Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Võ Văn Hà)

Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 ra đời chẳng vì cái gì cả, nó chỉ là một cuốn hồi ức sống động của một người lính thầm lặng của một chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi dần vào dĩ vãng hơn ba mươi năm, nhưng hãy còn đó những CCB, những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã một thời lãng quên họ, những người anh hùng vô danh ấy, đã sống đã chiến đấu dũng cảm cho đất mẹ yêu thương, những trong số họ đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh, những người trở về thì lặng yên cố hòa mình vào cuộc sống, nhưng trong họ vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hồi ức không bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, cùng trèo đèo lội suối chia sẻ nhau chút lương khô trên đường truy kích địch, hay còn nguyên cảm giác không nói nên lời khi tự tay khiêng xác thằng bạn mới hôm qua còn tếu táo với nhau... Tuổi trẻ các anh đã hiến dâng cho tổ quốc nào có ai đòi hỏi gì, đó là những năm tháng không thể nào quên, có những phút nghỉ ngơi sau những tất bật cơm áo gạo tiền, nghĩ lại những giây phút ngày xưa các anh bỗng chợt trào nước mắt vì thương những thằng bạn ra quân sau, mà cứ ngỡ tới tận bây giờ nó vẫn còn nằm chốt bên ấy (lời Trungsy1), để rồi các anh có thêm nghị lực, mà sống cả cho những đồng đội không được sống.

Truyện nói lên những dòng hồi ức của một người lính thực thụ, người đã cầm súng chiến đấu cho đất mẹ và cho sự sống của chính mình, qua ngòi bút của chính tác giả, một nhà giáo đã vẽ nên một bức tranh sống động về chiến tranh và cuộc sống người lính trong chiến tranh. Chiến tranh nào phải những con số khô khan lạnh lùng, chiến tranh nào phải trò chơi mà chỉ có thắng với thắng, người lính nào phải chỉ biết đánh nhau… Trăm điều thú vị, nghìn chuyện ngậm ngùi… Tôi đã cùng cười cùng khóc với những dòng hồi ức này, cảm ơn chú Võ Văn Hà nhiều lắm. Giờ thì mời mọi người cùng đọc truyện tuổi teen để hiểu hơn về câu chuyện và Võ Văn Hà gửi gắm.***

Chắc chắn rằng trận đánh đã mang tính chất bất ngờ hoàn toàn với địch. Do địa hình không thuận tiên nên hai khẩu 12.7 và khẩu DKZ phải đặt trước BB và bắn tà âm trực tiếp vào địch. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên của DKZ thì căn cứ địch đã bị thiệt hại nặng. Khẩu DKZ của địch nòng vẫn còn quay về hướng bãi mìn đã bị hư nặng nên chúng không phát huy được. Khi dứt đợt hỏa lực đầu tiên, anh em C9 do ở gần nên cơ động nhanh chiếm được một phần trận địa của chúng, và chính vì hai C9 và C10 không đồng bộ trong chiếm lĩnh trận địa nên anh em C9 sau khi chúng định thần lại bị chúng tấn công tới tấp bằng hỏa lực. Cả hai lần C9 bị khựng lại vì anh em không tiến lên được và bị thương khá nhiều. Lúc này hỏa lực của ta đi cùng không phát huy được, nên anh Khánh phải dùng tới cối 120. Không biết thực hư ra sao, nhưng phải công nhận cối rơi vào các điểm trọng yếu của địch và toàn bộ Pốt chết trên tuyến hào này đều do cối.

Dù bị địch phản công mạnh, nhưng khi dứt đợt cối thứ hai thì C9 đã có bộ phận vào đến hầm của địch (hai LS cùng một chỗ), địch đã bị dồn tới nước cùng. Có hai hướng chúng định tháo chạy là tây và đông nam. Hướng tây của anh em D10 thì lực lượng mỏng, nhưng kẹt con suối ta đã chiếm sâu vào cứ của chúng. Anh Thìn đang cùng với một B của D10 đang án ngữ hướng này, hơn nữa địa hình hơi khó nên cũng không dễ gì thoát được (một nhóm địch chạy tháo ra bị anh em D10 đánh trả diệt hai tên).

