Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Émile Hay Là Về Giáo Dục (Jean-Jacques Rousseau)

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu xuất thân từ một gia đình gốc Pháp, được nuôi dạy theo truyền thống Tin lành. Ông ham thích các tác phầm lãng mạn và các tác phẩm của Plutarque - sử gia Hy Lạp cổ đại. Sau nhiều năm học tập gian khổ và sau cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định với bà de Warens, từ cuộc sống lang thang để lại những kỉ niệm đáng yêu, Rousseau đến với người bảo trợ ở Chambéry, rồi ở Charmettes, say mê học nhạc và đọc sách. Ở Paris, sau những thất vọng trong xã hội phù hoa ông kết bạn với Diderot và cộng tác với Từ điển bách khoa. Với tư cách là một triết gia theo thuyết tự nhiên thần và nhị nguyên luận, ông đề cao tình yêu đối với thiên nhiên và có một quan niệm bi đát về xã hội, cho rằng xã hội văn minh làm hư hỏng con người.

Tác phẩm Khế ước xã hội (1762) đã làm cho Rousseau có vai trò quan trọng trong triết học chính trị. Rousseau đã đi xa hơn Ch. L. Montesquieu và Voltaire trong việc bảo vệ tự do và bình đẳng trên cơ sở hoà giải quyền tự do cá nhân với những yêu cầu của đời sống xã hội. Theo ông, cần thiết lập một trật tự xã hội “tự nhiên”. Đây là một học thuyết về nhà nước mà nền tảng là sự hiệp thương giữa mọi người, nhân dân có quyền nắm chính quyền, lật đổ chúa phong kiến. Khế ước xã hội của Rousseau đã gợi ý cho việc soạn thảo Tuyên ngôn về nhân quyền - tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị của cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến các nhà triết học lớn của Đức như I. Kant và J. G. Fichte.

Với tư cách là một nhà văn, ông nổi tiếng trên văn đàn với những tác phẩm như Julie hay nàng Héloise mới (1761), Thú nhận (1782) Những mơ mộng của một người dạo chơi cô độc (1772-1778). Những tác phẩm này thể hiện nhân cách phức tạp của Rousseau mà "những niềm say đắm dữ dội, trào dâng" luôn vấp phải thực tế và ràng buộc xã hội, bộc lộ rõ tư tưởng của Rousseau về quan hệ con người trong xã hội, tạo cơ sở cho sự hình thành tính tâm lí trong văn học châu Âu. Rousseau là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa linh cảm trong lí luận văn học và sân khấu, là người có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền văn học Châu Âu không chỉ trong thời đại Khai sáng.

Émile Hay Là Về Giáo Dục (Émile ou de l'éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về "nghệ thuật hình thành con người". Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội - sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile. Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ.

Bách khoa toàn thư Việt Nam có viết: “Cùng với những vấn đề về giáo dục được đặt ra, Rousseau phê phán nền giáo dục đương thời đàn áp nhân cách của trẻ, kể cả dùng nhục hình. Ông cho rằng bản tính con người vốn là thiện, nhưng đã bị xã hội bất bình đẳng huỷ hoại, nên cần xây dựng một nền giáo dục mới, phù hợp với thiên nhiên và bản tính vốn có của con người. Nhân vật chính là Émile - người được hưởng sự giáo dục toàn diện, trong đó thầy tôn trọng nhân phẩm trò, giáo dục trò bằng sự thuyết phục. Tác phẩm thể hiện lòng yêu trẻ tha thiết, tinh thần dân chủ và chủ nghĩa nhân văn, tôn trọng tự do và nhân phẩm con người.” Tư tưởng sư phạm của Rousseau được phản ánh trong các đề án cải cách giáo dục quốc dân của Pháp thời Cách mạng 1789 và có ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng - sư phạm, như J. H. Pestalozzi, A. S. Makarenko, J. Dewey v.v… Cho đến nay, Émile hay là về giáo dục vẫn là một tác phẩm được đọc nhiều nhất và phổ cập nhất về đề tài này. Đặc biệt ở Nhật Bản, người ta bắt buộc tất cả các giáo viên mầm non phải đọc cuốn sách này trước khi bước vào nghề. Tìm mua: Émile Hay Là Về Giáo Dục TiKi Lazada Shopee

Tác phẩm gồm các phần như sau:

- Quyển I (Kể về giai đoạn bé Émile từ lúc ra đời đến lúc tập nói, tức là khoảng từ 0 đến 2 tuổi): Trong giai đoạn này, nhà giáo dục cần chăm sóc sức khỏe của bé, từ việc ăn uống đến việc tập luyện cử động tay chân và sử dụng các giác quan. Cần để ý tới các nhu cầu thiết yếu và những nhu cầu giả tạo có tính hình thức và bất lợi của bé.

