Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Xì Xầm Vs Hét To: Bí Kíp X Trong Quảng Cáo Pr (Russell Lawson)

Có bao giờ bạn thắc mắc về mục đích thật sự của quan hệ công chúng (Public Relations - PR) và tự hỏi liệu hoạt động này tác động thế nào đến sự phát triển của cái công ty bé xíu của bạn không? Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều nghĩ rằng PR là một hoạt động dài hơi và tốn kém. Điều này có thể đúng đối với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, nhưng bạn cũng không nên vì thế mà nản lòng. Vấn đề chỉ là bạn phải biết thu xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu và sử dụng những nguồn lực sẵn có để tận dụng một chiến thuật marketing hiệu quả.

Nghĩ đến PR, bạn có thể tưởng tượng ra cảnh phải vã mồ hôi khi gọi điện thuyết phục một nhà báo nào đó tin rằng doanh nghiệp của bạn là một đơn vị xuất sắc; vò đầu bứt tai khi viết một bản thông cáo báo chí để giới thiệu về doanh nghiệp mình; hoặc liên tục gửi bài viết cho hàng trăm biên tập viên để rồi cuối cùng được biết họ không thể cho in bài đó...

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được những tình huống nản lòng như thế nếu biết cách làm PR hiệu quả. Khi được triển khai đúng, PR sẽ mang lại cho bạn những thành quả đáng kể, ví dụ như khách hàng tới tấp gọi đến văn phòng của bạn để hỏi về sản phẩm và dịch vụ của công ty; doanh nghiệp của bạn sẽ giành được niềm tin của công chúng và trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh; bạn không cần tốn một đồng nào mà hàng nghìn người vẫn biết đến công ty bạn chỉ trong vài ngày! Một công ty “được lên báo” dĩ nhiên sẽ nổi bật và khiến mọi người chú ý nhiều hơn. Nếu biết quảng bá tốt, bạn sẽ thu hút được nguồn vốn, đối tác, nhân viên, cũng như các khách hàng tiềm năng, còn doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng được hình ảnh của một “chuyên gia”, một “nhà lãnh đạo tư tưởng” và là “thương hiệu của mọi nhà” trong lòng công chúng.