Trên các hướng hầm hố đã bị chiếm, và một ít bị cối phá sập nên không còn điểm tựa. Chỉ còn con đường của bãi mìn là con đường lí tưởng của chúng. Tìm mua: Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 TiKi Lazada Shopee

Cả một lực lượng chúng bị co cụm trên một khu vực hẹp (có lẽ chúng biết bãi mìn của chúng có nơi dày thưa khác nhau) và chính diện vẫn là hướng C9. Tranh thủ thời cơ này, C10 tấn công mạnh yểm trợ cho anh em C9, và anh Thìn nhanh chóng thúc D10 vào chiếm lĩnh khu mạn tây của hào địch (tôi quẳng hai quả MK3 vào hầm địch) và buộc chúng phải rút chạy bất chấp là bãi mìn.

Theo nhận định, thì nếu chúng cố chống trả chừng mười - mười lăm phút (không bị mất trung tâm) thì chắc chắn ta và địch phải đánh giáp lá cà vì đạn của ta đã hầu như không còn bao nhiêu. Có một anh C9 trong nòng chỉ còn bảy viên AK, khi tiếp giáp với anh em D10 phải xin hai băng AK… một lúc sau cũng gặp anh này, đang nấp vào phía sau cái thùng phuy của địch đang đưa đạn lẻ thu của địch vào băng.

Trên hướng D3 ta hi sinh tám và bị thương hơn mười người. D10 bị thương tám do miểng cối của địch.

Trận đánh khép lại với những thắng lợi phải nói là giòn giã. Tâm lí anh em đã được giải tỏa rất nhiều trước những tổn thất trong thời gian qua.

Cũng không ai có thể ngờ rằng… chính tại cứ điểm này những năm sau ta phải vất vả, tốn quá nhiều xương máu của anh em F307, F2, F315 và những lực lượng trợ chiến của QK5.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 PDF của tác giả Võ Văn Hà nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ăn Mày Dĩ Vãng (Chu Lai)
'Ăn mày dĩ vãng' của Chu Lai là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt, rồi cả những mặt trái trong thời chiến lẫn thời bình đều được lôi ra tuồn tuột trưng bày cho độc giả nhấm nháp và chiêm nghiệm suy tư.Hải Giang (Cuốn sách của tôi) Tôi - một con nhỏ 21 tuổi, sinh ra, lớn lên và đang sống trong bình, hiếm khi để mắt, hứng thú với đề tài chiến tranh và những cái thuộc về quá khứ. Nhưng không biết một sự đẩy đưa vô duyên cớ nào mà tôi đã tập trung hết sức lực của đầu óc và tim gan một cách cao độ để đọc hết quyển Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Về chiến tranh. Phải, ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Tôi thật sững sờ, ngóng theo từng trang viết và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Tôi nhận ra quá khứ bị bỏ quên một cách phũ phàng. Đành rằng con người ta sống trên đời cần phải sống cho hiện tại thật tốt và hướng đến tương lai. Nhưng không vì vậy mà phủi sạch mọi thứ của quá khứ, của dĩ vãng kinh người khiến bao nhiêu số phận trở nên lao đao lận đận. Họ lận đận là vì ai, vì họ, không, vì tất cả, vì lẽ sống cho nhân loại, vì yên bình cho mọi người, cho tất cả chúng ta. Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục". Tìm mua: Ăn Mày Dĩ Vãng TiKi Lazada Shopee Đó là khi đói quá họ phải ăn trộm hộp sữa trong bồng của đồng đội ăn, hay như cái ông Tám Tính đi vồ con gái người ta để thỏa mãn nhục dục đang lên đến mức cuồng tính, hay để cướp cò B41 làm chết người bạn đồng chí, đồng hương của mình... Họ hết sức bình thường, bình dị giản đơn, những con người chứa đựng cả hai mặt ưu và khuyết điểm. Chỉ những người trong cuộc, từng sống chung và trải qua mới kể lại một cách rành rọt chi tiết, tỉ mỉ và y như thật như thế. Nếu không thì Chu Lai quả là một ngòi bút thiện xạ, có một đôi mắt và óc nhìn khuất lấp, ít nhất là với tôi, ông ấy đã để lại một ấn tượng không phai nhòa về một thời ở một vùng khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu. Đọc tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, người ta thấy dù trong thời chiến hay thời bình đều có những nhân vật thừa nước đục thả câu, đục nước béo cò, mà sự thật của những bộ mặt ấy thật đáng nguy hại cho xã hội loài người. Thằng Địch là đồ khốn, nó đáng phải bị bắn nổ sọ vì những trò gian manh ác ôn của nó, của thằng bán nước. Và tôi yêu mến cô Sương từ đoạn đầu tiểu thuyết cho tới lúc cô bị đạn bắn chi chít lên người, "óc phòi ra" khi từ dưới hầm chạy lên, không vì cái ống quần ác nghiệt trong giây phút nghiệt ngã vô thường này, đã chạy đến được với tình yêu đang đợi ở bên suối, sau lưng là sự truy đuổi ráo riết. Tôi sẽ yêu mến cô đến cuối cùng nếu như cô chết ngay lúc đó. Về sau sự yếu đuối và dung dưỡng của cô, và cả cái tình yêu "dần dần mà ra" với tên địch khốn kiếp thiệt đáng trách, đáng ghét, đáng bực mình làm sao. Cô Ba Sương đáng yêu nồng hậu và quyết đoán lại xử sự như thế trước một tên ác ôn quả là đáng lên án, không chịu được, tôi đọc mải miết và cảm thấy bức xúc vô cùng, lần theo từng trang sách tôi vừa hồi hộp vừa run run, tiếc nuối một Ba Sương với bờ vai chim sẻ, thật đáng yêu và đáng trân trọng... Giờ đây, cái tên Tư Lan lạ lẫm, cô ta không xứng với tình yêu của hai Hùng. Anh hai Hùng! Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu vẫn đẹp và lãng mạn, dường như đó là một đặc tính, là bản chất muôn thuở của tình yê. Lối viết của Chu Lai khiến độc giả hồi hộp, tập trung, thần kinh như bị căng ra đến độ muốn đứt nhưng không đứt được, cứ lằn nhằn, khó chịu, bứt rứt, rồi đứng im, rồi hụt hẫng, chao đảo, buồn thương, tiếc nhớ. Xen lẫn một chương hiện tại với một chương quá khứ, Ăn mày dĩ vãng đúng thực là ăn mày dĩ vãng, gã ăn mày không cần tiền vàng chức tước mà chỉ cần một cái quá khứ bị đánh cắp, một cái sự thật rõ ràng, không ngại khó mà lội ngược dòng tìm người thương và những bối rối cả đời cần được tháo gỡ, cần được giải đáp. Thương lắm, cảm động lắm, tình yêu ấy đẹp lung linh và tỏa ra một thứ ánh sáng muôn vẻ... Tôi thầm lặng nhìn lại, chao, tôi đang phí hoài quá một tuổi trẻ, một tình yêu nông cạn và lầm lỗi của chính mình. Cái cách đan xen giữa quá khứ và thực tại như thế làm cuốn hút người đọc, đồng thời nó tạo bố cục hợp lý chặt chẽ giữa các tình tiết một cách tự nhiên, không gượng ép, như cái chương hai Hùng và Ba Sương yêu nhau trong căn hầm, nhờ lần đó mà hai Hùng phát hiện ra nốt rùi nhỏ phía ngực trái như "mắt đôi chim câu" của Sương, sang chương sau - chương hiện tại - đó lại là chi tiết để hai Hùng nhận ra Ba Sương một cách rõ ràng nhất... dù đau khổ và tê tái hay trong tình huống nguy nan kịch liệt, hoặc là dở khóc dở cười, giọng văn của Chu Lai vẫn hóm hỉnh, lạnh nhưng vẫn ấm. Bút pháp mạnh mẽ đến kỳ lạ, cách dùng từ lạ lẫm có sức hút người đọc độc đáo. Tôi còn nhớ mãi cái búi lãi trong bọc nước ở cái bụng mở tang hoác của Bảo khi bị B41 