Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ốc Đảo Tự Thân (Ayya Khema)

“…. Lúc nào ta cũng cần nhớ rõ về tính vô thường (anicca) của Vạn Pháp không chỉ trong lúc tọa thiền. Chánh niệm là trung tâm điểm trong lúc toạ thiền để đi vào định. Chúng ta chỉ có thể dành một ít thời gian cho việc toạ thiền nhưng ta có thể dành tất cả thời gian còn lại để quan sát tâm mình. Đó là nơi khiến mọi việc trên thế gian này xảy đến với ta. Không có gì có thể hiện hữu ngoài tâm”

Đây là một đoạn trích trong cuốn “Ốc đảo tự thân” của Ni sư Ayya Khema, tác giả của cuốn sách Being Nobody, Going Nowhere (Vô ngã vô ưu) nổi tiếng. Khác biệt với những cuốn sách khác của Ayya Khema, trong cuốn sách này. Ni sư lại hướng dẫn chúng ta những phương pháp kỹ thuật để tự cân bằng nội tâm của mình, tìm lại sự an bình trong chính trái tim nhỏ bé của mỗi chúng ta. Như câu kinh:

” Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,

Trăm ngàn muôn kiếp mới được gặp

Nay con nghe thấy vâng gìn giữ Tìm mua: Ốc Đảo Tự Thân TiKi Lazada Shopee

Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ốc Đảo Tự Thân PDF của tác giả Ayya Khema nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1940)
Cuốn “Một trăm bài kinh Phật” này nguyên bản tiếng Phạn nhan đề là Avadna-Cataka, nằm trong Đại Tạng Kinh, và đã được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng như Tây Tạng, Pli, Hán, Pháp... Bản dịch tiếng Pháp lấy tựa là “Avadna-Cataka ou Cent légendes bouddhiques”, do Léon Feer dịch và phát hành tại nhà sách Ernest Leroux 28 Rue Bonaparte Paris, in xong năm 1891. Trước đây cư sĩ Đoàn Trung Còn đã dịch bản tiếng Pháp này sang tiếng Việt. Bản chữ Hán nhan đề là “Soạn tập bá duyên kinh”, do ngài Chi Khiêm đời nhà Ngô ở Trung Quốc dịch từ tiếng Phạn. Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị. Và với nội dung như thế, nên hầu như thích hợp với tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Bất cứ ai khi đọc qua một trong những truyện tích này, cũng đều có thể rút ra được những điều cần chiêm nghiệm, suy ngẫm trong cách ứng xử hàng ngày của mình. Phật Học 12-Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1NXB Sài Gòn 1940Đoàn Trung Còn174 TrangFile PDF-SCAN
Phật Học Ngụ Ngôn Pháp Vị Quyển 1 - Lê Khánh Hòa (NXB Bùi Văn Nhẩn 1930)
Kể lại một số câu chuyện ngụ ngôn về đạo phật, cũng là những lời răn dạy ở đời như: Lão Khờ ăn muối, con yêu bị giết, người tham tưới mía, cởi thuyền vạch sóng, người đói sợ gương.Phật Học Ngụ Ngôn Pháp Vị Quyển 1NXB Bùi Văn Nhẩn 1930Lê Khánh Hòa44 TrangFile PDF-SCAN
Phật Giáo Với Thuyết Luân Hồi - Trịnh Như Tấu (NXB Trung Bắc Tân Văn 1935)
Sở dĩ đức Phật nói thuyết luân hồi là có lý do. Trước hết chúng ta tìm hiểu ngay bản thân đức Phật. Khi còn là Thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng. Chính vì thế Thái tử không yên tâm sống trong cảnh vương giả, nên quyết chí tu hành. Thắc mắc trước kia của Ngài cũng có thể là thắc mắc của tất cả chúng ta hiện giờ, nhưng mình ít quan tâm tìm cách giải quyết. Thắc mắc thứ nhất, Ngài nghĩ con người ai cũng bị sanh già bệnh chết khổ như nhau, vậy từ đâu chúng ta đến đây? Thắc mắc thứ hai, sau khi chết rồi ta sẽ đi về đâu? Thắc mắc thứ ba, muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao? Đó là ba vấn đề tối hệ trọng của kiếp con người. Phật Giáo Với Thuyết Luân HồiNXB Trung Bắc Tân Văn 1935Trịnh Như Tấu44 TrangFile PDF-SCAN
Quang Minh Tu Đức Kinh - Ngô Đức Thọ (NXB Long Quang 1931)
Bộ kinh tu đức này chia làm 4 phần. Nghĩa kinh rõ ràng, cảm động, đàn bà con trẻ cũng có thể hiểu được. Có hiểu mới có cảm, có cảm mới biết sám hối, Tụng kinh, miệng đọc, tâm suy theo lời kinh mà luyện tính sửa lòng. Nếu duy trì được thiện tâm, trời phật tiên thánh mới giáng ứng, có giáng ứng cầu đảo mới linh nghiệm. Thực là một quyển kinh thiết thực, mấy nhân tâm thế đạo cần dùng cho mọi hạng người trong xã hội. Thiện nam tín nữ nên phát hằng tâm in kinh, mà chuyển tặng cho nhiều công đức thực vô biên vô lượng. Ước ao một ngày kia khắp mọi gia đình đều có một quyển kinh tu đức làm chuẩn đích, ngõ hầu ai ai cũng biết hối ngộ cải quá, tránh dữ theo lành, lấy trời đất làm cha mẹ, lấy vũ trụ làm gia đình, lấy nhân loại làm anh em. Bể khổ biến thanh cam lồ, huyết hồ hoá lại ao sen thế giới trở nên cực lạc. Trì tụng! Quang Minh Tu Đức KinhNXB Long Quang 1931Ngô Đức Thọ89 TrangFile PDF-SCAN