Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chính Trị Luận (The Politics) (Aristotle)

Đây là cuốn sách đầu tiên của Aristotle được xuất bản ở Việt Nam, nhưng sức ảnh hưởng từ những tư tưởng, luận điểm cũng như những di bút thông thái khác của ông đã trở thành nền tảng chế ngự tư tưởng Châu Âu suốt hơn 2000 năm qua.

“Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm nổi tiếng nhất nói về các khái niệm mà từ đó các quốc gia và chính phủ định hình. Mặc dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ đại nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại.

Trong tác phẩm, ông viết những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, với độ chính xác siêu phàm. Dịch giả Nông Duy Trường có nhận định: “Theo Aristotle, một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở nên thoái hóa và trở thành một chế độ xấu”. “Chính trị luận” của ông là tác phẩm được xem là căn bản cho Chính trị học Tây Phương.

***

Thông tin tác giả: Aristotle là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristotle là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại. Tìm mua: Chính Trị Luận (The Politics) TiKi Lazada Shopee

***

Là một nhà bác học, Aristotle đã để lại cho hậu thế một kho tàng tư tưởng đồ sộ về nhiều phương diện như triết học, khoa học, toán học, thiên văn học, và chính trị học. Chính Trị Luận là một trong những tác phẩm kinh điển của Aristotle về triết lý và lý thuyết chính trị của Tây phương, và trên nền tảng này những lý thuyết chính trị khác - như của Cicero, St. Augustine, Aquinas (cổ đại), Hobbs, Rousseau, Locke (thời hiện đại và Khai Sáng) - đã được xây dựng và phát triển. Mãi cho tới hôm nay, Chính Trị Luận vẫn còn là một trong những cuốn sách phải đọc của sinh viên ngành khoa học chính trị và được học giả thế giới công nhận là một trong những cuốn sách vĩ đại của nhân loại.

Lâu nay, chúng ta vẫn thường hiểu chính trị theo nghĩa xấu là những mưu đồ tranh chấp quyền lực, bất chấp đạo đức nên giữ thái độ “kính nhi viễn chi” với chính trị, nhưng chỉ với câu nói bất hủ “Con người là một sinh vật chính trị,”1 Aristotle đã lý giải là con người không thể tách rời khỏi đời sống chính trị của cộng đồng mà nó sinh sống. Chính trị, tự nó không xấu, chỉ có những mô hình và chế độ chính trị do con người tạo ra mới có tốt và có xấu vì không nhận thức rõ được về bản chất của con người.

Điều thú vị khi đọc những vĩ nhân Tây phương là thái độ và tinh thần phê phán khoa học của họ, dù ngay đối với những nhận định của các bậc thầy của mình. Trong Chính Trị Luận, Aristotle đã phê phán cái mô hình chính trị lý tưởng do Plato - thầy của ông - đề ra trong tác phẩm Cộng Hoà. Chính Trị Luận còn miêu tả cho người đọc bối cảnh văn hoá, tập tục, lịch sử và chính trị của Tây phương cổ thời mà Hy Lạp là một thí dụ điển hình, cũng như quan niệm của Tây phương về đời sống xã hội, đạo đức và tâm linh.

Được xem là triết gia sáng lập ra trường phái Duy Thực (Realism), Aristotle đã phân tích một cách tỉ mỉ và thực tế những mô hình chính trị, mà ngày nay mặc dù tên gọi có khác, nhưng bản chất vẫn không thay đổi như mô hình quả đầu (tập đoàn cai trị), quý tộc (thành phần ưu tú lãnh đạo), và dân chủ, cùng những biến thể và sự suy vong của những thể chế này và đề nghị một mô hình khả thi nhất, cùng với việc xây dựng một nền giáo dục quốc gia. Trải qua hơn hai nghìn năm, dĩ nhiên một số nhận định cùng lập luận của Aristotle trong Chính Trị Luận không còn hợp thời nữa, nhưng những lý luận cơ bản về chính trị của Aristotle vẫn còn nguyên giá trị ứng dụng trong thời đại hôm nay.

Chính Trị Luận đã được nhiều học giả Anh, Mỹ dịch sang Anh ngữ, tiêu biểu như Benjamin Jovett, Peter

Simpson, Ernest Barker, W. E. Bolland, và H. Rackam. Dịch phẩm này được thực hiện dựa theo bản dịch của

Benjamin Jovett đăng tải trên website của The Internet Classic Archive2 và tham khảo thêm bản dịch của Ernest Barker do Đại học Oxford ấn hành năm 1958.

Nhằm thực hiện một trong những sứ mệnh của Học viện Công Dân là góp phần đóng góp vào kho tàng tri thức và học thuật của nước nhà, nhất là về phương diện các tác phẩm kinh điển của Tây phương, người dịch đã mạo muội tiến hành dịch Chính Trị Luận vào Mùa Xuân 2008 và hoàn tất dịch phẩm này vào ngày cuối năm 2011.