cướp cò từ tay Tuấn, cái họng đầy những đất cát, cỏ cây, đờm dãi và máu của một anh lính mắc ho khi đứng sát chân thằng địch, chỉ vì - cái cách tác giả giải thích cho những điều ông ấy viết ra luôn tự nhiên, tự nhiên đến đau lòng - "lôi được cậu ta ra ngoài hàng rào thì mặt mày đã tím bầm, sưng tấy, mồm miệng nhoe nhoét những dãi dớt trộn máu, trộn đất... Ở cái giây phút cuối cùng, cậu ta đã âm thầm tự nhét đất, nhét cỏ vào đầy cổ họng mình đến tắc thở để cho tiếng ho thứ hai khỏi phụt ra kéo theo cái chết của bạn bè!" Những con người hy sinh nhiều nhất là những con người sau hòa bình lập lại sẽ ẩn sâu vào cuộc sống bình dị đời thường hay ẩn náu nơi chốn nào đó thư thái tâm hồn mà nhớ chuyện ngày xưa, họ sống như một công dân bình thường... Họ không huênh hoang chiến công này, chiến tích nọ, họ luôn im lặng để mặc cho năm tháng chiến tranh, năm tháng mà họ phải chiến đấu gian khổ cực nhọc bào mòn đi tuổi trẻ và hạnh phúc của họ, để lại trên thân thể họ những vết thương đau âm ỉ. Mặc kệ luôn cả những thói đời đang từng ngày làm tổn thương họ thêm lần thứ hai, lần này là về mặt tinh thần, những sự thật méo mó, giả dối tràn ngập giữa dòng đời đang chảy dữ dội, sức người khó lội ngược, vượt qua, nếu cứ lội ngược thì không bèo nhèo thì cũng dễ chết lắm. Mà họ thì không lội ngược không được, thấy nghịch lòng trái lương tâm lắm! Ăn mày dĩ vãng có một cái kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu. Nó hợp lý, hợp lẽ, hợp tình. Chỉ tội cái mảnh tình thủy chung của hai Hùng không ráp lại được với Ba Sương ngày gặp mặt sau 20 năm. Nhưng tâm hồn anh hai Hùng giờ đã nhẹ ra và bên anh còn những ông bạn chí cốt, thế là lẽ sống đã không tuyệt đường, vẫn đâu đó niềm hy vọng, một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi! Cần Thơ ngày 13 tháng 04 năm 2010Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Chu Lai":Cuộc Đời Dài LắmPhốSông XaĂn Mày Dĩ VãngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ăn Mày Dĩ Vãng PDF của tác giả Chu Lai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngang Trái Phủ Tây Hồ (Ngô Văn Phú)
Ngô Văn Phú sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937, quê quán xã Nam Viêm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành ngữ văn), là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970). Nhà thơ Ngô Văn Phú vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh Trường trung học Hùng Vương, ông đã có thơ in báo. Ông có sở trường về đề tài nông thôn và lịch sử. Ngoài sáng tác ông còn dịch sách. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về làm biên tập viên báo Văn học, (1961-1963); báo Văn nghệ (1963-1966); biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1972 ông giải ngũ; Từ 1972 đến 1976 phụ trách tổ thơ và tổ văn xuôi, tuần báo Văn nghệ. Từ 1976 đến 1989 là Trưởng ban thơ, Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Hiện là Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Nhà thơ đã nhận Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961, Giải thưởng văn xuôi báo Văn học, Giải thưởng ca dao của báo Văn học 1962, Giải thưởng văn học 5 năm của Hội Văn nghệ Hà Nội (1980-1985), Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980). • Tác