Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 (Diệu Âm)

Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độ hơn hết tất cả các hạnh khác”. Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, thì đời này hoặc đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-Sư Thích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện nam, tín nữ nào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chư vị Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chung, tâm trí không điên đảo và quyết định được vãng sanh về thế giới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện: “…chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh về nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh Ta thề không thành Phật. Duy trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”.

Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khả tư nghị!

Tôi ngộ nhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên người niệm Phật cũng từ đó.

Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thư khuyên người niệm Phật. Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹ tôi, vô tình những lời này cảm hóa được song thân, anh chị em, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng… May mắn hơn, có người nghe những lời khuyên, niệm Phật và đã vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Tìm mua: Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thư này. Tôi thu thập những lời khuyên song thân, sửa chữa vài điểm sơ suất, cho in vào tập 1, phần còn lại, chúng tôi sẽ cho in vào tập 2.

Đây là những lời thư thực tế, tôi viết cho song thân, anh chị em, bà con, bạn bè… cho nên có một số chuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đề của những lời khuyên có tính tóm lược nội dung và để tiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đề tài diễn thuyết. Vì là những lá thư thực, cho nên không thể tránh được một số tên cũng đã xuất hiện song song, tất cả chỉ cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng sanh vô lượng vô biên, thành tâm cầu xin quý vị hoan hỷ để cho công đức này được tròn đầy viên mãn.

Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm như vậy. Nếu hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cố công lão thật niệm Phật để cầu sanh Tịnh-độ.

Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thể giúp ích được cho những vị hữu duyên thức ngộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Diệu Âm":Khuyên Người Niệm Phật - Tập 1Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2Khuyên Người Niệm Phật - Tập 3Khuyên Người Niệm Phật - Tập 448 Tọa Đàm Khế Lý - Khế Cơ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khuyên Người Niệm Phật - Tập 2 PDF của tác giả Diệu Âm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng Giải (Tuyên Hóa)
Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia, vì nghĩ rằng trước sau gì cũng phải học, học trước thì thôi sau, nên thuộc lòng trước khi xuất gia. Chú Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhất, nhưng tụng thì nghe hay nhất. Trước kia không hiểu nghĩa Chú Lăng Nghiêm, chỉ học và tụng thôi. Vì đa số hầu hết các Chùa đều tụng khoá lễ sáng không thể nào thiếu Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và thập Chú, rồi Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng… Bây giờ nhờ sự giảng giải của cố Hoà Thượng Tuyên Hoá, mới hiểu được tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm. Đây cũng là nhân duyên lớn, tôi được gặp Hoà Thượng tại nước Pháp, nhân chuyến Ngài sang hoằng pháp ở Âu châu vào năm 1990 và tôi có xin Ngài sang Vạn Phật Thành tu học, tu học được khoảng 5 năm thì Ngài viên tịch (1995), tôi trở về lại Pháp và có xin đem những Kinh giảng giải của Ngài bằng Hán văn, mang về Pháp để dịch ra tiếng Việt, truyền bá cho người Việt mình. Không màng tài hèn đức mọn, xin dịch ra để cống hiến cho tất cả mọi người đọc, nếu có gì sơ sót, mong các bậc cao Tăng chỉ dạy thêm. Thiết nghĩ, gặp được Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Vì như lời cố Hoà Thượng Tuyên Hoá nói, thì sẽ không có người thứ hai giảng giải Chú Lăng Nghiêm. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Nhưng rất tiếc là bản Hán văn chỉ thấy đệ Nhất và đệ Nhị thôi, cò ba đệ cuối thì không thấy, nên không thể dịch ra tiếng Việt. Nhưng trong hai đệ nầy, cố Hoà Thượng Tuyên Hoá cũng đã nói rõ tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh. Tìm mua: Chú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng Giải TiKi Lazada Shopee Điều quan trọng là hành trì đều đặng mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều không thể nghĩ bàn được. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả. Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Nói chung người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm. Như chúng ta đều biết, Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Thủ Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì làm sao mà thành tựu đạo Nghiệp! Như thế mới biết, trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả. Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh. Nam Mô Thủ Lăng Nghiêm hội thượng Phật Bồ Tát Dịch giả Tỳ Kheo Thích Minh Định - Hằng LýDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tuyên Hóa":Gậy Kim Cang Hét - Tập 1Kinh Diệu Pháp Liên HoaChú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng GiảiGậy Kim Cang Hét - Tập 2Lược Giảng Kinh Pháp Bảo ĐànĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chú Lăng Nghiêm Kệ Và Giảng Giải PDF của tác giả Tuyên Hóa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đừng Coi Thường Phiền Não (Sayādaw U Tejaniya)
CÔNG VIỆC CỦA TÂM Hành thiền là một công việc của tâm, việc hay biết. Nó không phải là việc làm của thân. Nó không phải là việc bạn phải làm đối với thân, như cách ngồi, cách đi đứng hay cử động. Hành thiền là kinh nghiệm về thân và tâm của mình một cách trực tiếp, trong từng sát na, từng giây phút, với một sự hiểu biết đúng đắn. Chẳng hạn, bây giờ bạn hãy chắp hai tay lại và chú ý vào đó, bạn sẽ cảm nhận và hay biết được các cảm giác xúc chạm - đó chính là tâm đang làm việc. Bạn có thể hay biết được cảm giác đó khi tâm mải nghĩ ngợi chuyện khác không? Chắc chắn là không thể. Bạn phải chú ý thì mới hay biết được. Khi chú ý vào cơ thể mình, bạn sẽ nhận biết được rất nhiều cảm giác. Bạn có thể cảm nhận được những tính chất khác biệt của các cảm giác này không? Bạn có cần phải niệm thầm (định danh, gọi tên cảm giác) thì mới kéo được sự chú ý và hay biết trở lại với chúng không? Chắc chắn không cần phải làm thế. Thực ra, chính niệm thầm lại gây trở ngại cho bạn trong việc quan sát các chi tiết. Chỉ cần đơn giản hay biết là đủ! Tuy nhiên, chánh niệm mới chỉ là một phần của thiền mà thôi. Ngoài những điều đó, bạn cần phải có thông tin đúng đắn và sự hiểu biết rõ ràng về pháp hành để thực hành chánh niệm một cách thông minh, khôn khéo. Bây giờ, bạn đang đọc cuốn sách này là để có hiểu biết về pháp hành thiền chánh niệm. Khi bạn hành thiền, những thông tin đó sẽ tiếp tục vận hành ở đằng sau hậu trường, ở sâu bên trong tâm bạn. Đọc sách, đàm luận Pháp, tư duy, suy ngẫm về phương pháp thực hành; tất cả đều là công việc của tâm; tất cả đều là một phần của quá trình thiền tập.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đừng Coi Thường Phiền Não PDF của tác giả Sayādaw U Tejaniya nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đừng Coi Thường Phiền Não (Sayādaw U Tejaniya)
CÔNG VIỆC CỦA TÂM Hành thiền là một công việc của tâm, việc hay biết. Nó không phải là việc làm của thân. Nó không phải là việc bạn phải làm đối với thân, như cách ngồi, cách đi đứng hay cử động. Hành thiền là kinh nghiệm về thân và tâm của mình một cách trực tiếp, trong từng sát na, từng giây phút, với một sự hiểu biết đúng đắn. Chẳng hạn, bây giờ bạn hãy chắp hai tay lại và chú ý vào đó, bạn sẽ cảm nhận và hay biết được các cảm giác xúc chạm - đó chính là tâm đang làm việc. Bạn có thể hay biết được cảm giác đó khi tâm mải nghĩ ngợi chuyện khác không? Chắc chắn là không thể. Bạn phải chú ý thì mới hay biết được. Khi chú ý vào cơ thể mình, bạn sẽ nhận biết được rất nhiều cảm giác. Bạn có thể cảm nhận được những tính chất khác biệt của các cảm giác này không? Bạn có cần phải niệm thầm (định danh, gọi tên cảm giác) thì mới kéo được sự chú ý và hay biết trở lại với chúng không? Chắc chắn không cần phải làm thế. Thực ra, chính niệm thầm lại gây trở ngại cho bạn trong việc quan sát các chi tiết. Chỉ cần đơn giản hay biết là đủ! Tuy nhiên, chánh niệm mới chỉ là một phần của thiền mà thôi. Ngoài những điều đó, bạn cần phải có thông tin đúng đắn và sự hiểu biết rõ ràng về pháp hành để thực hành chánh niệm một cách thông minh, khôn khéo. Bây giờ, bạn đang đọc cuốn sách này là để có hiểu biết về pháp hành thiền chánh niệm. Khi bạn hành thiền, những thông tin đó sẽ tiếp tục vận hành ở đằng sau hậu trường, ở sâu bên trong tâm bạn. Đọc sách, đàm luận Pháp, tư duy, suy ngẫm về phương pháp thực hành; tất cả đều là công việc của tâm; tất cả đều là một phần của quá trình thiền tập.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đừng Coi Thường Phiền Não PDF của tác giả Sayādaw U Tejaniya nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hương Vị Của Giải Thoát (Ajahn Chah)
Mọi sự trong thế gian đều là hệ quả của những quy ước do chính con người tạo ra. Một khi đã tạo ra chúng, con người đánh mất mình trong chúng, không chịu buông bỏ, làm dấy sinh sự bám víu vào những quan điểm và ý kiến cá nhân. Sự chấp thủ này không bao giờ chấm dứt, đó là vòng luân hồi, sự lưu chuyển không bao giờ ngừng. Nó không có điểm kết thúc.Cho nên, chúng ta phải biết sống và biết cách sử dụng tốt các quy ước, nghĩa là hiểu được chân tướng của thực tại, chúng ta sẽ cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của sự giải thoát. Bản thân “giải thoát” cũng chỉ là một quy ước, nhưng nó hàm chứa sự vượt qua những quy ước. Một khi đã đạt được tự do, cũng chính là đạt được giải thoát, chúng ta sẽ thật sự sống trong niềm an lạc. Và đó cũng chính là lúc chúng ta tận hưởng trọn vẹn hương vị của giải thoát.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hương Vị Của Giải Thoát PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.