- Quyển II (Giai đoạn Émile từ 3 đến 12 tuổi): Chú bé Émile đang ở lứa tuổi nhi đồng. Sự phát triển của cậu bé luôn gắn với các trò chơi giáo dục, chơi mà học, các hình thức giải trí, trò chơi vận động… được nhà giáo dục áp dụng. Tuy nhiên cần để ý là trí óc của bé Émile còn non nớt, cho nên các hình thức giáo dục chủ yếu vẫn là cho nó chơi. Chú bé Émile không chỉ học tập qua sách vở mà quan trọng nhất là qua kinh nghiệm cuộc sống và môi trường xung quanh.

- Quyển III (Giai đoạn Émile từ 12 đến 15 tuổi): Cậu bé Émile được giáo dục chẳng những qua sách vở, qua kinh nghiệm cuộc sống, mà còn được học kiến thức thực nghiệm hướng nghiệp cho nghề nghiệp tương lai. Cậu được học toán học, tự nhiên học, khoa học thực nghiệm để nắm vững các tri thức và ứng dụng vào đời sống. Cậu còn được học môn lịch sử nhân loại, môn tâm lý học ứng dụng để ứng xử mọi tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày. Cậu bé Émile đang đi vào tuổi trưởng thành cho nên việc phát triển tư duy logic, tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp… được các nhà giáo dục coi trọng.

- Quyển IV (15 đến 20 tuổi: tuổi của lý trí và những đam mê): Cậu bé cần được hưởng nền giáo dục đạo đức (trong đó có cả giáo dục giới tính, giáo dục thẩm mỹ…) và giáo dục tôn giáo để bước vào thế giới của người lớn mà không ngỡ ngàng, vấp váp.

