Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hành Lý Hư Vô (Nguyễn Ngọc Tư)

Hành Lý Hư Vô

Hành lý hư vô.

Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.

Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.

Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Tìm mua: Hành Lý Hư Vô TiKi Lazada Shopee

Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.

Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không.

Hành lý hư vô là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc nó, người ta khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành.

Một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết.

***

Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn và với "Hành lý hư vô", nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi.

“Hành lý hư vô.

Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.

Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.

Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay.

Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.

Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không”.

Lần này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trở lại với một cuốn tản văn mới mang tên Hành lý hư vô. Cuốn sách với 32 mẩu chuyện như chính tác giả đã chứng kiến và kể lại cho các bạn. Những câu chuyện rất người, rất mộc mạc, gần gũi đến nỗi như bạn như đang hiện diện ở đó, cũng chạy qua con hẻm đó, cũng ở trên ngọn núi đó, thấy từng mảnh đời, từng nhân vật sao mà thật đến lạ.

Là cậu chàng Khờ trong Đá trổ bông luôn chờ đợi một người mẹ từng nói: “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu” mà đá thì có bao giờ nở bông, dẫu mẹ Khờ có thực sự ở đây cũng chắc gì đã lay chuyển được cậu.

Là ngôi nhà cũ của ông già bán được bạc tỷ giữa khu phố sáng choang những cửa hàng thời trang, mỹ viện, khách sạn trong Bên cuộc nổi trôi, vậy mà ông vẫn ung dung, mặc kệ bao lời gọi mời.

Là một gia đình cháy nắng tỉnh khô trong Mưa mai là mưa khác, dù bão giông khiến họ mắc kẹt lại ở nhà trọ, không cách nào trở về, nhưng họ vẫn tỉnh rụi “chơi được cứ chơi, mai tính tiếp”, như thể tin báo bão chẳng liên quan gì đến họ.

Là ông Hồ đi tìm “mấy đứa” của ông trong Hồ đi tìm voọc, đám voọc chà vá chân nâu sắp bị mất rừng bởi những thứ xa hoa sắp được dựng lên, nơi mà chúng vẫn hay ngồi bắt rận cho nhau vào những ngày không giông bão.

Là đống đồ cồng kềnh vứt dần sau mấy lần chuyển nhà, chỉ còn lại những hư vô chất đầy trên xe, thứ cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, đến lúc mục rã đi còn chưa xài tới.

Cuốn sách với chất buồn man mác để lại nhiều chiêm nghiệm trong lòng người đọc. Vẫn với chất văn buồn man mác và để lại trong lòng người đọc một chút cảm giác hư ảo, một chút ngẫm nghĩ sau mỗi câu chuyện. Dường như từng câu chuyện chúng ta đều tận mắt thấy, tận tai nghe và hiện diện ở đó như thể chúng ta tham gia vào câu chuyện, là một nhân vật trong đó. Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn, với Hành lý hư vô, nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt, mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi, có khi lại quên mất giữa nhịp sống hối hả.

Một chút thân quen cứ như câu chuyện của chị hàng xóm, của cô bác họ hàng hay của chính bạn, ai cũng có nỗi lo toan, niềm hy vọng hay loay hoay đi tìm cách sống tốt hơn. Hành lý hư vô như gói hành trang cần có giữa cuộc sống vốn dĩ đầy chật vật bộn bề, như ngôi nhà thân thương mà ta luôn tìm về, để thấy yên ả đến lạ, để thấy còn có cái tình bên trong mỗi con người.

***

Ngoài oxy, không khí trong nhà tôi còn có chất gì?

Tôi nghĩ chắc là chất văn chương.