Khi bạn cần quảng bá một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì cách làm hiệu quả và tiết kiệm nhất chính là thu hút sự chú ý của công chúng đối với sản phẩm đó. Không như quảng cáo, PR được thực hiện dưới hình thức các bài viết xã luận thông qua lời xác nhận,quan điểm khách quan của một nhân vật thứ ba - ngoài nhà sản xuất và người tiêu dùng. Và lợi ích của những lời xác nhận tích cực thông qua báo đài này là không hề nhỏ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xì Xầm Vs Hét To: Bí Kíp X Trong Quảng Cáo Pr PDF của tác giả Russell Lawson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng
50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách HàngMột người đầu bếp vì bốn vị khách hàng ngoại quốc mà học tiếng Anh.Người của tiệm ăn Shousi làm gì vào khoảng thời gian giữa cao điểm ban ngày và cao điểm ban đêm ?Đầu bếp Akimasi đã lợi dụng khoảng thời gian rỗi ấy để học tiếng Anh.Akimasi nói : “Hiện tại tôi rất muốn học tiếng Anh”.Tôi hiểu tâm trạng ấy của Akimasi.Tôi hỏi anh ta : “Nhưng tại sao hiện tại anh lại rất muốn học tiếng Anh ?”Akimasi đáp : “Có bốn vị khách nước ngoài đến tiệm ăn chúng tôi. Tôi cứ nghĩ là họ chỉ ngẫu nhiên đến ăn ở tiệm chúng tôi một lần, không ngờ họ lại trở thành khách thường xuyên. Tôi muốn học tiếng Anh để trò chuyện với họ”.Akimasi sẽ kể tỉ mỉ cho khách hàng biết món ăn pusi thế nào, có thể tìm ở đâu, ăn vào lúc nào, nấu món ấy ra sao…Akimasi muốn dùng tiếng Anh nói cho mấy vị khách nước ngoài biết điều đó.Vì bốn vị khách kia không biết tiếng Nhật, cho nên Akimasi bèn vì họ mà học tiếng Anh.Đội ngũ lái xe của Công ty taxi M* đều biết nói tiếng Anh.Có Công ty tăng lương cho những lái xe biết nói tiếng Anh.Nhưng ở tiệm ăn Shousi, việc học tiếng Anh không được thù lao.Bởi vì là cửa hàng tư nhân, không cần biết tiếng Anh, chỉ cần tiêu thụ tốt món “Kim thương ngư” là được.Nhưng để cho khách hàng ăn ngon miệng hơn, Akimasi đã cố gắng học tiếng Anh.Đó là tinh thần đối xử thật sự chu đáo đối với khách hàng.
Thuật Quản Lý Bán Hàng
Thuật Quản Lý Bán HàngCông việc của người quản lý bán hàng là tuyển dụng, quản lý và động viên đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu suất hàng đầu.Chuyên gia bán hàng lừng danh thế giới Brian Tracy đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu sự khác biệt giữa những nhà quản lý bán hàng thành công nhất thế giới so với phần còn lại, và đúc kết thành những chiến lược đơn giản nhưng đầy quyền năng. Độc giả sẽ được khám phá sáu phẩm chất cốt lõi của một đội ngũ bán hàng thành công và biết cách:• Chọn lựa và tuyển dụng những người giỏi nhất• Đặt ra những mục tiêu rõ ràng• Xác định kế hoạch bán hàng• Thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao• Động viên bằng những hình thức khích lệ đúng đắn• Thúc đẩy nhận thức bản thân của nhân viên để thúc đẩy doanh thu• Suy nghĩ giải pháp bán hàng• Đo lường kết quả• Loại bỏ những nhân viên làm việc kém• Lãnh đạo bằng cách làm gương• Và…nhiều hơn nữa!
Đừng Hành Xử Như Người Bán ,Hãy Suy Nghĩ Tựa Người Mua
Đừng Hành Xử Như Người Bán, Hãy Suy Nghĩ Tựa Người MuaĐộc giả có thể tìm thấy cách tiếp cận độc đáo về nghệ thuật bán hàng – nghệ thuật khiến người bán hàng trở thành người giúp đỡ người mua mua được hàng theo ý muốn của họ, chứ không phải là bán được hàng theo ý muốn của mình.Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách nhận được nhiều lời khen tặng của các giám đốc, học giả ngay sau khi nó được xuất bản và được thừa nhận như một cuốn sách được coi là dành riêng cho những ai thật sự muốn thành công trong bán hàng, bởi nó chỉ cho họ chính xác từng bước, từng bước một để đi đến thành công.Jerry Acuff và Wally Wood không đưa ra hàng lô những lời khuyên làm thế nào để khắc phục mối ác cảm của khách hàng, và lái các khách hàng tiềm năng vào việc mua hàng cũng như dịch vụ của bạn. Thay vào việc đưa ra một mô hình bán hàng khác, cuốn sách đã đề cập một mô hình mua hàng. Các tác giả cho rằng, người ta nói chung thích mua hàng, thích có những sản phẩm tốt, những món hời, tuy vậy, ai cũng có cảm giác mình đang bị nài ép, hay bị lừa vào một thương vụ, ngay cả khi họ đang rất muốn món hàng mà bạn đang bán cho họ. Đó là lí do vì sao bán hàng lại khó đến thế, và vì sao bạn phải thay đổi cách làm việc nếu muốn bán được nhiều hơn và giữ được chân khách hàng. *** Nền kinh tế Hoa Kỳ đạt giá trị 10.000 tỷ đô-la chính là nhờ người dân thích mua sắm. Thế nhưng, càng thích mua sắm bao nhiêu, người ta lại càng không thích bị dụ mua bấy nhiêu. Về vấn đề này, sâu sắc hơn ai hết, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bán hàng, Jeffrey Gitomer, đã viết trong cuốn sách, Little Red Book of Selling (Cuốn sách đỏ nhỏ về bán hàng)(1) của mình như sau: “Con người ghét bị dụ mua, nhưng lại thích mua.” Khi bạn mua một chiếc xe hơi, một cái tivi, hay một cái máy tính, bạn thường không kể với đồng nghiệp, bạn bè hay người thân rằng, “Xem người ta đã bán cho tôi cái gì này!” mà bạn thường khoe rằng, “Xem tôi đã mua được cái gì này!” Như hầu hết mọi người, chúng ta đều thích mua sắm. Chúng ta thích đi siêu thị, thích mua xe mới, thích mua nhà mới, hay tivi mới. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi mua được thứ mình muốn.Tuy nhiên, trong khi mọi người thích mua sắm, thì mua hàng từ một người bán hàng thường là một tình huống có tính chất đối kháng, và ít khi vui vẻ. Thêm nữa, nhiều nhân viên bán hàng đã xử sự như những người bán hàng đơn thuần hơn là đặt mình vào tư thế của một người đi mua. Khách hàng muốn mua thứ này, người bán hàng muốn bán thứ khác. Khách hàng muốn kiểu xe hơi này, nhưng nhân viên bán hàng lại mong bán được kiểu xe mà đại lý đang cần bán trong tháng đó. Khách hàng muốn mua một chiếc tivi 28 inch vừa túi tiền, nhân viên bán hàng lại muốn bán một chiếc tivi 45 inch màn hình phẳng, bởi vì nó có mức hoa hồng cao hơn. Thái độ này không giúp cho khách hàng mua hàng, cũng không phải là một thái độ xem khách hàng là trung tâm – và đó là lý do vì sao hầu hết chúng ta đều ghét bị dụ mua.Cho dù một số người bán hàng có thể ý thức được, ở một mức độ nào đó, các kỹ năng để bán hàng thành công, nhưng hầu hết họ không bao giờ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng, bởi vì họ không bán hàng theo cách có thể làm cho khách hàng cảm thấy phấn chấn. Trừ phi có được một cách suy nghĩ và kỹ năng xây dựng quan hệ từ một quy trình bán hàng đúng đắn, còn không bạn sẽ gần như chẳng bao giờ có thể đạt đến nghệ thuật trong lĩnh vực bán hàng, và đấy chính là những gì cuốn sách này muốn đề cập – làm thế nào để đạt đến được nghệ thuật bán hàng giỏi.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quyền lực tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quyền lực tầm ảnh hưởng và sức thuyết phụcCuốn Quyền Lực Tầm Ảnh Hưởng Và Sức Thuyết Phục sẽ giúp bạn hiểu được ba khái niệm về quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục và đưa ra những lời khuyên thiết thực để bạn có thể áp dụng chúng trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình. Sách bàn về các vấn đề: + Tối đa hóa khả năng lãnh đạo, uy tín và tầm ảnh hưởng + Cách giao phó và phân quyền hiệu quả + Định hướng mục tiêu tổng thể cho tổ chức + Các phong cách lãnh đạo ấn tượng và hiệu quả + Khía cạnh đạo đức trong quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục