Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tứ Đại Pháp Kinh (Đức Chí Tôn)

Hỡi các Tiểu hồn yêu quý, Năm 2000 đã gần đến, ngươn mạt pháp sắp tàn lụi, cơ Thánh Ðức bắt đầu chuyển mình tại trần gian, từ xuân Tân Dậu này (1981): để tái lập Thượng ngươn Thái Hòa, khai mở Long Hoa đại hội, còn gọi là cơ phán xét cuối cùng.

Ðây là khóa thi chót của cuộc tuần hoàn Ðại Thiên Ðịa, cả chục vạn năm mới có một lần, để tuyển chọn các linh hồn tiến hóa cao về mặt đạo đức và trí tuệ. Nếu hỏng khoa này, thời phải đợi cả chục vạn năm nữa mới có cơ hội trở lại khoa kế tiếp. Một ngàn chín trăm tám mươi mốt năm (1981) trước đây, TA đã cho con một TA xuống thế mở đạo cứu đời, báo tin vào khoảng hai ngàn năm sau TA sẽ trở lại. Nay đã thành sự thật.

Ðích thân TA phải đầu thai xuống thế làm người, chờ đợi gần hai mươi tám năm nay. Ðến nay, cơ vận chuyển của Càn Khôn đã đến, TA đích thân xuất thế làm việc: soạn giảng TỨ ÐẠI PHÁP KINH, thuyết giảng Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, khai mở Thiên Ðịa Quy Nguyên Ðạo, thành lập Càn Khôn Nhứt Thống Giáo tại thế gian, hầu khai tâm, mở trí, phá mê, phá chấp cho chúng sanh sớm thức tỉnh quy hiệp: TU học, TU hành, chớ quá trễ rồi, các con ạ!

CHA xuất thế tại Việt Nam (vì Thiên cơ đã định: chọn Việt Nam làm Thánh Ðịa, có Bảo Giang, Bảo Sơn, lập thành 12 huyệt linh hiển mầu nhiệm của địa cầu 68 các con), nhưng TA vẫn phân thân điển quang để độ khắp mọi nơi.

Các Tiểu hồn ơi! Hãy mau mau tìm kiếm “TỨ ÐẠI PHÁP KINH” để tu học, tu hành, đặng biết hết mọi cơ cấu của vũ trụ, hiểu được định luật tiến hóa không ngừng của Càn Khôn. Nhận thức rõ được các con là ai? Từ đâu đến? Tìm mua: Tứ Đại Pháp Kinh TiKi Lazada Shopee

Ðến đây để làm gì? Rồi đi về đâu?

Biết rồi! hiểu rồi! nhận thức rõ rồi! Các con phải dùng óc sáng kiến, mượn trí suy tư để nhận xét cho kỹ, phân biệt cho rành đặng tự quyết định, chọn lấy một hướng đi sáng suốt, chân chính, đúng theo đạo lý hơn, mà tự cứu lấy mình.

Dòng tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ vẫn đang tuôn chảy thao thao bất tuyệt, tiếng nói Ðại Hồn vẫn vang vọng mãi bên tai con. Bản thể Ðại Thiên Ðịa vẫn diễn biến hằng ngày, trước mắt các con bằng những tai nạn khổ ách, loạn lạc, lầm than, đói rách khổ cực, luân hồi, sanh tử... không lúc nào ngừng. Thế mà các con không thấy, không nghe gì hết hay sao? Thật đáng thương cho các Tiểu hồn CHA biết bao! Cơn khảo trược, nhồi quả, trả nghiệp dâng lên ngút trời. Những cơn mê trần trong biển đen hắc ám, u linh lôi kéo hàng tỷ chúng sanh trong mê muội quay cuồng: Tham, sân, si, dục, hỷ, nộ, ái, ố... bởi cuộc sống đầy rẫy xấu xa, tội lỗi, ô nhiễm trược trần, thất tình, lục dục, tam độc, thất ác... thảm thương thay!!! Cũng bởi vô minh bao phủ, tham ái kích động, dục vọng thúc đẩy làm cho các con của CHA mê muội, ngu si lăn mình vào địa ngục trần gian, lặn hụp trong bể khổ trược trần, theo đuổi quyền, danh, lợi, tình ở cõi hữu vi giả tạm!