Ngay từ sáng sớm, khi các anh chị em trong nhà còn ngủ, mỗi lần tôi thức trước là lại nghe tiếng đầu bút Bic của mẹ tôi chạy loạt soạt trên trang giấy. Âm thanh đó sẽ còn trở lại trong đêm, khi mấy đứa con đã say ngủ. Một âm thanh trên đời không mấy người được nghe. Chỉ có thể có trong một sự yên tĩnh tuyệt đối, với một loại lao động cô độc đến nao lòng. Có khi rất nhanh, hối hả, tưởng như sợ không kịp với những ý tưởng đang tuôn ra. Nhưng cũng có khi ngập ngừng, thậm chí dừng lại rất lâu, đến mức tôi gần như nín thở chờ nghe nó lướt tiếp…

Tết năm 1963, gần như đủ mặt nhà tôi (chỉ thiếu anh Nguyễn Ðức Lập không biết lúc đó đi đâu). Ðứng giữa thầy và mẹ tôi là chị Trần Quang Thế, con của thầy tôi và người vợ trước. Ngoài ra từ trái sang phải là chị Thanh Hương, em Thanh Thái, Phương Chi, Thanh Bình, chị Nghi Xương, tôi, anh Ðức Trạch, Ðức Thạch.

1. Từ trong máu…

Tôi chào đời ngày 18-10-1951, tại một vùng quê nghèo thuộc Chợ Gò Mỹ Thịnh, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Nghe mẹ kể, đó là một ca sinh khó nhưng tôi lại chào đời… im ru không một tiếng khóc, cũng chưa biết là trai hay gái. Đỡ đẻ là chị Toàn, con cô Bốn chị của thầy tôi [2] - thầy tôi thứ Năm. Tuy ở tỉnh nhưng chị Toàn lúc ấy đã có bằng Sage Femme D’État (Nữ hộ sinh Quốc gia) của chính quyền thuộc địa Pháp. Chị ngạc nhiên kêu lên:

- Trời đất, đứa nhỏ này sao kỳ vậy?

Mẹ tôi hoảng hốt cố nhìn xuống thì thấy đứa con chỉ là một khối tròn đẫm nước ối! Mẹ đang muốn xỉu thì chị Toàn hạ giọng vừa sợ sệt vừa mừng rỡ:

- Hình như nó… đẻ bọc?... Để coi… Làm sao gỡ cái bọc cho nó khóc mới thở được…

Mẹ tôi kể, đó là một cái bọc trắng (phải chi bọc điều chắc đời tôi sướng lắm!) bao hết toàn thân tôi. Chị Toàn phải mằn mò cái bọc, tìm chỗ là cái miệng của tôi để thọc ngón tay vào đâm lủng rồi từ đó xé ra! - đâm trúng con mắt chắc tôi đã thành… thằng chột! Thằng tôi lúc ấy mới tha hồ mà khóc!

Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe

Trần có vui sao chẳng cười khì [3]

Tôi sinh ra đời không khóc không cười, không biết có phải là dị nhân? Không rõ, chỉ biết tôi thuộc loại bịnh tật dặt dẹo từ nhỏ nhưng rất lì, dù thể lực yếu kém nhưng hầu như không việc gì không dám làm.

Chợ Gò Mỹ Thịnh là một làng nghèo ở ngay chân một ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn, nghèo tới mức có tiếng “chó ăn đá gà ăn muối”. Tôi lúc ấy là thằng con thứ… bảy của mẹ, một cô giáo vùng kháng chiến Liên khu 5, làm sao có đủ sữa để bú? Chỉ được nước cháo cầm hơi, tôi khóc ngặt nghẹo suốt ngày, được mẹ thương ấn vú vào là lập tức ngậm chặt nút lấy nút để không buông, dù không có miếng sữa nào - có lẽ vì vậy mà sau này miệng móm?

Đến đây thì chắc phải đặt câu hỏi, vì sao năm 1943, thầy mẹ tôi, vừa đang làm báo Sài Thành vừa đang dạy học ở Sài Gòn, đã có ba đứa con đầu cộng thêm ba đứa con riêng của thầy, lại dắt díu nhau trở về quê nghèo để chịu đựng quá nhiều cực khổ? Chắc không gì hơn là xin trích một đoạn ngắn trong hồi ký của mẹ tôi về khoảng thời gian này:

