Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đạo - Nguyên lý sống hòa hợp và quân bình

Lịch sử Đạo gia ẩn hiện phía sau bức màn huyền thoại. Dòng thời gian đã khuất lấp hầu như toàn bộ các sự kiện gắn liền với giai đoạn sơ khai của nó, chỉ để lại một vài nét tổng quan lờ mờ hiện ra dưới cái nhìn của giới sử gia. Các bậc thánh triết của Đạo gia là những nhân vật có tiểu sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, ngụ ngôn và huyền thoại. Phần lớn những câu chuyện ấy xuất phát từ Đạo giáo, một tôn giáo có quá nhiều tín điều và hình thức thực hành tín ngưỡng. Điều may mắn là, cùng với các bản văn cổ của Đạo gia nguyên thủy, tinh hoa tư tưởng của các bậc thánh triết ấy vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Đạo là một khái niệm rất cổ xưa. Những ý niệm về đạo đã góp phần hình thành nên nền văn minh và kho tàng triết lý phương Đông. Khởi đầu từ Lão Tử, các bậc thánh triết của Đạo gia đã xây dựng triết thuyết của mình trên nền tảng ý niệm về Đạo như một nguyên lý tuyệt đối, tiên nguyên, vô hình vô danh, huyền diệu và bất khả tư nghị.

Mặc dù được xây dựng trên nền tảng ý niệm huyền nhiệm, triết lý của Đạo gia có tầm ứng dụng thiết thực trong đời sống con người. Từ hàng ngàn năm nay, các nguyên lý của Đạo là nguồn cảm hứng tinh thần của con người, có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành và phát triển của các ngành học thuật như: chính trị, tôn giáo, triết học, văn học, nghệ thuật, y thuật, võ thuật, khoa học v.v… Các nguyên lý ấy cũng được vận dụng kết hợp vì một số triết thuyết khác, đặc biệt là Phật giáo Thiền tông và đạo Nho. Sự kết hợp ấy đã tạo nên kho tàng trí thức minh triết phương Đông, thể hiện trọn vẹn cái nhìn của con người về thế giới vũ trụ và nhân sinh.

Trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, con người buộc phải nỗ lực không ngừng để có được một đời sống thành đạt và hạnh phúc. Áp lực của cuộc sống tạo ra sự căng thẳng và bất an. Theo quan niệm của Đạo gia, con người hoàn toàn có thể đạt được một cuộc sống toàn mãn mà không cần nỗ lực thái quá. Các nguyên lý của Đạo là phương tiện hữu hiệu giúp con người thực hiện được mục đích đó. Chúng ta có thể hợp nhất với Đạo mà vẫn không mất đi chính mình, có thể hòa vào dòng đời biến động mà vẫn giữ được nhịp sống quân bình và phát huy trọn vẹn năng lực nội tại. Nghịch lý hơn cả, hay nói đúng hơn là huyền nhiệm hơn cả, các nguyên lý ấy giúp chúng ta khai phá tiềm năng tinh thần bằng cách đối mặt với “những điều không biết”. Tóm lại, triết lý của Đạo gia có thể giúp chúng ta tìm thấy một phương cách sống quân bình, an lạc và đầy sức sáng tạo.

Quyển sách này được biên soạn với mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu các nguyên lý của Đạo gia và cách thức vận dụng chúng để xây dựng một đời sống khang kiện và hạnh phúc. Về mặt hình thức, quyển sách này được chia làm ba phần, bao gồm 17 chương.

- Phần I trình bày những nét chính trong lịch sử hình thành và phát triển của triết lý Đạo gia.

- Phần II lý giải những quan niệm cơ bản trong triết thuyết của Đạo gia, đúc kết các nguyên lý của Đạo trên tinh thần tôn trọng tính tương giao và thống nhất của các nguyên lý ấy.

- Phần III trình bày và hướng dẫn cách vận dụng các nguyên lý của Đạo trong đời sống thực tế.