Các con ơi! Vừng đông minh triết đã bắt đầu ló dạng, trâu sẽ tới đồng lam, chim ưng sắp về tổ, sư tử đã bừng thức dậy sau một giấc ngủ dài. Thượng Ðế đã mở rộng đôi tay tình thương, ban rải Thần Huệ, bố rộng Hồng Ân để đón chờ các con trở lại với Ngài trong kỳ phán xét cuối cùng này.

Tiểu hồn ơi! Hãy trở về với ngôi nhà xưa vĩ đại, nơi mà các con đã cất bước ra đi, không muốn hẹn ngày về, đến nỗi đích thân CHA phải lăn mình xuống thế, kêu gọi một cách thống thiết bi ai, muốn đứt cả hơi, khô cả tiếng, như hồn Thục Vương trong xác chim Quốc ngày nào?

Nước mắt CHA đã rơi xuống thế gian trong những cơn mưa tầm tả. Máu CHA đã loang chảy trong các dòng sông, thịt xương CHA đã rách nát trong những trận chiến tranh hãi hùng long trời lỡ đất. Các Tiểu hồn CHA đã ngã gục trong hai trận chiến tranh Ðại chiến vừa qua. Giờ đây lại gục ngã nữa và nguy cơ... của cuộc chiến thứ ba đang đe dọa khắp hoàn cầu, hàng tỷ sinh linh đang phập phồng lo sợ khiến cho Ðại Hồn khắc khoải ưu tư, phải đích thân xuống thế chăn dắt bầy Chiên khờ dại, ngu đần, bơ vơ, lạc lõng... trong bãi cỏ khô cằn băng hoại của xã hội trần gian thối nát, xấu xa ghê tởm này.

Tiểu hồn ơi! Thuyền Giải thoát đang đậu bến Long Hoa chờ đón các con quay về quê xứ bến cũ.

Thiên đàng an lạc, trống rỗng không người!

Niết bàn thanh tịnh, vắng bóng chúng sanh!

Các con còn chần chờ gì nữa mà không bước lên đi? Bước lên đi! Bước lên đi! Các Tiểu hồn khờ dại...!

Bước lên bằng đức tin giác ngộ hoàn toàn, bằng thức tỉnh tu học, sám hối tu hành, bằng thực hiện tình thương, phát triển Bi, Trí, Dũng, Hòa; tinh tấn siêng năng công phu, công quả, công trình; rèn luyện ý chí cứu khổ, mở rộng tâm bác ái, thăng tiến trí thông minh thánh triết... đừng để chúng dậm chân tại chỗ, làm trì trệ con đường tiến hóa của các con. CHA tạm dừng bút, ban bố điển lành cho các con nhân dịp đầu xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế.

Nhưng hết sức mong rằng: cuộc hành trình trở về quê xưa chốn cũ của các con không ngừng lại, để rồi bị bỏ rơi.

Bởi dòng tiến hóa liên miên bất tận của Càn Khôn đang trôi chảy mãi ngoài kia!

Tứ Đại Pháp Kinh: Thỉnh Nguyện Tâm Thư. Kính thỉnh nguyện Nhị vị Song đường (CHA MẸ LINH HỒN):

- Kim Thân Từ Phụ Chưởng Giáo Chí Tôn.

- Và Kim Mẫu Từ Tôn Tây Vương Thánh Mẫu.

Từ khi được Cha, Mẹ chứng quả vị: Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Ðế, đồng thời giao sứ mạng cho con thay Cha Mẹ xuống trần, để chuyển bánh xe chánh pháp kỳ ba tại Việt Nam thánh địa, dẫn dắt, dẫn tiến nhân loại vào kỷ nguyên Thánh Ðức cho kỳ hội Long Hoa. Nay nhân dịp xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế, con đôi lời thỉnh nguyện đệ trình về Thiên Ðình Cha Mẹ cứu xét:

- Sau một quá trình nghiên cứu tu học và thực hiện tình thương không biết chán nản, mệt mỏi gần 1500 kiếp; từ kim thạch qua thảo mộc, đến cầm thú, rồi lên làm người, tiến đến thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Cuối cùng, hiệp nhứt được chân lý tối thượng tức Thượng Ðế; làm một đấng toàn năng, toàn giác phụng sự cho cơ tiến hóa đời đời của Càn Khôn Vũ Trụ để được hằng hữu đời đời.