“… Năm 1943, khi máy bay Đồng minh thả bom xuống Sài Gòn, chồng tôi đang làm việc ở Huế, nhắn tin tôi phải dẫn lũ nhỏ về gấp Quảng Ngãi để tránh bom. Mặc dù cha mẹ tôi ngăn cản, anh chị chồng tôi không bằng lòng, nhưng tôi vẫn cứ thu xếp sang nhà, bán đồ đạc, sắp xếp đâu vào đó để đưa mấy đứa con về Quảng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Ngọc Tư":Hành Lý Hư VôCánh Đồng Bất TậnĐong Tấm LòngKhói Trời Lộng LẫyNgọn Đèn Không TắtTập Truyện Ngắn ĐảoXa Xóm Mũi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Lý Hư Vô PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Tư nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tâm Thành Và Lộc Đời (Thành Lộc)
“Như con tằm rút ruột nhả tơ”, NSƯT Thành Lộc đã dành cả đời mình để mang trọn vẹn xúc cảm cho khán giả. Mỗi đêm diễn, khi tấm rèm nhung mở ra, anh sống trọn một cuộc đời khác: cuộc đời của nhân vật. Khán giả khóc cười theo nhân vật, theo anh. Xưa, có những người đóng vai Quan Công, trước đó phải nằm đất ăn chay, thậm chí không được gần vợ để hoàn toàn tin mình là Quan Thánh Đế. Vậy chuyện gì đã xảy ra với NSƯT Thành Lộc trong suốt 45 năm qua? Cái con người đã gần 600 lần xắn xương máu và linh hồn của mình chia đều cho 600 vai diễn? 45 năm qua, thử coi, anh đã chết bao nhiêu lần trên sân khấu. Anh đã cưới bao nhiêu cô, đã bị thất tình, phản bội. Đêm anh làm vua, đêm khác làm giặc. Bữa anh làm lão, bữa khác anh làm đứa trẻ tung tăng…Có lúc anh là Ignacio nổi loạn trong vở kịch Trong Hào Quang Bóng Tối chống lại cái ác, cái xấu và nhận lãnh kết cục bị thủ tiêu. Rồi có khi anh lại là một Tạ Thanh mưu mô trong Bí mật Vườn Lệ Chi đẩy Nguyễn Trãi vào cái án oan phải tru di tam tộc. Có đêm anh trong vai một cô gái bán thân chuyên trị những kẻ đạo đức giả mạo với bề ngoài lịch lãm trong Hợp đồng mãnh thú. Cả một xã hội đảo điên, điên đảo… Rồi đêm khác anh lại là một Lý Thường Kiệt không phải trong vai một anh hùng mà ở khía cạnh rất đời thường trong Ngàn năm tình sử của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Trong hàng ngàn đêm diễn trong cuộc đời mình, mỗi đêm, nhìn xuống hàng ghế khán giả, chỉ mong tìm được một ánh mắt có cùng tần số cảm xúc là anh hạnh phúc lắm rồi. Một khán giả, là một nhà sư bên Pháp về, xem vở Bí mật vườn Lệ Chi mà Thành Lộc dồn tất cả nỗi đau của mình vào Dàn Đồng Ca ở cuối vở. Dàn Đồng Ca trong một đống vải lùng nhùng như hồn của đất, hồn của nhân loại cố làm như không biết, không thấy, không nghe… Nhà sư đã tâm sự: “Tôi đã nhìn ra Dàn Đồng Ca đó tuy là chứng nhân lịch sử, nhưng không thể nói ra những sự thật kinh hoàng mà mình từng chứng kiến”. Vâng. Chỉ cần nhiêu đó thôi, khi khán giả nhìn ra những trăn trở mình gửi gắm qua từng vai diễn, với Thành Lộc hạnh phúc đã đủ đầy. Cộng đi trừ lại, anh còn được gì sau ngần ấy phân thân? Anh bảo: “Khi sáng tạo một vai diễn, dựng một vở, tôi luôn làm như đang làm một cái gì đó cho người mình yêu”. Phải. Chỉ khi làm cho người mình yêu (dù là tưởng tượng) thì Thành Lộc mới có thể thổi cho những con chữ im lìm trong kịch bản sự sống, rót xương máu và linh hồn của mình vào những cái vỏ vô hình ấy. “Bạn nên biết là Thành Lộc cũng thích ăn nói tục tằn, thích được chửi thề để xả phần nào những áp lực công việc không chia được với ai, cũng mê những việc rất Con Người, cũng thích yêu đương, dù lăng nhăng hay nghiêm chỉnh, thích