Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

100 Ý Tưởng Kinh Doanh Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng Kinh Doanh Tuyệt Hay

Quyển sách này là kết quả của sự ủng hộ và sự khuyến khích từ nhiều người, và trong khi việc thực hiện quyển sách, phong cách viết, và các thiếu sót trong sách là của tôi, thì chuyên môn và sự giúp đỡ của mọi người là điều phải được ghi nhận và cảm ơn. Xin gửi lời cảm ơn đến Louise Kourdi, người đã có những nghiên cứu miệt mài đặc biệt giá trị, và cảm ơn Martin Liu cùng với các đồng nghiệp tài giỏi của ông ở Marshall Cavendish, những người mà tôi đánh giá rất cao về chuyên môn, sự kiên nhẫn, và nhiệt tình. Tôi cũng đã may mắn được làm việc với các doanh nghiệp đặc biệt nhất, chuyên nghiệp nhất, và thú vị nhất. Vài doanh nghiệp trong số đó được giới thiệu trong quyển sách này.

Tôi nợ một món khổng lồ với tất cả các khách hàng và các công ty mà trước đây tôi đã làm việc với, những người đã tạo ra môi trường thú vị và hào hứng nhất để làm việc, học hỏi, và phát triển. Cuối cùng, sự biết ơn của tôi xin được bày tỏ với vợ tôi Julie và con trai Tom, vì đã ủng hộ, động viên, và khích lệ tôi không ngừng. Jeremy Kourdi. *** Đây là một quyển sách về một số ý tưởng hay nhất được sử dụng trong kinh doanh. Có những ý tưởng đơn giản – đôi khi đơn giản đến gần như vô lý – trong khi một số khác dựa trên các nghiên cứu tỉ mỉ, hoặc kinh nghiệm của những người tài trí uyên thâm. Hầu hết các ý tưởng có thể sử dụng lâu dài, vì tính logic, tính đơn giản, hay các giá trị của ý tưởng này giúp chúng tồn tại được lâu dài; trong khi có những ý tưởng, thành thật mà nói, thì hơi nhất thời. Chứng minh được khả năng và hiệu quả là điều đã liên kết các ý tưởng này lại với nhau. Chúng không chỉ là những ý tưởng sáng suốt và có ích, mà còn là những ý tưởng được thực hiện theo một cách tài tình, hay bất chấp nghịch cảnh.

Khả năng của những người đã nghĩ ra và áp dụng những ý tưởng này thật đáng ca ngợi. Một lời khuyến cáo: các ý tưởng này có tác dụng với những công ty được đề cập tới vào thời điểm áp dụng, nhưng không có nghĩa các doanh nghiệp này cũng sẽ luôn thực hiện những thứ khác đúng cách, và mãi mãi như thế. Các ý tưởng chỉ tạo ra kết quả vào lúc đó, nhưng nếu quyển sách này có những bài học khái quát nào thì đó là những bài học cho thấy rằng ý tưởng mới và năng lượng mới luôn luôn cần thiết – theo nhiều cách và vào nhiều thời điểm khác nhau – để đảm bảo cho thành công Mặc dù các ý tưởng rất đa dạng, thú vị, và kích thích tư duy – hy vọng là vậy – theo tôi thấy dường như còn có nhiều đề tài khác nhau xuyên suốt trong các ý tưởng này và trong cả các doanh nghiệp áp dụng các ý tưởng đó. Đó là sự sẵn sàng thử nghiệm và chấp nhận rủi ro. Được như vậy bởi vì nhiều doanh nghiệp thể hiện năng lực và chí làm ăn – một khát vọng không ngơi nghỉ muốn thực hiện tốt mọi việc và đi trước đối thủ. Điều này thường đi cùng với khả năng thấu hiểu cội rễ căn nguyên của một vấn đề, một cơ hội, hay một thách thức và làm được điều gì đó đặc biệt, hơn là xử lý qua loa hiện trạng. Sự thẳng thắn và am hiểu về việc cần phải hiệu quả và thực hiện ý tưởng cũng là một đặc điểm thường thấy. Tuy vậy, có một số ý tưởng là kết quả của các nghiên cứu và tìm hiểu ở diện rộng. Điều này dường như củng cố quan điểm của Peter Drucker rằng các ý tưởng và các quyết định lớn lao là một sự pha trộn giữa trực giác và các phân tích nghiêm ngặt. Rõ ràng, đôi khi một trong hai mặt này có vai trò quan trọng hơn so với mặt kia (tùy vào ý tưởng), nhưng cả hai đều rất quan trọng. Cuối cùng, nhu cầu có hiệu quả, xuyên suốt, và đảm bảo thành công được thể hiện qua nhu cầu thường xuyên giám sát, đo lường, và chọn lọc cách triển khai ý tưởng.