phẩm đã xuất bản: - Về thơ: Tháng năm mùa gặt (1978); Ngọn giáp búp đa (1978); Đi ngang đồi cọ (1986); Cỏ bùa mê (1988); Đừng khóc (1991); Âm thầm (1992); Mặt trái xoan (1986); Mắt mùa thu (1994);.Hoa trắng tình yêu (1995). - Về văn xuôi: Ngõ trúc (1986); Bụi và lốc (1988); Ngôi vua và những chuyện tình (1990); Người đẹp ngậm oan (1990); Nợ đời phải trả (1990); Gươm thần Vạn kiếp (1991); Trần Hoàng làng (1993); Quán trọ giữa đời (1992); Dạo chơi núi Dục Thúy (1993); Ngang trái Phủ Tây Hồ (1993); Giấc mơ hoàng hậu (1994); Đêm rừng (1994); Quá trời (1994); Tuyên Phi họ Đặng (1996); Sao không là tình yêu? (1996).*** Tìm mua: Ngang Trái Phủ Tây Hồ TiKi Lazada Shopee Nguyễn Trãi lại được triệu về kinh đô. Vua Lê vừa mất. Ngài mất đúng năm tuổi bốn chín, còn minh mẫn lắm. Nghe nói, sau khi triệu Lê Sát, Lê Ngân vào, ở bên giường, Lê Thái Tổ dặn dò: - Ta cùng các ông dấy nghĩa ở Lam Sơn. Ta thương mình thương người mà được làm vua, các ông theo ta mà được làm tướng. Lộc trời cho mà không biết… Vua mệt, nghỉ một lúc, nói tiếp: - Nay đất nước đã sạch bóng thù, muôn dân vất vả chưa được hưởng cảnh thái bình là bao nhiêu. Các ông nên giúp rập Vua trẻ mà làm rạng rỡ huân nghiệp của mình… Lê Sát, Lê Ngân dập đầu, lạy tạ lui ra… Vua mệt thiêm thiếp ngủ. Thái giám Đinh Thắng hầu hạ bên cạnh. Ánh đèn chập chờn để Vua ngủ, càng làm cho những người gần vua, phút chót, đều lo sợ… Vua khó qua khỏi được. Đức Vua trở mình. Đinh Thắng vội đến bên giường, vua hỏi: - Nguyễn Trãi đã đến chưa? - Dạ, hình như sắp đến! - Sao lại hình như? - Tâu, quân kỵ đi từ sớm tinh mơ, chắc đến Côn Sơn đã lâu, cũng sắp về rồi… - Lê Sát, Lê Ngân có còn ngồi chờ ngoài ấy không? - Dạ quan đại tư đồ, tư khấu đều về cả rồi… Chợt có người hầu ở phòng ngoài vào báo: - Hàn lâm viện thừa chỉ đã đến! Đinh Thắng thưa: - Tâu Hoàng thượng, Nguyễn Trãi đã về. - Vời vào ngay!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngang Trái Phủ Tây Hồ PDF của tác giả Ngô Văn Phú nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngang Trái Phủ Tây Hồ (Ngô Văn Phú)
Ngô Văn Phú sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937, quê quán xã Nam Viêm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành ngữ văn), là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970). Nhà thơ Ngô Văn Phú vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh Trường trung học Hùng Vương, ông đã có thơ in báo. Ông có sở trường về đề tài nông thôn và lịch sử. Ngoài sáng tác ông còn dịch sách. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về làm biên tập viên báo Văn học, (1961-1963); báo Văn nghệ (1963-1966); biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1972 ông giải ngũ; Từ 1972 đến 1976 phụ trách tổ thơ và tổ văn xuôi, tuần báo Văn nghệ. Từ 1976 đến 1989 là Trưởng ban thơ, Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Hiện là Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Nhà thơ đã nhận Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961, Giải thưởng văn xuôi báo Văn học, Giải thưởng ca dao của báo Văn học 1962, Giải thưởng văn học 5 năm của Hội Văn nghệ Hà Nội (1980-1985), Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980). • Tác phẩm đã xuất bản: - Về