Nhớ lại những lúc được Ðức Chưởng Giáo Chí Tôn dắt điển Trí cho con dạo khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ để học đạo Vô Thượng; dắt điển Bi của con ôm choàng cả không gian vô vi, lẫn hữu vi một lượt để vo tròn một khối trọn tình thương; dắt điển Dũng cho con dấn thân khắp mọi nơi trong Ðại Thiên Ðịa để thực tập cứu khổ các con của Ngài: những Tiểu hồn khờ dại, ngu đần nên mê trần nhiễm trược, tự tạo luân hồi: sanh lão bệnh tử, đau khổ không lúc nào ngừng!

Cha Mẹ ơi! Con đê đầu đảnh lễ trước Ðại bản thể của Thượng Ðế, mà cũng chính là của con; mong cầu Thầy Mẹ hãy vì sự chứng quả dị thường hi hữu của con, mở lượng hải hà bố rộng hồng ân cho trần gian bớt đau khổ!

- Ban lệnh xuống Ðịa ngục cho Thập Ðiện Diêm Vương tra xét thật kỹ các linh hồn nặng tội, được nhờ nhân dịp chứng quả của con quyết định lâm phàm kỳ ba cứu khổ cho tròn đại nguyện: a) Phần hồn nào cứng đầu, tự ý gây ra tội ác thời cứ phán xét trừng trị thẳng tay, con không dám ngăn cản. b) Phần hồn nào gây tội ác vì sự bắt buộc, chứ tự ý nó không muốn thời ân giảm cho chúng nó nhờ.

Còn số đàn em của con tại trần gian, vì lâu nay mê lầm nên khinh thường đạo lý, do Cha Mẹ mở dạy (thông qua cơ bút, đồng tử...) tá danh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tức Cao Ðài Thượng Ðế, thời Cha Mẹ giao lại cho con, tiếp tục dìu dắt các tiểu hồn đàn em của con vào cơ Thánh Ðức.

Cha Mẹ linh hồn ơi! Cha Mẹ đã khổ nhiều rồi, đã tốn công mở Ðạo cứu đời suốt mấy muôn thế kỷ qua.

Nhìn lại quá trình cực khổ vô cùng của Cha Mẹ, khiến con nước mắt chảy ròng ròng. Cha Mẹ đã chịu không biết bao nhiêu điều sỉ nhục, những tiếng khen chê, các lời khinh bỉ của các tiểu hồn khờ dại, ngu đần, mê trần quá nặng.

Truớc khi dứt lời, con thỉnh cầu Cha Mẹ dời gót ngọc thân vàng trở lại Thiên đình an nghỉ. Còn dưới này để con trẻ thay Cha Mẹ gánh bớt trách nhiệm, chia xẻ khổ đau, dìu dắt, hướng dẫn các tiểu hồn em con trở về quê xưa với Cha Mẹ sum hiệp một nhà.