Tác giả rất mong quyển sách này sẽ mang đến cho bạn đọc niềm hứng khởi tinh thần trên con đường xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và an lạc trong đời.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Phật Ở Tầng Áp Mái (Julie Otsuka)
Phật ở tầng áp mái là câu chuyện về cuộc sống của những người phụ nữ Nhật di cư sang đất Mĩ vào đầu thế kỉ XX. Các cô gái Nhật với đủ các thành phần từ trí thức đến nông dân, từ những em bé ngây thơ đến phụ nữ quá lứa lỡ thì đều chung một niềm háo hức, ôm giấc mộng sang Mĩ đổi đời. “Giấc mơ Mĩ” đã khiến bao nhiêu thiếu nữ Nhật tràn trề hi vọng vào một sự đổi đời, một cuộc sống hôn nhân viên mãn, để rồi… thất vọng vào ngay giây phút đầu tiên. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình, họ hồi hộp đến với những vị hôn phu trong mộng, vốn được giới thiệu là chủ nhà băng, luật sư, bác sĩ, doanh nhân, quản lí khách sạn nhưng thực ra chỉ là những tá điền, nông dân người Nhật làm thuê cho những ông chủ Mĩ, hoặc là những kẻ vô công rồi nghề. Vừa đặt chân lên đất Mĩ, những người phụ nữ Nhật đã hiểu rằng tất cả chỉ là ảo vọng và khi đó tấn bi kịch của họ mới thực sự bắt đầu. Trước mặt là cuộc sống hôn nhân bị bạo hành, sau lưng đã không có con đường trở lại quê mẹ, những người phụ nữ buộc phải lựa chọn cách đối mặt với thực tại nghiệt ngã và, cũng từ đây, họ dần trở thành những chiếc bóng câm lặng, nhẫn nhục và cam chịu. Họ không có quyền được sống cho bản thân và lựa chọn, phải phục tùng mệnh lệnh của chồng và bị vắt kiệt sức lao động, nhưng đau đớn nhất là họ - những người mẹ - lại bị chính các con coi thường, chối bỏ Tiểu thuyết lấy bối cảnh trước Chiến tranh thế giới thứ hai, khi trào lưu phụ nữ Nhật di cư tìm miền đất hứa đang thịnh hành. Bằng giọng kể khách quan và ngôi kể đặc biệt - “chúng tôi” - tác phẩm đã khắc họa thành công bi kịch “miền đất hứa”- bi kịch không phải chỉ của một cá nhân. Tuy nhiên, điểm sáng của cuốn tiểu thuyết chính là ở chỗ vượt lên những sự vỡ mộng và khổ đau, trải qua rất nhiều biến cố dồn dập liên tiếp, những người phụ nữ Nhật đã cho chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, nghị lực và sức sống bền bỉ. Bằng bản năng sống, bản năng của người mẹ, họ đã mạnh mẽ, kiên cường học cách tồn tại. Cuốn tiểu thuyết là một bài ca buồn mà đẹp về sức mạnh và tình yêu cuộc sống của người phụ nữ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Ở Tầng Áp Mái PDF của tác giả Julie Otsuka nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa (Nguyên Giác)
BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau. BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh. BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa (Nguyên Giác)
BÌNH: Khi niệm hơi thở, bạn cũng đang niệm tâm của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy tâm bạn trở thành một với hơi thở. Khi niệm các hành động của thân, như lúc này là ngồi, bạn cũng đang niệm tâm bạn. Rồi bạn sẽ thấy thân và tâm là một. Nhìn vào tâm bạn, bạn thấy các niệm đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống. Khi bạn thấy không niệm nào khởi, tâm bạn sẽ an tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. BÌNH: Hãy tự thấy vạn pháp là vô thường, và vô ngã. Nhìn vào chính bạn bây giờ, bạn thấy nó khác với hàng triệu con người của bạn hôm qua, và bạn thấy bạn chỉ là một dòng suối chảy xiết, hiển lộ vô tận trong các thân khác nhau, hệt như sóng sinh rồi diệt, như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nóng hay lạnh, sạch hay dơ; nhưng luôn luôn, nước thì không có sắc tướng, bất động, không bị tạo tác. Sau cái trực nhận đó, bạn dễ dàng hành động, nói, và suy nghĩ một cách tỉnh thức, không phân biệt. Hãy thẳng đường tới giải thoát; đừng bám vào thế giới đau khổ này nữa, trong đời này hay đời sau. BÌNH: Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm. Có nhiều pháp niệm hơi thở. Vài vị thầy ưa cách đếm hay theo dõi hơi thở. Bạn cũng nên thử cách này: Với mắt mở nửa chừng, đừng đếm, đừng theo dõi, mà hãy cảm nhận hơi thở; Hãy tỉnh táo, và cảm nhận hơi thở. Hãy hệt như một em bé sơ sinh, và cảm nhận hơi thở. Em bé không thể suy nghĩ, không thể đếm, không thể chú tâm vào hơi thở, nhưng em bé sống hầu hết là bằng cảm thức, và bé sẽ khóc khi trong phòng quá nóng, hay khi bé đói bụng. Hãy cảm nhận hơi thở, đừng đếm hay theo dõi nó. Hãy nhớ rằng tất cả phương pháp niệm hơi thở đều tốt, và bạn có thể thử tập nhiều pháp niệm hơi thở khác nhau. Đức Phật nói pháp thiền hơi thở cũng chữa được nhiều bệnh. BÌNH: Thiền tập y hệt như chăn trâu. Làm sao bạn giữ tâm bất động trong khi sống trong cõi này? Hãy sống như nước, chứ đừng như sóng trào hay bọt nổi; nước thì bất động, vô tác, vô vi trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan hoài thôi. Hãy nhìn vào tâm bạn - một dòng suối bất tận của các niệm. Hãy cứ nhìn vào tâm hoài, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì ném vào suối.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa PDF của tác giả Nguyên Giác nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa (Nhiều Tác Giả)
Nội dung quyển sách này gồm những mẩu chuyện có liên quan từ khoảng đời thơ ấu đến lúc trưởng thành xuất gia tu đạo của Hòa Thượng, kể cả những bài khai thị trong lúc Ngài giảng kinh thuyết pháp thương ngày. Ngoài ra chúng tôi cũng kết tập thêm bài viết của giáo sư Dương Phú Sâm, gồm những câu chuyện do chính ông thưa thỉnh Hòa Thượng kể lại cuộc đời Ngài với nhiều chi tiết đặc sắc, rất tỉ mỉ. Qua đó khiến các giới nhân sĩ cảm nhận và lãnh hội được những bài học, những kinh nghiệm quý báu được thể hiện qua cuộc đời tu đạo của Hòa Thượng, hầu nối gót Ngài tu học Phật Pháp. Hoà thượng Tuyên Hóa (tiếng Hán: 宣化上人), pháp danh là An Từ, tự Độ Luân; 26 tháng 4 năm 1918 - 7 tháng 6 năm 1995) là một tu sĩ Phật giáo gốc Trung Quốc, người kế thừa đời thứ 9 của Quy Ngưỡng tông. Hòa thượng Tuyên Hóa được đông đảo người dân yêu mến, tôn thờ như một vị bồ tát sống. Ngài không chỉ có tấm lòng từ bi, luôn giúp đỡ mọi người, mà những gì mà ngài để lại cho thế hệ sau này thực sự vô cùng quý giá. Sư chế định tiêu chuẩn tu hành cho mình và cho chính các đệ tử xuất gia lẫn tại gia theo sáu tông chỉ: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói láo. Một trong những hành động khoáng đạt là sư đã nỗ lực hàn gắn lại sự phân chia hơn hai ngàn năm của hai truyền thống Phật Giáo, Nam Tông và Bắc Tông. Sư thường cung thỉnh danh tăng Nam tông đến chùa truyền giới, cùng thương thảo và giải quyết những quan điểm dị đồng. Suốt cuộc đời, Sư luôn khiêm cung, vô ngã và tận tụy rãi lòng đại bi đến tất cả chúng sanh. Sư hành đạo không nghỉ ngơi, chỉ muốn dẹp trừ màn vô minh, mê si đang che lấp bản tính chân thật của chúng sanh. Sư luôn hành đạo vì hòa bình nhân loại, tôn giáo, quốc gia, thế giới. "Khi tôi đến, tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!" Tìm mua: Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.