hưởng thụ sân si”… Thành Lộc sau khi trải hết lòng mình, đã mong bạn đọc hãy hiều anh cũng rất Con Người như thế. Tìm mua: Tâm Thành Và Lộc Đời TiKi Lazada Shopee “Đến với đời này với Tâm Thành, mang tài năng của mình đến với khán giả như để tặng Lộc cho đời. Rồi có được đời nhớ hay bị người phũ phàng quên, thì cũng là hên xui của số mệnh”. Người đời sẽ không dễ dàng lãng quên đã từng có một Thành Lộc tài năng mà họ vô cùng yêu mến. Khán giả sẽ kể với con cháu họ, bắt đầu bằng: “Ngày xửa, ngày xưa, trên sân khấu thoại kịch ở Sài Gòn, có một Thành Lộc…”. Là người hiểu Thành Lộc hơn ai hết, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc đã giúp anh phơi bày những tâm tư, trăn trở và cả những góc khuất của cuộc đời trong cuốn tự truyện này. Nhiều lời đề nghị anh viết hồi ký nhưng anh đều từ chối, như anh đã “thú nhận”: "Đã có rải rác vài lời đề nghị tôi viết hồi ký hoặc ngồi kể cho người ta ghi lại từ nhiều năm trước nhưng tôi đã từ chối bai bải... vì thấy mình chưa đủ độ dầy và độ… sạch sẽ để cho người ta đọc về mình, phần cũng lười lắm nên thôi...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Thành Và Lộc Đời PDF của tác giả Thành Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Viết Dưới Ánh Đèn Dầu (Bùi Xuân Phái)
Viết dưới ánh đèn dầu là dòng chữ đầu tiên trong cuốn Nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 - 1988). Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật mà thôi. Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật. Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì? Thế nào là nghệ thuật? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không? Cái đẹp nằm ở đâu? ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác. Qua những trang nhật ký của Bùi Xuân Phái ta thấy rõ những biến đổi phức tạp trong cuộc sống mà ông đã trải qua, đã vượt lên để khẳng định mình trong nghệ thuật và trong cách sống. Những gì ông viết ra thường không để dạy ai về nghệ thuật mà tự khuyên ta tu dưỡng nên người, nhất là làm người nghệ sĩ trong cuộc đời cụ thể. Lời nói, câu viết của ông như mặt sau của tấm tranh và cũng là phần ngầm của tảng băng. Chúng là chứng cứ cho sự tồn tại bền vững của hàng ngàn tác phẩm ông đểâ lại. Từ 1958-1974, Nhật ký và ghi chú của Bùi Xuân Phái được ghi trên 14 quyển lịch tay thường niên và 5 cuốn sổ tay. Đây là giai đoạn ông sáng tác các đề tài tranh khỏa thân và trừu tượng, chúng cũng được giữ kín như những ghi chép trên, chỉ có một vài ngời bạn thân của Họa sĩ biết đến. Từ 1975 cho đến lúc lâm chung (1988) ông tiếp tục ghi trên 13 cuốn lịch tay và trên nhiều mẩu giấy, lề tranh bất kỳ … Tất cả những tài liệu trên được gia đình lưu giữ đầy đủ. Riêng năm I958-1960 chưa có lịch tay nên ông ghi ra sổ, đặc biệt cuốn nhật ký viết năm 1972 bị thất lạc không rõ lý do và mới tìm được bản sao. Từ những tài liệu này Bùi Thanh Phương (con trai Bùi Xuân Phái) và nhà sưu tập Trần Hậu Tuân biên soạn thành cuốn sách. Qua những trang viết giúp ta hiểu thêm giá trị các tác phẩm hơn, con người tác giả hơn. Tinh thần ấy làm ta nâng niu quí trọng những dòng nhật ký của Bùi Xuân Phái. Thêm yêu kính và biết ơn công lao đóng góp cho nghệ thuật của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Viết Dưới Ánh Đèn Dầu PDF của tác giả Bùi Xuân Phái nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ (Hillary Rodham Clinton)
