi sẽ bỏ thi khi thấy tôi thong dong bước vào phòng. Và bạn biết sao không, khi tôi nộp bài làm của mình thì có vài người bạn của tôi vẫn đang điên cuồng lật hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Tôi đã hoàn thành xuất sắc bài kiểm tra đó và đạt điểm rất cao! Mỗi chương trong cuốn “Tại sao cần đơn giản?” đều có những bí quyết cùng những lời khuyên rất thực tế và vô cùng hữu ích. Ngoài ra, những câu đố trong cuốn sách này sẽ khiến cho việc đọc sách trở nên thú vị hơn rất nhiều. Những câu nói rất thông tuệ kiểu như Tìm mua: Tại Sao Cần Đơn Giản TiKi Lazada Shopee “Khi ta nghỉ ngơi, nghĩa là ta đang chuẩn bị cho một chuyến hành trình dài hơn phía trước.” (trang 91) có thể được tìm thấy rất nhiều trong quyển sách này. Aik Cher, người tự gọi mình là “một người trẻ đã về hưu”, hẳn phải biết làm thế nào để lôi cuốn được sự chú ý của các bạn trẻ. Anh là một “người trẻ đã về hưu” nhưng chắc chắn anh biết cách “thay lốp” cho trái tim mình để có thể viết được những cuốn sách rất thú vị cho các bạn trẻ. Đây là cuốn thứ ba trong loạt sách dành cho bạn trẻ của anh, và tôi tin rằng trong tương lai, anh sẽ còn cho ra đời thêm nhiều cuốn sách tương tự nữa. Cuốn sách này xuất hiện vào thời điểm mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại lối sống của mình. Aik Cher đã viết trong cuốn sách này rằng: “Nhịp sống quay cuồng hiện đại có thể cuốn trôi ta như một cơn sóng thần”. Điều Aik Cher nói hoàn toàn đúng và tôi cảm thấy tiếc cho rất nhiều người trong chúng ta - những người phải rời nhà vào lúc sáng sớm và quay về nhà khi trời đã tối mịt. Họ sống trong vùng nhiệt đới nhưng lại không có cơ hội tận hưởng sự ấm áp của ánh mặt trời. Vậy chúng ta có thể làm gì đây? Tác giả đề nghị chúng ta hãy đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống và tự hỏi bản thân rằng mình thật sự muốn làm gì trong cuộc đời này. Tôi nghĩ chúng ta cần phải dành thời gian để tự hỏi bản thân những câu hỏi cơ bản như: “Ý nghĩa của cuộc sống này là gì?”; “Tại sao chúng ta tồn tại?”; “Chúng ta đang đi đến đâu?”; “Tại sao chúng ta lại đi đến đó?”,... Tóm lại, đây là một cuốn sách rất thú vị và bạn có thể thu nhận được nhiều lời khuyên bổ ích cho mình. Này những bạn trẻ bận rộn, đây chính là cuốn sách dành cho bạn. - Tiến sĩ Low Guat Tin Học viện Giáo dục quốc gia, SingaporeĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tại Sao Cần Đơn Giản PDF của tác giả Teo Aik Cher nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.