Lời thơ đã ngừng, nhưng tình thương đối với Cha Mẹ và các em không bao giờ chấm dứt trong lòng con!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tứ Đại Pháp Kinh PDF của tác giả Đức Chí Tôn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chánh Niệm (Henepola Gunaratana)
Về quyển sách này Đức Phật đã nhấn mạnh thiền, hay sự tu dưỡng tâm (bhavana) là con đường để dẫn đến sự giác ngộ và giải thoát như là mục tiêu rốt ráo của đạo Phật. Và công cụ và mục tiêu để tu thiền chính là sự chú tâm tỉnh giác mà chúng ta hay gọi là chánh niệm. Chánh niệm là tất cả. Không có chánh niệm, hay không tu tập được khả năng chánh niệm, thì không có gì để thiền cả. Thiền sư người Tích Lan Bhante Gunaratana đã giảng giải về sự chánh niệm đó (định nghĩa, nguyên lý, thực hành và phát triển) như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ thiền sinh nào. Tìm mua: Chánh Niệm TiKi Lazada Shopee Thiền định (samatha), như một công cụ để hỗ trợ song song cho thiền chánh niệm, cũng được giảng giải xen kẽ trong quyển sách này (và cũng được giảng giải riêng trong hai quyển sách khác) bởi cùng vị thiền sư thông thái. Nếu bạn muốn bắt đầu học thiền và đang muốn tìm hiểu và tu tập thiền chánh niệm đã được khai giảng và hết lòng khuyến khích bởi chính Đức Phật lịch sử, thì chắc hẳn bạn nên bắt đầu tìm hiểu, học và thực hành về sự chánh niệm. Thiền từ bắt đầu cho đến khi tu tiến đến những chứng ngộ cao sâu nào khác cũng nhờ có sự chánh niệm và khả năng chánh niệm. Nói như vậy cũng có nghĩa về mặt tu hành, chánh niệm là điều quan trọng nhất, là công cụ quan trọng nhất, và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của thiền. Chánh niệm để có được chánh niệm, để có được trình độ chánh niệm. Cũng theo như lời của vị thiền sư này, các bạn hay các thiền sinh có thể đọc quyển sách này trước hoặc cùng lúc với quyển "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường". Khi bạn đã có sự hiểu biết về chánh niệm thông qua lối giảng dạy giản dị và dễ hiểu của thiền sư, bạn có thể bắt đầu bước vào thực tập trên những đối tượng hay nền tảng để chánh niệm mà Đức Phật đã thuyết giảng trong bài kinh quan trọng nhất về thiền, đó là kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm". Tuy nhiên, vì chánh niệm là vừa là công cụ và vừa là mục tiêu để tu tập dựa trên các nền tảng đối tượng đó, cho nên có lẽ bạn sẽ cần đọc đi đọc lại nhiều lần quyển sách nói riêng về chánh niệm này. Theo thiển ý của người dịch, nếu bạn đọc những giảng giải bằng ngôn ngữ thông thường (phi thuật ngữ) này của thiền sư Bhante Gunaratana để hiểu về thiền, chánh niệm, chánh định, và bốn nền tảng chánh niệm, thì bạn sẽ có khả năng hiểu một cách dễ dàng hơn về những giảng luận và kinh văn truyền thống khác về những đề tài này. Đây cũng là quyển sách hướng dẫn về sự chánh niệm được đọc và được khen ngợi nhiều nhất bởi giới học thuật và tu hành theo Phật giáo Nguyên thủy qua hơn 20 năm kể từ ngày nó được phát hành lần đầu tiên. Để đọc và thực hành thành công quyển sách này, người dịch xin có bốn yêu cầu đối với độc giả, vì sự ích lợi của quý vị: 1. Tôi đã cố gắng dịch đúng và chính xác mọi ngữ nghĩa và văn phong của thiền sư tác giả. Quyển sách rất giá trị này được dịch với tâm niệm về công đức để hồi hướng cho nhiều người thân yêu và chúng sinh khuất mặt. Tôi dịch những quyển sách này cho những người thân yêu nhất đọc và thực hành, cho những tu sĩ, thiền sinh, sinh viên các trường Phật học, cho các bạn, và đặc biệt cho chính bản thân mình đọc và thực hành. Nếu bạn không có sự tin tưởng vào một quyển sách nào ngay từ đầu, thì bạn không cần đọc nó, vì điều đó chẳng mang lại kết quả gì. 2. Hãy tin học ở vị thiền sư này. Ngài là một bậc chân tu mà thế giới những người tu tập và học thuật rất kính trọng. Tôi biết những người nếu chưa chứng đắc những tầng thiền cao sâu hoặc chưa bước vào Nhập Lưu của con đường thánh Đạo, thì họ sẽ không viết sách thực hành để chỉ dạy người khác; vì nếu làm điều không đúng đắn, họ sẽ bị dính danh vào tâm và tự làm tổn thương lòng từ bi của một người tu hành để giải thoát. 