Đôi lời hướng dẫn: nếu bạn đang nghĩ đến việc áp dụng các ý tưởng này vào đơn vị của bạn thì có thể thấy rằng các ý tưởng này đã phần nào truyền đạt được. Các ý tưởng có khuynh hướng tiếp tục bằng hình thức “sao chép chi tiết”, tiếp thu toàn bộ ý tưởng và toàn bộ các chi tiết rồi sao y bản chính ở một nơi nào đó. Một hình thức khác là “lấy cảm hứng từ ý tưởng”, áp dụng các nét chính của ý tưởng, chứ không áp dụng đến từng chi tiết của ý tưởng đó. Ví dụ như trong quyển sách tuyệt vời từng giành giải thưởng, quyển Guns, Germs, and Steel: A History of Everybody for the Last 13,000 Years, tác giả Jared Diamond đã viện dẫn sự phát triển của bảng chữ cái như một ý tưởng xuất hiện độc lập chỉ một lần và rồi sau đó được sao chép ở một nơi khác.

Đương nhiên, các kỹ thuật này là hai đầu đối nhau trên một quang phổ, nhưng, ở cả hai phương pháp này, sự kích thích ý tưởng chắc chắn sẽ thích ứng hơn, thiết thực hơn, và có khả năng thành công hơn. Vì vậy, hãy sử dụng những ý tưởng này để khơi dậy các suy nghĩ của bạn và phải có sự điều chỉnh cụ thể để đảm bảo ý tưởng được triển khai hiệu quả trong hoàn cảnh của bạn. Tôi hy vọng rằng những ý tưởng này sẽ mang lại cho bạn cảm hứng để tìm ra thêm hay phát triển suy nghĩ của bạn theo những tuyến sáng tạo mới, tạo ra những ý tưởng xuất sắc khác trong tương lai. Jeremy Kourdi. Hãy chú ý rằng các ý tưởng trong quyển sách này được giới thiệu ngẫu nhiên, theo ý thích, hơn là được nhóm lại hay sắp xếp theo một trật tự cụ thể nào.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Tài chính dành cho người quản lý
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Tài chính dành cho người quản lýCuốn sách “Tài chính dành cho người quản lý” này giải thích các khái niệm tài chính quan trọng cho những nhà quản trị không chuyên về quản lý tài chính. Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị, sản xuất, phát triển sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, thì kiến thức về tài chính giúp bạn thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn. Điều đó không những đúng với các nhà quản lý công ty lớn mà còn đúng với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Biết các cấp vốn cho tài sản, dự báo dòng tiền tương lai, du trì ngân sách, xác định hoạt động sinh lợi, và đánh giá cac lợi ích kinh tế thực sự của những cơ hội đầu tư khác sẽ gips bạn đi lên cùng với doanh nghiệp và ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận.Cuốn sách này không thể giúp bạn trở thành một chuyên gia tài chính, song sẽ đem lại cho bạn những gì cần biết để vận dụng thông tin và khaí niệm tài chính một cách thông minh, chính xác để hoạch định và đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.BỨC TRANH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPTài chính doanh nghiệp đề cập đến vấn đề tiếp nhận và phân bổ nguồn tài chính – cách thức một công ty cấp vốn cho tài sản cần để hoạt động kinh doanh và vận dụng các tài sản này với lợi ích cao nhất. Về việc tiếp nhận nguồn vốn, tài chính lên quan đến những câu hỏi sau:Làm thế nào công ty có được nguồn vốn và cấp vốn cho tài sản tồn kho, thiết bị cũng như các tài sản vật chất khác.Côn ty nên dùng tiền của chủ sở hữu, vốn vay hay tiền mặt phát sinh từ bên trong? nếu vay thì nguồn vốn dưới hình thức nợ nào là phù hợp nhất? Cho thuê có phải là giải pháp tôi ưu để sở hữu không? Công ty mất bao nhiêu thời gian để thu tiền khách hàng nợ (khoản phải thu) Khả năng sinh lợi sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu công ty hoạt động với tỷ lệ vốn vay lớn hơn?Bây giờ chúng ta hãy xem việc phân bổ nguồn vốn liên quan đến một số vấn đề sau đât:Nếu doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào hai trường hợp kinh doanh khác nhau, làm cách nào để xác định trường hợp kinh doanh nào sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn hơn?Khoản lợi nhuận nào mà một hoạt động mới cần phải tạo ra để xứng đáng với việc thực hiện? Và làm thế nào để đo được lợi nhuận đó? Công ty cần bán bao nhiều đơn vị sản phẩm hay dịch vụ mới để hòa vốn đầu tư? Làm thế nào các nhà quản lý có thể xác định khả năng sinh lợi của nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau mà họ cung cấp?Tài chính cũng là một hệ thống thông tin. Bên cạnh chức năng kế toán và lưu trữ chi tiết hoạt động kinh doanh, tài chính còn tạo ra những con số mà các nhà quản lý có thể sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động.Nhưng thông tin này nằm dưới dạng các báo cáo tài chính, bản dự thảo ngân sách và các dự báo. Thông tin tài chính đem lại cho các nhà quản lý số liệu cần thiết để ra quyết định tốt hơn nếu những thông tin này được diễn giải và sử dụng đúng cách. Thêm vào đó, thông tin tài chính có thể giúp các bạn xác định sản phẩm hay dịch vụ nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao nhất – điều không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Tuyển dụng và đãi ngộ người tài