thơ: Tháng năm mùa gặt (1978); Ngọn giáp búp đa (1978); Đi ngang đồi cọ (1986); Cỏ bùa mê (1988); Đừng khóc (1991); Âm thầm (1992); Mặt trái xoan (1986); Mắt mùa thu (1994);.Hoa trắng tình yêu (1995). - Về văn xuôi: Ngõ trúc (1986); Bụi và lốc (1988); Ngôi vua và những chuyện tình (1990); Người đẹp ngậm oan (1990); Nợ đời phải trả (1990); Gươm thần Vạn kiếp (1991); Trần Hoàng làng (1993); Quán trọ giữa đời (1992); Dạo chơi núi Dục Thúy (1993); Ngang trái Phủ Tây Hồ (1993); Giấc mơ hoàng hậu (1994); Đêm rừng (1994); Quá trời (1994); Tuyên Phi họ Đặng (1996); Sao không là tình yêu? (1996).*** Tìm mua: Ngang Trái Phủ Tây Hồ TiKi Lazada Shopee Nguyễn Trãi lại được triệu về kinh đô. Vua Lê vừa mất. Ngài mất đúng năm tuổi bốn chín, còn minh mẫn lắm. Nghe nói, sau khi triệu Lê Sát, Lê Ngân vào, ở bên giường, Lê Thái Tổ dặn dò: - Ta cùng các ông dấy nghĩa ở Lam Sơn. Ta thương mình thương người mà được làm vua, các ông theo ta mà được làm tướng. Lộc trời cho mà không biết… Vua mệt, nghỉ một lúc, nói tiếp: - Nay đất nước đã sạch bóng thù, muôn dân vất vả chưa được hưởng cảnh thái bình là bao nhiêu. Các ông nên giúp rập Vua trẻ mà làm rạng rỡ huân nghiệp của mình… Lê Sát, Lê Ngân dập đầu, lạy tạ lui ra… Vua mệt thiêm thiếp ngủ. Thái giám Đinh Thắng hầu hạ bên cạnh. Ánh đèn chập chờn để Vua ngủ, càng làm cho những người gần vua, phút chót, đều lo sợ… Vua khó qua khỏi được. Đức Vua trở mình. Đinh Thắng vội đến bên giường, vua hỏi: - Nguyễn Trãi đã đến chưa? - Dạ, hình như sắp đến! - Sao lại hình như? - Tâu, quân kỵ đi từ sớm tinh mơ, chắc đến Côn Sơn đã lâu, cũng sắp về rồi… - Lê Sát, Lê Ngân có còn ngồi chờ ngoài ấy không? - Dạ quan đại tư đồ, tư khấu đều về cả rồi… Chợt có người hầu ở phòng ngoài vào báo: - Hàn lâm viện thừa chỉ đã đến! Đinh Thắng thưa: - Tâu Hoàng thượng, Nguyễn Trãi đã về. - Vời vào ngay!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngang Trái Phủ Tây Hồ PDF của tác giả Ngô Văn Phú nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tổng Thống Abraham Lincoln (Trần Thu Phàm)
Tủ Sách Danh Nhân Thế Giới gồm 20 tập có hình thức trình bày giống với truyện ký, sẽ giúp bạn đọc tiếp nhận một cách dễ dàng và thông qua đó có thể tạo được sự ảnh hưởng tích cực nhằm xác định được chí hướng của mình và trở thành người có ích cho tổ quốc, cho xã hội. Trong tủ sách này có Tổng thống, tướng quân, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà văn học... Bạn sẽ được hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp của một thiên tài về quân sự - Napoléon, một Darwin - cha đẻ của thuyết tiến hóa, một Einstein với thuyết tương đối nổi tiếng... Tác giả bình luận nhân vật một cách công bằng, bạn có thể nhận thức những thành tựu, công lao và rút kinh nghiệm về những sai lầm, thất bại của những danh nhân ấy. Mục lục: Tìm mua: Tổng Thống Abraham Lincoln TiKi Lazada Shopee Lời nói đầu Cuộc sống trong căn nhà gỗ nhỏ Đứa trẻ của đồng bằng lớn Abraham chân thật Cuộc chiến tranh chính nghĩa Vị tổng thống đẵn cọc gỗ Cuộc chiến tranh Nam Bắc nước Mỹ Cứu tinh của nước MỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tổng Thống Abraham Lincoln PDF của tác giả Trần Thu Phàm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.