- Quyển V (Émile 20 đến 25 tuổi - độ tuổi khôn lớn và hôn nhân): Rousseau kể chuyện về Sophie, người sẽ là vị hôn thê tương lai của Émile. Như vậy Rousseau dành riêng quyển cuối cùng này để nói về giáo dục các em gái.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Émile Hay Là Về Giáo Dục PDF của tác giả Jean-Jacques Rousseau nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cháu Ông Rameau (Denis Diderot)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cháu Ông Rameau PDF của tác giả Denis Diderot nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Biết Ta Đích Thực Là Ai (Alan Watts)
Biết ta đích thực là ai - Cuốn sách về một cấm kỵ - có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts. Trong đó, tác giả nghiền ngẫm về một cấm kỵ không được thừa nhận, nhưng đầy sức mạnh: sự thông đồng im lặng của chúng ta về câu hỏi ta thực sự là ai, hoặc là cái gì. Nỗ lực này là đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Nếu cảm thức của chúng ta về mình dưới dạng ngã biệt lập trong chiếc bao da là ảo tưởng, không phù hợp cả với những khám phá của khoa học phương Tây lẫn với triết giáo phương Đông, vậy thì bản tính đích thực của chúng ta là gì? Đưa người đọc chìm đắm vào bầu không khí chiêm nghiệm triết học và tìm ra trong các triết thuyết cổ xưa những điểm nhìn cách mạng và hiện đại, Alan Watts đã trình bày con đường nhận thức mang tính tâm lý học của riêng ông về chân tướng của cái cảm thức mơ hồ gọi là tôi, - mà trên thực tế chính là cội nguồn và căn gốc của Vũ trụ. “Cuốn sách dạy chúng ta nhìn và tôn trọng thế giới này một cách kiên nhẫn và hiểu biết.”(Chris DeLeon) *** Alan Watts là một học giả, triết gia người Mỹ gốc Anh. Tác giả cũng là tác giả, diễn giả, một trong những người nước ngoài nổi tiếng nhất trong việc truyền bá triết lý phương Đông đến phương Tây. Alan Watts tốt nghiệp thạc sĩ ngành thần học tại Seabury-Western Theological Seminary. Tìm mua: Biết Ta Đích Thực Là Ai TiKi Lazada Shopee Biết ta đích thực là ai là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts.***Cuốn sách này khảo cứu một điều cấm kỵ không được thừa nhận nhưng đầy sức mạnh - việc chúng ta ngấm ngầm thông đồng để lờ đi vấn đề ta thực sự là ai, hay là cái gì. Tóm lại, thứ luận điểm coi cảm nhận phổ biến về bản thân như một bản ngã biệt lập bao kín trong chiếc túi da là một ảo tưởng, cả theo khoa học phương Tây lẫn các triết giáo thực nghiệm phương Đông - đặc biệt là triết phái Vệ Đà nguyên thủy, cội nguồn của Ấn Độ giáo. Ngộ nhận này là căn nguyên khiến con người lạm dụng công nghệ để chinh phục môi trường tự nhiên một cách tàn bạo, và rốt cuộc là hủy diệt tự nhiên. Vì vậy chúng ta rất cần có một cảm thức về sự tồn tại của chính mình phù hợp với quy luật tự nhiên, và khắc phục được cảm giác vong thân trong vũ trụ. Để đạt mục đích này, tôi đã viện đến tri thức Vệ Đà, song trình bày theo một lối hoàn toàn hiện đại và Tây phương - nhờ vậy cuốn sách này không trở thành một giáo khoa thư hay cuốn tập vỡ lòng về triết phái Vệ Đà theo nghĩa thông thường. Đúng hơn, cuốn sách này là một cuộc hôn phối chéo giữa khoa học phương Tây và trực giác phương Đông. Xin dành lời cảm ơn đặc biệt cho vợ tôi, Mary Jane, vì đã biên tập cẩn thận và nhận xét về bản thảo. Tôi cũng cảm ơn Quỹ Bollingen đã tài trợ cho dự án biên soạn cuốn sách này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biết Ta Đích Thực Là Ai PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Biết Ta Đích Thực Là Ai (Alan Watts)
Biết ta đích thực là ai - Cuốn sách về một cấm kỵ - có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts. Trong đó, tác giả nghiền ngẫm về một cấm kỵ không được thừa nhận, nhưng đầy sức mạnh: sự thông đồng im lặng của chúng ta về câu hỏi ta thực sự là ai, hoặc là cái gì. Nỗ lực này là đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Nếu cảm thức của chúng ta về mình dưới dạng ngã biệt lập trong chiếc bao da là ảo tưởng, không phù hợp cả với những khám phá của khoa học phương Tây lẫn với triết giáo phương Đông, vậy thì bản tính đích thực của chúng ta là gì? Đưa người đọc chìm đắm vào bầu không khí chiêm nghiệm triết học và tìm ra trong các triết thuyết cổ xưa những điểm nhìn cách mạng và hiện đại, Alan Watts đã trình bày con đường nhận thức mang tính tâm lý học của riêng ông về chân tướng của cái cảm thức mơ hồ gọi là tôi, - mà trên thực tế chính là cội nguồn và căn gốc của Vũ trụ. “Cuốn sách dạy chúng ta nhìn và tôn trọng thế giới này một cách kiên nhẫn và hiểu biết.”