Đây là cuốn hồi ký của một phụ nữ đặc biệt có tầm ảnh hưởng rất lớn trên chính trường nước Mỹ. Hơn một triệu ấn bản đã được bán hết ngay trong hai tháng đầu tiên. Nhà xuất bản danh tiếng Simon & Schuster đã ứng trước cho Hillary cho tập hồi ký Living History sự nổi tiếng đạt tầm kỷ lục thế giới. Hillary Rodham Clinton hiện được hàng trăm triệu người trên thế giới quan tâm không chỉ vì bà là phu nhân của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hay vì Hillary là một người phụ nữ có tính cách đặc biệt mà còn vì bà hiện là một Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ có thế lực trên chính trường và có thể tranh cử Tổng thống nước Mỹ vào năm 2008. Tuy thế, chỉ một số bạn bè, người thân mới biết đến hành trình phi thường và khả năng viết đặc biệt của bà. Cuốn hồi ký này được Hillary viết với niềm đam mê, với sự vô tư, hóm hỉnh về nền giáo dục của xã hội Mỹ, về sự chuyển đổi từ một cô gái ủng hộ ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Cộng hoà Goldwater trở thành một nhà hoạt động của Dảng Dân chủ trong phong trào sinh viên, rồi một Đệ nhất phu nhân nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi. Living History đặc biệt sống động về 8 năm của bà trong Nhà Trắng. Đây cũng là niên sử về cuộc sống với cựu Tổng thống Bill Clinton, về khoảng thời gian 30 năm vượt qua những thử thách, sóng gió trong tình yêu, đối đầu với những xét nét của công chúng, đặc biệt là scandar tình ái giữa chồng bà, Tổng thống Bill Clinton và cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky cùng những cuộc điều tra luận tội kéo dài. Hillary đã tự hoạch định hướng đi của mình để trở thành một biểu tượng và thước đo cho những người khác. Là một luật sư, người vợ, người mẹ và là nhà hoạt động quốc tế nổi bật, Hillary đã trải nghiệm cuộc sống của mình thông qua các "cuộc đại chiến chính trị" của nước Mỹ, từ vụ bê bối Watergate đến Whitewater. Là Đệ nhất phu nhân duy nhất đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng, sửa đổi luật lệ trong nước, Hillary đã thực hiện những hành trình không mệt mỏi khắp nước Mỹ về đấu tranh, vận động cho các chương trình chăm sóc y tế, phát triển kinh tế, tạo cơ hội học hành, đồng thời cải thiện những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của trẻ em và các gia đình nghèo. Bà đã đi nhiều nơi trên thế giới để vận động cho quyền của phụ nữ, nhân quyền và dân chủ. Hillary đã định nghĩa lại vị trí của một Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ cũng như cứu vãn chức Tổng thống nước Mỹ qua vụ luận tội Tổng thống Clinton, một vụ luận tội với động cơ chính trị và trái với Hiến Pháp. Hồi ký Living History thể hiện được phẩm chất của một trong những phụ nữ xuất sắc nhất trong thời đại của chúng ta: sâu sắc, bản lĩnh, mạnh mẽ và truyền cảm; nói lên những thách thức giúp Hillary tự định hình và tìm ra tiếng nói của riêng mình trong vai trò một phụ nữ và là một nhân vật gây ấn tượng mạnh trên chính trường nước Mỹ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ PDF của tác giả Hillary Rodham Clinton nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vũ Trung Tùy Bút (Phạm Đình Hổ)
Vũ trung tùy bút, hiểu theo nghĩa tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trung Tùy Bút PDF của tác giả Phạm Đình Hổ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.