Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải (Lê Sỹ Minh Tùng)

Chủ yếu của kinh là đề cao tư tưởng Đại thừa bằng cách phục hưng tinh thần hoạt động của Phật giáo nguyên thủy. Kinh khuyến khích phong trào tu học Phật cho cả hai giới xuất gia và tại gia và mang lại một luồng sinh khí mới cho đạo Phật làm cho mọi người có cơ hội thực hành Bồ-tát đạo để tìm sự giải thoát giác ngộ ngay trong cuộc đời này. Đó chính là tự độ rồi độ tha và tự giác rồi giác tha. Chính tư tưởng tự giác rồi giác tha sẽ đem con người gần với nhau hơn vì một khi lòng từ bi phát triển trọn vẹn, con người sẽ không còn ao ước giải thoát cho riêng mình vì họ thấy mình và chúng sinh là một không hề khác nhau cho nên nếu chúng sinh còn vướng mắc trong vòng đau khổ thì làm sao họ có thể giải thoát cho riêng mình được.

Tôn chỉ của kinh là đề cao nguyên lý Bất Nhị hay vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất cả những sự phân biết đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền não khổ đau. Sống trong thế giới tương đối, con người nhìn đâu, thấy đâu cũng có Hai nghĩa là còn thấy có cao có thấp, có tốt có xấu, có thiện có ác, có giàu có nghèo, có mình có người, có xuất gia tại gia, có chùa lớn chùa nhỏ, có Phật đứng Phật ngồi, có da trắng da đen…Ngược lại nguyên lý Bất nhị cho rằng cái Hai ấy không phải là Hai vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly. Chân lý ở đây không phải là không thấy có sự khác nhau về hình tướng của vạn pháp mà là không chấp về sự khác biệt về hình tướng đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Sỹ Minh Tùng":Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng GiảiBát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải Vô Thượng Niết BànKinh Duy Ma Cật Giảng GiảiKinh Pháp Hoa Giảng GiảiPhá Mê Khai NgộThanh Tịnh TâmĂn Mày Cửa PhậtVài Nét Về ThiềnMười Tôn Giả - Đại Đệ Tử Của Đức PhậtChữ Không Trong Nhà PhậtLục Độ Ba La Mật

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải PDF của tác giả Lê Sỹ Minh Tùng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thuyết Pháp - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1929)
Tôi cũng vì cái vấn đề thậm trọng CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO mà xả thân ra để mỗi tuần mỗi đi thuyết pháp ở lục châu. Mỗi lần mỗi có xin mạng phép chánh phủ, hể cho phép chổ nào thì tôi đi diễn chổ đó, đem cái lý nhà Phật mà để vào tai cả mọi người, ai có nghe qua rồi, TU được thì nhờ thân sau, TU không được cũng trao thân sữa phận được vậy.Thuyết PhápNXB Đức Lưu Phương 1929Nguyễn Kim Muôn26 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội - Phạm Hữu Đức (NXB Nguyễn Văn Của 1935)
Tổ Huệ Đăng đã lập Hội Thiên Thai Thiền giáo tông (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần, mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng phật giáo tại Nam bộ. Mặt khác, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập với mục đích dễ bề cai trị nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Tôn chỉ của hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Hội đã xuất bản tờ Bát Nhã Âm, quan tâm trước tác và chuyển ngữ nhiều kinh sách bằng chữ Nôm để vận động chấn hưng Phật giáo và hoằng dương chính pháp trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Sự thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam bộ. Với mục đích dễ bề cai trị và bình ổn nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập. Do đó, Tổ Huệ Đăng đã lập Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa.Tôn chỉ của Hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Tổ Huệ Đăng và hội viên Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội thành lập các cơ sở tôn giáo, lập trường, mở lớp gia giáo và các đạo tràng giảng kinh, thuyết pháp. Đối tượng và tiêu chí của hội giúp các tầng lớp tri thức hiểu và có trí tuệ, dễ dàng học giáo lý, hiểu và tin sâu vào Phật pháp. Nhờ vậy, niềm tin và lý tưởng của mọi người vững chãi, đóng góp và hành động đúng trong công cuộc đổi mới của đất nước và chấn hưng Phật giáo nước nhà.Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu HộiNXB Nguyễn Văn Của 1935Phạm Hữu Đức52 TrangFile PDF-SCAN
Tịnh Độ Huyền Cảnh - Trí Hải (NXB Đức Lưu Phương 1935)
Pháp môn Tịnh độ tuy chư Phật, chư Tổ cùng chung khen ngợi, nhưng bậc sĩ phu đương thời đối với giáo lý cả đời của đức Phật chưa từng để mắt. Nếu chẳng phải trước kia đã có căn lành thì sao lại được nghe rồi tin tưởng sâu sắc! Nay nêu sơ lược một hai bộ kinh lớn và luận quan trọng, để khái quát những kinh luận khác, giúp cho mọi người biết được sự thù thắng của pháp môn này, dễ sinh lòng tin tưởng ưa thích. Tịnh Độ Huyền CảnhNXB Đức Lưu Phương 1935Trí Hải60 TrangFile PDF-SCAN
Truyện Phật Thích Ca - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1932)
Truyện Phật Thích Ca là tác phẩm được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Dựa vào những truyện tích còn được ghi lại trong kinh điển đạo Phật, ông đã xây dựng tác phẩm theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, nhằm giúp người đọc có thể học biết về cuộc đời đức Phật Thích-ca một cách dễ dàng và thú vị hơn. Sách đã được tái bản rất nhiều lần, nay còn được hiệu đính chỉnh sửa và nhuận sắc văn chương nên càng tăng thêm giá trị. Thông qua sách này, cuộc đời đức Phật sẽ được thể hiện một cách sinh động và lôi cuốn. Tuy vậy, sách vẫn giữ được tính trung thực và chuẩn xác khi tường thuật về những sự kiện trong cuộc đời đức Phật.Truyện Phật Thích CaNXB Sài Gòn 1932Đoàn Trung Còn148 TrangFile PDF-SCAN