(Chris DeLeon) *** Alan Watts là một học giả, triết gia người Mỹ gốc Anh. Tác giả cũng là tác giả, diễn giả, một trong những người nước ngoài nổi tiếng nhất trong việc truyền bá triết lý phương Đông đến phương Tây. Alan Watts tốt nghiệp thạc sĩ ngành thần học tại Seabury-Western Theological Seminary. Tìm mua: Biết Ta Đích Thực Là Ai TiKi Lazada Shopee Biết ta đích thực là ai là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts.***Cuốn sách này khảo cứu một điều cấm kỵ không được thừa nhận nhưng đầy sức mạnh - việc chúng ta ngấm ngầm thông đồng để lờ đi vấn đề ta thực sự là ai, hay là cái gì. Tóm lại, thứ luận điểm coi cảm nhận phổ biến về bản thân như một bản ngã biệt lập bao kín trong chiếc túi da là một ảo tưởng, cả theo khoa học phương Tây lẫn các triết giáo thực nghiệm phương Đông - đặc biệt là triết phái Vệ Đà nguyên thủy, cội nguồn của Ấn Độ giáo. Ngộ nhận này là căn nguyên khiến con người lạm dụng công nghệ để chinh phục môi trường tự nhiên một cách tàn bạo, và rốt cuộc là hủy diệt tự nhiên. Vì vậy chúng ta rất cần có một cảm thức về sự tồn tại của chính mình phù hợp với quy luật tự nhiên, và khắc phục được cảm giác vong thân trong vũ trụ. Để đạt mục đích này, tôi đã viện đến tri thức Vệ Đà, song trình bày theo một lối hoàn toàn hiện đại và Tây phương - nhờ vậy cuốn sách này không trở thành một giáo khoa thư hay cuốn tập vỡ lòng về triết phái Vệ Đà theo nghĩa thông thường. Đúng hơn, cuốn sách này là một cuộc hôn phối chéo giữa khoa học phương Tây và trực giác phương Đông. Xin dành lời cảm ơn đặc biệt cho vợ tôi, Mary Jane, vì đã biên tập cẩn thận và nhận xét về bản thảo. Tôi cũng cảm ơn Quỹ Bollingen đã tài trợ cho dự án biên soạn cuốn sách này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biết Ta Đích Thực Là Ai PDF của tác giả Alan Watts nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ba Đồng Vàng (Virginia Woolf)
“Ba đồng ghi-nê” (Three guineas) được Virginia Woolf khởi thảo vào khoảng năm 1932 và được NXB Harcourt, Brace and Co. xuất bản năm 1938. Tập tiểu luận này là một bước triển khai sâu và rộng hơn những vấn đề đã được kết luận khá lỏng lẻo trong tập Căn phòng riêng(*) (A room of one’s own). Ý tưởng ban đầu của bà là viết một tập “tiểu thuyết-tiểu luận”, kết hợp đồng thời giữa những chương kể chuyện hư cấu và những chương tiểu luận phi hư cấu để đưa ra những quan điểm của bà về chiến tranh và vai trò của phụ nữ trước nguy cơ chiến tranh sắp sửa bùng nổ do sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và Đức Quốc Xã. Tập văn xuôi chưa hoàn chỉnh hỗn hợp giữa hai thể loại này được xuất bản năm 1937 với tựa đề “Gia tộc Pargiter” (The Pargiters). Sau đó Woolf nhận ra ý tưởng kết hợp giữa hai thể loại này không hiệu quả mấy. Bà tách tác phẩm thành hai phần và hoàn chỉnh chúng. Tác phẩm phi hư cấu là “Ba đồng ghi-nê”, còn tác phẩm hư cấu là “Những năm ấy” (The Years), phác họa về cuộc sống của những người trong gia đình thượng lưu Pargiter ở London từ năm 1880 tới thời điểm xuất bản tác phẩm. “Những năm ấy” phổ biến đến độ nó được xuất bản dưới dạng sách bỏ túi để những người lính đọc tiêu khiển trong thời kỳ Thế chiến II. Ghi-nê là loại tiền đồng được đúc bằng vàng ròng của Anh từ năm 1663 tới năm 1813. Ban đầu một đồng ghi-nê có giá trị tương đương với một bảng Anh hoặc hai mươi shilling, nhưng do giá vàng tăng cao so với giá bạc, giá trị của đồng ghi-nê cũng tăng theo, có lúc lên tới ba mươi shilling. Từ năm 1717 đến năm 1816, giá trị của nó được chính thức ấn định ở mức hai mươi mốt shilling. Tên gọi của loại tiền này xuất phát từ địa danh Guinea ở Tây Phi, nơi cung cấp nguồn vàng chủ yếu để đúc loại tiền này vào thời kỳ đầu. Dù bị thu hồi và đúc lại thành đồng sovereign (bằng 20 shilling) vào năm 1816, và không còn lưu hành kể từ đó, đồng ghi-nê vẫn tồn tại trong tính toán giao dịch của một số tầng lớp, nhất là trong giới đua ngựa và trong mua bán cừu, tương đương với một bảng Anh và một shilling (21 shilling) hoặc một bảng Anh và sáu xu trong hệ thống tiền tệ thập phân. Toàn tập tiểu luận được cấu trúc như là một lá thư phúc đáp cho một quý ông trí thức. Ông ta đã gửi một lá thư yêu cầu Virginia Woolf tham gia vào những nỗ lực của hiệp hội của mình nhằm ngăn chận chiến tranh. Trong lá thư, quý ông này (không bao giờ được nêu tên) yêu cầu bà góp ý về phương cách ngăn chận chiến tranh và cũng đề xuất một số biện pháp để thực hiện điều đó. Tìm mua: Ba Đồng Vàng TiKi Lazada Shopee Để đáp ứng lại yêu cầu đó, Virginia lần lượt đưa ra những luận điểm với giọng văn hơi ngoa dụ, dí dỏm, đậm chất châm biếm, nhưng vô cùng lô gích trong lập luận. Bà xoáy sâu vào từng