Khi chuyển dịch tác phẩm này sang Việt ngữ, người dịch đã cố gắng chuyển dịch thật trung thực và đúng ý của bản dịch Anh ngữ, đồng thời chú giải những dữ kiện lịch sử và điển tích của Tây phương mà tương đối xa lạ với độc giả Việt Nam. Người dịch cũng tránh không đưa ra bình luận của riêng mình và không dịch những nhận định, lập luận của những học giả khác về Aristotle và Chính Trị Luận để cho người đọc không ban hưởng và có định kiến trước khi tìm hiểu về Aristotle và tư tưởng chính trị của ông. Mặc dù đã cố gắng hết sức, người dịch tin rằng vẫn còn những thiếu sót và sai lầm khi thực hiện công trình này, và ước mong được sự chỉ giáo của độc giả và các bậc cao minh.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chính Trị Luận (The Politics) PDF của tác giả Aristotle nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bàn Về Trung Quốc
Bàn Về Trung Quốc Bàn Về Trung Quốc Bàn Về Trung Quốc của Tiến sĩ Henry A. Kissinger, nguyên cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford thể hiện chính sách ngoại giao với nước lớn của Mỹ và Trung Quốc. Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã đứng thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những ảnh hưởng nhất định đối với khu vực và thế giới. Vì vậy các nước trong khu vực và trên thế giới không chỉ quan tâm, theo dõi đến những thành tựu phát triển của Trung Quốc, mà còn quan tâm nghiên cứu, tham khảo chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Chết Bởi Trung Quốc 42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc Người Trung Quốc Xấu Xí Tuy nhiên, quan hệ quốc tế châu Á – Thái Bình Dương hiện tại đang rất “nóng” với quá trình dịch chuyển quyền lực giữa một bên là Trung Quốc – cường quốc đang trỗi dậy, còn bên kia là Mỹ – cường quốc truyền thống. Và Việt Nam – với tư cách một quốc gia có vị trí chiến lược và vai trò quốc tế đang nổi lên rất nhanh cần phải xử lý thực sự khôn khéo trong môi trường chính trị khu vực đầy biến động như thế. Do đó, việc nghiên cứu về tình hình Trung Quốc, trong đó có chính sách ngoại giao của Trung Quốc và các nước khác rất cần thiết. Để bạn đọc dễ tiếp cận các luồng thông tin khác nhau, sách đã giữ nguyên một số nhận định, đánh giá của ông Henry Kissinger có thể trái chiều với nhiều học giả khác và chúng ta.
30 Tháng 4 - Chuyện Những Người Tháo Chạy
30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy 30/4 Chuyện Những Người Tháo Chạy – Kim Lĩnh 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy miêu tả một cách chân thật, sinh động bằng những chi tiết mắt thấy tai nghe về cuộc tháo chạy của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trên con đường ngàn dặm đầy tai ương, đoàn người di tản dấn thân vào lưỡi hái của chính lực lượng của “chính phủ vì dân” mà lâu nay họ coi như “thiên thần”. Hàng trăm dì phước chết đuối phơi trắng cả một vùng bờ biển; hàng trăm người già, trẻ con chết đuối trong cơn bão biển; những vụ làm tiền, thanh toán thù xưa oán cũ giữa những người lính trên con đường tháo chạy. Trăm ngàn cảnh tượng đau thương xảy ra nào phải do phía cộng sản gây ra như những giọng điệu vu khống, bịa đặt. Bằng những sự kiện thật, dưới mắt người lính khá am tường “nghề nghiệp” tên Hòa, tác giả Kim Lĩnh đã xây dựng được những chân tướng khá độc đáo của sĩ quan và binh lính tháo chạy cùng những chân dung người di tản, trong đó có không ít những người dân lương thiện đã kịp thấy ra chân tướng sự thật trong những ngày hoảng loạn. Bạn cũng nên đọc: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nam Việt Lược Sử Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đọc đến những chương cuối cùng, tư tưởng của tác phẩm hiện ra khá rõ, tác giả muốn thông qua những số phận, lên án cuộc chiến tranh tội lỗi, những con người tội lỗi làm tay sai cho địch, đồng thời tác giả cũng đã cho thấy khả năng nhận ra cái đúng, khát vọng trở về hoặc tìm lại cuộc sống bình thường nhưng cao cả với đồng bào mà mình đã bị đánh mất từ khi làm lính đánh thuê. 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy sẽ góp thêm một số tư liệu để bạn đọc hiểu rõ hơn tính chất và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại dẫn đến thắng lợi vang dội năm châu: giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng nước ta.
Lần Theo Dấu Xưa
Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa Lần Theo Dấu Xưa giúp chúng ta sẽ có dịp biết thêm về chuyện tình duyên của các công chúa thời Lý; về thân phận chẳng hoàn toàn sung sướng của các bà hoàng; về nỗi đau xé lòng của nàng Bình Khương, chồng bị Hồ Quý Ly đem chôn sống trong thành Tây Đô. Bạn cũng sẽ biết được về thiên tình sử thật lâm ly của bà hoàng Cô Tế Minh đầu thời nhà Nguyễn; về tài đá cầu của Thám hoa Đinh Lưu; về cái giá của học vị trạng nguyên nhà họ Nguyễn; về vị nữ tiến sĩ Nho học đầu tiên và duy nhất của nước ta. Lần theo dấu xưa là một trong những tác phẩm do nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, thuộc thể loại sách giới thiệu giai thoại vốn có trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách này không giống như bộ “Việt sử giai thoại”. Cách viết cũng có phần khác hơn. Miếng Ngon Hà Nội Hà Nội Băm Sáu Phố Phường 284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam Dòng đời không bao giờ có thể tái lập nguyên vẹn nhưng tất cả những bài học lớn của mọi dòng đời thì bao giờ cũng cần phải được suy gẫm, đúng như lời đầu sách đã viết: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học”. Xét về cơ sở tư liệu, nguồn khai thác chính yếu của tác giả Nguyễn Khắc Thuần ở đây bao hàm cả chính sử lẫn dã sử. Xét về cách thể hiện, lời bình của sách này dài hơn, và do đó cũng chuyển tải được nhiều suy tư riêng của tác giả. Với 38 giai thoại đặc sắc, Lần Theo Dấu Xưa chắc chắn sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều hiểu biết thú vị.
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại – Herbert P.Bix Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Hồi ký Lý Quang Diệu – Bí Quyết Hóa Rồng Lịch Sử Dân Tộc Mỹ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình. Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.