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Tuyển dụng và đãi ngộ người tàiTuyển dụng và giữ chân người tài là một trong những kỹ năng thiết yếu của người quản lý. Đây cũng chính là hai nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững của một tổ chức. Thanh công của hầu hết các công ty ngay nay phụ chủ yếu vào tài sản con người hơn là tài sản vật chất. Nhà cửa, thiết bị, cơ sở sản xuất và công nghệ đều có thể mua được, nhưng bí quyết và tài năng của con người để thực hiện công việc thì khó kiếm hơn nhiều, và không phải lúc nào cũng có thể mua được bằng tiền. Quyết định tuyển dụng được xem là một trong những quyết định quan trọng nhất của nhà quản lý, và cuốn “tuyển dụng và đãi ngộ người tài” này sẽ trình bày những vấn đề quan trọng về quá trình này. Không sắp xếp được đúng người đúng việc, công ty hay phòng ban không thể có kết quả làm việc tốt. Quyết định tuyển dụng tốt tạo nền tảng cho việc thực hiện công việc hiệu quả của nhân viên, của nhóm và của toàn bộ công ty.Trái lại, quyết định tuyển dụng tồi sẽ kéo năng lực làm việc xuống thấp và gây nhiều tốn kém để điều chỉnh. ..Tổn thất do tuyển sai người hoặc sắp xếp vị trí công việc sai có thể đặc biệt nghiêm trọng khi những cá nhân này nắm vai trò quản lý. Những nhà quản lý hạng C sẽ tuyển những nhân viên hạng C, sẽ đưa ra chuẩn mực thấp, thậm chí còn khiến cho những người tài ra đi.Tình thế sẽ ngược lại khi những nhà quản lý và nhân viên giỏi được tuyển dụng. Vì vậy, các nhà quản lý phụ trách tuyển dụng phải có nghĩa vụ to lớn đối với công ty và chính họ trong việc tập trung cao độ và cẩn trọng cho công tác tuyển dụng. David Oglivy đã đúc kết tầm quan trọng của việc tuyển dụng cẩn thận khi viết: “Nếu mỗi chúng ta đều tuyển những người kém hơn chúng ta, chúng ta sẽ trở thành công ty của những gã lùn. Còn nếu tuyển những người giỏi hơn, chúng tra sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ”Duy trì nhân viên là khía cạnh khác trong việc quản lý nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường, bạn không nên kỳ vọng vào sự gắn bó lâu dài với công ty của nhân viên. Sự thay đổi nhân viên trong một chừng mực thực sự có thể cải thiện tổ chức của bạn, truyền sinh lực và những ý tưởng mới cho nhân viên. Nhưng sự ra đi của những nhân viên tài năng sẽ gây nhiều tốn kém, làm gián đoạn công việc, và ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng.Rõ ràng, việc tuyển dụng đúng người là bước quan trọng đầu tiên để giảm tốc độ thay thế nhân viên ngoài ý muốn. Nhưng cũng có nhiều điều khác bạn có thể làm để tạo ra một nơi làm việc mà người giỏi không muốn ra đi, và những điều đó sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách này.Quyển sách cẩm nang kinh doanh này sẽ giúp bạn cải thiện và phát triển những kỹ năng tuyển dụng và duy trì nhân viên, giúp bạn luôn có đủ nguồn lực cần thiết để triển khai và thực hiện những chiến lược, mục tiêu của công ty.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý tính sáng tạo và đổi mới
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý tính sáng tạo và đổi mớiĐây là bộ sách đúc kết những giải pháp kinh doanh hiệu quả và thực tiễn nhất cùng những kinh nghiệm quý báu, thiết thực cập nhật về mọi mặt trong quản lý, kinh doanh của trường đại học danh tiếng nhất thế giới về bề dày trên 370 năm thành lập. Cuốn sách cung cấp những hướng dẫn cơ bản để một nhà quản lý, biết cách xây dựng cơ cấu hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy đổi mới của mọi nhân viên – yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức : + Tư duy ý tưởng và nhận biết cơ hội sáng tạo + Nguồn gốc và những rào cản của tính sáng tạo và đổi mới + Xác định mức độ ưu tiên khi thực hiện cùng lúc nhiều ý tưởng+ Tạo môi trường phù hợp để phát huy tối ưu năng lực và sự sáng tạo của nhân viên
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý thời gian
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý thời gianViệc sử dụng thời gian hiệu quả là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của người quản lý. Quyển Quản lý Thời gian sẽ trình này những vấn đề quan trọng và thiết yếu về việc quản lý thời gian: – Xác định và lập mức độ ưu tiên cho từng mục tiêu công việc– Xây dựng lịch trình làm việc và loại bỏ “những kẻ đánh cắp” thời gian– Giao phó công việc hiệu quả cho nhân viên– Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…Thực hiện tốt việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn tăng tính hiệu quả và năng suất làm việc của bạn cũng như của cả tổ chức. Bạn sẽ biết cách cân bằng những chiến lược, mục tiêu của công việc với những ưu tiên, mong muốn, sở thích của cá nhân để có một cuộc sống hài hòa và trọn vẹn.