vấn đề, phân tích chúng dựa trên ba nguồn chứng cứ: lịch sử, tiểu sử cá nhân và báo chí (mà bà gọi là lịch sử ở dạng thô sơ) để đáp lại ba câu hỏi: — Từ một hội phản chiến của các quý ông: “Làm cách nào để ngăn chận chiến tranh.” — Từ một quỹ tái thiết trường cao đẳng cho phụ nữ: “Vì sao chính phủ không hỗ trợ cho công tác giáo dục phụ nữ?” — Từ một hội cổ động cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của phụ nữ: “Vì sao phụ nữ không được tham gia làm việc ở những ngành nghề chuyên môn?” Ở tập tiểu luận này, chúng ta cần chú ý một điều, bà không nhân danh phụ nữ nói chung mà chỉ đại diện cho một tầng lớp, “con gái của những người đàn ông trí thức” (the educated men’s daughters). Ba đồng ghi-nê được phân thành ba chương, mỗi chương giải quyết một vấn đề như đã nêu trên. Trong tập tiểu luận này, hầu như từng luận đề và luận điểm, chứng cứ đều đan xen với nhau chặt chẽ để đến cuối mỗi một chương tác giả đưa ra một kết luận cho câu hỏi đặt ra. Ban đầu, tôi định đưa ra những luận đề, luận điểm chủ yếu và trích dẫn tác phẩm vào lời giới thiệu này, nhưng chính vì sự gắn bó chặt chẽ của từng luận đề, luận điểm như nêu trên, công việc này hoặc sẽ trở nên quá dài dòng thừa thãi hoặc trái lại sẽ thiếu sót vì không đề cập đầy đủ mọi chi tiết. Vì vậy, xin được khép lại phần giới thiệu tại đây với các nhận định sau của hai độc giả nước ngoài đối với Ba đồng ghi-nê: “Không còn ngờ gì nữa, cuốn sách này của VW là cuốn sách mà tôi yêu quý, ưa thích nhất. Tôi có thể đi xa hơn nữa khi nói rằng, thật ra đây là cuốn sách tôi ưa thích nhất và là cuốn sách hay nhất tôi từng đọc. Nó nên được đọc ở trường thay vì cuốn Mrs Dalloway, và điều đó có thể thay đổi quan điểm tiêu cực (hoàn toàn sai lầm và bất công) của nhiều người đối với nhà văn này. Ba đồng ghi-nê là một tiếng kêu thương, một lời cầu nguyện, một khẳng nhận mạnh mẽ về sự bình đẳng giữa nam và nữ và về quyền được giáo dục, một khúc tình ca tuyệt diệu đối với mọi phụ nữ ở mọi thời đại. Bất kỳ phụ nữ trí thức nào cũng nên đọc và yêu quí nó mãi mãi, như một lời nhắc nhở về việc chúng ta đã từng như thế nào và đã tiến được bao xa. Quan trọng nhất, nó có thể phục vụ như một lời nhắc nhở, rằng, ngay hiện giờ, không phải mọi phụ nữ trên quả đất đều có cái quyền được học hành mà chúng ta vẫn dễ dàng xem là lẽ đương nhiên. Và cuối cùng, những phụ nữ trí thức ngày nay có thể sử dụng cuốn sách này như là một vũ khí để chinh phục và ban cái quyền được học hành đó cho mọi phụ nữ trên trái đất. Bởi vì, như VW nói: “Với tư cách phụ nữ, tôi không có quê hương. Với tư cách phụ nữ, quê hương của tôi là toàn thế giới.” (Maria - Goodread review) (“Without a hint of a doubt, my favourite, most cherished book of VW. i would go as far to say that this is, in fact, my favourite book ever and the best book I ever read. It should be read at school instead of Mrs Dalloway, and that would change the (totally wrong and unfair) negative opinion many have on this writer. Three guineas is a a cry, a prayer, and a strong affirmation of equality between men and women and of the right to education, and an amazing song of love for all women of all times. Any educated woman should read it and cherish it forever, as a reminder of what it used to be and of how far we have come. Most importantly, it should serve as a reminder that, to the present day, not every woman on earth has the right to education that we so easily take for granted. And finally, this book should be used as weapon from the educated women of today to conquer and grant the same right to education to every other woman on earth. Because, to put it like VW, "As woman, I have no country. As woman, my country is the whole world".) “Woolf được biết tới nhiều nhất ở sáng tác hư cấu phức tạp, nhưng bà là một nhà bình luận chính trị sâu sắc đến khó tin. Dù được viết trước Thế chiến II, “Ba đồng ghi-nê” có những quan sát về chiến tranh, giống, và giáo dục vẫn còn rất phù hợp với hôm nay.” (Carollyn MH - Goodread review) (“Woolf is best known for complicated fiction, but she is an incredibly insightful political commentator. Though written prior to WWII, "Three Guineas" has observations on war, gender, and education that are still very applicable today.”) Sài Gòn, 10/2013 Nguyễn Thành NhânDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Virginia Woolf":Bà DallowayBa Đồng VàngCăn Phòng RiêngTới Ngọn Hải ĐăngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ba Đồng Vàng PDF của tác giả Virginia Woolf nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.