3. Các học giả khuyển rằng bạn nên đọc từ từ. Đây là sách dạy thực hành, không phải dạy về lý thuyết từ chương. 3. Những dấu chấm, phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, kép...đều được viết một cách cố ý bởi tác giả để các độc giả dễ nắm bắt ý nghĩa hơn qua ngôn ngữ thông thường. Những giải thích trong ngoặc vuông [...] là của tác giả. Những từ đồng nghĩa trong ngoặc [...] là của người dịch. Những giải thích trong ngoặc (...) và những chú thích là của người dịch. 4. Bạn nên thử thực tập ngay những lời dạy trong sách. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu tập ngay các tư-thế ngồi, tập ngay sự buông-bỏ các ý nghĩ, quá khứ và tương lai, tập sự chú tâm vào hơi-thở...để tự mình biết được những lời hướng dẫn là dễ hiểu và mang lại kết quả. Như nhiều bình luận, đây là những hướng dẫn dễ hiểu và trực chỉ nhất vị thầy này. Một lối rẽ gọn gàng và tiết kiệm để đi đến con đường dẫn đến những mục tiêu tu hành. Nhà Bè, mùa mưa Kiết Hạ 2012 Lê Kim KhaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm PDF của tác giả Henepola Gunaratana nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Địa Mẫu Chơn Kinh (Lê Công Đồng)
Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu có giáng cơ dạy như sau: ”... Khuyên con ráng lo làm âm chất, Khuyên con cần thành thật tu chơn, Gian lao nguy khổ chớ sờn, Tìm đường chánh đạo gởi thân tu trì...” (1) Tìm mua: Địa Mẫu Chơn Kinh TiKi Lazada Shopee ”Con ôi! Một kiếp phù sanh tuy ước hẹn ba vạn sáu ngàn ngày, nhưng trăm năm nào có mấy ai hưởng đặng. Thiều quang giục thúc, bóng quang âm đưa đẩy lại qua, bao gió tạt nắng táp mưa sa, tấm nhục thể cằn cỗi yếu già, mà lòng ham sống chưa hay nấm mồ gần bên cạnh. Ai ai cũng lo trau chuốt tưng tiu gìn giữ mãnh hình hài cho sung sướng, mà lại quên gìn giữ chơn tánh với bổn căn. Gặp lúc loạn ly, thế thời tai biến, lo chạy đó, chạy đây để tìm đường an ổn cho chính thân mình và cho toàn gia quyến, nhưng nào hay duyên nghiệp đưa đẩy về đâu, có biết đặng mỗi người trong gia quyến có đồng căn đồng kiếp, đồng phúc đồng duyên, hay là phải nghiệp ai nấy gánh...” (2) Ngẫm suy lại các lời dạy trên của Đức Mẹ thật là hữu lý. Kiếp vô thường của con người sống nay chết mai không ai định trước được. Dẫu bực đế vương quyền quý, hàng công chúa cao sang cũng phải xuôi tay trước định mệnh. Năm trước đây trong chuyến du hành về thăm lại quê hương và gia đình, tôi có duyên lành được Mẹ Địa Mẫu dạy đem quyển “Địa Mẫu Chơn Kinh” về ấn tống và truyền cho bá tánh thọ trì hầu đến lúc lâm nguy có Mẹ độ cho sống (1) Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn), Tuất thời, 20-11 Ất Tỵ (12-12-1965). (2) Thiên Lý Đàn, Tuất thời, Rằm tháng 4 Ất Tỵ (15-5-1965). Tôi chí thành thọ trì kỉnh tụng và chứng nghiệm được sự bảo hộ của Mẹ. Mấy tháng trước đây, tôi bị tai nạn xe hơi gẫy xương sống vì văng ra xa quá năm thước, còn 3 người trong số 15 người đi cùng xe bị thiệt mạng. Tôi tưởng đã bị liệt toàn thân, nhưng hằng đêm tôi đều cầu nguyện và thỉnh nước cam lồ của Mẹ để uống, đến nay tôi đã được mạnh khỏe đi đứng bình thường mà không cần phải mổ. Vì tưởng nhớ đến ân đức trên nên tôi phát tâm lưu truyền quyển Bửu Kinh nầy, và mong sao cho mọi người thọ trì đọc tụng, giảng nói lại cho người khác cùng hiểu về công đức của Đức Địa Mẫu, được vậy thì phước đức của quý vị vô lượng vô biên trong đời hiện tại và tương lai. Nam mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh. Võ Thị Ba Bon (Baton Rouge, LA, USA) Thu Đinh Sửu 1997Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Địa Mẫu Chơn Kinh PDF của tác giả Lê Công Đồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Địa Mẫu Chơn Kinh (Lê Công Đồng)
Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu có giáng cơ dạy như sau: ”... Khuyên con ráng lo làm âm chất, Khuyên con cần thành thật tu chơn, Gian lao nguy khổ chớ sờn, Tìm đường chánh đạo gởi thân tu trì...” (1) Tìm mua: Địa Mẫu Chơn Kinh TiKi Lazada Shopee ”Con ôi! Một kiếp phù sanh tuy ước hẹn ba vạn sáu ngàn ngày, nhưng trăm năm nào có mấy ai hưởng đặng. Thiều quang giục thúc, bóng quang âm đưa đẩy lại qua, bao gió tạt nắng táp mưa sa, tấm nhục thể cằn cỗi yếu già, mà lòng ham sống chưa hay nấm mồ gần bên cạnh. Ai ai cũng lo trau chuốt tưng tiu gìn giữ mãnh hình hài cho sung sướng, mà lại quên gìn giữ chơn tánh với bổn căn. Gặp lúc loạn ly, thế thời tai biến, lo chạy đó, chạy đây để tìm đường an ổn cho chính thân mình và cho toàn gia quyến, nhưng nào hay duyên nghiệp đưa đẩy về đâu, có biết đặng mỗi người trong gia quyến có đồng căn đồng kiếp, đồng phúc đồng duyên, hay là phải nghiệp ai nấy gánh...” (2) Ngẫm suy lại các lời dạy trên của Đức Mẹ thật là hữu lý. Kiếp vô thường của con người sống nay chết mai không ai định trước được. Dẫu bực đế vương quyền quý, hàng công chúa cao sang cũng phải xuôi tay trước định mệnh. Năm trước đây trong chuyến du hành về thăm lại quê hương và gia đình, tôi có duyên lành được Mẹ Địa Mẫu dạy đem quyển “Địa Mẫu Chơn Kinh” về ấn tống và truyền cho bá tánh thọ trì hầu đến lúc lâm nguy có Mẹ độ cho sống (1) Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn), Tuất thời, 20-11 Ất Tỵ (12-12-1965). (2) Thiên Lý Đàn, Tuất thời, Rằm tháng 4 Ất Tỵ (15-5-1965). Tôi chí thành thọ trì kỉnh tụng và chứng nghiệm được sự bảo hộ của Mẹ. Mấy tháng trước đây, tôi bị tai nạn xe hơi gẫy xương sống vì văng ra xa quá năm thước, còn 3 người trong số 15 người đi cùng xe bị thiệt mạng. Tôi tưởng đã bị liệt toàn thân, nhưng hằng đêm tôi đều cầu nguyện và thỉnh nước cam lồ của Mẹ để uống, đến nay tôi đã được mạnh khỏe đi đứng bình thường mà không cần phải mổ. Vì tưởng nhớ đến ân đức trên nên tôi phát tâm lưu truyền quyển Bửu Kinh nầy, và mong sao cho mọi người thọ trì đọc tụng, giảng nói lại cho người khác cùng hiểu về công đức của Đức Địa Mẫu, được vậy thì phước đức của quý vị vô lượng vô biên trong đời hiện tại và tương lai. Nam mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh. Võ Thị Ba Bon (Baton Rouge, LA, USA) Thu Đinh Sửu 1997Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Địa Mẫu Chơn Kinh PDF của tác giả Lê Công Đồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lão Tử Đạo Đức Kinh (Nguyễn Duy Cần)
Chương 1 Đạo khả đạo, phi thường đạo Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thu ỷ Hữu danh v ạn v ật chi mẫu. Tìm mua: Lão Tử Đạo Đức Kinh TiKi Lazada Shopee Cố, thường vô dục, dĩ quan kì diệu Thường hữu dục, dĩ quan kì hiếu, Thử lưỡng gi ả, đồng xuất nhi dị danh, Đồng vị chi Huyền. Huyền chi hựu Huyền, chúng diệu chi môn Chương 1 Đạo có thể gọi được, không phải là Đạo "thường" Danh có thể gọi được, không phải là danh "thường" Không tên là gốc của Trời Đất; Có tên là mẹ của vạn vật. Bởi vậy, thường không tư dục, mới nhận được chỗ huyền diệu của đạo; Thường bị tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của Đạo. Hai cái đó, đồng với nhau; cùng một gốc tên khác Đồng, nên gọi là Huyền. Huyền rồi lại Huyền, Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong Trời ĐấtDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Cần":Lão Tử Đạo Đức KinhLão Tử Tinh HoaThuật Xử Thế Của Người XưaCái Dũng Của Thánh NhânCái Cười Của Thánh NhânTinh Hoa Đạo Học Đông PhươngTrang Tử Và Nam Hoa KinhDịch Học Tinh HoaPhật Học Tinh HoaToàn Chân Triết LuậnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lão Tử Đạo Đức Kinh PDF của tác giả Nguyễn Duy Cần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.